Chủ nghĩa cá nhân

Mình có thắc mắc, chủ nghĩa cá nhân rốt cuộc bắt đầu được thể hiện rõ từ đâu và vào khoảng thời gian nào ? Theo mình hiểu thì cả các nước Châu Âu và các nước Châu Á đều có nền tảng văn hóa từ rất lâu đời và đều phải sống dựa vào nhau, không phải gắn bó với gia đình, dòng họ một cách chắc chắn và hà khắc như kiểu phương Đông thì cũng là hợp tác, trao đổi trong công việc thường xuyên như ở phương Tây. Thậm chí nếu đọc các sách văn học của nước các Tây Âu từ các thế kỉ trước, ta có thể thấy hồi bấy giờ truyền thống gia đình được coi trọng còn cá nhân bị bó buộc đến thế nào. Phải chăng vì sự lớn mạnh của nước Mĩ - một đất nước vốn không có cái gốc văn hóa mạnh mẽ - mà chủ nghĩa cá nhân mới trở nên thịnh hành ?
 
Nếu chủ nghĩa cá nhân mà Dũng dịch ra từ Individualism, thì individualism còn có nghĩa là individual rights và liberties (gồm có những cái như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do báo chí, bình đẳng trên luật pháp, được sự bảo vệ của luật vv). Mình xin nói tóm tắt về lịch sử của nó, có gì sai thì xin nhắc mình.

(cái này trả lời câu của Hiệp luôn) Bởi vì Mỹ là một nước của người nhập cư. Ngày mới thành lập thì nó bao gồm những người thiểu số (về tôn giáo và chủng tộc) chạy trốn những chính quyền đàn áp và muốn đồng hóa họ từ Châu Âu. Đó là một lý do họ rất coi trọng.

Tuy nhiên một điều quan trọng hơn đó là dân số Mỹ lúc mới hình thành rất đa dạng gồm nhiều tư tưởng khác nhau và một phần lớn không phải nguồn gốc từ Anh, và họ đóng góp rất lớn trong cuộc chiến giành độc lập nữa. Cho nên để thích nghi với hiện trạng chính trị thực tế, những người viết hiến pháp Mỹ rất chú trọng đến quyến lợi của mỗi cá nhân để mà có thể hội họp những nhóm người khác nhau này vào Liên Bang Mỹ bởi vì nỗi lo sợ của rất nhiều người lúc bấy giờ là một ngày nào đó đa số người dân sẽ đưa ra những luật lệ để mà đàn áp hoặc dùng vũ lực đồng hóa những người thiểu số (ví dụ mà mọi người quen thuộc nhất có lẽ là Hitler dùng quyền lực và sự ủng hộ của đa số người Đức đàn áp và cuối cùng tàn sát người Do Thái thiểu số).

Từ cái tư tưởng đó chủ nghĩa cá nhân của Mỹ là bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân từ những chính sách bất công của chính phủ. Cái này còn được gọi là Constitutional Democracy thay vì raw democracy: một người một phiếu, đa số nắm quyền nhưng với sự tuyên hứa bảo vệ quyền lợi của thiểu số.

Về sau này của lịch sử Mỹ cũng vậy, những người di dân đến và họ đóng vai thiểu số và cái individualism càng trở nên quan trọng và họ muốn gìn giữ. Bởi vì những người di dân này muốn được sự bảo vệ về chính trị, và văn hóa - rất nhiều người muốn gìn giữ văn hóa của mình, không muốn bị đồng hóa một cách ép buộc từ chính phủ.
 
Cá nhân là một thứ thực tế nhất trên đời. Mọi người ai cũng phải biết tự lo cho bản thân mình, muốn điều tốt đẹp cho bản thân. Trung Quốc có câu: " Người không biết vì mình trời chu đất diệt". Trên thực tế thì ai cũng cố gắng ít nhất là tránh cái xấu cho bản thân. Nếu phải làm gì đó hừm ... tốt cho xã hội nhưng nguy hại cho bản thân e rằng chẳng có mấy ai làm. Ngược lại tốt cho bản thân mà hại chút xíu cho xã hội thì không biết bao nhiêu người tặc lưỡi. Cá nhân không ngoài hai thứ lợi và danh. Nên vận động tất cả mọi người bỏ chủ nghĩa cá nhân là bảo họ đặt lợi ích của bản thân xuống thứ yếu . Một khi thấy bản thân không có lợi lộc gì, thì cũng mất đi hứng thú công việc, không hăng hái và tiếu cực. Đó là vì cái cá nhân kia nó nằm sâu trong bản năng con người. Xóa đi bản năng kia ngoại trừ những bậc chân tu không màng thế sự, còn người thường mà hô hoán chỉ là tự lừa dối bản thân mà thôi.

Hô hào bỏ chủ nghĩa cá nhân, không bằng dùng chủ nghĩa cá nhân làm mồi nhử để mọi người cố gắng cho tổ quốc. Chỗ nào chủ nghĩa cá nhân và lợi ích quốc gia không đi chung với nhau thì phải có qui định rõ ràng. Lợi ích cá nhân trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép bị xâm phạm quá đáng. Xâm phạm quá đáng sẽ có hậu quả mọi người sẽ làm liều phá luật.
 
nhìn chung rất may mắn học ở 1 nơi ko có chủ nghĩa cá nhân
các bạn rong lớp lun yêu thương giúp đỡ nhau
quả là may mắn
trong thời đại này mà ko chia sẻ với mọi người
cứ khư khư 1 mình thì sớm muộn cũng thất bại nhanh chóng thui
 
Bài này mình trích từ bài báo trên BBC, đăng lời phát biểu của TBT Nông Đức Mạnh, và cụ đã trích điều răn của Hồ chủ tịch về việc loại trừ chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, khẳng định rằng lời dạy đó vấn còn nguyên giá trị thời sự. Có 3 khả năng:

1- Có phải ý của Hồ Chủ tịch khi dùng cụm từ "Chủ nghĩa cá nhân" là muốn nói đến Individualism? Nếu đúng là vậy thì tổng bí thư Nông Đức Mạnh đang kêu gọi "quét sạch" tất cả những điều mà bạn Phước đã trình bày.
2- Tuy nhiên rất có thể là ý của bác Hồ khác, có thể bác chỉ dùng CNCN như một cách nói văn hoa của sự vị kỷ, vô trách nhiệm với tập thể. Thời đó thì chưa có google với wikipedia, nên có thể bác đã không có điều kiện tham khảo định nghĩa quốc tế của cụm từ này.
3- Mình không rõ...

Nếu ý của bác Hồ là ý 2, mình thấy có hai vấn đề :

- TBT Nông Đức Mạnh cho rằng Chủ nghĩa cá nhân là nguyên do của tệ nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí, sách nhiễu cửa quyền. Tại sao lại dùng CNCN để giải thích hiện trạng đó, trong khi chúng ta thừa biết rằng có những cách giải thích tốt hơn và thực tế hơn nhiều?

- Cách đặt vấn đề, mục tiêu là triệt bỏ CNCN là rất mập mờ. Làm sao chúng ta có thể triệt bỏ cái ham muốn trục lợi của mỗi cá nhân, khi mà đó chính là cái bản năng giúp cho con người tồn tại? Tại sao không đặt vấn đề là siết chặt những lỗ hổng trong cơ chế ? Tất nhiên là cụ NĐM thừa biết điều này.

Nếu ý của bác Hồ là ý 1, mình thấy có vô vàn vấn đề.
 
Thực ra ý bác Hồ thì nó cũng từ xưa rồi, vào thời đấy thì 1 hay 2 nó cũng là chuyện đã rồi, chỉ có áp dụng vào bây giờ thì tớ nghĩ nó là cái 2. Cái 1 thì chỉ có ông mắc bệnh tưởng. Tưởng ở đây ko phải ko có niềm tin vẫn có ng như thế, nhưng muốn cả xã hội như thế thì chắc chắn là ko thể. Mà chính xác cái định nghĩa thì nó nói đến cái 2 chứ ko phải cái 1, đã nhắc mọi ng đọc kĩ cái định nghĩa nhưng toàn nghe loáng thoáng rồi nói luôn.

Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể
 
sở dĩ có những người hiện tại cứ lầm lẫn về mặt định nghĩa có lẽ là bắt nguồn từ quá trình hình thành và phát triển của từ ấy trong quá khứ , đặc biệt là việc một số chính trị gia hay là giới ngoại giao rất hay có kiểu "đánh tráo khái niệm" , thế nên khi diễn giải ra để mà thực hiện thì dễ đưa đến hậu quả khôn lường .

Tình trạng này cũng đúng phần nào ở thuật ngữ " chủ nghĩa cá nhân" , cho nên mọi người cứ thắc mắc ở phần khái niệm , cũng là chuyện bình thường !
 
Back
Bên trên