Chân dung các nhà KTe học mọi thời đại

Lich su quan trong, khi ban doc no' tu` nhie`u khi'a canh kha'c nhau, cung nhu ban no'i, xa hoi that su bi anh huong boi 1 tha`nh phan na`o do', cho nen, khi 1 quoc gia vie't 1 cuo'n lich su...ho vie't "lich su cua ho", chu' khong co`n la` "lich su" nua.
Nhieu khi, tha` ban khong doc, co' khi se bo't sai la`m hon la` doc tu` 1 go'c do.
Muon doc, thi nen doc tu nhieu goc do...
 
anh Tuấn dịch quyển sách này thì hay quá! :beerchug: :)>- em cũng đang phải khò khè survive mấy cụ Mác,Adam,Keynes... em không biết đây có phải thông tin mật không nhưng quyển sách đó tên đầy đủ là gì,của tác giả nào hả anh? Với cả em hỏi anh Tuấn chút, nếu mà muốn dịch sách ý ạ, thì mình dich trước rồi liên hệ với tác giả xin bản quyền hay là mình liên hệ với nhà Xuất bản rồi sau đó NXB liên hệ tác giả cho mình hả anh? em không rõ cái copy right ở nhà mình thế nào, anh có kinh nghiệm chia sẻ em cái :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hà Thị Lan Anh đã viết:
nếu mà muốn dịch sách ý ạ, thì mình dich trước rồi liên hệ với tác giả xin bản quyền hay là mình liên hệ với nhà Xuất bản rồi sau đó NXB liên hệ tác giả cho mình hả anh? em không rõ cái copy right ở nhà mình thế nào, anh có kinh nghiệm chia sẻ em cái :x
Trước đây ở Việt Nam muốn in sách dịch thì dễ lắm, chỉ cần có mối ở NXB là được. Từ hồi Việt Nam tham gia công ước Bern đến giờ thì in sách dịch rất khó khăn Lan Anh ạ. Vấn đề không phải ở chỗ NXB, mà lại là ở chỗ mấy bác kiểm duyệt trên Bộ VH-TT. Cứ thấy in sách dịch một cái là hỏi ngay: "đã xin phép tác giả chưa? Chứng minh xem nào". Nhiều người dịch đã email cho tác giả để xin phép, in cả email đồng ý của tác giả ra rồi, dịch cả ra tiếng Việt rồi mà vẫn không được. Thế nên bây giờ ở Việt Nam mình đang có chuyện cứ dịch sách, đổi tên nhân vật rồi cứ nhận bừa là của mình. Nhà xuất bản biết nhưng vẫn cứ lờ lớ lơ để in. Chuối nhất là lại trong cả lĩnh vực truyện tranh: nét vẽ rõ ràng của Nhật, nhà cửa, quần áo cũng người Nhật, chỉ có tên tác giả, tên nhân vật là... người Việt Nam. 8-|
Đấy, cái hiện trạng Copyright ở Việt Nam là như thế đấy Lan Anh ạ.
Cố lên, bạn mà in được vài cuốn ở Việt Nam thì mình hứa không bỏ sót cuốn nào cả.
 
woah thế mà tác giả họ phát hiện họ kiện chết :-O Việt Nam mình liều thật... cảm ơn anh Hoành Anh về những thông tin hữu ích.Em dịch sách thì chắc thời điểm này chưa đủ thời gian xong em cung mong muốn thực hiện trong tương lai gần.Rất mong học hỏi kinh nghiệm các anh :)
 
Chú Hoàng Anh lại lấy cá thể suy ra tập thể rồi, làm gì có chuyện đấy..

Hà Anh muốn xuất bản sách thì về đây anh liện hệ cho một số nơi tin cậy. Những nơi này họ có một mạng lưới xin bản quyền rất rộng, vì vậy đa số những sách mà mình có thể muốn dịch đều nằm trong tập hợp có thể xin được.

Yên tâm đi, không khó như mình tưởng đâu..
 
Anh Tuấn dịch hay quá, đọc sướng ơi là sướng. Quyển sách đấy chắc là giống như từ điển ấy nhỉ. Em có một quyển khác, tên là "The Worldly Philosophers", quyển này không có nhiều ông lắm, nhưng đi sâu hơn vào bản chất của từng hệ tư tưởng của từng người. Em mới chỉ đọc được 2 chương đầu thôi, nhưng hút lắm. Hay là bao giờ anh Tuấn dịch luôn cuốn này rồi xuất bản cho mọi người cùng đọc nhé. Em dốt phần dịch lắm.
 
Anh Tuấn có thể post một chút về Schumpeter-người tình lãng mạn nhất thành Viên, tay đua ngựa giỏi nhất nước Áo, kẻ ko đội trời chung với J. M. Keynes không (spell thế này ko biết có đúng ko :-s )
 
em chào mọi người, em không biết rõ chương trình học KT ở nhà như thế nào nhưng sau gần 3 năm học KT của em ở đây thì em may mắn được biêt đến Tên và Thuyết của gần như các nhà KT học lớn mà anh Tuấn đã nêu ở trên.
Đặc biệt em bắt đầu macro với Keynes và đó được coi là nên tảng để bọn em có thể so sánh va học những Thuyết và Chỉ trích của những nhà KT khác.
Thật sự em rất muốn được đọc sách của anh Tuấn dịch vì như vậy sẽ giúp em rất nhiều trong từ vựng vi từ chuyên môn TV của em la gần như không có. Nếu có thể được chắc em sẽ nhờ mọi người ở nhà mua hộ rồi gửi qua.;)

Em than chao anh Tuan va tat ca moi nguoi a.

(Tu may hom nay ko hieu sao em khong go duoc TV trong HAO ???? hic hic)
 
Một chân dung:

Theodore Levitt, người phổ biến chữ 'toàn cầu hóa'
Nguồn: BBC

Theodore Levitt, giáo sư ở trường Kinh doanh Harvard và là người đầu tiên phổ biến chữ 'globalization' (toàn cầu hóa) vừa qua đời ở tuổi 81 hôm 28-6 sau thời gian bị bệnh.

Giáo sư Levitt, dạy ở trường Kinh doanh Harvard từ 1959 đến 1990, là người đầu tiên sử dụng chữ "toàn cầu hóa" trong một bài viết trên tạp chí Harvard Business Review năm 1983, khẳng định công nghệ đã tạo nên các thị trường toàn cầu cho những sản phẩm tiêu dùng giá rẻ.
Ông là người có ảnh hưởng trong lĩnh vực quản lý và tiếp thị.

Thuở ban đầu

Sinh năm 1925 ở Đức, ông và gia đình đã sang Mỹ năm 1935 để trốn khỏi Đức Quốc xã.

Vì gia đình nghèo, việc học của chàng thanh niên gặp khó khăn. Trước khi học xong trung học, Levitt gia nhập quân đội Mỹ và phục vụ tại châu Âu trong Thế chiến Hai.

Sau khi giải ngũ, ông hoàn tất việc học trung học, sau đó có bằng ở trường Antioch College, rồi tốt nghiệp tiến sĩ về kinh tế ở Đại học Ohio State, và dạy tại Đại học North Dakota.

Năm 1956, bài viết trên tạp chí Harvard Business Review có tựa đề Tính chất thay đổi của Chủ nghĩa Tư bản khiến công ty Standard Oil chú ý, và dẫn đến bước tiếp theo trong sự nghiệp của ông với tư cách nhà tư vấn ăn khách ở Chicago cho ngành công nghiệp dầu hỏa.

Levitt gia nhập trường Kinh doanh Harvard năm 1959 và nhanh chóng có tên tuổi ở tầm quốc tế.

Một tiểu luận rất nổi tiếng của ông năm 1960, Marketing Myopia (Sự thiển cận trong tiếp thị), đã làm thay đổi tư duy tiếp thị toàn thế giới. Nhiều trường đại học, đến tận hôm nay, vẫn còn buộc sinh viên đọc bài này.

25 năm sau, ông lại tạo nên tranh luận với bài viết năm 1983, The Globalization of Marketing (Toàn cầu hóa của tiếp thị). Chính bài này đã đưa từ "toàn cầu hóa' vào bộ nhớ của thế giới.

Phổ biến

Một thành tựu khác của Theodore Levitt là khi ông trở thành chủ bút của tạp chí Harvard Business Review năm 1985, và đưa tạp chí này đến với công chúng phổ thông trong khi vẫn duy trì được lượng độc giả là giới giảng sư đại học.

Ông biến tạp chí từ một tờ báo chuyên ngành trở thành một ấn phẩm dễ đọc hơn, tập trung vào các ý tưởng lớn mà sẽ ảnh hưởng đến nhiều người đọc, trong đó có các doanh nhân.

Đồng thời, ông vẫn duy trì được những người đọc truyền thống, các học giả, và nâng uy tín cho tạp chí.

Trong việc dạy học, ông hoàn thiện một phong cách dạy đầy ngẫu hứng và cũng không kém phần tranh cãi, chẳng hạn, như việc ném phấn vào sinh viên, tạo nên những hấp dẫn mà nhiều thế hệ sinh viên không bao giờ quên.
Khi ông về hưu năm 1990, Levitt được xem là một trong những huyền thoại trong giới học giả, người đã thay đổi quan niệm về tiếp thị.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Hic, chẳng thấy ai làm kinh tế VN cả ... Nổi tiếng nhưng không áp dụng ở đây thì cũng :-S
 
Nhà kinh tế VN chưa đủ tầm để làm nên một cái j ....
 
Joseph Schumpeter
Có người khi sinh ra vốn là để toả sáng. Giống như một vì sao băng bay qua bầu trời đêm, làm lu mờ những vì sao khác, làm người ta phải chói mắt, làm người ta phải ngưỡng mộ, và... biến mất. Như chưa từng như thế.
Giả Cổ Long,

Joseph Schumpeter có thể là coi là một ngôi sao băng như thế.
Trong những cuốn sách giáo khoa cơ bản được giảng dạy trong lớp kinh tế học, người ta có thể tìm thấy những tư tưởng về trường phái Keynes, những nhà kinh tế tự xưng là Keynesian, lại chẳng có 1 trường phái Schumpeter, càng không có nhà kinh tế học Schumpeterian.
Như một sự trêu ngươi của số phận.

Trời xanh trót đã sinh Công Cẩn
Trần thế sao còn nẩy Khổng Minh

Năm 1883, ở một thành phố nhỏ có tên là Triesch của Tiệp Khắc cũ, bây giờ là công hoà Czech, một cậu bé ra đời, Joseph Alois Schumpeter. Ông trời cũng khéo trêu người, cũng năm đó, tại nước Anh xa xôi, người sau này được gọi là ông tổ của kinh tế vĩ mô, John Maynard Keynes, cất tiếng khóc oe oe chào cuộc sống.
4 năm sau khi người cha mất, Schumpeter theo mẹ chuyển sang sống ở thủ đô đế chế Áo Hung cũ, nơi với sự ủng hộ nhiệt tình của mẹ, cậu được tiếp thu một trong những nền giáo dục tốt nhất thời bấy h. Nơi đó từng có Morzat. Nói như thế để không quá khó hiểu khi mà chàng trai 20 tuổi đã từng thổ lộ: "Tôi muốn là người tình lãng mạn nhất thành Vienna, người đua ngựa giỏi nhất nước Áo, và nhà kinh tế vĩ đại nhất thế giới." Ước mơ cuối cùng có lẽ không bao h đạt đuợc! Lấy bằng tiến sĩ năm 23 tuổi, Schumpeter ngay lập tức nhận một vị trí giảng dạy tại đại học Harvard, Cambridge, Mỹ. Cũng Cambridge, nhưng tại nước Anh, một ngôi sao khác đang nổi lên.

Có những người sinh ra để là kẻ thù của nhau.
Hai con người đó, như số mệnh đã an bài, không tránh khỏi một cuộc tử chiến toàn diện. Không ai biết cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ là như thế nào, có lẽ hôm đó trời đất u sầu, thế gian thì tăm tối. Anh sống thì ta chết, chân lý chỉ có thế thôi. Schumpeter chết năm 1950, 4 năm trước kẻ thù không đội trời chung.
Trước đó, Keynes được tung hô như đấng cứu thế. IMF, WORLD BANK là những tổ chức nhào nặn dưới bàn tay của ông. Thế chiến thứ 3 không nổ ra, theo nhiều người, vì các chính quyền đi theo đường lối chính sách của ông. Keynes là người khai sinh ra chủ nghĩa kinh tế vĩ mô, là người định hình các thể chế sau năm 45, là tác giả của kế hoạch tái thiết lại châu Âu. Schumpeter chẳng là gì cả, được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của FBI do có biểu hiện chống đối lại tư bản và đi theo cánh tả. Người học trò nổi tiếng nhất của ông, Paul Samuelson, có lúc đã cho rằng thày mình bị điên. Schumpeter cũng chua chát thừa nhận: "Hắn ta (J.M Keynes) là một kẻ lãnh đạo bẩm sinh, người có thể cung cấp niềm tin (đôi khi mù quáng) và truyền cảm hứng cho kẻ khác. Tôi đơn giản là thiếu khả năng lãnh đạo cho dù chỉ một mảnh nhỏ trong các ý tưởng của tôi cũng có thể làm tiền đề cho một nghành kinh tế mới."

Sau khi Schumpeter chết, trong một thế giới đã ổn định hơn, người ta mới bắt đầu đào nhặt lại các ý tưởng của ông. Những người kinh doanh tìm thấy trong tác phẩm của ông con đường làm giàu. Các thể chế tìm thấy trong di sản đó lý do của sự phát triển và tăng trưởng. Cái gì là nguyên nhân chính sụp đổ của Liên Xô cũ? Không phải Ronald Reagan. Có sự khác biệt nào giữa trào lưu đạo Hồi chính thống (Islamic fundamentalism) ngày nay và chủ nghĩa Phát xít năm 1930 hay chủ nghĩa cộng sản năm 1950. Trên quan điểm kinh tế, không có. Nguồn gốc của sự thần kỳ Trung Hoa. Không phải là lao động giá rẻ. Các nhà kinh tế họp lại và chợt nhận ra Schumpeter đã biết câu trả lời cho những câu hỏi đó từ hơn nửa thế kỷ trước. Nhưng vẫn không có 1 Schumpeterian school nào. Có lẽ tại những gì Schumpeter nghiên cứu là chiếc áo quá rộng cho bất kỳ một trường phái nào. Và có lẽ tại vì Schumpeter chọn cho mình một ví trí quá khác biệt khi nghiên cứu về kinh tế học, nó không giống với phần lớn các nhà kinh tế đã từng xuất hiện.
Năm 1983, khi mà Forbes kỷ niệm 1 thế kỷ ngày sinh của 2 nhà kinh tế học vĩ đại, Schumpeter và Keynes, người ta nói rằng: " Schumpeter, không phải Keynes, đã cung cấp những chỉ dẫn tốt nhất về những thay đổi định hình thế giới hiện đại." 2000, Business week kỷ niệm 50 năm ngày mất của Schumpeter cũng coi ông là "America's hottest economist." Nhưng có lẽ lời nhận xét khách quan nhất đến từ 1 học trò của Schumpeter, Samuelson, người cho rằng thày mình "the second-greatest economist of the 20th century" (after, obviously, Keynes). Có lẽ đối với chàng trai Áo đó, tất cả đó là chưa đủ.

Những tác phẩm tiêu biểu của Schumpeter: (Thật ra là hình như cũng chỉ có thế này)
Lý thuyết về kinh tế phát triển (Theory of Economic development) (xuất bản năm 1908). Trình bày luận điểm cho rằng một nền kinh tế thành công dựa vào chủ yếu không phải là tích luỹ vốn mà là đổi mới (innovation), cũng chính là thành quả của quá trình đầu tư (entrepreneurship).
Tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ (Capitalism, Socialism and Democracy) (xuất bản 1942): Nghiên cứu về sự hiệu quả của các hệ thống kinh tế và quan hệ của chúng với thể chế chính trị tương ứng. Schumpeter khá là bi quan về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, khi ông cho rằng nền kinh tế tư bản sẽ tạo nên sự phân biệt giàu nghèo quá cao. Sự bất ổn định và quan niệm về cộng bằng, cùng với sự tồn tại của tầng lớp trí thức nuôi dưỡng bởi người giàu nhưng lại bảo vệ người nghèo, là nguốc gốc phá huỷ hệ thống.
Lịch sử phân tích kinh tế (History of economic analysis). Trình bày những ý tưởng kinh tế từ thời cổ đại đến giữa thế kỷ 20.

References
Auerswald, Philip. Retroview: Schumpeter's Century. (google khắc thấy)
McCraw, Thomas. ông này là biographer của Schumpeter, ai thích thì nên tìm hiểu kỹ. A list of papers on Schumpeter at here
Kỳ sau: Frank Ramsey, The genius or the devil.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái chính là các policies của Keynes được người ta áp dụng và thấy nó hiệu quả, trong khi Schumpeter's chỉ là trên lí thuyết. Có lẽ ông ta nổi tiếng vì chống lại Keynes chăng? :))
 
Cái chính là các policies của Keynes được người ta áp dụng và thấy nó hiệu quả, trong khi Schumpeter's chỉ là trên lí thuyết. Có lẽ ông ta nổi tiếng vì chống lại Keynes chăng? :))
Quyển sách này đọc cũng được, mang tính overview để người nào nghiên cứu kinh tế tiện tra cứu đỡ mất thời gian.
Tuy nhiên, ngay phần Lời tựa đã chỉ rõ quyển sách "mang hơi thở của trường phái chính..", nhiều nhà kinh tế, triết học lớn như Mác, Say, Sismondi,.. chưa được nói đến hoặc đã được đề cập nhưng thiếu sót.
Shumpeter cũng là người giỏi khi năm 1949 giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ.
Các quan điểm chủ yếu của ông là nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh (theo ông có 3 loại); ông cũng cho rằng chủ nghĩa tư bản không thể sống sót, nó bị thủ tiêu bởi chính những thành công của nó. Ông đã định hướng lại sự chú ý của các nhà kinh tế đối với sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nhấn mạnh các nhân tố phi kinh tế như sự đổi mới, chủ nghĩa tư bản lành mạnh...
 
em vừa vào trang này đã thấy máy bài của anh Tuấn dài dằng dặc, hoành tráng quá
 
trong cơn bão khủng hoảng tài chính năm 2008, có rất nhiều nhà kinh tế nổi tiếng thế giới cho rằng kinh tế học của Keynes đã trở lại, tiêu biểu như bài báo trên tờ Financial Times của Martin Wolf:
http://www.ft.com/cms/s/0/be2dbf2c-d113-11dd-8cc3-000077b07658.html?nclick_check=1

mấy bài anh Tuấn dịch dễ nể thật. Nhiều khi học bằng tiếng Anh mà em mù tịt chẳng biết tiếng Việt nó sẽ gọi là gì (các thể loại jargons..)

ở châu Á em cũng ko rõ lắm nhưng có một nhà kinh tế học người Hàn Quốc là Ha-Joon Chang rất giỏi. Ông ý có viết mấy cuốn sách, có 1 cuốn khá nổi tên là: Kicking the ladder, cũng viết khá nhiều bình luận về khủng hoảng kinh tế của châu Á năm 1997-1998 nữa.

Em còn nghe thày giáo nói về giáo sư Muhammad Yumus của Bangladesh, người thiết lập ngân hàng Grameen Bank, chuyên cho phụ nữ nghèo vay vốn làm ăn. Mô hình này đang được nhiều nước phát triển ứng dụng (micro-finance).

Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà kinh tế học xuất sắc. Ngày trước em học TOEFL thày Nghiêm, thày hay nhắc đến tiến sĩ Lê Đăng Doanh của Viện kinh tế trung ương, hay là bà Phạm Chi Lan. Nhiều khi em thấy cách phê bình của họ rất phù hợp với tình hình trong nước, hơn là khi giáo sư nước ngoài viết về Việt Nam.

Nhưng em nghĩ những nhà kinh tế học lỗi lạc nhất, xứng đáng danh hiệu "của thời đại" đúng là chỉ có những người trong cuốn sách mà anh dịch.
 
KARL MARX VÀ TÁC PHẨM TƯ BẢN LUẬN

Karl Marx qua đời trong thành phố London vào ngày 14-3-1883. Chỉ có 8 người tham dự đám tang của danh nhân này tại nghĩa trang Highgate, gồm cả người vợ và 2 người con.

Trong bài điếu văn đọc trước ngôi mộ của Karl Marx, Friedrick Engels là người bạn thân nhất, người cộng tác lâu năm và cũng là một môn đệ của Karl Marx, đã tóm tắt rằng "Trên hết, Marx là một nhà cách mạng và chủ đích chính trong cuộc đời của ông là lật đổ xã hội tư bản cùng các định chế do chế độ này lập nên".

Karl Marx đã trưởng thành trong một thời kỳ hỗn loạn, giữa các cuộc cách mạng đang diễn ra tại châu Âu vào năm 1848. Tại nước Ý có các cuộc nổi dậy đòi dân chủ, tại nước Pháp chế độ quân chủ bị tiêu diệt, đồng thời người dân Hung đang đấu tranh đòi tự do và độc lập khỏi nền cai trị của người Áo. Tại nước Đức, thể chế tiền đại nghị (pre- parliamentary) được thiết lập trong khi đó nội chiến tàn phá nước Thụy Sĩ và thành phố Prague là trung tâm của các hỗn loạn do việc thành lập liên minh thuần Slav (a pan-slavic alliance) còn tại nước Anh, phong trào đòi dân chủ Chartism đang đe dọa lật đổ chính quyền. Người dân châu Âu vào thời kỳ này đòi hỏi các chính quyền và xã hội phải giảm bớt các lạm dụng xấu xa gây nên do cuộc kỹ nghệ hóa, đòi hỏi hủy bỏ các tàn tích phong kiến. Đây là giai đoạn rất thích hợp cho các tư tưởng lật đổ, cấp tiến, và Karl Marx đã quan sát cuộc Cách Mạng Pháp năm 1848, đã coi Công Xã Paris (the Paris Commune) diễn ra vào năm 1871 là một kiểu mẫu của xã hội vô sản.

.................

Thực ra bài này cũng chỉ là một nhận định (chắc của một tác giả anti-Mác) không khách quan lắm về Mác và các tác phẩm của ông.
Ngay trong cuốn sách "50 nhà kinh tế vĩ đại nhất" của Pressman mà được dịch ở đây của tác giả người Mỹ cũng thừa nhận Mác là 1 trong 3 nhà kinh tế lớn nhất của mọi thời đại (cùng với Adam Smith và Keynes), mặc dù Pressman cũng chưa đề cập đúng và đầy đủ về các tác phẩm của Mác.
Có thể xem các đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng/lịch sử và lý thuyết về giá trị thặng dư.
Mình sẽ bổ sung sớm thêm một bài phản biện lại bài này nhưng hiện giờ đang bận nên chưa có thời gian viết.
 
Trong xã hội cộng sản này, quyền tư hữu sẽ bị bãi bỏ, các nhà máy và các phương tiện sản xuất sẽ thuộc về Nhà Nước (state). Nhà Nước kiểm soát ngân hàng, nền kinh tế, các phương tiện giao thông và truyền thông. Nhà Nước chăm lo công việc giáo dục. Sẽ có thuế nặng để chi trả các chi phí nhưng mục đích của các hoạt động xã hội là sự an lạc của giai cấp lao động, giai cấp này lớn mạnh dần khiến cho sẽ không còn sự phân biệt giai cấp nữa và mọi người sẽ "làm việc theo năng lực, hưởng thụ theo nhu cầu".

Tất nhiên điều này hơi khó, nhưng Mác cũng nói rõ đó là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản, sau chủ nghĩa xã hội nhiều. Ngày nay, VN hoặc TQ chủ yếu là theo cơ chế làm theo năng lực, hưởng theo Lao động

Do quan niệm về Tiến Hóa đã được mọi người quan tâm trong thế kỷ 19, Karl Marx đã dùng lý thuyết về "Đấu Tranh Giai Cấp" để cắt nghĩa Lịch Sử và tin rằng điều này không thể bác bỏ được. Ngoài ra, một đóng góp khá sâu xa của Karl Marx về kinh tế, lịch sử và các ngành khoa học xã hội là cách phát triển một nguyên tắc được gọi là "Duy Vật Biện Chứng" (dialectical materialism), một danh từ vừa mơ hồ, vừa khó hiểu.

Cái này không phải Mác nghĩ ra mà là kế thừa các triết gia trước đó, rồi phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử (cái này mới là của Mác). Thực ra biện chứng ngay trong đạo Phật chúng ta cũng thấy, đó chính là vô thường (luôn biến đổi)

Lý thuyết về giá trị và thặng dư lao động của Karl Marx đã được dùng trong các công tác tuyên truyền và khuấy động. Ngày nay, các nhà kinh tế đã coi lý thuyết này vô giá trị. Một lý do để bác bỏ lý thuyết về sức lao động của người công nhân là việc dùng tới các máy móc (machinery) nhờ đó đã có các thay đổi lớn lao về sức lao động cần dùng. Solomon Bennett Freehof đã viết rằng: "nhà hóa học đã khám phá ra cách làm cho đất đai phì nhiêu gấp 100 lần sức sản xuất của 10 triệu nông dân. Năng suất (productivity) được tạo nên do nhà hóa học". Một học giả khác lý luận rằng: "người ta lặn xuống nước mò ngọc trai bởi vì ngọc trai có giá trị, ngọc trai có giá trị không vì công sức của thợ lặn". Karl Marx đã không biết rằng khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, các cách quản lý và tổ chức đã góp phần vào các giá trị (values) và các giá tiền (prices). Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không đồng ý với Karl Marx về cách đo lường giá trị. Các tiêu chuẩn được chấp nhận là sức cầu (demand) và công dụng (utility) của món hàng.

Lý thuyết này Mác cũng kế thừa của Ricardo là nhà Kinh tế vĩ đại người Anh, thực ra ngay Ricardo cũng đã biết đến sức cầu, và công dụng món hàng. Khi tính giá trị hàng hóa họ cũng đã trừ khấu hao máy móc, tư liệu sản xuất (sức lao động nhà hóa học, nhà chế tạo máy móc). Còn ví dụ về ngọc trai thì họ cũng đã phân tích: lý thuyết này đúng với hàng hóa Có thể tái tạo được!, còn những hàng hóa không thể tái tạo được thì phụ thuộc nhiều vào cầu và công dụng!
Ngoài ra, lý thuyết này cũng đúng cho đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong xã hội! Nên nhớ là từ sản xuất, chứ không bao hàm tất cả hoạt động chỉ là khai thác, tìm kiếm, sáng tạo đặc thù (ví dụ tranh của Van Gốc)!
Ngày nay người ta ít đề cập đến lý thuyết này vì nó gần như đã hoàn hảo nên các nhà kinh tế sau Mác chủ yếu nghiên cứu quá trình phân phối hàng hóa.

Còn lý thuyết giá trị thặng dư của Mác cũng chỉ là đi vào bản chất của giá trị tăng thêm mà tất cả các nhà kinh tế trước Mác như Adam Smith và Ricardo "phát hiện" ra nhưng không lý giải được. Mác đã phát hiện ra lý thuyết này và thống nhất được toàn bộ các khái niệm như: địa tô, lợi nhuận, lợi tức,.. vào cùng một nguồn gốc. Tất nhiên, ngày nay các nhà khoa học đã bổ sung thêm nhiều "khía cạnh" của giá trị thặng dư đặc biệt phần giá trị trong lao động trí óc, nhưng lý giải của Mác là cực kỳ khoa học và chính xác.
 
Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác
Trong toàn thế giới văn minh, học thuyết của Mác đã gây ra sự thù địch mạnh nhất và lòng căm thù lớn nhất của toàn bộ khoa học tư sản (cả của giới quan phương lẫn của phái tự do), là khoa học xem chủ nghĩa Mác như một loại "tông phái có hại". Không thể trông mong có một thái độ nào khác thế được, vì trong một xã hội xây trên đấu tranh giai cấp thì không thể có một khoa học xã hội "vô tư" được. Bằng cách này hay cách khác, toàn bộ khoa học của giới quan phương và của phái tự do đều bênh vực chế độ nô lệ làm thuê, còn chủ nghĩa Mác thì tuyên chiến quyết liệt với chế độ nô lệ ấy. Mong đợi có một khoa học vô tư trong một xã hội xây dựng trên chế độ nô lệ làm thuê là một sự khờ dại ngây thơ không khác gì mong đợi các chủ xưởng tỏ ra vô tư trong vấn đề xem có nên bớt lợi nhuận của tư bản để tăng tiền công cho công nhân không. Nhưng chưa phải thế là hết. Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chỉ ra một cách hoàn toàn rõ rằng chủ nghĩa Mác không có gì là giống "chủ nghĩa tông phái", hiểu theo nghĩa là một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới. Trái lại, tất cả thiên tài của Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời thành sự thừa kế thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất cho triết học, chính trị kinh tế học và chủ nghĩa xã hội. Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó chính xác, nó hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thoả hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ áp bức của giai cấp tư sản. Nó là kẻ thừa kế chính đánh nhất của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra hồi thế kỷ XIX: triết học Đức, chính trị kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp. Chúng tôi sẽ nói vắn tắt về ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành đó của chủ nghĩa Mác.

Bộ phận thứ I:
Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật. Trong suốt toàn bộ lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ nông nô trong các thiết chế và trong những tư tưởng thì chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả v.v.. Cho nên, những kẻ thù của phái dân chủ hết sức tìm cách "bác bỏ", phá hoại, vu cáo chủ nghĩa duy vật và bên vực các loại chủ nghĩa duy tâm triết học là chủ nghĩa mà bằng cách này hay cách khác, rút cuộc lại đều luôn luôn bênh vực hay ủng hộ tôn giáo. Mác và Ăng-ghen kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa duy vật triết học và đã nhiều lần vạch rõ rằng mọi khuynh hướng ly khai cơ sở ấy là hết sức sai lầm. Quan điểm của hai ông được trình bày rõ rệt nhất và tỉ mỉ nhất trong những tác phẩm của Ăng-ghen: "Lút-vích Phơ-bách" và "Chống Đuy-rinh", những sách này cũng như "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", đều là những sách gối đầu giường của mọi công nhân giác ngộ. Nhưng Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII, ông đẩy triết học tiến lên nữa. Ông làm cho triết học trở nên phong phú bằng những thành quả của triết học cổ điển Đức và nhất là của hệ thống triết học Hê-ghen, là hệ thống, đến lượt nó, lại dẫn tới chủ nghĩa duy vật Phơ-bách. Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, tức là học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng. Những phát hiện mới đây của khoa học tự nhiên - như ra-di-om, điện tử, sự biến hoá của nguyên tố - đều xác nhận một cách tuyệt diệu chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác, bất chấp những học thuyết của các nhà triết học tư sản cùng với việc họ "lại" quay về với chủ nghĩa duy tâm đã cũ kỹ và thối nát. Nghiên cứu sâu hơn và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Sự hỗn độn và tuỳ tiện từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị đã được thay thế bằng một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ, nó chỉ cho ta thấy rằng do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà từ một chế độ sinh hoạt xã hội này đã nảy sinh ra và phát triển lên như thế nào một chế độ sinh hoạt xã hội khác, cao hơn, - chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra như thế nào từ chế độ nông nô. Nhận thức của con người phản ánh giới tự nhiên đang tồn tại độc lập đối với con người, nghĩa là phản ánh vật chất đang phát triển, thì sự nhận thức xã hội của con người (nghĩa là các quan điểm và học thuyết khác nhau về triết học, tôn giáo, chính trị, v.v.) cũng thế, nó phản ánh chế độ kinh tế của xã hội. Các thiết chế chính trị đều là kiến trúc thượng tầng, xây dựng trên một cơ sở kinh tế. Chúng ta thấy, chẳng hạn, những chính thể khác nhau của các nước hiện đại ở châu ¢u đều được dùng để củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản như thế nào. Triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó đã cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại.

Bộ phận thứ II:
Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó kiến trúc thượng tầng chính trị được xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều nhất đến việc nghiên cứu chế độ kinh tế ấy. Tác phẩm chính của Mác là bộ "Tư bản" được dành riêng để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học cổ điển hồi trước Mác thì hình thành ở Anh là nước tư bản phát triển nhất. A-đam Xmít và Đa-vít Ri-các-đô, qua việc nghiên cứu chế độ kinh tế, đã mở đầu lý luận về giá trị lao động. Mác đã tiếp tục sự nghiệp của hai người đó. ¤ng đã mang lại cho lý luận đó một cơ sở chặt chẽ và phát triển lý luận đó một cách nhất quán. ¤ng chỉ ra rằng giá trị của mọi hàng hóa được quyết định bởi số lượng thời gian lao động xã hội tất yếu để sản xuất ra hàng hoá ấy. ở chỗ nào mà các nhà kinh tế học tư sản nhìn thấy quan hệ giữa vật với vật (hàng hoá này đổi lấy hàng hoá khác), thì ở đó, Mác đã tìm thấy quan hệ giữa người với người. Sự trao đổi hàng hoá biểu thị sự liên hệ giữa những người sản xuất riêng lẻ với nhau, do thị trường làm trung gian. Tiền tệ xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy ngày càng thêm chặt chẽ, gắn bó toàn bộ sinh hoạt kinh tế của những người sản xuất riêng lẻ thành một chỉnh thể không thể phân chia. Tư bản xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy tiếp tục phát triển cao hơn nữa: sức lao động của con người trở thành hàng hoá. Công nhân làm thuê bán sức lao động của mình cho người chủ ruộng đất, chủ nhà máy, chủ công cụ lao động. Người công nhân dùng một phần ngày lao động để bù vào chi phí nuôi bản thân và nuôi gia đình minh (tiền công); còn phần kia thì làm công không, tạo ra giá trị thặng dư cho người tư bản, đó là nguồn lợi nhuận, nguồn giàu có của giai cấp tư bản. Học thuyết về giá trị thặng dư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác. Tư bản, do lao động của công nhân tạo ra, đè nặng lên người công nhân, làm phá sản các tiểu chủ và tạo ra một đạo quân thất nghiệp. Trong công nghiệp, thắng lợi của sản xuất lớn thì thấy rõ được ngay; nhưng cả trong nông nghiệp, chúng ta cũng thấy một hiện tượng tương tự như thế: ưu thế của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn tăng thêm, việc dùng máy móc ngày càng phát triển, kinh tế nông dân bị siết chặt trong sợi dây thòng lọng của tư bản tiền tệ, bị suy tàn và phá sản vì kỹ thuật lạc hậu của mình. Trong nông nghiệp, nền sản xuất nhỏ có những hình thức suy tàn khác, nhưng chính sự suy tàn đó là một sự thật không thể bàn cãi được. Đánh bại sản xuất nhỏ, tư bản đưa đến chỗ nâng cao năng suất lao động và tạo ra một địa vị độc quyền cho những công ty của các nhà đại tư bản. Bản thân sản xuất ngày càng được xã hội hoá, - hàng chục vạn và hàng triệu công nhân gắn chặt với nhau trong một cơ cấu kinh tế có kế hoạch, - nhưng sản phẩm của lao động chung thì lại do một nhúm nhà tư bản chiếm hữu. Tình trạng vô chính phủ trong sản xuất, những cuộc khủng hoảng, sự chạy đua điên cuồng đi tìm thị trường, tình trạng đời sống của quần chúng nhân dân không được đảm bảo đều tăng lên. Khi làm cho công nhân càng lệ thuộc vào tư bản, chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra sức mạnh vĩ đại của lao động liên hợp. Mác đã nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ những mầm mống đầu tiên của kinh tế hàng hoá, tức là từ sự trao đổi đơn giản, cho đến những hình thức cao nhất của nó, tức là sản xuất lớn. Và kinh nghiệm của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa cũ cũng như mới, ngày càng chứng tỏ rõ ràng cho một số công nhân ngày càng đông thấy rằng học thuyết ấy của Mác là đúng. Chủ nghĩa tư bản đã thắng trên toàn thế giới, nhưng thắng lợi ấy chẳng qua chỉ là màn mở đầu cho thắng lợi của lao động đối với tư bản mà thôi.

Bộ phận thứ III:
Khi chế độ nông nô bị lật đổ và khi xã hội tư bản "tự do" đã ra đời thì lập tức người ta thấy rõ rằng tự do ấy có nghĩa là một chế độ áp bức và bóc lột mới đối với người lao động. Các học thuyết xã hội chủ nghĩa bắt đầu mọc ra, đó là sự phản ánh và sự phản đối ách áp bức ấy. Nhưng chủ nghĩa xã hội lúc đầu chỉ là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nó chỉ trích, lên án và nguyền rủa xã hội tư bản; nó mơ ước xoá bỏ xã hội này và tưởng tượng ra một chế độ tốt đẹp hơn; nó tìm cách thuyết phục những người giầu để họ thâý rằng bóc lột là không có đạo đức. Nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được lối thoát thực sự. Nó không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản và cũng không tìm được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng bão táp, ở khắp châu ¢u và nhất là ở Pháp, nổ ra kèm với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, của chế độ nông nô, thì ngày càng chứng tỏ rằng đấu tranh giai cấp là cơ sở và động lực của toàn bộ quá trình phát triển. Không một thắng lợi nào về tự do chính trị giành được từ trong tay giai cấp chủ nô, mà lại không gặp một sức phản kháng quyết liệt. Không một nước tư bản chủ nghĩa nào được thành lập trên một cơ sở ít nhiều tự do, dân chủ, mà lại không có một cuộc đấu tranh sống mái giữa các giai cấp khác nhau của xã hội tư bản. Thiên tài của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên đã từ đó rút ra và triệt để vận dụng cái kết luận do lịch sử toàn thế giới chỉ ra. Kết luận đó là học thuyết đấu tranh giai cấp. Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác, qua những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào đó có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa dối và tự lừa dối mình về chính trị. Những kẻ chủ trương cải cách và cải thiện sẽ còn bị bọn bênh vực cái cũ lừa bịp mãi, nếu họ chưa biết rằng tất cả những chế độ cũ, dầu dã man và thối nát đến đâu đi nữa, cũng đều được những lực lượng của giai cấp thống trị này hay giai cấp thống trị khác ủng hộ. Và muốn đập tan sự phản kháng của những giai cấp thống trị ấy, thì chỉ có một cách là: tìm ngay trong xã hội xung quanh chúng ta, những lực lượng có thể - và, do địa vị xã hội của chúng ta mà phải - trở thành những lực lượng có khả năng quét sạch cái cũ và tạo ra cái mới, rồi giáo dục và tổ chức những lực lượng ấy để đấu tranh. Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp vô sản con đường thoát khỏi chế độ nô lệ tinh thần, trong đó tất cả các giai cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước tới nay. Chỉ có học thuyết kinh tế của Mác là đã giải thích được địa vị thực sự của giai cấp vô sản trong toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa. Trên toàn thế giới, kể từ châu Mỹ đến Nhật, từ Thụy-điển đến Nam Phi, những tổ chức độc lập của giai cấp vô sản đang tăng thêm. Giai cấp vô sản tự giáo dục và tự bồi dưỡng trong khi tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp của nó, nó thoát khỏi những thiên kiến của xã hội tư sản, ngày càng đoàn kết chặt chẽ lại và biết đánh giá đúng mức những thành tích của nó, nó tôi luyện lực lượng của nó và lớn lên không gì ngăn nổi.
"Giáo dục", số 3, tháng Ba, 1913
Tác giả: V.I.Lênin
Nguồn: Nhà xuất bản Sự Thật
 
Back
Bên trên