“Tư tưởng của các nhà kinh tế và các triết gia chính trị, cả khi họ đúng lẫn lúc họ sai, đều mạnh mẽ hơnn người ta thường nghĩ. Thật vậy, thế giới bị thống trị bởi một số ít người khác. Những người hành động, những người tự cho rằng họ không bị chi phối gì bởi những ảnh hưởng tri thức, lại thường là nô lệ của một nhà kinh tế đã quá cố nào đó.”
Đó là những dòng cuối cùng John Maynard Keynes viết trong cuốn Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Keynes thường chỉ ra rằng các vấn đề kinh tế chủ chốt nói chung được bàn tho trong một khuôn khổ và bối cnh đã được gây dựng trong suốt nhiều thế kỷ. Việc không biết về bề dầy lịch sử ấy sẽ dẫn tới những cuộc tranh luận kém hiệu qu và cũng dẫn tới c những chính sách kinh tế tồi tệ. Lịch sử có ý nghĩa không phi chỉ vì những ai thiếu hiểu biết về lịch sử sẽ nhất định lặp lại những lỗi lầm của nó, như nhận xét của Santanyana. Mà lịch sử còn có giá trị đối với tưng lai kết thành từ nó. Giống như các khoa học khác, kinh tế học không xuất hiện trong buồng chân không. Trái lại, các tư tưởng kinh tế được gây dựng bởi những người muốn gii quyết các vấn đề quan trọng trong thời đại của họ. Chúng ta cần một nhãn quan lịch sử để hiểu rõ chức năng quan trọng này của kinh tế học và để biết các nhà kinh tế vĩ đại trong quá khứ đã ứng phó với các vấn đề của thời đại họ ra sao. Cuối cùng, lịch sử quan trọng bởi vì, theo một nghĩa nào đó, đó là vị quan toà phán xét cái gì là quan trọng nhất thời, còn cái gì có ý nghĩa và vai trò trường cửu...
John Maynard Keynes (1883-1946)
Cùng với Adam Smith và Karl Marx, John Maynard Keynes được coi là một trong ba người khổng lồ trong lịch sử kinh tế học. Nếu như Adam Smith được xem như là người lạc quan trong bộ ba này khi ông nhìn nhận tiến bộ về kinh tế là kết qu chủ yếu của chủ nghĩa tư bn; và nếu Marx được xem là người bi quan khi ông tin rằng hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng của chủ nghĩa tư bn sẽ khiến cho nó tự sụp đổ thì Keynes có thể được xem là vị cứu tinh theo chủ nghĩa thực dụng của thế giới tư bn. Nhận ra những lợi ích và c những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bn, Keynes viện tới các chính sách kinh tế như là một phưng tiện làm dịu bớt các vấn đề của chủ nghĩa tư bn. Ông cho rằng các chính sách kinh tế khôn ngoan có thể cứu giúp chủ nghĩa tư bn, cho phép người ta phát huy lợi ích mà không phi tri qua những điều tồi tệ của nó.
Keynes sinh ra ở Cambridge, nước Anh năm 1883 trong một vọng tộc lâu đời. Cha của ông, John Neville Keynes làm qun lý đào tạo tại Đại học Cambridge và là một nhà kinh tế đồng thời là một nhà triết học danh tiếng tại trường đại học này. Còn mẹ của ông đã từng giữ cưng vị thị trưởng Cambridge.
Keynes được học tại những trường tốt nhất ở Anh - Cao đẳng Eton và King's College, Cambridge. Tại trường Cambridge, ông học văn học cổ Hy-La và triết học dưới sự ging dạy của G.E Moore, toán học của Alfred North Whitehead, và kinh tế học của Alfred Marshall. Keynes cũng trở thành thành viên của câu lạc bộ các trí thức tại Cambridge, câu lạc bộ mà sau đó trở thành nhóm Bloomsbury. Nhóm này có những nhân vật lớn trong giới văn chưng và nghệ thuật như Virginia Woolf, E.M Forster, và Lytton Strachey.
Sau khi tốt nghiệp, Keynes thi công chức và đứng vị trí thứ hai trong số tất c những người tham gia thi tuyển. Kết qu này cho phép Keynes chỉ có thể lựa chọn các vị trí côngviệc sau người đứng thứ nhất. Mặc dù ông đã ao ước một công việc tại Bộ tài chính, nhưng vị trí này lại bị người đứng thứ nhất là Otto Niemeyer lấy mất. Thật trớ trêu là Keynes đạt được điểm cao nhất đối với các môn logic, triết học, khoa học chính trị, và ging luận; nhưng xét tổng số điểm thì ông chỉ đứng thứ hai vì ông bị điểm tưng đối thấp đối với môn Kinh tế học. Sau này, Keynes đã nói một cách châm biếm rằng lúc đó "ông còn hiểu biết về kinh tế học nhiều hn ban giám kho của kỳ thi đó" (Harrod 1951, tr. 121)
Sau khi lựa chọn một chỗ làm tại văn phòng ấn độ, Keynes đã giúp tổ chức và điều phối các quyền lợi của Anh liên quan tới ấn độ. “Công việc đầu tiên của ông là hướng dẫn và sắp xếp việc chuyên chở bằng đường biển tới Bombay 10 con bê đực Ayershire, và việc này chỉ kéo dài được vài tháng" (Moggride 1992, tr. 168). Mọi thứ chẳng có gì thú vị sau đó và rất dễ hiểu là Keynes cm thấy nhàm chán với công việc của mình. Hai năm sau đó, vào năm 1908, ông quay trở về trường Cambridge để ging dạy kinh tế học. Ba năm sau ông đm đưng vị trí tổng biên tập tạp chí Economic Journal, là tạp chí kinh tế danh tiếng nhất trên thế giới vào thời đó.
Sự tôn vinh đầu tiên của công chúng đến với Keynes sau khi ông cho xuất bn cuốn Những hậu qu kinh tế của hoà bình, một cuốn sách viết về Hiệp ước hoà bình Versailles kết thúc Thế chiến Thứ nhất. Trong suốt Thế chiến I Keynes làm việc tại Bộ tài chính Anh và đầu tiên chịu trách nhiệm huy động các nguồn tài chính từ bên ngoài để cung cấp chi phí cho chiến tranh của Anh. Khi chiến tranh sắp đến hồi kết thúc, Keynes được chọn làm một thành viên của phái đoàn Anh tới Versailles đàm phán với Đức về việc bồi thường chiến tranh. Ngoài việc hạn chế những hành động gây khó chịu của những nhân vật quan trọng tại hội nghị hoà bình (tổng thống Mỹ Wilson, Thủ tướng Pháp Clemenceau, Thủ tướng Anh Loyd George), Keynes (1971-89, quyển 2) cũng đã chỉ trích gay gắt chính bn hiệp ước hoà bình. Theo như những tính toán của ông, nước Đức không thể thực hiện được những đòi hỏi của Anh và Pháp về việc bồi thường chiến phí. Một hậu qu kinh tế sẽ là sự lụi bại của nước Đức và lòng căm thù ngày càng cao của người Đức đối với Anh và Pháp. Hậu qu chính trị, thứ mà Keynes cũng lo sợ tưng tự, là sự trỗi dậy của một nước Đức quân phiệt đầy thù hận trong tưng lai.
Khi đã là một nhân vật có tiếng tăm trên c nước, Keynes chuyển sự quan tâm của mình sang các lý thuyết và chính sách kinh tế. Cuốn Kho luận về Ci cách tiền tệ (Keynes 1971-89, Q. 4) đã cnh báo về sự nguy hiểm của lạm phát. Cuốn sách hướng tới sự kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ưng như một phưng tiện ổn định mức giá và kiềm chế lạm phát. Trong công trình này cũng có câu châm ngôn nổi tiếng và đã bị hiểu sai của Keynes, đó là "trong dài hạn tất c chúng ta đều chết". Rất nhiều người đã cho rằng câu nói này ngụ ý rằng Keynes sẵn sàng hy sinh hoạt động kinh tế trong dài hạn để đổi lấy các lợi ích kinh tế ngắn hạn. Tuy nhiên đây hoàn toàn không phi là điều mà Keynes muốn nói. Hàm ý của Keynes là chỉ trích những người tin rằng vấn đề lạm phát cuối cùng sẽ tự nó được gii quyết, mà không cần tới bất kỳ sự can thiệp chủ động nào của chính phủ. Ngược lại, Keynes cm thấy rằng thay vì chờ đợi các vấn đề lạm phát tự điều chỉnh trong một tưng lai xa vời, tốt hn c là nên sử dụng những chính sách kinh tế để ci thiện vấn đề ngay trong hiện tại. Quan điểm của ông là không có lý do gì để chờ đợi những lợi ích trong tưng lai mờ mịt, khi một tiến trình nhanh chóng hn có thể gii quyết các vấn đề kinh tế bằng cách sử dụng những chính sách kinh tế một cách khôn ngoan.
Trong thập niên 1920, lạm phát bị đẩy lùi và nước Anh nhận thấy nó ngày càng bị lệ thuộc vào những dao động kinh tế và những thời kỳ thất nghiệp cao kéo dài. Keynes vì vậy đã chuyển hướng sang những vấn đề mới này. Cuốn Nghiên cứu về tiền tệ (Keynes 1971-89, quyển 5, 6) đã kho sát một cách chi tiết những mối quan hệ giữa tiền tệ, giá c và thất nghiệp. Keynes cho rằng mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư là nguyên nhân chính cho các dao động kinh tế. Theo Keynes. Khi người ta cố gắng tiết kiệm nhiều hn các doanh nghiệp muốn đầu tư, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận thấy năng lực sn xuất của họ là dư thừa và có quá ít người có thể mua được hàng hoá họ sn xuất ra. Mặt khác, khi đầu tư vượt quá tiết kiệm, người ta sẽ tiêu dùng quá nhiều. Người tiêu dùng sẽ chi tiêu thay vì tiết kiệm và các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu cao hn đối với lao động để sn xuất hàng hoá cũng như có nhu cầu cao hn đối với lao động xây dựng các nhà máy và chế tạo thiết bị. Tất c chi tiêu này sẽ đẩy tiền công và các chi phí sn xuất khác lên, và cũng làm tăng giá của hàng tiêu dùng. Lạm phát sẽ là kết cục cuối cùng.
Keynes nhấn mạnh rằng vấn đề nằm ở chỗ các quyết định tiết kiệm và đầu tư được thực hiện bởi các nhóm cá nhân khác nhau. Kết qu là không có sự đm bo nào rằng tiết kiệm và đầu tư sẽ bằng nhau. Keynes sau đó đưa ra luận cứ rằng trách nhiệm của ngân hàng trung ưng là phi giữ cho hai biến này bằng nhau, và do đó ngăn chặn được lạm phát và suy thoái. Nếu tiết kiệm vượt quá đầu tư, ngân hàng trung ưng cần hạ thấp lãi suất, như vậy vừa gim bớt tiết kiệm và kích thích việc đi vay. Ngược lại, nếu đầu tư vượt quá tiết kiệm, ngân hàng trung ưng cần tăng lãi suất, như vậy làm tăng tiết kiệm và gim việc vay mượn vì mục đích đầu tư.
Keynes được biết đến nhiều nhất vì cuốn cách kinh điển của ông, Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (Keynes 1971-89, Q. 7). Tác phẩm này là nền tng cho sự phát triển của c một ngành kinh tế học (kinh tế học vĩ mô), và là công trình được nhắc đến và gây tranh cãi nhiều nhất đối với kinh tế học thế kỷ XX. Bn thân công trình này vừa là một sự công kích vào những người đi trước Keynes và cũng là một lý thuyết về những nhân tố xác định mức sn lượng và việc làm trong một quốc gia. Mặc dù cuốn sách nói rất ít về chính sách kinh tế, nhưng nó đã cung cấp một nền tng lý thuyết cho các hành động mang tính chính sách của chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái đã gần như bao trùm tất c các quốc gia trong thập niên 30 của thế kỷ XX.
Keynes mở đầu cuốn Lý thuyết tổng quát bằng việc công kích Quy luật của Say, quan điểm cho rằng "bn thân cung sẽ tạo ra cầu của chính nó". Theo luật này, thất nghiệp là không thể có vì ứng với bất cứ sự tồn tại nào của cung lao động (hay bất cứ sự tồn tại cung hàng hoá nào trong nền kinh tế), sẽ có một nhu cầu đối với lượng lao động đó (hay một nhu cầu đối với những hàng hoá đó). Sau đó Keynes tiến tới lật ngược lại quy luật của Say, và đưa ra luận cứ rằng tổng cầu xác định cung của đầu ra và mức việc làm. Bất cứ khi nào cầu tăng cao, các nền kinh tế sẽ phồn thịnh, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sn xuất và thuê thêm nhân công, và thất nghiệp sẽ không trở thành vấn đề nữa. Nhưng hễ khi nào cầu thấp, các hãng sẽ không thể bán được hàng của họ và họ sẽ buộc phi cắt gim sn lượng và việc làm. Nếu mọi thứ trở nên rất tồi tệ, sẽ có sự sa thi hàng loạt, thất nghiệp cao và suy thoái.
Vì những lý do rõ ràng như vậy, Keynes tiếp tục quay sang nghiên cứu tổng cầu và các nguyên nhân gây ra thay đổi trong tổng cầu. Sau khi phân tích hai thành tố quan trọng nhất của cầu, Keynes đã phát triển những lý thuyết hiện đại về chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp.
Keynes xác định hai nhân tố quyết định chủ yếu của chi tiêu tiêu dùng - các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Trong số những nhân tố chủ quan, hay những nhân tố tâm lý tác động tới tiêu dùng có sự không biết chắc chắn về tưng lai, mong muốn để lại tài sn thừa kế và mong muốn được hưởng thụ sự độc lập và quyền lực. Việc lo lắng hn về tưng lai kinh tế của cá nhân, mong muốn để lại tài sn cho con cái nhiều hn, hay mong muốn lớn hn về sự độc lập, sẽ dẫn tới tiết kiệm nhiều hn và chi tiêu ít hn. Ngược lại, một tưng lai kinh tế chắc chắn, không có người thừa kế và sự bàng quan về sự độc lập kinh tế của cá nhân sẽ làm gim tiết kiệm và tăng tiêu dùng.
Những nhân tố khách quan tác động tới tiêu dùng là những tác động kinh tế như lãi suất, thuế, sự phân phối thu nhập và của ci, thu nhập tưng lai kỳ vọng và quan trọng nhất là thu nhập hiện thời. Khi lãi suất tăng, người tiêu dùng sẽ trở nên do dự trong việc vay tiền cho mục đích mua nhà, xe hi mới và các hàng hoá mua bằng tín dụng khác. Ngược lại, với lãi suất thấp, người tiêu dùng có thể thấy thoi mái hn đối với việc vay nợ và chi tiêu. Cũng như vậy, khi của ci, thu nhập hiện thời, hoặc thu nhập kỳ vọng trong tưng lai tăng lên, mọi người sẽ chi tiêu nhiều hn và tiết kiệm ít hn, và nếu với ít của ci hn, thu nhập hiện thời và thu nhập kỳ vọng trong tưng lai thấp hn, mọi người sẽ chi tiêu ít đi và tiết kiệm nhiều hn.
Trong khi có nhiều nhân tố tác động tới tiêu dùng, thì đầu tư trong kinh doanh theo Keynes chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là lợi nhuận kỳ vọng của đầu tư và lãi suất. Lợi nhuận kỳ vọng là những lợi ích từ việc đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị mới; lãi suất là chi phí để có được các nguồn vốn dùng cho xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị. Nếu tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của dự án đầu tư lớn hn lãi suất, các hãng kinh doanh sẽ mở rộng sn xuất, xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị. Tuy nhiên, nếu lãi suất vượt quá tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của đầu tư, dự án đầu tư đó sẽ không được thực hiện.
Những thay đổi trong kỳ vọng và những thay đổi trong lãi suất dẫn đến những thay đổi trong đầu tư kinh doanh. Khi các chủ doanh nghiệp lạc quan về nền kinh tế (tin tuởng rằng họ sẽ có thể bán được nhiều hàng hoá trong tưng lai và nhận được một mức giá có lời từ người tiêu dùng cho những hàng hoá này), họ sẽ kỳ vọng vào tỷ suất lợi nhuận cao từ số tiền sử dụng để xây dựng nhà xưởng và mua thiết bị. Tuy nhiên khi họ bắt đầu bi quan, những người ra quyết định kinh doanh này cho rằng doanh số bán sẽ thấp và nghĩ rằng chỉ khi họ bán hàng hoá với giá rẻ thì người tiêu dùng mới mua những hàng hoá này. Trong trường hợp này, tỷ suất lợi nhuận đối với các dự án đầy tư sẽ được kỳ vọng là thấp và rất ít nhà máy mới được xây dựng.
Tiếp đó, Keynes gii thích cái gì quyết định lãi suất. Theo Keynes, lãi suất được xác định trong thị trường tiền tệ ni mà người dân và các doanh nghiệp có nhu cầu về tiền và ni các ngân hàng trung ưng kiểm soát cung tiền. Nhu cầu về tiền xuất phát từ các quyết định về phân bổ tài sn của người dân và các doanh nghiệp - họ có thể giữ tiền hay giữ tài sn của mình dưới dạng trái phiếu, cổ phiếu và loại tài sn khác.
Vì yêu cầu của thực tiễn, cung tiền trong nền kinh tế nhất định phi do một ai đó chi phối. Khi ngân hàng trung ưng tăng cung tiền, họ mua trái phiếu chính phủ. Một trái phiếu chỉ là một giấy cam kết tr cho người sở hữu nó một khon tiền cố định tại một thời điểm nào đó trong tưng lai. Để làm cho vấn đề đn gin, xét một trái phiếu cam kết tr người sở hữu nó 1000 đôla sau một năm. Nếu tôi mua trái phiếu này với giá 800 đôla, lãi suất tôi có được, hay tỷ suất lợi nhuận của số tiền tôi cho bất kỳ ai phát hành trái phiếu đó là 25 % (200 đô la tiền lãi của số 800 đô la tôi đã tr cho trái phiếu). Nếu giá của trái phiếu là 909 đô la thay vì 800 đô la, tôi sẽ chỉ có được khong 10 % lãi suất từ số tiền của mình (một khon lãi 91 đô la của số tiền 909 đô la tr cho trái phiếu). Và nếu tôi mua trái phiếu với giá 990 đô la, tôi sẽ chỉ kiếm được 1% lợi tức (10 đô la trên khon 990 đô la bỏ ra). Như vậy, giá trái phiếu và lợi nhuận có sự liên hệ ngược chiều - khi cái này tăng lên, cái kia gim xuống và ngược lại.
Khi ngân hàng trung ưng mua trái phiếu, giá trái phiếu được đẩy lên và tỷ suất lợi nhuận của các tài sn này bị hạ thấp. Ngược lại, khi ngân hàng trung ưng muốn gim cung tiền họ phi bán trái phiếu. Để mọi người mua những trái phiếu này, ngân hàng trung ưng phi bán chúng với mức giá thấp. Vì vậy, những người mua trái phiếu sẽ nhận được một mức tỷ suất lợi tức có lời đối với tiền của họ, hay lãi suất sẽ tăng lên.
Sau khi chỉ trích lý thuyết cổ điển, và sau khi vạch ra các nhân tố quyết định tổng cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, thật ngạc nhiên là Keynes đã nói rất ít về việc làm thế nào để gim thất nghiệp và ngăn chặn các cuộc khủng hong. Điều này là rất đặc biệt vì mối quan tâm đầu tiên và trên hết của Keynes luôn là chính sách kinh tế.
Ông ủng hộ c việc tạo tiền (chính sách tiền tệ) cũng như việc chi tiêu và cắt gim thuế của chính phủ (chính sách tài khoá). Trong một đoạn được trích dẫn rất nhiều, Keynes viết về nhu cầu lớn hn đối với nhà ở, bệnh viện trường học và đường sá. Tuy nhiên, ông có lưu ý rằng rất nhiều người có thiên hướng phn đối những chi tiêu "lãng phí" đó của chính phủ. Do đó, một cách tiếp cận khác (tạo tiền) cũng rất cần thiết.
Nếu như Kho bạc nhét đầy tiền vào những cái chai, chôn chúng xuống đất ở một độ sâu thích hợp trong những mỏ than đã ngừng khai thác mà sau đó bị phủ đầy rác thi của thành phố... các hãng tư nhân (sẽ) đào những tờ tiền này lên và sẽ không còn thất nghiệp nữa.
(Keynes 1971-89, quyển 7, tr. 129)
Và trong một đoạn bị chê trách rất nhiều, Keynes (1971-89, Q. 7, tr. 378) kêu gọi "một cái gì đó kiểu như xã hội hoá toàn diện hoạt động đầu tư." Trong khi nhiều người cho rằng Keynes có ý ủng hộ việc chính phủ kiểm soát tất c các quyết định đầu tư tư nhân, thì cái mà Keynes thực sự muốn nói tới lại là các chính sách chi tiêu của chính phủ nhằm ổn định tổng mức đầu tư trong nền kinh tế quốc dân (Pressman 1987). Keynes tin rằng chi tiêu của người tiêu dùng là tưng đối ổn định, và thay đổi không nhiều theo thời gian. Tuy nhiên, đầu tư của doanh nghiệp lại bị chi phối bởi "độngtính" (animal spirit) rất dễ thay đổi. Những thay đổi trong niềm tin kinh doanh hay kỳ vọng về tưng lai của nền kinh tế sẽ thay đổi mức đầu tư và sẽ có một tác động đáng kể tới nền kinh tế. Hn nữa, những phỏng đoán mà bn thân chúng biến chúng thành hiện thực rất có nhiều kh năng gây tác động. Khi các hãng tin tưởng vào nền kinh tế, họ sẽ đầu tư nhiều hn và nền kinh tế sẽ tăng trưỏng. Sự tăng trưởng này sẽ làm tăng thêm kỳ vọng vào mức lợi nhuận và dẫn tới một sự lạc quan và đầu tư thậm chí lớn hn. Mặt khác, những dự tính về một nền kinh tế m đạm sẽ hạ thấp mức đầu tư, làm chậm hoạt động kinh tế và làm tăng thêm sự bi quan về lợi nhuận trong tưng lai. Kết qu là, khi có sự lạc quan, nền kinh tế tăng trưởng, tuy nhiên khi bắt đầu có sự bi quan có thể sẽ xy ra sự suy gim đột ngột trong đầu tư và thất nghiệp sẽ tràn lan.
Gii pháp của Keynes là phi để chính phủ ổn định mức đầu tư. Khi đầu tư tư nhân thấp, chính phủ nên vay tiền (có nghĩa là tạo ra thâm hụt ngân sách) và tham gia vào các dự án đầu tư công cộng như xây dựng đường sá, cầu cống mới, chi tiêu nhiều hn vào các trường học và vào giáo dục có chất lượng cao hn. Việc này sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng cũng như tăng thêm tính lạc quan của các kỳ vọng. Ngược lại, khi đầu tư doanh nghiệp cao do sự lạc quan, chính phủ nên ngừng vay tiền và cắt gim đầu tư công cộng của mình.
Trong những năm 40, Keynes lại tiếp tục làm việc cho chính phủ Anh. Ông cũng quay trở lại với những vấn đề chính sách xung quanh việc chuẩn bị cho chiến tranh. Ông đã giúp đàm phán các khon vay của Anh từ nước Mỹ để tham gia Thế chiến II; và ông đã xây dựng một bn đề xuất nhằm giúp nước Anh tài trợ cho sự chuẩn bị này. Thay vì tăng thuế (việc sẽ làm gim thu nhập của nước Anh), và thay vì không làm gì để tài trợ cho chi tiêu chiến tranh (việc sẽ làm phát sinh lạm phát do thiếu hàng hoá cộng với nhu cầu cao), Keynes đề xuất một kế hoạch tiết kiệm bắt buộc hay tr chậm, ý tưởng của ông là tất c các công dân Anh có thu nhập cao hn một mức tối thiểu nào đó sẽ phi lấy bớt tiền của họ ra khỏi chi tiêu thường ngày và cho vào các tài khon của ngân hàng để tài trợ cho chiến tranh. Những tài khon này sẽ được tr lãi trong suốt thời gian chiến tranh, tuy nhiên tiền trong đó sẽ không được rút ra trừ những trường hợp khẩn cấp. Những khon tiết kiệm này sau đó có thể được dùng để cho chính phủ vay và sử dụng để tài trợ cho việc chuẩn bị chiến tranh. Sau chiến tranh, tiền trong những tài khon này có thể được tự do rút ra và sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng. Khon chi tiêu thêm này, với vai trò như lợi ích tăng thêm sẽ giúp tránh được một cuộc đại suy thoái khác.
Khi Đại chiến thế giới thứ II kết thúc, Keynes đã tham gia gii quyết trật tự tiền tệ quốc tế mới do các nước thắng trận đề xướng và thực hiện. Ông tin rằng một nguyên nhân chính của cuộc đại suy thoái thế giới trong những năm 30 là tất c các quốc gia đã cố gắng xuất khẩu thất nghiệp của mình cho các bạn hàng. Bằng cách để cho cán cân thưng mại thặng dư, mỗi quốc gia có thể sn xuất nhiều hn và tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nước hn; các bạn hàng của nó sẽ nhập khẩu hàng hoá thay vì sn xuất trong nước. Kết qu là, sẽ cần ít công nhân hn ở nước ngoài và thất nghiệp sẽ tăng ở nước ngoài.
Hầu hết các quốc gia đều cố gắng tạo ra thặng dư thưng mại thông qua phá giá đồng tiền của họ. Bằng cách làm cho ngoại tệ và hàng hoá nước ngoài đắt hn, các chính phủ hiểu rằng công dân của họ sẽ mua ít hàng hoá của nước ngoài hn và mua nhiều hàng hoá được sn xuất bởi các hãng nội địa hn. Tưng tự như vậy, bằng cách làm cho tiền nội địa và hàng hoá nội địa rẻ hn cho mọi người ở các quốc gia khác, phá giá sẽ làm tăng xuất khẩu. Vấn đề là ở chỗ mỗi khi một quốc gia phá giá đồng tiền của nó nhằm tạo ra xuất khẩu và việc làm cho các công dân của nó, các quốc gia khác cũng làm như vậy. Kết qu là một loạt các cuộc phá giá sẽ không đem lại lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào.
Nhằm ngăn chặn các cuộc phá giá có tính chất cạnh tranh, Keynes đề xuất một hệ thống các tỷ giá cố định một cách tưng đối. Hệ thống này được các nước thuộc phe Đồng minh chấp thuận tại Bretton Woods, New Hampshire vào năm 1944 và được gọi là hệ thống Bretton Woods. Hệ thống này yêu cầu mỗi quốc gia cố định đồng tiền của mình vào một aox vàng và duy trì tỷ lệ đó. Vì tất c các đồng tiền quốc gia đều được neo vào vàng, giá trị của các đồng tiền được cố định với nhau. Nếu chính phủ Mỹ tuyên bố rằng mỗi đôla có giá trị 0.1 aox vàng, và nếu chính phủ Anh quyết định mỗi Bng có giá trị 0.2 aox vàng thì 2 đô la sẽ tưng đưng với một Bng, bởi vì c hai lượng tiền này đều tưng đưng 0.2 aox vàng.
Hệ thống Bretton Woods hoạt động trong khong 25 năm. Trong suốt thời gian này nền kinh tế thế giới tăng trưởng với những tốc độ chưa từng có và thất nghiệp ở các nước phát triển đạt các mức thấp nhất trong thế kỷ XX.
Tuy nhiên các vấn đề khó khăn đã ngấm ngầm xuất hiện. Tại các mức tỷ giá cố định được tho thuận, vàng đã nhanh chóng chy ra khỏi nước Mỹ và nước Mỹ lo sợ về việc hết vàng. Cần phi làm gì đó để ngăn chặn việc này. Hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào tháng 8 năm 1971 khi tổng thống Nixon chấm dứt kh năng chuyển đổi đô la thành vàng, và sau đó tuyên bố rằng ông sẽ để cho giá trị đồng đô la được th nổi tưng đối so với một aox vàng. Hệ thống tỷ giá biến đổi và linh hoạt hiện đang hoạt động ra đời từ đó.
Một cách nữa để ngăn chặn tác động gim phát của một quốc gia đang cố gắng thực hiện thặng dư thưng mại là thiết lập một c chế quốc tế nhằm giúp xoá bỏ các mất cân đối thưng mại. Keynes muốn thiết lập một hệ thống cho phép các nước có thâm hụt cán cân thưng mại vay tiền, và phạt các quốc gia thường xuyên duy trì thặng dư thưng mại. Giống như các chính sách tiền tệ và tài khoá trong Lý thuyết tổng quát, điều này sẽ khuyến khích các quốc gia chi tiêu vào hàng nhập khẩu, do đó sẽ ngăn bất kỳ xu hướng nào dẫn tới một cuộc đại suy thoái khác. C chế xoá bỏ mất cân bằng và việc cho vay dễ dàng mà Keynes muốn cũng đã được thiết lập tại Bretton Woods; đó chính là Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Tuy nhiên nước Mỹ đã kỳ vọng rằng nó sẽ có thặng dư thưng mại vì năng lực sn xuất công nghiệp của nó không bị tàn phá trong Thế chiến II; vì vậy nước Mỹ đã từ chối ủng hộ bất kỳ một hệ thống nào trừng phạt các quốc gia có thặng dư liên tục. Keynes đã rất nỗ lực vận động cho đề xuất chính sách này; tuy nhiên Mỹ có lợi thế áp đo trên mọi phưng diện trong đàm phán do số tiền nó đã cho Anh vay và Mỹ quyết không nhượng bộ (xem Block 1977). Trong quá trình đàm phán những chi tiết cho tho hiệp cuối cùng, Keynes bị những cn đau tim nguy kịch hành hạ. Và ông đã mất tại nhà riêng ở Cambridge.
Rõ ràng là không một nhà kinh tế nào của thế kỷ XX lại có nh hưởng lớn lao như Keynes. Trên phưng diện lý thuyết, Keynes đã phát triển các phân tích kinh tế vĩ mô, và kinh tế học vĩ mô như vẫn được ging dạy tại các trường đại học và cao đẳng ngày nay đều dựa trên những khái niệm và cách thức phân tích do Keynes phát triển. Thậm chí các nhà kinh tế học vĩ mô dưng đại phn đối các ý tưởng của Keynes (xem thêm LUCAS và FRIEDMAN) cũng nhận thấy là cần thiết phi bắt đầu với lý thuyết Keynes và từ đó gii thích những hạn chế và các vấn đề trong lý thuyết của ông. Trên phưng diện chính sách, rất nhiều công cụ được các ngân hàng và các chính phủ trung ưng sử dụng để giúp kiểm soát chu kỳ kinh doanh, cũng như các c chế quốc tế hiện hành được dùng nhằm gii quyết những mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế đều bắt đầu từ Keynes.
Ghi chú:
Bài viết này trước đây đã được đăng trong Encyclopedia of Political Economy (Bách khoa thư về Kinh tế Chính trị), ed. Phil O’Hara et al., New York and London, Routledge, 1998.
Những tác phẩm của Keynes
The Collected Writings of John Maynard Keynes, ed, D. Moggridge, 30 vols., London, Macmillan, 1971-89, Paperback editions of Essays in Biography and Essays in Persuasion are published by Norton, Harcourt, Brace & World publishes a paperback edition of The General Theory of Employment, Interest and Money
Những tác phẩm viết về Keynes
Dillard, Dudley, The Economics of J.M. Keynes, New York, Prentice Hall, 1948
Hansen, Alvin, A Guide to Keynes, New York, McGraw Hill, 1953
Harrod, Roy, The Life of John Maynard Keynes, New York, Norton, 1951
Lekachman, Robert, The Age of Keynes, New York, Random House, 1966
Moggeridge, Donald, Maynard Keynes: An Economist’s Biography, London and New York, Routledge, 1992
Pressman, Steven, “The Policy Relevance of The General Theory,” Journal of Economic Studies, 14 (1987), pp. 13-23
Skidelsky, Robert, John Maynard Keynes, 2 vols, New York, Viking, 1983 and 1992
Tài liệu tham kho khác
Block, Fred L., Origins of the International Economic Order, Berkeley, California, University of California Press, 1977