Chân dung Bác Hồ - Cảm xúc 19 tháng 5

Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Anh Linh: Gạt bỏ ra những chuyện anh "tai nghe" từ những "cây cổ thụ lịch sử" (gạt bỏ là vì anh nghe chứ em chưa nghe cho nên anh tin còn em, thì lại như mọi khi, bán tín bán nghi :D), thì ta chỉ phân tích một chút xem ông Lan có viết không:

- Thứ nhất là những yêu cầu phải bạch hóa và điều tra một vài sự thật là những yêu cầu chính đáng và nhẽ ra thì mọi cá nhân phải có quyền điều tra độc lập những nguồn tin này.

- Thứ nhì là em không nghĩ ông Lan viết bài này. Một mặt tự đề tên mình, rồi sau đó tự đưa ra những chi tiết sai lầm khá ngớ ngẩn như là "Hội sử học miền Bắc" gì đó, rồi lại lên BBC để nói ko phải mình viết .... Nếu ông muốn ném đá dấu tay có lẽ từ đầu đã ko cần cho tên. Nếu muốn dùng tên tuổi của mình thì đã không cần phải viết sai như vậy :).

- Cuối cùng thì việc đưa tin này nói chung là rất vô đạo đức, bao gồm mạo danh... Và thực ra nếu đưa ra pháp luật thì hẳn là cũng được. Việc anh Nghĩa đưa lại tin này thì ... :) lại càng nên thận trọng hơn.
 
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Anh Linh: Gạt bỏ ra những chuyện anh "tai nghe" từ những "cây cổ thụ lịch sử" (gạt bỏ là vì anh nghe chứ em chưa nghe cho nên anh tin còn em, thì lại như mọi khi, bán tín bán nghi :D),

-> Em xem lại cụ thể xem anh viết những gì nhé. Anh chỉ nói ở số ít: anh tin (một) vụ Nguyễn Thành Trung, và cũng chỉ mới được "sự xác nhận trực tiếp của một nhân vật cực kỳ uy tín trong làng Sử học Việt Nam". Nhưng vụ khác "cũng có thể có thật..." Nguyên văn là như vậy. Nó khác với những câu em viết (số nhiều "những").

Chuyện em "bán tin bán nghi" thì vẫn là chủ nghĩa "chắc gì" cố hữu của em, anh tôn trọng điều đó :)

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
- Thứ nhì là em không nghĩ ông Lan viết bài này. Một mặt tự đề tên mình, rồi sau đó tự đưa ra những chi tiết sai lầm khá ngớ ngẩn như là "Hội sử học miền Bắc" gì đó, rồi lại lên BBC để nói ko phải mình viết .... Nếu ông muốn ném đá dấu tay có lẽ từ đầu đã ko cần cho tên. Nếu muốn dùng tên tuổi của mình thì đã không cần phải viết sai như vậy :).

Thì nếu em xem lại những gì anh viết, anh vẫn đặt ra 2 giả thiết là (nguyên văn):

- Có thể có ai gán cho ông Lê Văn Lan (lý do hơi khó hiểu, vì ông Lan toàn làm về cổ sử, và cũng không có ý kiến gì "bạo dạn" như một số sử gia khác).

- Nhưng nếu ông Lan có viết lá thư ấy thật, thì cũng ko có gi sai (chỉ là một yêu cầu bạch hóa lịch sử), có điều chắc chắc là ổng "ko tiện" xác nhận điều đó.

Và anh đưa ra info trung tinh là "Ông Lê Văn Lan phủ nhận mình là tác giả lá đơn được truyền tụng đó, khi trả lời phỏng vấn BBC" (sau đó đến đoạn trích).

Ở đây thì đơn thuần anh chỉ đưa ra các khả năng thôi, chứ chưa nói là anh "tin" ai cả.

Có thể em chưa hiểu lắm về ý thứ hai của anh - cái đó nếu cần anh sẽ giải thích riêng.

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
- Cuối cùng thì việc đưa tin này nói chung là rất vô đạo đức, bao gồm mạo danh... Và thực ra nếu đưa ra pháp luật thì hẳn là cũng được. Việc anh Nghĩa đưa lại tin này thì ... :) lại càng nên thận trọng hơn.

Anh có vào 1 số trang đã đưa tin này, thấy họ có xin lỗi sau khi ông Lan bác bỏ trên BBC. Và cũng ko thấy ông Lan có phản ứng gì thật gay gắt cả.

Dựa vào đó thì anh đặt giả thiết là, mặc dù ông Lan có thể ko viết lá thư trên nhưng ông ta thấy nội dung thư trên cũng không có gì quá đáng lắm. Hoặc giả, ông cũng có biết (phần nào) về sự thật, hoặc một vài giả thiết về những sự kiện mà lá thư đặt câu hỏi. Cho nên, ông mới không gay gắt mấy.

Mức độ "mạo danh", "vô đạo đức" của việc đưa tin về bức thư, thì ông Lan là người có thẩm quyền nhất để đánh giá.

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To anh Linh:

- Số ít và số nhiều: Xin lỗi anh vì sự không chính xác :). Lần này cũng ko hẳn là do cái tính "nghi ngờ" cố hữu của em, mà chẳng qua em cũng chưa nghe nhân vật nào đáng tin nói về chuyện này. Những kênh em nghe lại toàn là rất ko đáng tin, hoặc là qua kênh thứ ba (như là anh chẳng hạn).

- Em cũng không có ý nói là anh tin rằng ông Lan gửi. Em chỉ là góp qua vào đó ý kiến phân tích riêng của em mà thôi. Chuyện thông tin sai lệch như là Hội sử học Việt Nam, hay là đưa một ông cổ sử thì bản chất nó không có gì đáng ngạc nhiên nếu anh Linh đã từng có dịp đọc nhiều báo người Việt ở nước ngoài viết (mà đôi khi em hay gọi đùa là báo hàng phở) - những thông tin thất thiệt kiểu như vậy nhiều không kể xiết. Nó có lẽ là xuất phát từ những người nhiệt tình viết về Việt Nam mặc dù hàng nhiều năm qua không hề đặt chân lên đất Việt, lại càng ko đọc báo chí trong nước vì nó là "báo CS" (một khi người ta có ý định đưa những kênh thông tin đó ra nước ngoài thì những người này lại còn nhiệt tình biểu tình phản đối là khác).

- Cuối cùng thì về vấn đề đạo đức: Ông Lan không phải người duy nhất có thẩm quyền đánh giá chuyện này. Ông Lan đương nhiên sẽ là ngừoi liên can lớn vì tên ông bị/được gắn cho mẩu thư trên. Tuy vậy em với tư cách là người đọc bị lừa dối có toàn quyền lên án người tung tin này. Nếu là ông Lan thì ông cũng vẫn lừa dối vì đã nói rồi lại không dám nhận. Nếu ko phải là ông Lan thì lại càng là một sự lừa dối. Sự lừa dối này nói chung là tai hại là vì nếu thông tin là thật thì nó khiến người ta nghi ngờ nó là giả dối (như anh đã nói, thông tin đồn đãi kiểu này cũng có lâu rồi, có điều tin đồn thì nhiều đến mức em không thể nào để ý được. Mà tin đồn thì anh biết rồi đấy, người ta có xu hướng tin cái gì mà người ta muốn tin) :) - Nếu nó là thông tin dối trá thì động cơ gì đi nữa cũng vẫn là sự "tha hóa về đạo đức không thể tha thứ" :D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
- Số ít và số nhiều: Xin lỗi anh vì sự không chính xác :). Lần này cũng ko hẳn là do cái tính "nghi ngờ" cố hữu của em, mà chẳng qua em cũng chưa nghe nhân vật nào đáng tin nói về chuyện này. Những kênh em nghe lại toàn là rất ko đáng tin, hoặc là qua kênh thứ ba (như là anh chẳng hạn).

Kênh thứ ba như anh, dĩ nhiên cũng ko đáng tin, vì nó ko phải là bậc một :)

Nói đi nói lại vẫn là vấn đề xử lý và tổng kết các nguồn thông tin khác nhau. Có khi cái em nhìn sờ sờ trước mặt cũng chả phải là đã nhất thiết phải đáng tin. Nhưng nếu em có 1 loạt thông tin từ nhiều nguồn, ít nhiều độc lập hoặc ko phụ thuộc nhau, mà ko có sự mâu thuẫn ở mức đối kháng, và tạo thành một bức tranh thống nhất, thì dù em có ko thấy, hay có nghe từ bậc mấy đi nữa, có thể lại đáng tin hơn.

Người ta tin vào "Kinh Thánh", ngoài chuyện tín ngưỡng, cũng là theo phương pháp xử lý info kiểu này đấy. Chứ có họa... ông Trời mà gặp, hay thấy được Jesus hoặc các đệ tử của ông ta :)

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
- Cuối cùng thì về vấn đề đạo đức: Ông Lan không phải người duy nhất có thẩm quyền đánh giá chuyện này.

Có ai bảo ông Lan là người duy nhất đâu :) Anh nói là "ông Lan là người có thẩm quyền nhất để đánh giá". :)

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Tuy vậy em với tư cách là người đọc bị lừa dối có toàn quyền lên án người tung tin này.

À, dĩ nhiên, người đọc có quyền lên án hay phê phán tất cả những gì họ cảm thấy mắc mớ. Đó là cái quyền bất khả xâm phạm của người đọc. Em lên án việc đưa 1 tin mà người bị/được nhắc đến trong đó đã bác bỏ, điều đó đúng. Nhưng theo anh, đánh giá mức độ "mạo danh" và "tha hóa đạo đức" của việc đưa tin đó, người có thẩm quyền nhất vẫn là "khổ chủ".

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
(như anh đã nói, thông tin đồn đãi kiểu này cũng có lâu rồi, có điều tin đồn thì nhiều đến mức em không thể nào để ý được. Mà tin đồn thì anh biết rồi đấy, người ta có xu hướng tin cái gì mà người ta muốn tin) :)D.

Ở đây có 2 ý quan trọng:

- tin đồn thổi ở đâu cũng có, nhưng tại sao ở một số nơi nó lại có nhiều và đóng vai trò quan trọng trong 1 số mặt hơn hẳn ở những nơi khác? Đó là vì sự thiếu vắng của công khai hóa, nói chính xác hơn, ở đó, sự giấu giếm và xu hướng ỉm đi tất cả mọi chuyện có thể rất thịnh hành. Trong cảnh ấy, quyền được thông tin của người dân bị hạn chế ở mức tối đa, đụng đâu cũng thấy "tin mật", "tin nội bộ","bí mật quốc gia"... Làm sao mà ko xuất hiện tin đồn?

Và trong hoàn cảnh ấy, (một số) tin đồn lắm khi còn có giá trị hơn hẳn tin chính thức. Thời cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, ở nhà mình, tin làng bên đói khát có khi bị ỉm đi, trong khi tin "nhân dân Nicaragoa anh hùng chống Mỹ" được đăng rầm rộ :) Ở Liên Xô, ngay năm 1986 mà còn có chuyện nổ Chernobyl thế giới nói đến bao lâu rồi, mà chính phủ Xô-viết vẫn im thin thít. Có nhiều cái, lẽ ra bình thường thì là tin bình thường, trong hoàn cảnh ấy biến thành tin đồn đại.

Nói cái này thì bảo là chính trị nhạy cảm. Nhưng có khi tin đồn sinh ra từ sự xử lý tệ hại, vô trách nhiệm và láo toét những info bình thường. Trời mưa tầm tã mà Nha Khí tượng vẫn báo nắng đẹp. Bão chết người rồi vẫn ngồi rung đùi tiên đoán những cái đâu đâu, khi bị dân chất vấn thì ngoạc mồm ra cãi lấy được. Trong trường hợp ấy, những tin truyền khẩu (do nghe qua "đài địch", do ai đó xem trên Net rồi kể lại...) còn xác tín gấp mấy nguồn tin chính thức.

Chưa nói đến chuyện tin đồn tăng giá xăng dầu ở nhà mình mới đây đã tỏ ra rất chính xác, ngược lại với lời hứa chính thức, sau đó được "qua cầu gió bay" rất nhanh, của mấy vị quan chức :)

Nói thêm 1 ví dụ để em hiểu thêm về vai trò của tin đồn. Từ đầu thập niên 20 ở Liên Xô, chính Lenin và ban lãnh đạo Xô-viết đã thông qua 1 quyết định "mật hóa" tất cả các văn bản họp hành của đảng. Quyết định này còn cho phép hủy tất cả những giấy tờ, chứng từ... có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền Xô-viết, nếu chúng bị công khai hóa. Trong trường hợp ấy, hỏi tại sao ko có tin đồn? Thử hỏi người dân, nhiều khi ko tin vào tin đồn, thì tin vào cái gì? :)

Cho nên, tìm hiểu lịch sử những nước có truyền thống "mờ ám" về thông tin như vậy, ko ai bảo là cứ nhắm mắt tin theo... tin đồn, nhưng vai trò của tin đồn ko nhỏ đâu em ạ. :)

Có những sự thật (mức độ khác nhau) nằm sau những tin đồn đấy em...

2. "Người ta có xu hướng tin cái gì mà người ta muốn tin" :)

Tự nhiên làm sao thành được xu hướng? Người ta phải tin vào những gì "có vẻ" logic hơn chứ?

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Đinh Trọng Thành Trung:Cuối cùng thì việc đưa tin này nói chung là rất vô đạo đức, bao gồm mạo danh... Và thực ra nếu đưa ra pháp luật thì hẳn là cũng được. Việc anh Nghĩa đưa lại tin này thì ... :) lại càng nên thận trọng hơn..


- Trước hết cảm ơn Em đã nhắc nhỡ nhưng Anh đăng nguyên văn như sau: "Có 1 văn bản thật sự sốc của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Miền Bắc, mình không dám đăng vì quá nhạy cảm... các Bạn có thể đọc trên Vietland, Viet Bao... không biết độ thật giả của văn bản này đến đâu?"

- Thành Trung: Ở đây Anh đâu có dám bình gì nhiều về văn bản này, đó chỉ là câu hỏi gửi Diễn đàn để mình mong sớm có câu trả lời chính xác hơn về vấn đề này thôi mà.

- "càng nên thận trọng hơn": Mong Thành Trung chỉ giáo phải thận trọng như thế nào nữa?

-Bởi chính các đề tài này mình cũng rất thích nhưng đang ở Việt Nam cực kỳ khó khăn. Chỉ mỗi việc vượt tường lửa thôi đã khó rồi.

Chào Thành Trung!
 
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

1 chút ý kiến với mọi người nhé.

Mấy bài viết xung quanh vấn đề "Hội Khoa học Lịch sử miền Bắc" cũng như trả lời của ông Lan đã có trên internet khá lâu rồi. Vì thế khi Nghĩa chỉ viết chung chung là bài báo nhạy cảm trên Vietbao etc. và đưa câu hỏi "không biết độ thật giả của văn bản này đến đâu" mà không đề cập đến câu trả lời của ông Lan, cũng như sự vô duyên của cái tên "Hội Khoa học Lịch sử miền Bắc", thì đấy là điều mà tôi thấy Trung nói đúng khi nói cần thận trọng :)

Cũng có nhiều điều khác cần thận trọng khi đề cập về con người của Hồ Chủ tịch. Chẳng hạn chủ đề muôn thuở "Ai là người viết Vừa đi đường vừa kể chuyện và Những mẩu chuyện ...". Tháng 5 năm 1990 trong 1 tờ báo in ở VN đã có danh sách tất cả các bí danh xưa nay của Hồ Chủ tịch, trong đó có T.Lan và Trần Dân Tiên. Tình cờ tôi có mua số báo đó, có đọc những thông tin này, và thắc mắc. Sau này khi ông Bùi Tín sang Pháp, viết 1 số thứ và nhắc lại chủ đề này, tôi cũng có đọc những câu hỏi của ông, và vẫn thắc mắc. Và đến sau nữa, khi đọc báo chí hải ngoại nhan nhản viết về chủ đề này, tôi lại đọc những câu văn khoái trá trong đó, và tự dưng 0 thắc mắc nữa :)

Có lẽ tôi cũng mang cái dị ứng của không ít "học sinh dưới mái trường XHCN", và tính thận trọng của người từng sống dưới thời bao cấp, nhưng mà tôi vẫn tin mình còn giữ được 1 chút khách quan tối thiểu, khi nghĩ rằng những thắc mắc ở trên chỉ có những người đã tham gia "hiệu đính"(*) 2 cuốn sách kia trước khi in là giải thích nổi. Hi vọng mọi người cũng chấp nhận lối suy nghĩ này là 1 dạng khách quan :)

(*) hiệu đính theo cách nhìn của Dương Tường khi dịch Da Vinci Code: "Gọi là hiệu đính nhưng coi như dịch lại toàn bộ tác phẩm, sửa từng dòng"
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Thanks Nguyễn Duy! Mình ở Việt Nam nên vào các trang web nước ngoài cực kỳ khó, thỉnh thoảng vượt tường lửa nhưng chỉ dám vượt 14 phút rồi thoát ra và lại tiếp tục như vậy (vì nghe đâu giống như điện thoại đơn vị tính là 30 giây, dưới 30 giây là khó sát định được vị trí cuộc goi cũng như vị trí máy tính dưới 15 phút???), có khi còn không vào được nữa. Nên thông tin về văn bản của Ông Lê Văn Lan là mình mới đọc được.

Chào Thân ái!
 
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Thanks Nguyễn Duy! Mình ở Việt Nam nên vào các trang web nước ngoài cực kỳ khó, thỉnh thoảng vượt tường lửa nhưng chỉ dám vượt 14 phút rồi thoát ra và lại tiếp tục như vậy (vì nghe đâu giống như điện thoại đơn vị tính là 30 giây, dưới 30 giây là khó sát định được vị trí cuộc goi cũng như vị trí máy tính dưới 15 phút???), có khi còn không vào được nữa. Nên thông tin về văn bản của Ông Lê Văn Lan là mình mới đọc được.

Vậy thì việc mình trích đoạn ông Lan trả lời trên BBC hóa ra là có ích nhỉ?

Riêng chuyện [đầu] tường lửa [lựu lập lòe đâm bông] ("Truyện Kiều") thì đây là điển hình của sự bưng bít thông tin. Chính sự bưng bít này đã tạo điều kiện cho những tin đồn thổi...

L.
 
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Anh Hoàng Linh! Vậy thì việc mình trích đoạn ông Lan trả lời trên BBC hóa ra là có ích nhỉ?

Hình như bài của Em trên Diễn đàn trước 1 ngày Ông Lê Văn Lan trả lời phỏng vấn?


Chào Anh!
 
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Thanks Nguyễn Duy! Mình ở Việt Nam nên vào các trang web nước ngoài cực kỳ khó, thỉnh thoảng vượt tường lửa nhưng chỉ dám vượt 14 phút rồi thoát ra và lại tiếp tục như vậy (vì nghe đâu giống như điện thoại đơn vị tính là 30 giây, dưới 30 giây là khó sát định được vị trí cuộc goi cũng như vị trí máy tính dưới 15 phút???), có khi còn không vào được nữa. Nên thông tin về văn bản của Ông Lê Văn Lan là mình mới đọc được.

Chào Thân ái!

Em nói thật, bác vào thì cứ vào mà đọc, đừng đem in ra phát tán linh tinh là được:D. Còn 14 phút thì đủ để người ta đến đứng sau lưng bác được một lúc rồi đấy ạ.
 
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Thanks Trường Sơn: Năm điều bác Hồ dạy đã thông như vì tò mò quá nên...

Nhưng thật ra cũng sợ thật Sơn ạ, tuy về việc này Pháp luật cũng thuộc lòng , khổ thế chứ!

Chào Sơn!
 
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Đọc BBC thôi có gì đâu mà phải sợ tường mới chả lửa :) Đài VOA còn có trang ảnh của thính giả, đầy người ở VN :) Không biết ông Lan trả lời BBC từ bao giờ, nhưng những câu trả lời của ông Lan đã có trên internet cả nửa năm nay rồi.

Anh Linh, em thì em thấy tự do thông tin có 1 cái dở, là nếu đã lỡ tuyên bố mình tự do thông tin rồi, thì nhiều thứ muốn bưng bít cũng phải tính. Vì tới khi bị lòi ra, việc bưng bít đó sẽ mang tội danh đàng hoàng. Lập lờ nửa kín nửa hở lại hay của nó, với cả nhiều thứ nên để nó mang tính huyền thoại thì tốt hơn là cứ vạch ra :)
 
Bác Nghĩa: Câu chuyện của bác có cái nét rất thú vị là những cái trang bị tường lửa (là các trang đăng bài bị/được gán cho ông Lan) thì bác truy cập được. Còn cái trang trang có đăng bài trả lời của ông Lan(BBC Việt ngữ - www.bbc.co.uk/vietnamese), là trang không bị tường lửa ở Việt Nam thì bác lại không đọc được. Bài này thì có từ lâu lắm lắm rồi, trước bài viết của bác vài tháng. Sự thật thì nó xuất hiện gần như chỉ vài ngày sau cái bài được gán cho ông Lan kia.

To anh Linh: Em cũng đồng ý với anh là nói chung thông tin cần phải minh bạch. Trong bài của mình em cũng đã nói rằng nhẽ ra mọi người đều có quyền tiến hành điều tra độc lập về những vấn đề tương tự. Tuy thế không phải là vì vậy mà ta có thể đi tin tưởng vào "tin đồn" được. Tất nhiên trong vấn đề này thì em ko tin vì em chưa nghe nguồn đáng tin nào đề cập cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Bác Nghĩa: Câu chuyện của bác có cái nét rất thú vị là những cái trang bị tường lửa (là các trang đăng bài bị/được gán cho ông Lan) thì bác truy cập được. Còn cái trang trang có đăng bài trả lời của ông Lan(BBC Việt ngữ - www.bbc.co.uk/vietnamese), là trang không bị tường lửa ở Việt Nam thì bác lại không đọc được. Bài này thì có từ lâu lắm lắm rồi, trước bài viết của bác vài tháng. Sự thật thì nó xuất hiện gần như chỉ vài ngày sau cái bài được gán cho ông Lan kia.

Thư được/bị gán cho ông Lan đề ngày 10-12-2005. Ông Lan trả lời phỏng vấn BBC ngày 2-3-2006. Đơn giản là Nghĩa có thể ko được biết đến về bài trả lời phõng vấn thôi (làm sao mà biết hết được?), chứ ko có gì lạ khi Nghĩa biết phần đầu mà ko biết phần cuối của câu chuyện. Chả liên quan gì đến tường lửa cả!

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
To anh Linh: Em cũng đồng ý với anh là nói chung thông tin cần phải minh bạch. Trong bài của mình em cũng đã nói rằng nhẽ ra mọi người đều có quyền tiến hành điều tra độc lập về những vấn đề tương tự. Tuy thế không phải là vì vậy mà ta có thể đi tin tưởng vào "tin đồn" được. Tất nhiên trong vấn đề này thì em ko tin vì em chưa nghe nguồn đáng tin nào đề cập cả.

Em lại đơn giản hóa vấn đề rồi. Có ai bắt em tin vô điều kiện vào tất cả mọi tin đồn đâu? Cái này mình đã nói nhiều rồi.

Có lẽ nên chuyển sang đề tài nên tin vào... tin như thế nào? Tiêu chuẩn ra sao để xét sự xác tín (ở mức độ nhất định) của 1 info?

L.
 
Re: Chân dung Hồ Chí Minh!

Ngô Nguyễn Duy đã viết:
Anh Linh, em thì em thấy tự do thông tin có 1 cái dở, là nếu đã lỡ tuyên bố mình tự do thông tin rồi, thì nhiều thứ muốn bưng bít cũng phải tính. Vì tới khi bị lòi ra, việc bưng bít đó sẽ mang tội danh đàng hoàng. Lập lờ nửa kín nửa hở lại hay của nó, với cả nhiều thứ nên để nó mang tính huyền thoại thì tốt hơn là cứ vạch ra :)

:) Anh lại thấy bưng bít, mù mịt về thông tin lại hay, vì khi đó những thông tin mới cách đây có vài chục năm, lẽ ra có thể rất minh bạch, thì lại thành mù mờ tưởng như dăm bảy thế kỷ rồi. Chưa nói đến chuyện nó rất dễ biến thành tin "đồn thổi".

Nói gì đến chuyện những "nghi án" cách đây vài thế kỷ, như Nguyễn Du viết "Truyện Kiều" trước hay sau khi đi sứ Tàu. Các học giả học thật tha hồ tranh luận :) (Vụ này nêu ra như 1 ví dụ thôi, chú nó ko dính đến bưng bít thông tin - chỉ là ý thức kém trong việc lưu trữ, gìn giữ info)

Như vậy thì hay ở chỗ nào? Ở chỗ, sau này mà Việt Nam mình có cởi mở thì sẽ có vô số đề tài Ph.D. ra đời từ những vấn đề lẽ ra rất bình thường: Có phải đồng chí X. từng là TBT Đảng Cộng sản Việt Nam hay ko? Có phải đồng chí Y. từng là vợ của đồng chí Z. hay ko? :)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To anh Linh: Có đúng là em đơn giản hóa vấn đề không? Chẳng phải em đã giải thích rằng bản thân em không tin vì chưa được nghe nó từ các nguồn tin mà em tin cậy sao? Chẳng phải anh cũng ngầm nói rằng anh tin vì nghe nó từ một nguồn tin mà anh tin sao (từ một người nghiên cứu lịch sử nào đó mà anh quen biết)? Vậy là em đơn giản hóa vấn đề hay là anh đơn giản hóa những dòng chữ của em vậy???

Chuyện thời điểm bức thư: Mặc dù nó đề ngày tháng năm 2005 nhưng nó xuất hiện trên Internet, nếu em nhớ không nhầm, thì là vào khoảng tháng 2 năm 2006, không lâu sau đó thì ông Lan lên tiếng phủ nhận ngay! Ở đây là chuyện anh Nghia dường như có ý cho rằng mình ko được biết bài trả lời phỏng vấn do "ở VN ko dám vượt tường lửa quá 15 phút"... Vì vậy em chỉ cho anh ấy thấy rằng bài báo đó hoàn toàn có thể được đọc mà không cần tường lửa! Mặt khác không rõ anh Nghia đọc tin tức này từ trang web nào mà lại "mới đây" nhỉ? Sau khi ông Lan lên tiếng hầu hết các báo hải ngoại đều đã có lời xin lỗi đính kèm vời bài báo trên.

Như em đã nói, người ta có xu hướng tin cái mà người ta muốn tin, he he he he.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
To anh Linh: Có đúng là em đơn giản hóa vấn đề không? Chẳng phải em đã giải thích rằng bản thân em không tin vì chưa được nghe nó từ các nguồn tin mà em tin cậy sao? Chẳng phải anh cũng ngầm nói rằng anh tin vì nghe nó từ một nguồn tin mà anh tin sao (từ một người nghiên cứu lịch sử nào đó mà anh quen biết)? Vậy là em đơn giản hóa vấn đề hay là anh đơn giản hóa những dòng chữ của em vậy???

OK, vậy anh thử phân tích cả câu em viết nhé :)

1. To anh Linh: Em cũng đồng ý với anh là nói chung thông tin cần phải minh bạch. Trong bài của mình em cũng đã nói rằng nhẽ ra mọi người đều có quyền tiến hành điều tra độc lập về những vấn đề tương tự.

OK, nghĩa là em cũng đồng ý là mọi người đều có quyền tiến hành điều tra độc lập về những vấn đề cần làm minh bạch, nhưng ở Việt Nam mình thì điều này khó, hoặc bất khả. (Dựa vào chữ "nhẽ ra" của em, anh "diễn nôm" ra như thế).

2. Tuy thế không phải là vì vậy mà ta có thể đi tin tưởng vào "tin đồn" được.

Câu này, nghĩa là tuy mình ko tiến hành điều tra độc lập về những info mình muốn được, nhưng mình cũng ko thể tin tương vào "tin đồn".

Nhận xét của anh, rằng em đơn giản hóa vấn đề là ở đây. Ở chỗ này, em nói đến (một hay nhiều) tin đồn nói chung, chứ ko phải một tin đồn cụ thể nào (ví dụ: "tin đồn" có trong "thư' của ông Lan). Câu: "Có ai bắt em tin vô điều kiện vào tất cả mọi tin đồn đâu? Cái này mình đã nói nhiều rồi", là anh nhằm vào chỗ này. Anh cũng đánh dấu đậm đoạn này.

3. Tất nhiên trong vấn đề này thì em ko tin vì em chưa nghe nguồn đáng tin nào đề cập cả.

OK, nghĩa là trong một vấn đề cụ thể (là tin đồn trong "thư" ông Lan), thì em ko tin vì chưa tiếp xúc với nguồn nào đáng tin cả. Cái này là quyền và sự suy xét của em mà :)

L.
 
Chào Anh Linh và các bạn!

Ở Việt Nam có những chuyện nghe hay và sốc lắm nhưng nó thuộc chuyện thâm cung bí sử,... mình không có khả năng, điều kiện để kiểm chứng nên biết có tính chất tham khảo, bàn chuyện với nhau lúc trà dư, hậu tửu.

Các Bài thơ vui vui trước đây đã tặng Anh Linh, tặng các bạn giải trí 1 chút nhé:

"Được gần bác, tôi hay tính bác
Giản đơn, không nhếch nhác là xong
Việc gì cũng cứ ung dung
Gươm kề tận cổ cũng không là gì!
Mần chi cũng chẳng mần chi
Dẫu có làm gì cũng chẳng mần răng
Mần răng cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng mần chi!"


Chào Các bạn!
 
Thư trả lời Tổng thống Mỹ Richard Nixon.

Lá thư này đề ngày 25/8/1969, một tuần trước khi Người ra đi.

“Gửi Ngài Risớt M.Níchxơn, Tổng thống nước Mỹ Oasinhtơn
Ngài Tổng thống,


Tôi đã nhận được thư của Ngài.

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chà đạp lên các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, đến nay vẫn kéo dài ở miền Nam Việt Nam. Mỹ vẫn đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét, tăng cường các cuộc đánh phá máy bay B.52 và chất độc hóa học, gây thêm nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Chiến tranh kéo dài làm cho nước Mỹ càng hao người tốn của. Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi; tôi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam vì chính sách của nhà cầm quyền Mỹ.
Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hi sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình. Giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ sở hợp tình hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam, giải pháp đó đã được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.
Trong thư, Ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng. Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài. Đó là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam, với lợi ích của nước Mỹ và nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới.
Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự.
Với thiện chí của phía Ngài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam.

Chào Ngài.

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 1969
HỒ CHÍ MINH
 
Một anh hùng của thời đại chúng ta
Nguồn: đang tìm

Rơnê Đờ Pêtơrơ là nhà thơ nổi tiếng, người Haiti, hiện sống ở Cuba. Năm 1961, ông sang thăm Việt Nam với tư cách Phó giám đốc Nhà xuất bản Quốc gia Cuba và đã vinh dự được Bác Hồ tiếp. R.Pêtơrơ đã viết một số bài báo, bút ký và thơ về Việt Nam, trong đó có bài Một anh hùng của thời đại chúng ta. Nhân dịp kỷ niệm 116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi xin trích giới thiệu bài viết trên.

Đó là một buổi sáng trong lành ở Hà Nội... Tôi sắp đến chào một trong những người phi thường nhất của thời đại chúng ta, một nhân vật huyền thoại, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong khu vườn rợp bóng mát của những cây cổ thụ, đồng chí Tố Hữu ra đón tôi. Chúng tôi không đi vào tòa nhà lớn mà rẽ sang phía khác của khu vườn, tới một căn nhà nhỏ trông rất đơn sơ: Đó là nhà của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một lúc sau, theo lối cửa nhìn ra vườn, Bác Hồ bước vào phòng. Bước đi của Người nhẹ nhàng và lanh lẹ. Tất cả con người của Bác cho ta ấn tượng cửa sức mạnh và sự dịu dàng.

- Como esta usted companero? (Đồng chí có khỏe không?) - Bác Hồ hỏi thăm tôi bằng tiếng Tây Ban Nha.

- Thưa Chủ tịch, đồng chí cũng nói được tiếng Tây Ban Nha ạ? - Tôi kêu lên kinh ngạc.


- Un poquito, un poquito (Biết một ít thôi) - Bác Hồ trả lời với một vẻ tinh nghịch hiện lên trong khóe mắt sâu, đen cửa Người. Tiếp đó, bằng một thứ tiếng Pháp rất rõ, Bác Hỗ kể với tôi vế một chuyến đi Mỹ Latin của Người khi còn trẻ.

Cuộc nói chuyện dẫn tới văn học và thơ. Tôi trình bày với Bác Hồ ý kiến của tôi về thơ của Người, trong đó tôi vừa khám phá ra nhiều tinh hoa của nó.
Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của chân lý trên trái đất ở đâu, ở đâu có mùa xuân, xin hãy đến thăm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự tồn tại điển hình của một anh hùng của thời đại chúng ta!

Chào Thân ái!
 
Back
Bên trên