Chân dung Bác Hồ - Cảm xúc 19 tháng 5

Đoàn Trang
(Ms_Independent)

Điều hành viên
Hồ Chí Minh trả lời báo chí nước ngoài năm 1949

(VietNamNet) - Sáng nay, 19/5/2005, dịch giả Ngân Xuyên gửi đến cho chúng tôi bài trả lời PV hãng thông tấn Indonesia Antarv của Hồ Chủ tịch năm 1949. Quan điểm của Người trong bài báo đối với các vấn đề quan hệ quốc tế, đầu tư nước ngoài và phát triển vẫn còn nguyên tính mới mẻ. Điều đó khiến chúng ta càng ngạc nhiên và khâm phục Hồ Chủ tịch về tinh thần nhìn xa trông rộng của Người. Thêm một tư liệu quý để chúng ta hiểu thêm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.


Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951). Ảnh tư liệu TTXVN

Với tinh thần trân trọng tất cả những khám phá mới có tính thuyết phục về lãnh tụ Hồ Chí Minh, VietNamNet xin đăng tải tư liệu này.


Lời người dịch: Trong một chuyến sang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản), tôi được một người bạn cho xem một tư liệu bằng tiếng Nga về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người bạn cho biết, tư liệu này nằm trong số các tư liệu của một cơ quan truyền thông Nhật Bản mua về từ Moscow khi thực hiện một chương trình về Hồ Chí Minh. Đọc trong văn bản thì đây là bài phỏng vấn của Hồ Chủ tịch dành cho hãng thông tấn Indonesia Antar thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong đó có đoạn nói về Trung Quốc, và đoạn trả lời một nhà báo Mỹ. Bản tiếng Nga ghi rõ dịch từ tiếng Anh và người dịch có ký tên là là T. Mkhitaryan. Trên đầu văn bản này có ghi chữ “Mật”, chắc là lưu hồ sơ của Quốc tế Cộng sản, và thời gian lưu hồ sơ là tháng 10/1949. Tuy nhiên, cuối bản tiếng Nga lại có dòng chữ Viet Nam News Servis và “Pakistan Time” 20/7/1949 (cả hai đều theo mẫu tự Nga). Có thể phỏng đoán bài phỏng vấn này của hãng Antar đã được tờ “Pakistan Time” đăng tải và Hãng Viet Nam News Servis phát đi. Tôi đã tra “Hồ Chí Minh toàn tập” nhưng không thấy có tư liệu này.

Dưới đây là toàn văn bài phỏng vấn do tôi dịch từ tiếng Nga theo tư liệu nói trên.


*Các dân tộc châu Á kiên trì giúp đỡ Việt Nam

*Hồ Chí Minh tuyên bố để bảo vệ nền tự do của mình, châu Á cần phải liên kết lại.

Ông Hồ Chí Minh, trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây với đại diện hãng thông tấn Indonesia Antar đã kêu gọi các dân tộc châu Á ủng hộ vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh của họ giành tự do. Hồ Chí Minh tuyên bố rằng “Châu Á cần liên kết lại để bảo vệ tự do của mình và ủng hộ hòa bình trên toàn thế giới” (lời dẫn của báo hãng thông tấn Indonesia Antar - VietNamNet)

Giữa Chủ tịch và đại diện hãng Antar đã có cuộc trò chuyện sau:

Phóng viên hãng Antar: Mặt trận Việt Minh và các đảng phái chính trị khác, trong khi tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có tiếp tục kiên trì việc giành độc lập trong thành phần Liên hiệp Pháp như trước nữa hay không? Câu hỏi này có quan hệ đặc biệt đối với liên minh Indonesia - Hà Lan đang được đưa ra và Ngài Chủ tịch có thể tin rằng câu trả lời của Ngài sẽ có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Indonesia.

Hồ Chí Minh: Việt Minh là một mặt trận dân tộc rộng lớn, bao gồm tất cả các đảng phái và tổ chức yêu nước.

Chúng tôi trước hết cần phải đạt được sự thống nhất chân chính và sự độc lập chân chính. Các vấn đề còn lại sẽ được giải quyết sau.

Phóng viên hãng Antar: Ngài Chủ tịch có xem cuộc đấu tranh giải phóng hiện nay ở Việt Nam như một phương pháp cách mạng cải biến hoàn cảnh xã hội Việt Nam không? Ở Indonesia hồi đầu cách mạng nhân dân trước hết mong thực hiện những thay đổi xã hội cơ bản, nhưng về sau họ từ bỏ đường lối đó vì sợ làm tan rã sức mạnh dân tộc.

Hồ Chí Minh: Tiến hành các cải cách xã hội cần thiết như: xóa nạn mù chữ, tăng sản phẩm, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, và khuyến khích các biện pháp hữu ích, củng cố khối đoàn kết dân tộc và sức mạnh dân tộc”.

Phóng viên hãng Antar: Nếu thực như vậy thì Việt Minh và nhân dân Việt Nam mong muốn có một trật tự xã hội nào cho nước Việt Nam? Chính sách của Ngài Chủ tịch đối với sở hữu tư nhân nói chung, các xí nghiệp tư nhân nói riêng ra sao?

Hồ Chí Minh: Hiến pháp Việt Nam tôn trọng sở hữu tư nhân và khuyến khích các xí nghiệp tư nhân.

Phóng viên hãng Antar: Chính sách của Ngài Chủ tịch đối với sở hữu ruộng đất và các vấn đề nông nghiệp khác?

Hồ Chí Minh: Các chủ đất ở nước tôi đã giảm thuế đất xuống 25%. Một số người đã tự nguyện hiến cho quân đội gần 2000 mẫu đất. Những vấn đề nông nghiệp chủ yếu của chúng tôi là tăng năng suất và hợp tác hóa nông nghiệp.

Phóng viên hãng Antar: Ngài Chủ tịch muốn thấy những dạng xí nghiệp nào được quốc hữu hóa ở Việt Nam?

Hồ Chí Minh: Tất cả các xí nghiệp cần cho quốc phòng”.

Phóng viên hãng Antar: Thái độ của Ngài Chủ tịch đối với vốn đầu tư nước ngoài?

Hồ Chí Minh: Chúng tôi hoan nghênh đầu tư nước ngoài với điều kiện hai bên sẽ có lợi nhuận ngang nhau và người nước ngoài sẽ không sử dụng đầu tư để đô hộ nhân dân chúng tôi”.

Phóng viên hãng Antar: Ngài Chủ tịch có cho rằng mục đích của nhân dân Việt Nam có thể sẽ được thực hiện hoàn toàn, mặc dù các phong trào giải phóng dân tộc chưa thành công ở các nước châu Á khác?

Hồ Chí Minh: Không, tôi không nghĩ như vậy.

Quan hệ với Trung Quốc

Phóng viên hãng Antar: Theo ý Ngài Chủ tịch, khả năng thắng lợi hoàn toàn của những người cộng sản Trung Quốc tại Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng thế nào đến tình hình chung châu Á và có mối liên hệ nào giữa các sự kiện ở Trung Quốc và tình hình quốc tế?

Hồ Chí Minh: Thắng lợi hoàn toàn của quân giải phóng Trung Quốc có thể có tác động to lớn đến châu Á và tình hình Trung Quốc.

Phóng viên hãng Antar: Ngài Chủ tịch có đồng ý với ý kiến cho rằng lý tưởng thành lập một châu Á thống nhất đang ngày càng khó thực hiện?

Hồ Chí Minh: Châu Á cần phải liên kết lại để bảo vệ tự do của mình và giúp giữ gìn hòa bình trên toàn thế giới.

Phóng viên hãng Antar: Nếu vậy, Ngài Chủ tịch coi cái gì là trở ngại cho việc đó?

Hồ Chí Minh: Ách áp bức nước ngoài muốn chia rẽ châu Á.

Phóng viên hãng Antar: Ngài thấy các nước châu Á còn lại phải làm gì để giúp cho cuộc đấu tranh giải phóng của Việt Nam?

Hồ Chí Minh: Ủng hộ vật chất và tinh thần cho Việt Nam.

Phóng viên hãng Antar: Ngài Chủ tịch có thấy khả năng đạt được thỏa thuận giữa Việt Nam và Pháp không?

Hồ Chí Minh: Tôi cho là có, nếu Pháp thực tâm thừa nhận nền thống nhất thực sự và nền độc lập thực sự của Việt Nam.

Phóng viên hãng Antar: Ngài Chủ tịch có thể cho biết các số liệu tổn thất mà quân Việt Nam đã gây cho quân Pháp trong cuộc chiến tranh giải phóng, cũng như số liệu tổn thất mà phía Việt Nam phải chịu?

Hồ Chí Minh: Từ tháng 12/1946 đến hết tháng 6/1949 số quân Pháp bị giết và bị thương là 90 ngàn người, còn về phía Việt Nam là 8 ngàn người. Sự chênh lệch về thiệt hại này là do hoạt động du kích của chúng tôi”.

Phóng viên hãng Antar: Ngài Chủ tịch nhìn tương lai của Việt Nam, châu Á, và thế giới nói chung thế nào?

Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam độc lập muốn thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với tất cả các nước châu Á và duy trì quan hệ hữu nghị với toàn thế giới.



Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong ngôi nhà sàn ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.Ảnh tư liệu TTXVN


Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã trả lời các câu hỏi của một nhà báo Mỹ yêu cầu giấu tên

Phóng viên: Ngài Chủ tịch có tin vào sự thất bại của thực dân Pháp không?

Hồ Chí Minh: Có.

Phóng viên: Ngài Chủ tịch đánh giá thế nào về Bảo Đại?

Hồ Chí Minh: Cá nhân tôi không có gì chống lại ông Vĩnh Thụy. Nhưng nhìn dưới góc độ dân tộc thì ông Vĩnh Thụy bị kết tội phản bội quốc gia.

Phóng viên: Ngài Chủ tịch là người ủng hộ đường lối thân Mỹ hay chống Mỹ?

Hồ Chí Minh: Tôi hoàn toàn đứng về phía Việt Nam. Tuy nhiên về vấn đề này chúng tôi có ý kiến chung như sau:

Trước đây, đã có lúc chúng tôi rất thích người Mỹ vì ba lý do: thứ nhất, vì tinh thần bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ gần gũi với chúng tôi; thứ hai, vì chính sách của Rooservelt đối với các dân tộc bị áp bức được trình bày rõ ràng; thứ ba, vì chúng tôi thích thái độ thành thật của những người Mỹ đã hợp tác cùng chúng tôi chống lại quân Nhật.

Nhưng hiện nay ý kiến của chúng tôi đã có thay đổi. Điều này trước hết là do quan điểm công khai của các giới chức Mỹ ví như của ông Vullit trong các bài viết đăng trên tờ tạp chí “Life”. Thứ hai, do phần lớn vũ khí và lương thực mà quân đội Việt Nam thu được của quân Pháp là do Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cung cấp. Cuối cùng, do nhiều người Mỹ tin vào sự tuyên truyền dối trá của thực dân Pháp, ví như luận điệu cho rằng Việt Nam làm theo lệnh của Kremli và Cominform.

Về điều này một câu hỏi đặt ra là, vậy tướng Washington và nhân dân Mỹ đấu tranh giành độc lập chống lại nền quân chủ có phải là tuân theo lệnh của Kremli và Cominform không?

Phóng viên: Liệu khi giành được độc lập Việt Nam có hoan nghênh những sự đầu tư nước ngoài?

Hồ Chí Minh: Sau tám mươi năm bị thực dân Pháp bóc lột tàn bạo và nhiều năm đất nước bị cướp bóc, tàn phá, hiển nhiên chúng tôi có nhiều việc phải làm để xây dựng lại đất nước của mình.

Về việc này, nếu bất kỳ nước nào, trong đó có nước Pháp, muốn thiết lập quan hệ làm ăn với Việt Nam với thiện ý sẵn sàng hợp tác vì lợi ích của cả hai bên, thì Việt Nam sẽ hoan nghênh nước đó.

Mặt khác, nếu bất kỳ nước nào, trong đó có nước Pháp, mưu toan đô hộ và áp bức nhân dân chúng tôi thông qua đầu tư, thì nước đó sẽ bị chống trả quyết liệt.



Ngân Xuyên sưu tầm và dịch
Nguồn: Vietnamnet
 
Bình luận của Trương Lương:


Đối với em Bác Hồ là người Việt Nam vĩ đại nhất nên nếu được viết dành tặng Bác những lời đẹp đẽ nhất vào ngày này em xin có mấy lời nhận xét: Bác Hồ là người phong tư tuấn nhã, tài hoa quảng bác, học thức uyên thâm, đầu não minh tích, quả đoán tức quyết, hào đảm vô tỷ, duệ văn anh vũ, khoan minh trí dũng, hoằng nghĩa trí nhân, thượng thông thiên văn hạ tường địa lý, trung tri nhân sự, huyền cơ tham tạo hoá.

Nói chữ nghĩa thì thế nhưng nói giản dị thì em rất thích mấy câu thơ về Bác của Chế Lan Viên và Tố Hữu:

Đời bồi tàu lênh đênh trên sóng bể
Sóng dưới chân tàu đâu phải song quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu sứ sở
Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương
………………………………….
………………………….
Người đi hỏi khắp bong cờ châu Mỹ châu Phi
Những đất tự do những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi
(Chế Lan Viên)
Từ đó người đi những bước đầu
Lênh đênh bốn biển một con tàu
Cuộc đời sóng gió trong than bụi
Tay đốt lò, lau chảo thái rau
…………………………..
……………………….
Bác Hồ đó là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao
Giọng của người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng ấm vào lòng mơ ước
Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngàn xưa và tiếng cả mai sau
………………………………..
………………………………
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên người người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên người một chút



Bài "Tháng 5 nhớ Bác" dưới đây là do em viết lúc tối qua khi xem chương trình giao lưu về đường 559 trên VTV1, lúc đó có rất nhiều cảm xúc nên phải viết ra. Vì làm trong một buổi tối nên chắc bài còn nhiều sạn sỏi nhưng đó là tình cảm chân thật của em, rất muốn chia sẻ cùng ai đó, em post lên đây mọi người đọc chơi.


Tháng 5 nhớ Bác

Tháng 5 nhớ Bác khôn nguôi
Non song vẫn hiện bóng Người năm nao
Từ khi khởi nghĩa Tân Trào
Ba Đình rực nắng cờ sao rợp trời
Thủ đô một sáng tháng mười
Đón đoàn kháng chiến về nơi thị thành
Một rừng bộ đội áo xanh
Hoà trong tiếng nhạc Hà Thành hân hoan
Lắng nghe lời Bác: kết đoàn
Quyết tâm giải phóng miền Nam thành đồng
Toàn dân con cháu Lạc Hồng
Vâng lời nhất dạ đồng tâm kiên cường
Vượt qua mất mát đau thương
Hy sinh không ngại, coi thường hiểm nguy
Gian lao nào có xá gì
Con đường thống nhất phải đi đến cùng
Ba miền dậy sóng Bắc Nam Trung
Nhân dân cách mạng đã vùng đứng lên
Đập tan hết mọi xích xiềng
Theo lời Bác dạy thiêng liêng: Kết đoàn
75 toàn thắng huy hoàng
Từ đây thống nhất giang san nước nhà
Nhưng người đã vội đi xa
6 năm vắng bóng sơn hà không quên
Người mong tổ quốc vững bền
Nhân dân là chủ xây nên cuộc đời
Để cho hết thảy mọi nơi
Nhà nhà no ấm, người người hân hoan
Làm sao cho nước Việt Nam
Ở trên thế giới đứng hàng văn minh

Bác ơi Tổ quốc hôm nay
Vừa quan khốn khó những ngày lao đao
Mô hình xây dựng thế nào?
Con đường phía trước ra sao bây giờ?
Những ai vẫn đứng dưới cờ năm xưa?

Bác Hồ ơi nhớ Bác nhiều
Lòng thành kính cẩn biết bao nhiêu
Khắc ghi thực hiện những điều Bác răn
Cuộc đời trải mấy khó khăn
Phải luôn giữ vững tinh thần không nao
Chông gai nuôi dưỡng anh hào
Khốn nguy mới tỏ thấp cao ở đời
Làm cái gì phải tới nơi tới chốn
Chớ để dồn việc khó cho ai
Con đường chắc sẽ rất dài
Bình minh ló rạng ngày mai huy hoàng


Ba bảy năm rồi Bác đi xa
Chúng con luôn nhớ cha già kính yêu.


Hà nội 19/5/2006
 
Đoàn Trang đã viết:
Bình luận của Trương Lương:
Đối với em Bác Hồ là người Việt Nam vĩ đại nhất nên nếu được viết dành tặng Bác những lời đẹp đẽ nhất vào ngày này em xin có mấy lời nhận xét: Bác Hồ là người phong tư tuấn nhã, tài hoa quảng bác, học thức uyên thâm, đầu não minh tích, quả đoán tức quyết, hào đảm vô tỷ, duệ văn anh vũ, khoan minh trí dũng, hoằng nghĩa trí nhân, thượng thông thiên văn hạ tường địa lý, trung tri nhân sự, huyền cơ tham tạo hoá.
[/I]

TL là vị nào mà ca ngợi ghê thế hở Trang?

Nhân nói về cụ Hồ, anh nghĩ là giới sử học Việt Nam ko biết đến bao giờ mới có được 1 cuốn tiểu sử xác tín và đầy đủ, theo đúng các tiêu chuẩn khoa học, như Tây đã làm với các lãnh tụ lớn, như Lenin, Stalin, Churchill, Hitler...

Chứ về cụ Hồ, rất nhiều chi tiết bây giờ chỉ là "trà dư tửu hậu"...

L.
 
TL không là ai cả ạ.


QUOTE
truongluong: Dù gần đây rất bận nhưng vào dịp như thì hôm nay thì em thế nào cũng phải nói về Bác Hồ, người mà đối với em bất kể thế nào em cũng luôn dành cho Bác một sự kính trọng đặc biệt. Em đã đọc rất nhiều sách nói về Bác Hồ, cả sách mang tính tuyên truyền, cả những lời thoá mạ chửi rủa Bác trên những trang Web hải ngoại, cả sách người nước ngoài nói về Bác. Nói chung là tất cả những thông tin gì gọi là có tính “nhạy cảm” về Bác em đều biết, có lúc em đã đặt vấn đề này nọ sau mới thấy những điều không mình nghĩ về Bác thật là đem bụng dạ của kẻ tiểu nhân đo long người quân tử. Có thể các Bác không đồng ý với em, sẽ có người cho rằng Bác Hồ chỉ giỏi mua chuộc lòng người nhưng theo cá nhân em thì ở nước Việt Nam này Bác vẫn là công dân số một vì xét cho cùng đánh giá một con người cần dựa trên khí chất của người đó (đây là cách đánh giá của em). Mà khí chất là cái không thể làm giả được. Trong thời đại hiện nay, cái thời mà người ta chỉ quan tâm xem mình đi xe gì, xài điện thoại DĐ của hãng nào, không tìm đâu ra được một người là hiện than cho những khát vọng to lớn, dám dấn thân vì mục đích của mình thì những đức tính, lối sống, việc làm của Bác càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết cần phải được tôn vinh.
 
Nhạc sĩ Pete Seeger và bài hát "Bác Hồ - Thầy giáo"


Ngoài "Bài ca Hồ Chí Minh" do Ewan MacColl người Anh sáng tác rất nổi tiếng, bài hát Bác Hồ - Thầy giáo (Teacher Uncle Ho) của Pete Seeger là một trong những tác phẩm hay về Hồ Chí Minh.



TEACHER UNCLE HO

He educated all the people.
He demonstrated to the world:
If a man will stand for his own land,
He's got the strength of ten.

And if we'd only learn the lesson,
It could even be a blessin',
He and me might disagree,
But we needn't go to shooting again.

And if soldier boys in every land say,
"Hell no, we won't go," ("what did you say")
"Hell no, we won't go," ("say it again!")
"Hell no, we won't go!"

I'll have to say in my own way,
The only way I know,
That we learned power to the people and the power to know
From Teacher Uncle Ho!


Words and Music by Pete Seeger (1970)
© 1970, 1973 by Stormking Music Inc.



BÁC HỒ - THẦY GIÁO

Nguời nói với toàn dân,

Và cho cả thế giới biết rằng:

Khi một người vì quê hương chiến đấu

Sức mạnh của anh sẽ nhân gấp trăm lần

Bài học đó nếu chúng ta học được

Sẽ là điều tuyệt vời

Vẫn có thể bất đồng

Nhưng sẽ chẳng bao giờ cần dùng súng đạn.

Và nếu như những người lính ở khắp mọi nơi

cất lên tiếng nói:

"Không,

Không

chúng tôi sẽ chẳng bao giờ đi đánh đấm".

Thì,

Tôi sẽ phải thưa với mọi người

bằng cách của riêng tôi

Rằng chúng ta đã nhận ra sức mạnh nhân dân

từ những bài học của Thày giáo - Bác Hồ!




Hồ Chí Minh là một thiên tài có óc hài hước

Bài hát Bác Hồ - Thày giáo được sáng tác vào năm 1970, thời điểm cao trào của cuộc chiến tranh Việt Nam. Pete Seeger, một nhạc sĩ có tên tuổi ở Mỹ khi đó đã đứng trong hàng ngũ những người phản chiến tích cực nhất và ông sử dụng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh. Chắc chắn thái độ phản chiến đã tác động đến ông khi viết bài hát này, nhưng cảm hứng chủ đạo để bài hát ra đời chính là tình cảm và sự hiểu biết của ông về Hồ Chí Minh.

Có thể thấy ở Pete Seeger một tình cảm sâu đậm đối với Hồ Chí Minh. Không chỉ có vậy, ông còn khá am hiểu về con người và thân thế của "Thầy giáo - Bác Hồ". Tình cảm ấy không mất đi mà còn trở nên bền chặt hơn trải qua thăng trầm hàng chục năm trời.

Tháng 1/2005, trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Linda C. Forbes trên trang Monthly Review tại địa chỉ www. monthlyreview. org về một vấn đề muôn thủa trong mối tương quan giữa nhân loại và thiên nhiên, ông đã nhắc đến Hồ Chí Minh. Pete Seeger cho rằng, những người có óc hài hước có khả năng tìm ra câu trả lời tốt hơn (so với những người không có - HK). "Tôi nghĩ - Pete Seeger nói - giá như Hồ Chí Minh còn sống, có thể (ông tìm được câu trả lời cho mối tương quan này). Hồ Chí Minh là người có óc hài hước tuyệt vời. Ông ấy luôn tạo ra được những tình huống bất ngờ. Một lần đến thăm đơn vị quân đội, trong kế hoạch có chương trình huấn thị. Nhìn thấy một đội ngũ chỉnh tề, hàng trên cùng là các sĩ quan, kế đó là hạ sĩ quan, cuối cùng là các chiến sĩ, thế là ông không đi vào bằng cổng chính mà đi vòng lối cổng sau và hô: "Đằng sau quay!". Toàn bộ đơn vị quay mặt về phía sau, thế là các chiến sĩ trở thành những người ngồi hàng đầu. Khi ấy, Hồ Chí Minh mới bắt đầu phát biểu. Ông nói rằng, những binh nhì chính là bộ phận quan trọng nhất của quân đội, quan trọng nhất của đất nước, của cả thế giới. Bằng tấm gương của mình, ông cũng cho thấy, các lãnh tụ tài giỏi nhất chính là những người biết động viên đội ngũ những người lính đông đảo để họ có thể cống hiến nhiều nhất".

Pete Seeger nói tiếp: "Hồ Chí Minh là một thiên tài. Cha của ông cũng là một nhà giáo. Khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã tìm cách kiếm việc làm trên tàu thuỷ và đi sang Pháp, đến Paris, tham gia Đại hội của đảng Xã hội. Ông phê phán những người xã hội Pháp vì họ không chấp nhận trả tự do cho các thuộc địa và muốn nước Pháp mạnh lên, giữ nguyên địa vị chính quốc. Khi giành được chính quyền, người ta bố trí cho Hồ Chí Minh ở trong một toà dinh thự lớn. Ông nói: "Các anh cho người khác giữ gìn ngôi nhà lớn này. Tôi sẽ sống trong một ngôi nhà nhỏ thôi". Phía sau dinh thự có một căn nhà xưởng nhỏ. Hồ Chí Minh đã sắp xếp lại thành một phòng làm việc, cũng là nơi nghỉ ngơi của mình.


Người nghệ sĩ dám hát lên những điều mắt thấy tai nghe

Pete Seeger sinh ngày 3/5/1919 tại thành phố New York. Cha ông là một nhà nghiên cứu âm nhạc. Em trai và em gái ông cũng là những người có tên tuổi trong giới nhạc sĩ Mỹ. Đặc biệt, cô em Peggy Seeger chính là vợ của nhạc sĩ Ewan MacColl, tác giả của "Bài ca Hồ Chí Minh" nổi tiếng. Pete Seeger từng theo học nghề báo ở Trường Đại học Harvard, nhưng sau đó đã bỏ dở. Ông là thành viên sáng lập của hai ban nhạc folklor, là tác giả của giáo trình kinh điển về học đàn banjo.

Ông là người khởi xướng Festival Nước Sạch nhằm hồi sinh sông Hudson - nơi ông đang sống hiện nay. Cách đây hơn 30 năm, sông Hudson bị ô nhiễm nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ trở thành con sông chết. Festival Nước sạch đã trở thành ngày hội âm nhạc và môi trường lớn nhất ở Mỹ và góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường cho con sông lớn nhất ở New York.

Do tinh thần phản kháng của mình, ông từng bị cơ quan an ninh theo dõi, các chương trình của ông bị cấm trên truyền hình. Năm 1994, ông được Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn Kennedy mời đến dự một cuộc dạ tiệc lớn dành cho những người được nhận các phần thưởng của năm. Tại đây, ông được Tổng thống Mỹ hồi đó là Bill Clinton ca ngợi như là một nghệ sĩ "dám hát về những điều mắt thấy tai nghe". "Pete từng bị cấm biểu diễn trên truyền hình, giờ đây đó là một tấm huy chương danh dự" - Tổng thống nói.


Những lời tụng ca từ trái tim và khối óc

Cho đến nay, chưa thấy ai làm một phép thống kê có bao nhiêu bài hát bằng tiếng Việt về Hồ Chí Minh, nhưng có thể nói một cách chắc chắn rằng, con số ấy đã lên đến nhiều trăm, cũng chưa có thống kê về các bài hát bằng tiếng nước ngoài viết về Người. Hồ Chí Minh là danh nhân Việt Nam được nhiều bài hát viết về nhất.

Điều đáng nói là tuyệt đại đa số những bài hát ấy, cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài, đều là những ca khúc tuyệt vời cả về giai điệu lẫn ca từ. Nhiều bài đã vượt qua thời gian, sống mãi trong lòng công chúng. Trước hết, đó là do tài năng và tâm huyết của các tác giả, nhưng có một lý do cực kỳ quan trọng, đó là sự toả sáng của chính nhân cách Hồ Chí Minh. Hình tượng Hồ Chí Minh đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ cả Việt Nam và cả nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Có nghĩa là cho đến mãi sau, người ta vẫn còn viết tiếp những bài hát về Hồ Chí Minh.


Hà Khoa​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đoàn Trang đã viết:
Nhạc sĩ Pete Seeger và bài hát "Bác Hồ - Thầy giáo"
Ngoài "Bài ca Hồ Chí Minh" do Ewan MacColl người Anh sáng tác rất nổi tiếng, bài hát Bác Hồ - Thầy giáo (Teacher Uncle Ho) của Pete Seeger là một trong những tác phẩm hay về Hồ Chí Minh.

Anh còn cassette Quang Hưng hát bài "Hồ, Hố, Hô Chì Mình"... của ông nhạc sĩ Cuba (?) nào đó, rất bốc.

L.
 
anh có thể thu và up lên đc ko anh, plz
Em tìm bài này mãi ko đc, mà từ bé đến h chỉ đc nghe mỗi đoạn điệp khúc này, chả biết cả bài nó thế nào, nhưng nghe thấy hay lắm.
thanx anh!
 
Nguyễn Tấn Thành đã viết:
anh có thể thu và up lên đc ko anh, plz
Em tìm bài này mãi ko đc, mà từ bé đến h chỉ đc nghe mỗi đoạn điệp khúc này, chả biết cả bài nó thế nào, nhưng nghe thấy hay lắm.
thanx anh!

Để mai anh thử (giờ đang là đêm :). Bài này Quang Hưng hát có lẽ cũng ba bốn chục năm nay rồi, cái quý ở chỗ nó là tư liệu của Đài tiếng nói Việt Nam...

Giờ ko mấy ai hát lại, trừ Hồ Quỳnh Hương, trong cái chương trình mừng Đại hội X, hát như dở hơi, ăn mặc lại giống cao-bồi :)

L.
 
Cái bài này Thái Bảo hát cũng hay...

Anh Linh quên à....bài đó còn được Hồ Quỳnh Hương khuyến mãi thêm một đoạn "nà ná na" nghe chuối vãi.....:)) :)) :))

Anh Thành có thể nghe tạm vậy nhé....

Bài Ca Hồ Chí Minh (biểu diễn Hồ Quỳnh Hương) :D

http://nhacviet.vietnamnet.vn/vn/nhacpham/chitiet/541/index.aspx

Bản Tiếng Anh...hát chay thôi....:D

http://www.vietnamsongbook.org/mp3/08 - Joe Bangert- Ballad Of Ho Chi Minh .mp3

ballad-of-ho-chi-minh.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài Hồ Hố Hô Chí Minh của anh Linh bản gốc 1 ông Cuba hát là hay nhất! Giọng khàn khàn nghe đến phê!
 
Nguyễn Đăng​

Kỷ niệm gặp Chủ Tịch Hồ Chí Minh của một người lính Nhật



Câu chuyện đầy cảm động của ông Gota khi tình cờ được gặp Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã được nhiều tờ báo, đài phát thanh của Nhật Bản đưa tin. Cho đến tận trước khi mất, ông Gota luôn gìn giữ kỷ niệm quý báu về Người cũng như đất nước con người Việt Nam.

Một ngày đầu mùa xuân năm 2001, tôi được ông Morita công tác tại Đài phát thanh tỉnh Miyazaki thông báo bằng điện thoại: Có một người Nhật tên là Gota sống ở huyện Aya của tỉnh Miyazaki đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đang định đi phỏng vấn ông ấy, anh có muốn đi cùng với tôi không? Tất nhiên là tôi đồng ý ngay lập tức.

Sau hơn 1 tiếng đồng hồ đi bằng xe ôtô từ trường ĐH Miyazaki, chúng tôi đã đến huyện Aya. Nơi đây có phong cảnh thật tuyệt vời, với những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp với nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm và còn là niềm tự hào của người dân Miyazaki. Khi nói đến Aya, ai cũng còn biết đến nơi đây là quê hương của loại rượu vang Aya và pha lê Aya nổi tiếng.

Ngôi nhà của ông Gota nằm yên tĩnh bên cạnh một con suối nhỏ, chảy róc rách suốt ngày đêm. Ra đón chúng tôi là một cụ già 85 tuổi nhưng trông vẫn còn hoạt bát, nhanh nhẹn. Khi giới thiệu tôi là người Việt nam, cụ tay bắt mặt mừng: 'Trời ơi, cho đến nay là hơn 40 năm, tôi mới gặp lại người Việt Nam'. Khi cả ba người cùng ngồi quanh chiếc bàn nếm thử món cá suối nướng Ayu thơm phức của Aya do chính cụ câu được và nhấm nháp chút rượu Shochu Kirishima làm bằng khoai lang của Miyzaki, cụ Gota mới chậm rãi kể cho chúng tôi bằng giọng tiếng Nhật địa phương, mà trong đó có nhiều từ, tiếng Nhật chuẩn không thể có:

Đó là những ngày đầu năm 1945, đơn vị chúng tôi đóng quân ở một làng ven sông cạnh Hà Nội. Chiến tranh đang ở trong giai đoạn khốc liệt và quân Nhật cũng đang bị thiệt hại nặng. Tôi được điều thẳng từ Đài Loan đến Việt Nam, xứ sở mà tôi mới chỉ biết đến qua sách lịch sử. Hôm đó là một buổi sáng, khi tôi đang tranh thủ viết thư về cho gia đình thì chợt có một cụ già khoảng ngoài 50 tuổi nhanh nhẹn bước vào. Tôi nghĩ đó là người Trung Quốc nên bật tiếng chào 'Nỉ hảo', cụ già đáp ngay: 'Nỉ hảo' rồi hỏi tôi một tràng tiếng Trung Quốc mà tôi chỉ nghe được bập bõm vài từ. Thấy tôi đứng ngẩn ra, cụ già ra hiệu cho tôi lấy giấy và bút. May thay, tôi không nói được tiếng Trung Quốc nhưng khi nhìn chữ Hán thì tôi biết khá nhiều. Qua bút đàm, tôi báo cho cụ biết là người cụ cần gặp khoảng 15 phút mới có mặt vì vẫn chưa kịp đến. Chúng tôi liền tiếp tục nói chuyện với nhau bằng bút đàm.

Qua câu chuyện chỉ trên giấy bút, cụ hỏi thăm tình hình gia đình của tôi ở Nhật Bản, và phân tích tình hình chiến sự tại Trung Quốc và trên thế giới cho tôi nghe. Càng nghe, tôi càng như bị cuốn hút vào lời của cụ. Qua lời của cụ, tôi hiểu rằng chiến tranh chỉ mang lại sự khổ đau, chết chóc và chúng ta phải tìm mọi cách để mang lại hòa bình đến cho người dân. Tôi chợt nhận ra rằng, ngồi đối diện với tôi đây không phải là một người tầm thường, chắc hẳn phải là một học giả hoặc ít nhất là một giáo sư đại học thì mới có kiến thức uyên thâm và thu hút người nghe kỳ lạ đến thế.

Mười lăm phút đã thoắt trôi qua, cụ già từ biệt tôi và không quên dặn tôi phải luôn chú ý giữ gìn đến sức khỏe vì khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, không giống như ở quê hương tôi. Từ biệt cụ mà tôi vẫn tiếng nuối vì thời gian bút đàm cùng cụ quá ít.

Chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn, bao nhiêu bạn bè của tôi đã bỏ mạng tại cuộc chiến tranh này, tôi cũng không nhớ nữa. Tôi may mắn vẫn còn sống sót, nhưng khi trở về đến gia đình thì một tin khủng khiếp đã chờ sẵn: Cả gia đình tôi đã chỉ còn lại là những cái xác đen thui nằm ở đâu đó trong thành phố Nagasaki, khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống đây. Tôi tưởng như không sống nổi nữa. Lúc đó tôi đã nhớ lại nhứng điều cụ già đã nói với tôi ở Việt nam: 'Chiến tranh chỉ mang lại sự khổ đau chết chóc không chỉ của riêng ai, mà bất kì ở nơi đâu, của dân tộc nào, ở quốc gia nào trên thế giới'.

Buồn chán, tôi lui về góc rừng Aya này ở ẩn để quên đi nỗi đau đớn khôn nguôi khi người thân đã mất. Ngày tháng cứ lặng lẽ trôi, tôi cứ vùi đầu vào công việc mà vẫn không quên được sự ám ảnh khủng khiếp của chiến tranh.

Trong khi đó, ở Việt Nam cuộc chiến khốc liệt vẫn tiếp diễn. Báo đài, tivi Nhật vẫn hàng ngày đưa tin về chiến tranh Việt nam. Đến một hôm, khi đài NHK đưa hình ảnh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người mà tôi đã biết tên và ngưỡng mộ từ lâu, thì tôi không thể tin vào mắt mình được nữa, Chủ Tịch Hồ Chí Minh chính là cụ già mà tôi đã gặp ở Việt Nam gần hai mươi năm về trước. Tôi đã có được vinh hạnh lớn trong đời của mình mà không hề biết.

Ngày 3/9/1969, cùng với hàng triệu người trên thế giới, tôi đã khóc khi được tin Chủ Tich Hồ Chí Minh mất. Tại căn nhà dưới cánh rừng ven suối của Aya này, tôi đã thắp một nén hương cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh và hứa với Cụ là sẽ làm theo điều mà Cụ đã dặn dò tôi 'Chúng ta phải bằng mọi cách để mang lại hòa bình đến cho người dân vì chiến tranh chỉ mang lại khổ đau, chết chóc'.

Từ đó, tôi bắt đầu tham gia vào các hoạt động biểu tình tại Nhật Bản chống chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Ngày Viêt Nam được thống nhất, tôi cũng lại khóc vì mừng, vì ước mong thống nhất đất nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thành sự thật, và vì tôi dường như cũng đã đóng góp được một điều gì vào trong đó.

Vào lúc này, khi tôi viết lại những dòng trên thì cụ Gota đã không còn nữa. Một năm sau, sau một cơn đau đã quật ngã cụ, mang theo nhiều điều mà cụ vẫn chưa kịp kể hết. Tôi và ông Morita đã đến tang lễ để nhìn cụ lần cuối. Tôi nhớ lại những lời cụ đã nói với tôi khi từ biệt: 'Hàng triệu người Việt Nam đã ngã xuống để đất nước có được hòa bình, thế hệ trẻ các bạn phải luôn biết quý trọng và nâng niu điều ấy và phải quyết tâm làm được một điều gì dù nhỏ bé, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và hòa bình trên thế giới.'



Nguồn vysak.com
 
Lê Đức Phương đã viết:
Bài Hồ Hố Hô Chí Minh của anh Linh bản gốc 1 ông Cuba hát là hay nhất! Giọng khàn khàn nghe đến phê!

Bản anh có do Quang Hưng hát, ông ấy bây giờ chắc thôi hát lâu rồi, vì cũng già lắm rồi, bảy mấy tuổi ấy, có lẽ gần 80 rồi.

Đang tìm cách thu ra mp3.

Hồi xưa, khi tất cả còn hát kiểu nghiêm trang, theo kiểu Nhạc viện Moscow hoặc Kiev, thì có Quang Hưng thỉnh thoảng hát kiểu vui nhộn (những bài "Tính tôi thích thể thao", "Lỳ và sáo", "Anh quân bưu vui tính"...), hoặc những bài hơi "bốc" (có đệm guitare). Vậy là oách rồi!

L.
 
Đọc mấy bài viết về Bác Hồ của chị Trang cảm động quá, nhất là cái bài sau nghe ông lính Nhật nói về Bác. Còn về bài phỏng vấn, đọc xong vỡ ra nhiều điều về Bác, trả lời rất xúc tích nhưng mà ý nghĩa sâu xa. Tự dưng thấy tự hào dân tộc thế ko biết :)
 
Nguyễn Nguyên Phương đã viết:
Đọc mấy bài viết về Bác Hồ của chị Trang cảm động quá, nhất là cái bài sau nghe ông lính Nhật nói về Bác. Còn về bài phỏng vấn, đọc xong vỡ ra nhiều điều về Bác, trả lời rất xúc tích nhưng mà ý nghĩa sâu xa. Tự dưng thấy tự hào dân tộc thế ko biết :)

:)

Hưởng ứng Trang chủ đề này nhé, anh có 2 tư liệu của ông anh, nói chung chưa đăng rộng rãi ở đâu. Anh còn giữ bản thảo viết tay của 2 tư liệu này. Gần đây thấy NXB Sự thật (?) và Bảo tàng HCM họ có đưa 1 bài vào 1 tuyển tập những bài viết của một số vị từng có thời kỳ gần gũi với cụ Hồ. Nhưng đó ko trọn vẹn là bản chép tay của ông anh mà anh có.

Gửi cái này, coi như 1 tư liệu sử có một số chi tiết thú vị. Ở một số chỗ, vì là phải hiệu chỉnh từ bản viết tay, nên anh có đề rõ cả những chỗ tẩy xóa, hoặc đã gạch đi, nhưng trung thành tuyệt đối với bản gốc :)

L.

Ghi chú: Cái này bản quyền HAO, đề nghị đừng đưa đi chỗ khác nhá, nếu chưa có ý kiến của "khổ chủ"!

Bài thứ nhất

==============

MẤY ĐIỀU GHI LẠI VỀ TIỀN THÂN CỦA BỘ NGOẠI GIAO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tài liệu này ông viết cho Phòng Truyền thống của Bộ Ngoại giao cuối năm 1985 (Tết Bính Dần). Ông để lại cho các cháu một bản để sau này khi nhớ đến ông thì các cháu lấy ra đọc.

***

Bộ Ngoại giao nước ta hiện nay là một Bộ quan trọng bậc nhất của Chính phủ. Nó có cơ sở vật chất to lớn, tổ chức rộng rãi với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đầy đủ tri thức và kinh nghiệm để gánh vác công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Kỷ niệm 40 năm ngày xây dựng Bộ năm nay, ôn lại những ngày đầu tiên của Bộ là một việc có ý nghĩa để xây dựng Phòng Truyền thống của Bộ.

Không cần thiết nói dài dòng về bối cảnh chính trị, quân sự, ngoại giao trong những năm 1945 - 1946: trong Nam quân Anh Pháp đổ bộ, ngoài Bắc quân Tưởng kéo sang để giải pháp quân Nhật và cũng là để âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân vừa mới thành lập. Tiêu Văn, một viên trung tướng của quân Tưởng đã nói trắng ra rằng "tiêu diệt Việt Minh trước, giải giáp quân Nhật sau". Bối cảnh đó cộng thêm hoạt động của bọn Việt gian bán nước đã làm cho tình hình công tác đối ngoại càng khó khăn, phức tạp hơn.

Sau Tuyên ngôn Độc lập 2-9, các Bộ của Chính phủ Lâm thời được thành lập, trong đó có Bộ Ngoại giao mà Bác Hồ là người Bộ trưởng đầu tiên chịu trách nhiệm trước Trung ương Đảng và Chính phủ, đứng mũi chịu sào về công tác đối ngoại khó khăn nghiêm trọng này. Một tổ công tác đối ngoại đầu tiên được thành lập gồm 5 người: Đ/c Bùi Lâm, Đ/c Trần Đình Long, Đ/c Nguyễn Văn Lưu, Đ/c Tạ Quang Bửu và Đ/c Nguyễn Đức Thụy, do Bác lãnh đạo. Tổ công tác được thành lập trong phòng làm việc của Bác tại Bắc Bộ Phủ (nay là Bộ Nội vụ). Bác nói: "Tôi mời các chú đến đây để tổ chức ủy viên hội của Bộ Ngoại giao" (lúc đó ta chưa dùng chữ "ủy ban", "ban"). Sau khi Bác nói tóm tắt về tình hình chung, nhận định về thuận lợi và khó khăn của công tác đối ngoại, Bác liền phân công cho từng người: Đ/c Bùi Lâm phụ trách công tác đối Pháp, kể cả đối với những đảng viên Đảng Xã hội Pháp tại Việt Nam; Đ/c Tạ Quang Bửu đối Anh, Mỹ; Đ/c Nguyễn Văn Lưu đối công tác tổng hợp của Bộ; Đ/c Trần Đình Long đối với công việc xẩy ra ở các địa phương; Đ/c Nguyễn Đức Thụy đối công tác quân Tưởng và Hoa kiều.

Sau khi phân công, Bác dặn dò:

- Chữ "ủy viên hội" và chữ "ủy viên" là ta dùng trong nội bộ, không được nói công khai vì quân Tưởng rất ghét chữ đó là chữ dùng để chỉ tổ chức cộng sản. Chức vụ của các chú nên dùng chữ "Tham nghị".

Chúng tôi bấm bụng cười, nhưng Bác cũng cười và nói: "Chức Tham nghị là chức rất phổ biến trong bộ máy chính quyền của Tưởng. Coi nó to cũng được, nhỏ cũng được, rất quan trọng cũng được, chẳng quan trọng gì cũng được. Anh là tham nghị thì anh nói đúng cũng được, anh nói sai thì cũng chẳng ai thèm trách cứ và càng dễ cải chính".

Bác không quên dặn đồng chí Nguyễn Đức Thụy phải khắc ngay con dấu tên mình để dùng trong các giấy tờ giao thiệp với quân Tưởng. Bác nói người Trung Quốc tin vào chữ ký kèm có con dấu. Giấy tờ có chữ ký mà không có con dấu son đỏ đóng trên chữ ký thì kém hiệu lực. Bác dặn như vậy là đúng, song tôi hay đánh mất con dấu nên đã phải khắc lại đôi ba lần. Con dấu mà tôi tặng Phòng Truyền thống của Bộ là con dấu khắc cuối cùng mà tôi đã sử dụng trong suốt 8 năm kháng chiến chống Pháp những khi giao thiệp với các tỉnh biên giới Trung Quốc, hay đi Nam Kinh theo lệnh Bác.

Bác nói tổ chức đối ngoại này đồng thời là một tô? Đảng mà Bác là tổ trưởng. Cũng nên nói luôn là từ sau khi thành lập, tổ chức này sinh hoạt không đều vì tình hình chuẩn bị kháng chiến ngày càng khẩn trương. Tôi chỉ còn nhớ một lần sinh hoạt để kiểm điểm công tác và thảo luận về vấn đề đối phó với bọn Việt gian phản động tăng cường hoạt động khủng bố, ra báo và phát thanh phản động, cướp của, giết người. Một đồng chí trong tổ yêu cầu cho bắt bọn cầm đầu đem bắn, nhưng Bác chậm rãi nói: "Chưa phải lúc bắt bớ bắn giết chúng vì bọn phản động trong quân đội Tưởng còn chưa chịu bỏ bọn này và còn ủng hộ chúng". Lời Bác nói thật đúng. Phải đợi đến vu. Ôn Như Hầu bị ta phát giác, hàng đống xác chết của dân lương thiện bị bọn Việt Quốc, Việt Cách giết hại được đào lên trong các vườn nhà thì ngay bọn phản động nhất trong quân đội Tưởng cũng không còn lý do để giúp bọn phản động này khỏi bị trừng trị.

Tổ chức tiền thân của Bộ Ngoại giao này được Bác tổ chức rất giản đơn nhưng cũng rất nghiêm trang. Khi đó chưa có chế độ bổ nhiệm bằng văn bản, chưa có chế độ đãi ngộ, chưa có lương bậc gì cả. Song mỗi người trong tổ chức đó đều tận tâm làm việc, không kể hy sinh, mất mát vì nhiệm vụ như Đ/c Trần Đình Long bị bọn phản động Quốc dân Đảng giả danh quân Tưởng đến nhà bắt cóc đem đi giết hại; Đ/c Nguyễn Đức Thụy bị ô tô nhà binh Pháp đâm trong lúc đi giao thiệp để tiếp quản pháo đài Láng, hiện nay vẫn mang thương tật; một đồng chí cán bộ đối ngoại là Nguyễn Văn Thủy bị chấn thương sọ não ngớ ngẩn suốt đời. Ngay Bác Hồ có lần cũng suýt bị bọn Quốc dân Đảng đóng ở đường Quan Thánh bắn vào lốp xe ô tô của Bác đang chạy từ Phủ Chủ tịch, nơi Lư Hán đóng về Bắc Bộ Phủ.

Tổ chức tiền thân của Bộ Ngoại giao này hoạt động đến khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong quá trình công tác, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bác Hồ, nó đã góp phần nhỏ bé của mình vào những thành tích to lớn về đối ngoại của Đảng và Nhà nước như xúc tiến việc rút lui khỏi Việt Bắc của quân Tưởng; đưa bộ đội Nam tiến được thuận lợi (do Bác tranh thủ được sự đồng tình của viên sư trưởng của sự vinh dự thứ hai của Tưởng); phá được âm mưu của bọn phản động Quốc dân Đảng cấu kết với bọn phản động trong quân đội Tưởng; giải quyết kịp thời nhiệm vụ xung đột xẩy ra ở các địa phương giữa quân Tưởng và lực lượng vũ trang địa phương v.v... Tất nhiên các ngành, các cấp địa phương, và Trung ương cũng có những đóng góp to lớn vào thành tích đó của tổ chức tiền phong của Bộ.

Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tổ chức tiền thân này phân tán làm các công tác khác; tôi được Trung ương phái lên Việt Bắc phụ trách công tác ngoại thương ở các cửa khẩu Cao Bằng, để tiếp tế vật tư, thuốc men cho nhân dân và bộ đội. Được vài tháng thì Bác gọi về bảo phải tiếp tục công tác với Chính phủ Tưởng, mãi đến cuối năm 1949, quân đội của Mao tiến gần biên giới thì công tác này mới kết thúc để quay sang làm công tác với Chính phủ Mao. Trong thời gian từ 1946 - 1949 đó, một chính sách lớn đối với Chính phủ Tưởng là ta vẫn nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết chống Pháp. Bác Hồ thường gửi thư cho Tiêu Văn, cho Ngô Thiết Thành, tổng bí thư của Quốc dân Đảng Trung Quốc, yêu cầu họ thuyết phục bọn Nguyễn Hải Thần và phe lũ về nước kháng chiến và hứa cho họ được hưởng những quyền lợi và chức vụ như cũ. Thậm chí Bác còn chủ trương cố thuyết phục Bảo Đại ở Hồng Kông về nước, hứa cho hắn 2 triệu Đông Dương và tổ chức cho hắn về nếu hắn đồng ý, nhưng chủ trương này không thành vì hắn đã trở thành một tên vua trác táng có tiếng ở các hộp đêm, tiệm nhẩy, sòng cờ bạc ở Hồng Kông.

Đem chủ trương đại đoàn kết này kêu gọi kẻ thù thật là một phương pháp thâm thúy tranh thủ kẻ thù, ổn định hậu phương, vạch mặt bọn Nguyễn Hải Thần. Đối với vùng biên giới Trung - Việt từ Quảng Đông sang Quảng Tây, Bác cũng dặn Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh phải gìn giữ cho yên để chúng ta tập trung lực lượng đánh Pháp, phá âm mưu của Pháp hoạt động tình báo, mua chuộc ở vùng đó. Bác có lần đề phòng tư tưởng chủ quan khinh địch và dùng 2 câu trong phương ngôn của Trung Quốc là: "Cư an, tư nguy - Cư trị bất vong loạn" để nhắc nhở tôi trong công tác.

Cuối cùng, xin nói về tư tưởng và tác phong mà Bác đã dạy cho tổ chức đầu tiên của Bộ.

Suốt trong quá trình công tác, Bác luôn dặn cán bộ cần nắm những vấn đề lớn, biết rõ nhiệm vụ, nội tình của địch, Bác chỉ cho những phương pháp công tác có hiệu quả nhất. Bác dặn cán bộ làm công tác ngoại giao rằng khi tiếp xúc với đối tượng, nên khơi vấn đề để đối tượng nói nhiều mà mình thì nói ít. Đối tượng nói nhiều thì mình dễ biết ý đồ của họ. Mình nói nhiều thì dễ sinh ba hoa, thất thố để họ nắm được ý đồ của mình. Làm việc không nên hấp tấp vội vàng, cả tin, dễ sinh sơ suất. Trong thời gian quân Tưởng còn đóng ở Việt Nam, họ gây ra nhiều khiêu khích, nhưng Bác bảo phải tránh khiêu khích với họ; ngoại giao của ta lúc này là ngoại giao Câu Tiễn (có ý là nhịn nhục) để sau khi giải giáp xong quân đội Nhật, họ không còn lý do gì để trì hoãn việc rút quân, ta dễ dàng đối phó với quân đội Pháp. Nhưng một vài sự việc nghiêm trọng đã làm trái với chủ trương trên như vu. Chèm đã làm cho tình hình phức tạp thêm, sư đoàn 116 (1) của Lư Hán đe dọa bao vây, chiếm đóng Bắc Bộ Phủ, kéo dài việc rút quân. Việc này làm cho Bác hết sức lo ngại, làm cho ta thiệt người, tốn của, nhưng Bác nói "con dại, cái mang" và Bác vẫn chịu đựng để đẩy nhanh việc rút quân của sư đoàn đó.

Bác là một người có tri thức văn hóa Đông Tây rất rộng, Hán học uyên thâm nên dễ chinh phục được tướng lĩnh của Tưởng. Chỉ một vài lần tiếp xúc với Bác là họ rất kính trọng Bác. Lần đầu tiên Bác đến thăm Lư Hán tại Phủ Chủ tịch hiện nay, Lư Hán cho một viên quan tùy tùng ra đón Bác ngồi chờ ở phòng khách rồi Lư Hán mới ra chào hỏi, nhưng sau khi nói chuyện xong, Lư Hán đưa Bác ra tận cổng (chỗ bậc đá mà ngày nay hay chụp ảnh tập thể) đợi Bác lên xe rồi mới vào. Nhưng lần sau Bác đến, Lư Hán đều ra đón tại cổng và tiễn tại cổng, tỏ ra hết sức tôn trọng Bác. Đầu tiên họ xưng hô là "Hồ Chí Minh tiên sinh", nhưng dần dần mọi người khi nói chuyện đều xưng hô Bác là "Hồ chủ tịch". Bác cười và nhận xét: "Trong công văn giấy tờ thì họ vẫn viết là kính gửi ông Hồ Chí Minh, nhưng trong khi nói chuyện thì họ lại gọi Bác là Hồ Chủ tịch. Thế là họ đã phải công nhận ta trên thực tế".

Cách ăn mặc của Bác rất giản dị. Dù tiếp ai hay đi đến ai, Bác cũng chỉ đội mũ cát, mặc áo quần kaki đi đôi giày vải và chống ba toong bằng song đã cũ. Song đối cán bộ đi theo Bác, Bác bảo: "Tôi ăn mặc thế nào thì mặc tôi, còn các chú đi với tôi thì phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ".

Tổ chức tiền thân của Bộ là như thế. Linh hồn, khả năng, thành tích của nó không thể có được nếu không được Đảng và Hồ Chủ tịch lãnh đạo và hướng dẫn.

Từ tổ chức tiền thân, chúng ta ngày nay luôn luôn phải suy nghĩ đến Bác, học tập tư tưởng và tác phong của Bác.

Cán bộ ngoại giao chúng ta nên nhớ một điều có ý nghĩa này: Bác Hồ là người Bộ trưởng đầu tiên của Bộ. Ngoài làm Bộ trưởng Ngoại giao ra, từ 1945 đến lúc Bác qua đời, Bác chưa từng là Bộ trưởng một Bộ quan trọng nào khác. Đây là vinh dự của đội ngũ cán bộ ngoại giao.

Năm nay tôi đã 76 tuổi. Viết lách khó khăn, trí nhớ tàn lụi, tôi cố gắng viết xong mấy trang này hòng góp phần nhỏ bé của mình trong Phòng Truyền thống của Bộ.

Xuân Bính Dần (1986)

Nguyễn Đức Thụy
Ngõ Quan Thổ I, Tổ 54,
số nhà 18,
phố Hàng Bột,
Hà Nội.

(1) Trong một bản thảo viết tay, chỗ này là "sư đoàn 16".
 
Anh Linh nghĩ gì về Hồ Chủ Tịch qua đoạn văn này ạ?

Cách ăn mặc của Bác rất giản dị. Dù tiếp ai hay đi đến ai, Bác cũng chỉ đội mũ cát, mặc áo quần kaki đi đôi giày vải và chống ba toong bằng song đã cũ. Song đối cán bộ đi theo Bác, Bác bảo: "Tôi ăn mặc thế nào thì mặc tôi, còn các chú đi với tôi thì phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ".
 
Đoàn Trang đã viết:
Anh Linh nghĩ gì về Hồ Chủ Tịch qua đoạn văn này ạ?

Anh ko dám bình luận, cũng ko dám nghĩ gì Trang ạ. Mỗi thời có 1 cách ứng xử, tùy hoàn cảnh, tùy tư chất của từng lãnh tụ, và tùy... dân trí từng thời kỳ nữa :)

Cụ Hồ làm bất cứ cái gì, mà được người (đời đó) kính nể, thì đó là cái tài của cụ rồi. Bây giờ nhìn lại, bình luận ko được vì nó phi lịch sử.

L.
 
Đoàn Trang đã viết:
Anh Linh trả lời quả là hay!;)

:)

Bài thứ hai

HỒI TƯỞNG CỦA ÔNG NGUYỄN ĐỨC THỤY

Những trang hồi ức này được ông Nguyễn Đức Thụy viết tay trong cuốn lịch cỡ A5, năm Bính Thìn, từ ngày Chủ nhật 22-8 (27-7, lịch ta) đến ngày thứ Bảy 4-9 (11-8, lịch ta). Tổng cộng 15 trang, trong đó có những trang viết kín, có những trang chỉ có vài dòng sơ lược.

Trong hồi tưởng, có thể thấy những đoạn văn gần như hoàn chỉnh xen kẽ những dàn ý và một số ghi nhớ, chắc dành cho chính bản thân người viết. Có nhiều đoạn dài bị gạch chéo, không rõ lý do (trừ một đôi chỗ chắc do trùng lặp).

Nội dung của hồi tưởng là bối cảnh Việt Nam thời kỳ 1945-1946, sau khi cách mạng tháng Tám thành công và quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc "giải giáp" Nhật ("Hoa quân nhập Việt"). Đặc biệt, có một số chi tiết mang tính cá nhân về quan hệ giữa người viết và ông Hồ Chí Minh. Theo dàn ý viết trong hồi tưởng, có lẽ người viết dự định sẽ bổ sung cho hoàn chỉnh, nhưng ông không còn dịp nào trở lại đề tài này.

Hồi tưởng có nhiều chữ viết tắt hoặc khó đọc. Trong đại đa số các trường hợp, tôi đã "tầm nguyên" thành công. Vài chỗ còn hồ nghi, tôi để trong ngoặc kép và đánh dấu hỏi.

Những đoạn bị người viết xóa hoặc gạch chéo trong nguyên bản, tôi để trong ngoặc vuông [].

L.


***

1. Sơ lược tiểu sử.

2. Trước khi gặp Bác và làm việc với Bác.

3. Khi làm việc với Bác:

- ở Hà Nội

- ở chiến khu

- về Hà Nội

4. Nhận xét về Bác.

(...)

(Đặng Vũ Xích

- Sinh hoạt như một cán bộ giản dị

- Cởi mở

Bận:

- Tàu trắng

- Quốc dân Đảng, Đại Việt

- Mỹ, Anh, Pháp

- Nội bộ: chính quyền, quân đội, quần chúng

Tranh thủ đồng minh dù là bấp bênh:

- Tiêu Văn

- Nguyễn Hải Thần

- Trần Thế Dân)

Đón Tài trắng: lụt - Tiêu Văn về đâu.

Hoa kiều (???) trắng đỏ đều thế.

Hà Ứng Khâm: Bác huy động quần chúng thị uy (đón chào những thực ra là thị uy). Điều hành lần này ta rất chu đáo, lớn

Tổ chức Bộ Ngoại giao: thoạt đầu ở Bắc Bộ Phủ sau đó mới sang Hàng Vôi - Ban Tham nghị.

Đĩnh đạc: đối phóng viên ngoại quốc. Nói chung họ đã biết Bác nên lúc đến lúc về họ rất vui vẻ và phục.

"Tôi ăn mặc thế nào mặc tôi, còn chú phải ăn mặc cho đẹp đẽ, đứng đắn".

Vụ Ôn Như Hầu.

Đối phó với bọn phản động - Tuyên truyền.

"Chú chuẩn bị rời Hà Nội xong chưa?"

Thời kỳ này thấy cái lo của Bác có ở mấy việc Chèm, trước hôm bùng nổ kháng chiến.

(Ăn cơm với Bác.

Bác và quả trứng gà Răng.

Không có sinh hoạt như Bác thì sao có sinh hoạt toàn Đảng như vậy và toàn quân toàn dân.

Đoàn kết: Nguyễn Hải Thần, Bảo Đại, Tàu trắng.)

Tuy nhiên lúc này lại gần Bác hơn.

- Kháng chiến bùng nổ thì lên Việt Bắc. Theo chỉ thị của Trung ương (anh Văn) để tìm lối tiếp tế cho bộ đội. Đặc phái của Bộ Quốc phòng và đ/c Xích.

"Tiếp tế, giữ biên giới cho yên vì lực lượng ta còn yếu, phải tập trung sức chống Pháp, nếu để hai mặt đánh ta thì bất lợi".

Nguyễn Sơn

Bác vẫn giữ lễ với Tiêu Văn. 3 lần sai tôi đưa thư. Nội dung là mời Bảo Đại và Nguyễn Hải Thần về để đoàn kết cùng kháng chiến. Đây cũng là (???) Bác viết thư dài cho Tiêu Văn.

Ăn cơm với Bác.

Quả trứng gà.

Nguyễn Sơn.

Chỉ thị về đoàn kết. Thay Lý Ban.

Thạo thành ngữ: (???)

(???)

***

Tôi làm việc với Bác từ lúc khởi nghĩa giành chính quyền, làm việc tại Bắc Bộ Phủ (nay là...). Lúc đó Bác phụ trách cả Bộ Ngoại giao nhưng công tác này hoàn toàn làm ở Bắc Bộ Phủ (*). Chỉ sau khi Nguyễn Tường Tam làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì Bộ này mới đổi sang Hàng Vôi [và Bác]. Nhưng công tác ngoại giao vẫn do Bác phụ trách vì Anh, Pháp, Mỹ đều làm việc với Bác cả.

(*) Bác bắt đầu tổ chức Bộ Ngoại giao. Trong Bộ có một Ủy ban Ngoại giao gồm Bác và các đ/c Bùi Lâm (phụ trách đối Pháp), đ/c Nguyễn Văn Lưu (phụ trách Văn phòng Bộ), đ/c Trần Đình Long, đ/c Tạ Quang Bửu và tôi (phụ trách đối Tàu trắng). Bác không gọi là Ủy ban mà gọi là Ủy viên hội. (???) là Tổ Đảng Bác làm tổ trưởng. Công việc lúc đó rất phức tạp, nhiều, [nhưng] cán bộ ít nhưng Bác sử dụng cán bộ rất khéo, tin tưởng vào cán bộ, phóng tay cho cán bộ tập dượt và trưởng thành nhưng vẫn kiểm tra giúp đỡ ngay trong công tác (báo cáo với Bác) hàng ngày để uốn nắn. Do đó Bác được rảnh tay làm việc lớn khác.

Có lần tổ Đảng Ngoại giao họp trong lúc bọn Quốc dân Đảng đang ráo riết hoạt động, bạo động, chửi bới chính quyền bằng loa phóng thanh ở các đường Quan Thánh - Có một tổ viên nóng lòng hỏi Bác: "Phải làm thế nào chứ cứ hòa hoãn mãi như thế này để chúng tự do hoành hành mãi ư?" Bác hỏi "theo ý chú thì nên làm gì?" Tổ viên bảo nên trị cho chúng một mẻ. Bác vừa cười vừa nói: "Chú thì chỉ giết là giết thôi. Chú không nghĩ đằng sau bọn côn đồ này là ai ư? Phải vạch mặt chúng cho bọn thày của chúng biết là chúng không phải là cách mạng gì mà là những phần tử xấu, rất xấu đã. Chúng chỉ là một nhóm nhỏ thôi, giết chúng bây giờ là thất sách". Trong thâm tâm tôi và một vài đ/c trong Tổ cũng tán thành chủ trương phải trị [mạnh] thẳng tay, nhưng về sau, bọn Quốc dân Đảng càng ngày càng lộng hành, giết người, cướp của, đến lúc vu. Ôn Như Hầu xảy ra thì chúng tôi mới hiểu ý Bác là đúng. Chúng tôi chỉ thấy bên ngoài sự vật, không biết phân tích bản chất sự phát triển của nó, những biểu hiện bên ngoài như bọn Tàu trắng và dân chúng còn chưa thấy hết bộ mặt xấu xa của bọn đó.

Đón Tiêu Văn. Bác biết Tiêu Văn là người ủng hộ bọn Nguyễn Tường Tam và bọn Quốc dân Đảng. Khi vào đất Việt Nam hắn nói tiêu diệt hết Việt Minh rồi mới giải giáp quân Nhật, và mục tiêu của y là đưa bọn này lên cầm quyền, giúp chúng nắm lại chính quyền. Tuy nhiên Bác chỉ thị tổ chức đón rước long trọng, chuẩn bị nhà cửa tương xứng với Lư Hán. Song khi chúng tôi đi đón Tiêu Văn về thì hắn không về nhà của Bác đã dành cho hắn mà hắn về nhà của Hoa kiều để tỏ thái độ không hợp tác. Thấy thế Bác đích thân chủ động đến gặp. Bác rất niềm nở và sau một hồi chuyện trò thì thái độ của Tiêu Văn dịu hẳn đi.

Tôi được dự mấy lần Bác làm việc với Tiêu Văn và Lư Hán. Thái độ trước sau như một của bác là Đoàn kết dân tộc và nhờ họ giúp đỡ để bọn Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam hợp tác với ta, thái độ nhất quán đó khiến bọn Tiêu Văn khó tìm ra sơ hở, không chê trách được bác. Thái độ đĩnh đạc của Bác trong khi làm việc với họ làm cho họ phải kính trọng Bác. Mỗi khi làm việc, Bác đều báo trước nên khi Bác đến thì Lư Hán cũng như Tiêu Văn đều ra tận cổng dinh thự để đón Bác vào. Tôi còn nhớ trong các công văn giấy tờ Lư Hán gởi Bác tuy không xưng hô Bác là Chủ tịch (điều này cũng không trách vì chính phủ họ chưa công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhưng trong các cuộc hội đàm họ đều xưng hô Bác là Hồ Chủ tịch. Họ kính trọng Bác như vậy đó. Ngay Chu Phúc Thành, quân trưởng Quân 53 (quân của Trung Quốc), mới đầu cũng rất ngạo mạn, nhưng sau cũng phải kính nể Bác. Làm việc với họ, không bao giờ quá 1 tiếng, thường chỉ độ 30 phút. Bác hỏi thăm sức khỏe, có gì cần giải quyết trong sinh hoạt. Sau đó Bác đi ngay vào việc. Các công việc cần bàn, cách giải quyết Bác đã nắm cả nên không bao giờ Bác cần ghi chép. Có lẽ vì Bác đã quen với các hội nghị quốc tế rồi nên cách giải quyết vấn đề của Bác rất nhanh, gọn, khôn khéo. Bác dặn chúng tôi làm công tác ngoại giao nên nghe họ nói nhiều, ta ít nói. Nói nhiều dễ hớ.

Có lần Lư Hán mời Bác đến nơi Lư Hán đóng (Chủ tịch phủ) để bàn vấn đề đoàn kết với Hải Thần và Quốc dân Đảng [trước khi Hà Ứng Khâm sang]. Họ yêu cầu Bác triệu tập bọn này để bàn và giải quyết vấn đề đoàn kết. Sau khi thảo luận, Bác đã khéo léo chuyển việc triệu tập đó cho họ. Thế là khi đến thì họ định yêu cầu Bác triệu tập, Bác lại gán lại cho họ mà họ không có cơ sở gì phản đối. Ngồi trong xe tôi hỏi Bác, Bác nói quan điểm của ta rõ rồi (đoàn kết v.v...). Nếu họ chưa chịu thì để cho chủ của họ giải quyết lấy. Ta không xin việc, nhận việc không phải của ta.

[Khi mới về Thủ đô, chính quyền nhân dân còn trong trứng nước, đảng viên không quá mấy nghìn người thì ngoài những việc lớn mà lịch sử đã ghi lại, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng phải đối phó ngay với việc "Hoa quân nhập Việt" gồm hàng mấy chục vạn quân Tưởng. Trong tình trạng đất nước đang bị nạn đói hoành hành, nhiệm vụ của Đảng lúc đó là phải giữ hòa hoãn với đạo quân này, không để sơ hở để chúng có cơ sở phá hoại ta, nêu cao khẩu hiệu đoàn kết dân tộc, đảng phái v.v... để tranh thủ quần chúng, tranh thủ những người có thiện chí trong họ, cô lập và vạch trần tội lỗi xấu xa của bọn chân tay chúng. Bác luôn giữ vững [chiến] sách lược này cho cả những năm kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc qua mấy việc sau đây:

Mấy việc khi quân Tưởng vào miền Bắc Việt Nam. Tiêu Văn đi tiền trạm. Ông ta hung hăng nói: khi vào Việt Nam thì tiêu diệt Việt Minh trước rồi mới giải giáp quân Nhật. Bác đã chuẩn bị chỗ ở sang trọng cho ông ta, nhưng khi đến Hà Nội thì ông ta cùng đoàn tùy tùng đi thẳng vào Hội quán Quảng Đông của Hoa kiều mà không về nơi Bác đã chuẩn bị đón ông ta. Bọn Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam theo đuôi bọn này về.]

Bác sống giản dị. Tại sao? Có người trả lời là vì Bác không thích xa hoa, vì bản chất của Bác; nhưng cắt nghĩa như vậy thì cũng là trả lời Bác giản dị là vì Bác giản dị mà không [cắt nghĩa] nêu được bản chất giản dị của Bác. Tôi đặt ra câu hỏi này từ khi gặp và làm việc với Bác. Tôi suy nghĩ mãi. Tôi thấy rằng Bác quanh năm suốt tháng ngày chỉ nghĩ và làm việc cho cách mạng cho nên Bác đã chẳng nghĩ gì đến mình.

Điều này nhắc nhở rất nhiều cho đồng chí chúng ta nếu không sẽ càng tuột vào chủ nghĩa cá nhân.

Chúng ta đều nói Bác sống giản dị. Nhưng vì sao Bác có được đức tính đó? Từ trẻ đến già Bác chỉ ham muốn phục vụ cách mạng được thực nhiều. Không nghĩ gì đến cá nhân mình. Ngay lúc Bác sắp mất, Bác cũng chỉ hỏi miền Nam đánh thắng ở đâu, quốc kháng có đốt pháo hoa cho dân vui không? Ngay trong di chúc của Bác cũng đã nói...

Bác rất thương yêu đồng chí.

Đồng chí Lợi. Miếng gan Bác cho. Bộ quần áo.

Sách vở đã nói nhiều rồi. Đây chỉ là sự việc cụ thể.

Thêm vào tư liệu những sự việc cụ thể thôi.

Sử dụng cán bộ.

Tổ chức Bộ Ngoại giao: Tổ (Tham nghị?)

[Bác thương yêu cán bộ và luôn giáo dục cán bộ.

Bác thương yêu đồng chí rất chân thực, từ đáy lòng.

- Đồng chí Lợi trong số 8 người phục vụ Bác (Trường - Kỳ - Kháng - Chiến...) là người thiểu số Cao Bằng, khổ người cao, to, trắng như Tây. Phục vu. Bác được mấy năm thì đồng chí nhớ nhà, xin Bác cho về sống với gia đình. Bác thông cảm, biết lưu lại không được nên Bác phải cho đồng chí về. Song Bác luôn nhớ. Hồi đó tôi công tác tại Cao Bằng [nên hai lần Bác dặn tôi lên nói với địa phương nhơ giúp đỡ đồng chí Lợi]. Sau khi làm việc xong với đồng chí Trường Chinh và đồng chí Võ Nguyễn Giáp, [tôi vác ba lô lên vai], sang xin chỉ thị công tác của Bác. Sau khi Bác dặn dò xong, tôi vác ba lô lên vai, chào Bác, vừa đi được vài bước, Bác gọi lại dặn dò tôi lên nói với địa phương giúp đỡ đồng chí Lợi khi gặp khó khăn, thỉnh thoảng địa phương phải cho người lên hỏi thăm đồng chí và bảo Bác nhớ và có lời hỏi thăm gia đình. Tôi nhớ Bác dặn tôi hai lần. Và truyền đạt với Trung ương sau đó nghe tin đồng chí Lợi đã mất vì bệnh ung thư. Bác mời hai cụ. Cử (Tú?) giúp xem công văn của Tàu. Thỉnh thoảng Bác lại vào buồng làm việc hỏi han chuyện trò với hai cụ. Cụ Cử rất phấn khởi, gặp ai cụ cũng khen Bác là người nhã nhặn.]

- Báo cáo công việc với Bác cũng chính là lúc tốt nhất tôi được Bác dạy bảo:

Bác giao cho tôi nhiệm vụ cùng Tỉnh ủy và Ủy ban Cao Bằng phải làm sao giữ cho vùng biên giới [khỏi] yên ổn, khỏi bị bọn thân Pháp và bọn phản động ở biên giới quấy rối ta vì nhiệm vụ của ta là phải tập trung chống Pháp, nếu để ba bề bốn bên bị quấy rối thì khó cho ta. Chúng tôi đã làm được theo ý bác. Riêng tôi vì có quan hệ buôn bán với bọn chính quyền và quân đội nên quan hệ giữa đôi bên cũng yên ổn. Có lần tôi về báo cáo với Bác. Bác nghe xong, Bác vui vẻ nhưng Bác dặn thêm mấy điều mà đến nay tôi còn nhớ mãi. Bác dặn: "Bọn đặc vụ và gián điệp Pháp ở biên giới nhiều. Trong khi đi giao thiệp, cái gì đáng nói cái gì không đáng nói phải phân biệt rõ ràng. Ngay việc trong gia đình, có những việc cũng không nên nói ra ngoài. Chú đừng thực thà quá. Đi với Phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì phải mặc áo giấy. Các chú giữ yên biên giới thế là tốt, nhưng cần nhớ rằng "cư yên tư nguy, cư trị bất vong loạn". Chú có hiểu 2 câu thành ngữ cổ đó không?" Tôi trả lời thưa Bác có. Bác cười. Thế là tôi lại vác ba lô từ giã Bác để lên Cao Bằng. Vừa đi vừa suy nghĩ về những lời Bác căn dặn và mỗi lần được Bác dạy bảo như thế là mỗi lần tôi trưởng thành trong công tác.

- Nhường cơm sẻ áo. Tôi đi công tác về [chỗ] báo cáo công việc với Bác. Các đồng chí Kháng và Chiến nói với tôi ngồi ăn cơm với Bác để Bác vui vì hồ ấy Bác suy nghĩ nhiều, sức khỏe kém nên ăn ít quá. Ngồi trước bữa cơm đạm bạc: một đĩa nhỏ lòng gà, một đĩa con thịt gà (con gà bé quá, chắc chia làm hai bữa), một bát canh. Bác ngồi nhấm nháp với một chén rượu con. "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", tôi ngồi nói chuyện nhiều hơn ăn nhưng Bác nhắc tôi ăn. Bác nhúp cho tôi [miếng] bộ gan của con gà chưa đủ tuổi gà giò, vào bát tôi. Tôi lễ phép gắp lại vào bát Bác. Bác lại nhúp trả và nói "chú ăn đi để mai lấy sức mà đi". Ở đây tôi không nói đến miếng gan to nhỏ và nó có bổ béo bao nhiêu, nhưng ở đây tôi thấy cả một tấm lòng thương yêu cán bộ trong hoàn cảnh khó khăn.

Buổi tối, đang ngồi nói chuyện với các anh Kháng thì Bác hỏi "chú Thụy có thiếu quần áo lắm không?" Tôi nghĩ bụng chắc Bác muốn cho, của Bụt thì tôi gì không lấy nên tôi thưa [cháu thiếu quần ạ] "có thiếu ạ". Bác bảo đồng chí Kháng chọn cho tôi một bộ đã cũ của Bác. Nhưng sáng sau khi nhận quần áo thì lại là bộ quần áo [tốt] mới rất đẹp nguyên bằng lụa mầu gụ, may theo kiểu ta và trên túi áo có thuê chữ Nho "Phúc và Thọ". Tôi hỏi đồng chí Kháng tại sao lại cho tôi đồ mới của Bác. Anh Kháng nói: "Hễ Bác bảo cho đồ cũ thì phải hiểu là Bác cho đồ mới". Thì ra Bác cũng vui tính và tế nhị như thế. Chả biết đồng chí Kháng còn nhớ việc này không.

Bổ sung.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên