Cấm bán hàng rong??? Đằng sau câu chuyện

@Nam: Nam nói đúng. Có lẽ mình đòi hỏi quá cao, có lẽ cơ chế còn chưa hợp lí (cái này thì còn tranh luận nữa đúng kô ?). Chỉ có điều kô biết cái "phẩm chất đặc biệt" gì mà có người làm được, có người lại kô làm được. Kô biết "thế hệ tương lai" của những gia đình bán rong học hành thành đạt có muốn về quê hương hay là muốn ở lại thành thị ? Nhưng thôi, đi ra ngoài trọng tâm quá thì phải. Như Phong nói, phải bám vào chính sách mà phân tích.
Vậy nhé:D
Ps: anh xin đánh giá hay cho phần bài viết của Nam về sự bất hợp lí về các chợ. Anh bị thuyết phục về phần đó:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin lỗi em Phong, vì một lý do nào đó anh đã bỏ qua ko đọc phần trích dẫn này của em trong những bài viết đầu:

http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/01/766032/

Và phần nào vì thế anh đã cập nhật thông tin chưa dc đầy đủ. Theo đó anh vẫn cho rằng luật cấm bán hàng rong ko có thay đổi gì, vẫn giống như trước đây anh hiểu về nó tức là: Áp luật luật bừa bãi, ko có lộ trình cụ thể và bất công với dân nghèo ..v..v..v..(ngoại trừ rời thời gian xuống tháng 4 như em đã nói). Hiểu sai thực tại khiến anh sa đà vào việc tranh luận về vấn đề "cấm" hay "ko cấm"... Anh xin lỗi :D....

Sau khi đọc bài viết trên VNnet, anh ko còn vướng bận và thắc mắc gì nữa. Nếu UBND tp HN sẽ thực hiện đc đúng những điều đã nêu ra thì anh ủng hộ :D . Tuy nhiên anh cũng xin trích ra ý kiến của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành:

...gánh hàng rong thực chất là hệ thống phân phối hàng hóa đến tận nhà. Đây là một đặc điểm độc đáo mà không phải nền kinh tế nào cũng có được. Bên Mỹ họ gọi là Home Delivery System. Hệ thống này không dễ tổ chức và không có một NN nào có đủ khả năng để đứng ra tổ chức trên một quy mô rộng và hiệu quả. Làm sao mà có thể huy động hàng triệu người lao động làm việc này? Tôi lấy ví dụ về lợi ích hệ thống phân phối tận nhà này đem lại: Nếu không có những người bán hàng rong này thì bạn sẽ phải đi vào các siêu thị mua hàng. Chi phí cơ hội phải bỏ ra sẽ càng lớn. Mà trong nhịp độ cạnh tranh gấp gáp như hiện nay, cái giá của chi phí cơ hội sẽ ngày càng đắt đỏ. Nhờ các lao động hàng rong, người tiêu dùng được đưa hàng đến tận nhà, giá cả rẻ hơn ngoài siêu thị lại tiết kiệm được nhiều chi phí cơ hội về thời gian, xăng xe, đi lại… Rõ ràng, hệ thống giao hàng tại nhà qua các bạn bán hàng rong đem lại rất nhiều hiệu quả...

Vậy rút cuộc việc quản lý rồi dần dần xóa bỏ hàng rong liệu đã là tối ưu ?


@ anh Khánh:

Kô biết "thế hệ tương lai" của những gia đình bán rong học hành thành đạt có muốn về quê hương hay là muốn ở lại thành thị ?

Thành thị bao giờ cũng có "sức hút" và nông thôn tồn tại "sức đẩy". Điều này đã thành quy luật ko thể chối bỏ dc rồi ! Nếu anh muốn tìm đáp án ngược lại với "thành thị" thì chỉ có thể hi vọng vào cái tâm hướng về quê hương của mỗi người hay chính sách phù hợp của nhà nước để thay "sức đẩy" của nông thôn bằng "sức hút" mà thôi :D .
 
...gánh hàng rong thực chất là hệ thống phân phối hàng hóa đến tận nhà. Đây là một đặc điểm độc đáo mà không phải nền kinh tế nào cũng có được. Bên Mỹ họ gọi là Home Delivery System. Hệ thống này không dễ tổ chức và không có một NN nào có đủ khả năng để đứng ra tổ chức trên một quy mô rộng và hiệu quả. Làm sao mà có thể huy động hàng triệu người lao động làm việc này? Tôi lấy ví dụ về lợi ích hệ thống phân phối tận nhà này đem lại: Nếu không có những người bán hàng rong này thì bạn sẽ phải đi vào các siêu thị mua hàng. Chi phí cơ hội phải bỏ ra sẽ càng lớn. Mà trong nhịp độ cạnh tranh gấp gáp như hiện nay, cái giá của chi phí cơ hội sẽ ngày càng đắt đỏ. Nhờ các lao động hàng rong, người tiêu dùng được đưa hàng đến tận nhà, giá cả rẻ hơn ngoài siêu thị lại tiết kiệm được nhiều chi phí cơ hội về thời gian, xăng xe, đi lại… Rõ ràng, hệ thống giao hàng tại nhà qua các bạn bán hàng rong đem lại rất nhiều hiệu quả...

Vậy rút cuộc việc quản lý rồi dần dần xóa bỏ hàng rong liệu đã là tối ưu ?

Anh Nam hỏi câu này, em cũng xin phép đưa ra ý kiến.

1) Không thể tin hết những gì anh đọc được, nhất là ý kiến của 1 cá nhân nào đấy, mà không phải là thông tin khách quan.

2) Trước tiên, em sẽ đưa ra một số con số về Hà Nội

-Dân số Hà Nội chưa đến 4 triệu người, đóng góp của Hà Nội khoảng 13-17% GDP cả nước.

-Các ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội bây giờ là ngân hàng, bất động sản, du lịch và kinh doanh (khoảng hơn 50000 doanh nghiệp có đăng kí).

-Người dân Hà Nội bây giờ giàu lên nhanh chóng (có nhiều cơn sốt nhà đất từ năm 2001). Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng nhanh, 0.733.

Em xin phép chỉ ra một số chỗ có vẻ như chưa được hợp lý trong bài viết:

a)
Làm sao mà có thể huy động hàng triệu người lao động làm việc này

Dân số Hà Nội chưa đến 4 triệu người, chẳng nhẽ sẽ có đến tận 1 triệu người đi bán hàng rong? Ở mức độ này, trung bình cứ 4 người sẽ có 1 người đi bán hàng rong, cứ 4 người thì sẽ có 1 người vô cùng nghèo, không lo nổi cơm áo gạo tiền cho ngày mai (định nghĩa của các bạn về những người đi bán hàng rong). Em xin lỗi, nhưng mà thành phố đấy không có vẻ gì là giống Hà Nội mà em biết. Tác giả nói quá lên cũng được, nhưng thế này thì quá đà.

b)
Bên Mỹ họ gọi là Home Delivery System. Hệ thống này không dễ tổ chức và không có một NN nào có đủ khả năng để đứng ra tổ chức trên một quy mô rộng và hiệu quả

Home Delivery System là hệ thống giao hàng tận nhà. Ở Mỹ, sở dĩ hệ thống này quan trọng và có qui mô là vì nó giao đủ các loại mặt hàng từ hàng cao cấp đến hàng thứ cấp, và hầu hết hàng hóa đều được quản lý ở một mức độ nào đấy.

Hệ thống hàng rong ở Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội không như thế, vì các loại mặt hàng của các gánh hàng rong là các loại hàng hóa khá rẻ và tạp nham, không có ai quản lý và thẩm định mặt hàng. Thậm chí chẳng phải nộp thuế.

c) Tác giả có đề cập đến chi phí cơ hội (opportunity cost): Chi phí hay là giá của cơ hội gần tốt nhất với cơ hội mình lựa chọn mà mình phải bỏ đi.
Nói nôm na thì thay vì anh có thể mua từ các gánh hàng rong, anh phải đi siêu thị, bỏ tiền xăng, xe v...v...v... Và em đồng ý là như thế tăng thêm chi phí cho người mua.

Nhưng tiếp theo, có 2 vấn đề cần xem xét:

+ Chi phí này lớn đến đâu?

Thực sự chi phí này chỉ xảy ra khi anh cần mua các loại mặt hàng ở siêu thị mà các gánh hàng rong cũng có, nói gọn lại là các loại mặt hàng rẻ tiền, cũng có thể mua ở chợ. Nhưng khi anh mua các thứ như TV, tủ lạnh, sách vở... thì không hề có chi phí này. Các loại mặt hàng gây ra chi phí này không phải là rất nhiều, và như đã nói ở trên, người dân Hà Nội đang trở nên khá giả hơn, nên yêu cầu cho các loại mặt hàng này cũng không phải là lớn ---> Chi phí cơ hội ở đây không phải là quá cao.


+ Các chi phí khác khi có các gành hang rong tung tẩy ngoài đường.

Khi anh có các gánh hàng rong tự do ngoài đường, thay vì quản lý, anh phát sinh ra nhiều các loại chi phí khác có thể lớn hơn cả chi phí cơ hội ở trên. Vd, anh mất một phần thuế thu được; anh tốn người quản lý trật tự đô thị đi dẹp vỉa hè, trong khi họ có thể làm các việc khác hiệu quả hơn; anh mất một phần khách du lịch vì tình trạng chèo kéo v...v..v...

Vậy, khi chúng ta quản lý các gánh hàng rong này, nền kinh tế của Hà Nội có thực sự bị ảnh hưởng nặng nề không? Hay ngược lại, giảm bớt được một gánh nặng? Và cho người dân, không phải là sau khi quản lý thì những người bán hàng rong sẽ tán gia bại sản. Họ có thể bán hàng rong ở những nơi được quản lý, hoặc chuyển sang làm nghề khác không yêu cầu tay nghề cao, vì Hà Nội vẫn đang phát triển và hiện tại vẫn không đủ lực lượng lao động.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/03/3BA00852/
Cuộc chiến 'đòi' vỉa hè đi vào vòng luẩn quẩn

Thiếu lực lượng trật tự, dẹp chỗ này bùng phát chỗ khác, không thể xử lý triệt để bởi chưa bố trí nghề mới cho người bán hàng rong..., là những lý do khiến công cuộc đòi lại vỉa hè cho người đi bộ TP HCM có nguy cơ thất bại sau 5 tháng thực hiện quyết liệt.
> Ảnh lòng lề đường bị chiếm dụng/ 'Xẻ thịt' vỉa hè để kinh doanh / Chính quyền 'bó tay' trong cuộc chiến vỉa hè

Làm việc với lãnh đạo thành phố về tình hình lập lại trật tự vỉa hè sau 5 tháng triển khai, cuối tuần qua, hầu hết chính quyền quận, huyện đều than trời kêu khó vì không thể xử lý hết. Thậm chí một số đại diện quận còn thẳng thắn nhìn nhận, thành phố đang "nói mạnh nhưng làm suông", dẹp vỉa hè trong khi chưa giải quyết tận gốc nghề nghiệp cho người dân, khiến tình trạng lấn chiếm ngày một tồi tệ hơn.

"Chính quyền đã cố gắng hết sức, nhưng không thể dẹp yên vì chưa thể bố trí nghề mới cho người bán hàng rong. Đây là một bất cập trong chính sách”, Chủ tịch UBND phường Bến Nghé, quận 1, Tạ Hoài Nam thừa nhận.
Lề đường Hùng Vương - quận 6 là nơi buôn bán quần áo sida đủ loại. Ảnh: Kiên Cường

15 năm trước, TP HCM cũng từng lên kế hoạch giải tỏa lấn chiếm lòng lề đường, song thất bại vì khó khăn trong việc hỗ trợ người nghèo chuyển nghề ổn định. Đó là lý do để nhiều chuyên gia về giao thông cho rằng, lần này thành phố đòi trả lại trật tự vỉa hè trong vòng 10 ngày là điều không tưởng.

"Kế hoạch trong 15 năm buộc hoàn tất chỉ 10 ngày như chỉ thị của UBND thành phố hồi đầu tháng 10 rõ ràng là không thể thực hiện được", đại diện Sở Giao thông công chính nhận định.

Tuy nhiên, chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân khẳng định, với một đô thị lớn thì tình trạng buôn gánh bán bưng, lấn chiếm lòng lề đường là không thể chấp nhận được. Việc các quận huyện không kiểm soát được tình hình chiếm dụng vỉa hè cũng là một điều cần phải chấn chỉnh.

Việc chấn chỉnh như thế nào, hỗ trợ cho những người lấn chiếm ra sao để họ chuyển nghề, đã được thành phố bàn giao về các quận huyện. Ông Quân cho rằng phải bàn bạc, cân nhắc tiếp tùy thực tế mỗi địa phương.

Sau 5 tháng thành phố phát động cuộc chiến đòi lại vỉa hè, theo khảo sát của VnExpress, tình trạng chiếm dụng lòng lề đường để kinh doanh đang bùng phát mạnh mẽ, nhiều tuyến đường dù lớn hay nhỏ thì vỉa hè cũng không còn chỗ cho người đi bộ.

Đường Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, vỉa hè vừa là nơi giữ xe, buôn bán giày tràn lan. Đường Hùng Vương, Nguyễn Trãi, Cao Thắng... hầu như tất cả người đi bộ đều cùng cảnh ngộ phải lưu thông chung với dòng xe trên đường.

Mặt khác, gần đây khi hàng loạt tuyến đường bị rào chắn để đào xới thi công công trình, vỉa hè càng mất tác dụng. Ví dụ, trên đường Nguyễn Kiệm, một số công trình rào chắn đường để thi công lại bị chiếm dụng buôn bán. Khách bộ hành đành xuống lòng đường trong khi khu vực này thường xuyên ùn tắc, kẹt xe nghiêm trọng.

Trong thời điểm vật giá đắt đỏ, áp lực mưu sinh gay gắt, các chợ tạm ngày càng tràn lan, chiếm dụng vỉa hè lẫn lòng đường. Trên đường Nguyễn Trãi (quận 5), Phạm Hùng ở huyện Bình Chánh, hàng loạt gánh hàng rau quả, thịt cá bày ra ngay trên vỉa hè, người bán kẻ mua hỗn loạn. Chưa kể sau những lần buôn bán tụ tập là rác thải đọng lại hôi thối, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Kiên Cường - Thiên Chương
 
Back
Bên trên