Cấm bán hàng rong??? Đằng sau câu chuyện

Ở VN có cái kiểu là cái gì ko quản lý được thì cứ cấm cái đã cho xong chuyện.:)) Ngay cả việc mũ bảo hiểm cũng là giải pháp tình thế mà thôi. Chả có dân xứ nào đi ra đường lúc nào cũng kè kè cái nồi cơm điện.:)| Chưa kể cái vụ xe tự chế nữa chứ.=)) Toàn thương binh liệt sĩ diện chính sách đấy.:))

Thực ra hàng rong cũng là hợp với quy luật kinh tế mà thôi. Có cung thì có cầu, từ sản xuất, vận chuyển đến tiêu thụ cũng phải có khâu này khâu kia chứ. Dân ta cũng đã lấy đâu ra tiền vào siêu thị tì tì đc.:))
Người ta bảo là như thế thì ko đảm bảo vệ sinh, rồi ko đảm bảo cái gì gì nữa í. Nhưng nếu mà nó ko đảm bảo thì người ta đã tẩy chay nó lâu rồi, có cầu thì phải có cung chứ.:))

Nhưng cũng ko đơn thuần là kinh tế, nó còn là văn hóa nữa. Hồi Tết có phóng sự về nhà văn Băng Sơn, rất hay viết về các nét văn hóa Hà Nội.
Thôi nói đến đây ko nói nữa, các bố trên đấy phá hoại văn hóa dân tộc chưa đủ ah?:)| Di tích Hỏa Lò bây h thà phá nốt đi cho xong.:)|
 
"Bán hàng rong" là một bản sắc văn hóa dân tộc liệu có nhầm kô các đồng chí ? Bản sắc hay là một thói quen cũ ?

Khoan hãy nói về cái vấn đề bán hàng nhỏ là nguồn sống duy nhất của nhiều người, một số bạn ở đây nói thấy đẹp khi nhìn thấy cô này cô kia quẩy gánh hàng rong đi trên phố, cần gìn giữ, rồi bảo "mấy ông trên cao" chả "thông cảm gì".

Xin đặt câu hỏi ngược lại, liệu các bạn đã tự hỏi cái "khó nhọc của việc gánh hàng suốt ngày trên đường, nắng mưa, bụi bặm..." Họ có hạnh phúc, thấy mình đẹp, gìn giữ cổ truyền dân tộc khi đi bán lê tha cái kiểu đó kô ? Hay giờ đưa ra lựa chọn cho họ: một chỗ cố định tốt trong một phiên chợ mở suốt 24/24, mọi người đến mua khi cần và lựa chọn đi rong suốt một ngày hòng giữ gìn "bản sắc" xem họ chọn cái gì:D

Mở ngoặc nhỏ, mình thấy một số bạn ở đây, kô biêt suy nghĩ đã kĩ chưa nhưng cái đoạn phát biểu hùng hồn thành chân lí thì siêu :
Ở VN có cái kiểu là cái gì ko quản lý được thì cứ cấm cái đã cho xong chuyện.
Chả ra cái hệ thống cống rãnh j` cả
Các ông có bị đói bao h đâu.Ng` ta mà có tiền ng` ta đã chẳng việc j phải phơi cái mặt ra ngoài đường nắng nôi mệt mỏi mà cũng chỉ vì vài đồng bạc lẻ nuôi gia đình.Chán quá cái lối làm việc quan liêu.
Bái phục!!!

Nhưng nếu mà nó ko đảm bảo thì người ta đã tẩy chay nó lâu rồi, có cầu thì phải có cung chứ.
Ngày xưa thuốc phiện lúc mới ra đời cũng có ai cấm ngay đâu, hút hít tràn lan, "cầu" thì khỏi phải nói, mấy gánh hàng rong thua xa;)Thế rồi hỏi tại sao lại cấm ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ko hiểu ý em Lộc nói "Chả có dân xứ nào đi ra đường lúc nào cũng kè kè cái nồi cơm điện." có thật là ý em như thế ko? Ở Mĩ và châu Âu nếu đi xe máy thì kè kè cái nồi cơm điện là điều đương nhiên.
 
Bài này em Lộc viết láo nhé :) nói nước khác ra đường ko có nồi cơm điện là thật .... thiếu hiểu biết :)) Ở các nước khác nó nhìn dân Việt Nam mình đi ko có nồi cơm điện nó nhăn mặt nói mình chưa tiến hóa em ạ.

Đến đạp xe còn phải có mũ mão đàng hoàng nữa là kiểu đi xe ở Việt Nam.

Hơn nữa nói luôn là vụ đội mũ bảo hiểm KHÔNG PHẢI do tự nhà nước mình mà nó như thế. Chính vì bên WHO của UN nó thúc quá nên Việt Nam mới làm to như thế. Cái này là thông tin chắc chắn, đây là cái quyết định của WHO để giảm chết chóc tai nạn giao thông, chả liên quan gì đến cái "Việt Nam cái gì ko giải quyết được thì cấm" của em cả nhé!
 
Cách nhìn của Lộc rất phiến diện nhé :)

Đầu tiên là phải nhìn qua một số thông tin cụ thể:

-Hầu hết ở các nước phát triển: khi sử dụng các phương tiện môtô 2 bánh đều bắt buộc yêu cầu đội mũ bảo hiểm. (Sing, Úc, Nhật...)

- Không phải nhà nước mình thích cấm thì cấm :
http://www.helmets.org/vietnam.htm
Có rất nhiều các tổ chức quốc tế như AIPF (Tổ chức phòng tránh chấn thương châu Á), WHO hay FIA Foundation đã mất hơn 9 năm để lobby cho luật này, do tình trạng tai nạn giao thông không kiểm soát nổi ở Việt Nam.

-Phần lớn các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện môtô, xe máy gây ra.
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=52&article=81338

Tiếp theo là xe tự chế:

1) Xe tự chế do người dân bình thường, không khuyết tật: nên bị cấm, vì không ai đảm bảo đủ an toàn và tiêu chuẩn cho các phương tiện giao thông như vậy.

2)Về việc các phương tiện giao thông dành cho người khuyết tật: lệnh cấm bị lùi đến 6/2008, để những người này có thời gian tự giải quyết vấn đề tham gia giao thông của mình.
http://quanphp.net/news/index.php?item=7&c=302&a=3B9FDF0F&expand=2008-01

Nếu em cho là cái gì có cầu cũng phải có cung, giả sử anh có nhu cầu giết người, tiêu thụ ma túy, thì cũng nên hợp pháp hóa các dịch vụ giết thuê và buôn bán ma túy như thế phải không? :)

Em biết đến cung với cầu, thì cũng nên tìm hiểu về các khái niệm như lợi ích xã hội nữa. Và anh thấy là vì chúng ta có nhu cầu phát triển nên mới có nhu cầu quản lý các gánh hàng rong. (Còn cấm khác với quản lý thế nào thì em xem lại bài phía trên)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em đã thấy rất nhiều chợ, do họp tự phát nên chính quyền đã quyết định xây chợ mới hoàn toàn cũng với mục đích để giảm họp chợ lung tung h` giấc k ổn định. Nhưng cho đẾn tận bâyh` thì lượng người mua vào những cái chợ to đẹp mở gần như 24/24 chẳng bằng một nửa ngày vẫn họp chợ lang tang, có nhiều lý do có thể là giá cả, hoặc mua 1 bó rau ghé qua chợ cũng phải gửi xe và đi rất loằng ngoằng.
Và nếu như bâyh` bán hàng rong cũng như thế, ý em là cũng xây chợ như thế, thì em khẳng định 1 điều là sẽ chẳng có mấy người bán rong vào bán hàng; vì vào 1 khu chợ đc xây dựng tử tế thì rõ ràng tiền đấy k phải từ trên trời rơi xuống :-j và để đc ngồi bán trg 1 chỗ như thế thì sẽ mất tiền thuê. Nếu những ng` bán hàng rong có đủ khả năng để thuê 1 cửa hàng thì cũng chả cần hàng ngày rong rong gánh hàng đi khắp các chỗ như thế, tiền vốn chưa chắc đã đủ chứ đừng nói đến lãi mang về đổ vào mồm các cháu.
Còn đúng là gánh hàng rong này chắc chắn sẽ k tồn tại trg vòng mấy nghìn năm nữa :p nhưng k phải là bâyh` chứ ạ :-?? vì đơn giản dân ở những thành phố lớn, dân quê lên HN rất nhiều và hầu hết thì chẳng có nghề nghiệp j`, k làm bốc vác cửu vạn hay osin thì cuối cùng cũng chỉ còn cách bán hàng là nghề lương thiện nhất thôi. Thế nên em nghĩ nên giảm bán hàng rong bằng cách mở ra những ngành nghề khác thì hay hơn ạ :p chứ tập trung lại thành chợ thì chắc k phải là 1 ý kiến hay. Chưa kể nhiều hàng vỉa hè là nghề ông cha truyền lại :)) và nó cũng được coi như 1 nét văn hoá ẩm thực, có chứ ạ :-j chẳng phải nhiều nhà văn đã mất hàng tấn nơron mà ngồi viết về nét văn hoá này rồi đấy thây?

Còn chuyện an toàn thực phẩm thì em k dám có ý kiến :)) vì rõ ràng hàng rong và những quán vỉa hè thì chất lượng k thể đảm bảo đc.
 
Em có dám chắc chắn với anh về chính sách là khi quản lý sẽ xây chợ để gom các gánh hàng rong không?

Vì theo như những gì anh biết là nhà nước chưa thông báo cụ thể các phương án quản lý thế nào :)

vì đơn giản dân ở những thành phố lớn, dân quê lên HN rất nhiều và hầu hết thì chẳng có nghề nghiệp j`, k làm bốc vác cửu vạn hay osin thì cuối cùng cũng chỉ còn cách bán hàng là nghề lương thiện nhất thôi. Thế nên em nghĩ nên giảm bán hàng rong bằng cách mở ra những ngành nghề khác thì hay hơn ạ

Từ trước đến nay anh vẫn không biết nghề lương thiện nhất sau ôsin và cửu vạn là bán hàng rong. Anh tưởng là nghề nào mà không phạm pháp thì đã là lương thiện rồi :p.

Hơn nữa ở Việt Nam hiện nay không thiếu việc, mà là thiếu người. Không đi bán hàng rong vẫn hoàn toàn có thể làm việc ở các cơ sở may mặc v..v..v.. những nơi không yêu cầu chuyên môn hay tay nghề cao. Vả lại, khi ngành du lịch phát triển thì sẽ có nhiều ngành nghề khác mọc lên, em không lo thiếu việc đâu.

Chưa kể nhiều hàng vỉa hè là nghề ông cha truyền lại và nó cũng được coi như 1 nét văn hoá ẩm thực, có chứ ạ chẳng phải nhiều nhà văn đã mất hàng tấn nơron mà ngồi viết về nét văn hoá này rồi đấy thây?

Ừ, nhưng cái hàng rong hồi xưa, thứ nhất là nó khác nhiều so với bây giờ. thứ hai bây giờ là thời đại mới, đồng ý có nhiều thứ cần giữ lại (vd như kiến thức về lịch sử VN), nhưng có những thứ cần thay đổi, và anh thấy các gánh hàng rong là một trong những thứ cần thay đổi.
 
chung qui lại là chưa có cơ chế giáo dục những dân quê với cả trộm cắp đĩ điếm
cứ hợp pháp hóa mãi dâm để xóa bán hàng rong nhé ;)
 
em đã thấy rất nhiều chợ, do họp tự phát nên chính quyền đã quyết định xây chợ mới hoàn toàn cũng với mục đích để giảm họp chợ lung tung h` giấc k ổn định. Nhưng cho đẾn tận bâyh` thì lượng người mua vào những cái chợ to đẹp mở gần như 24/24 chẳng bằng một nửa ngày vẫn họp chợ lang tang, có nhiều lý do có thể là giá cả, hoặc mua 1 bó rau ghé qua chợ cũng phải gửi xe và đi rất loằng ngoằng.
Và nếu như bâyh` bán hàng rong cũng như thế, ý em là cũng xây chợ như thế, thì em khẳng định 1 điều là sẽ chẳng có mấy người bán rong vào bán hàng; vì vào 1 khu chợ đc xây dựng tử tế thì rõ ràng tiền đấy k phải từ trên trời rơi xuống và để đc ngồi bán trg 1 chỗ như thế thì sẽ mất tiền thuê. Nếu những ng` bán hàng rong có đủ khả năng để thuê 1 cửa hàng thì cũng chả cần hàng ngày rong rong gánh hàng đi khắp các chỗ như thế, tiền vốn chưa chắc đã đủ chứ đừng nói đến lãi mang về đổ vào mồm các cháu
Cái lựa chọn anh đặt ra là để cho em thấy rằng, hình thức bán hàng rong có là cổ truyền văn hóa hay kô thì phải đặt dấu chấm hỏi to lắm đó. Nếu cho người ta lựa chọn tốt hơn thì cái hình thức đó sẽ kô còn nữa. Kô phải như "nghề cổ truyền", thời đại người ta đi theo những nghề mới dễ kiếm tiền hơn, có những nhà vẫn cố theo nghề cũ để giữ gìn truyền thống, vì yêu nghề. Anh hỏi em em có chắc có người bán hàng rong nào yêu nghề "bán rong" nay đây mai đó hay là do người ta bắt buộc phải thế ?
Chưa kể nhiều hàng vỉa hè là nghề ông cha truyền lại và nó cũng được coi như 1 nét văn hoá ẩm thực, có chứ ạ chẳng phải nhiều nhà văn đã mất hàng tấn nơron mà ngồi viết về nét văn hoá này rồi đấy thây?
Cái tranh cãi ở đây là hình thức bán thế nào. Còn hàng vỉa hè thì hoàn toàn khác, ở khu anh anh biết có người trước bán vỉa hè một thời gian kiếm được rồi vào nhà mở cửa hàng đó thôi. Vẫn gìn giữ ok. Nét văn hóa ẩm thức chả có liên quan gì đến việc bán rong cả.
Đi chợ mà kô gửi xe gửi cộ "loằng ngoằng" thì chả khác gì đi siêu thị kô xếp hàng à ? Cũng là một thói quen cũ cần phải thay đổi.

Còn thì lúc nào người ta đưa ra cái gì mới thì cố mà hiểu cái đã, kô hiểu được thì đặt câu hỏi...Chứ đừng một hai câu suy nghĩ chưa sâu đã phán như thánh sấm: "quan liêu với lại hệ thống". Chưa đủ trình đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đồng ý với anh Khánh là bán hàng rong chả phải là 1 cái nét văn hoá :) Ngược lại nó còn mang lại nhiều cái không tốt như các loại rác rưởi, mất mỹ quan đường phố, rồi còn ảnh hưởng đến giao thông...
Nhưng cũng phải nói đến là hàng rong đấy cũng là một nguồn thu nhập lớn :D em có xem 1 phóng sự nói là từ những gánh hàng rong nhỏ bé đó đã đóng góp một fần k nhỏ cho nền kinh tế.
Theo ý kiến của riêng em thì không nên cấm bán hàng rong. Nó ảnh hưưỏng đến đời sống rất nhiều con người,hầu hết là người dân nghèo. Cái chính vẫn là nếu kinh tế phát triển, đời sống ngày càng cao thì rồi cũng đến lúc mà chẳng cần cấm thì gánh hàng rong cũng dần dần mà không còn nữa :-?
 
Chính vì các gánh hàng rong đóng góp một phần lớn cho nền kinh tế nước nhà nên mới càng cần phải quản lý em à.

Hình thức buôn bán rong thực chất là một mất mát cho nền kinh tế nước mình, vì các gánh hàng rong là các giao dịch "vô hình", tức là không thể kiểm tra được. Đáng nhẽ tổng thu nhập GDP của nước mình là 100 triệu (giả sử thế), thì do có các gánh hàng rong mà nó chỉ còn khoảng 70 triệu thôi. Và một lượng thuế bị mất mát đáng kể do không thể nào kiểm tra và quản lý được loại hình kinh doanh này. Số lượng tiền thuế thu được ấy đáng nhẽ có thể được dùng vào nhiều mục đích tốt hơn (trợ cấp xã hội, phát triển hạ tầng, đầu tư quản lý...) thì bây giờ lại mất trắng.
 
nhưng 30% đó có đc tái đầu tư để xây dựng cuộc sống no ấm cho những ng` buôn thúng bán bưng ???
hay khi giải tán họ , ngân sách quốc gia chúng ta lại phải è cổ ra để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ???
tình trạng lôn xộn hiện nay là không ổn nhưng nhà nước ta chưa tạo đc 1 tiền đề nào cho những người đó thấy đc việc dừng bán rong là tốt cho đất nước cũng như bản thân họ <cái này # với đội MBH> tất cả những bất cập sau việc cấm này có như việc cấm xe tự chế ??? hay tất cả đc liệt vào 4 chữ "chưa có cơ chế"
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không anh à, viêc nói về số tiền đó để làm gì thì em với anh đều không biết, vì nó đã xảy ra đâu. Thế nên nói nó không được dùng để làm việc nọ hay để làm việc kia (cụ thể) thì thật là ... Trên kia chỉ là một vài ví dụ một số việc có thể làm được.

Và chúng ta không hoàn toàn giải tán hay cấm tất cả các gánh hàng
rong.
Ngay tháng sau là đã được bán lại trên một số nơi rồi.

Anh cũng chẳng thể trông đợi anh muốn có cơ chế gì là có ngay được, chẳng nước nào đẻ ra cơ chế bụp một cái trong vài ngày. Để làm một cái chính sách cần làm điều tra, tính toán mất rất nhiều thời gian. Điều mà nhà nước có thể làm là giải quyết từng việc một. Bắt đầu từ những việc như thế này.
 
anh nói thật là em vẫn còn bênh nhà nước nhiều quá , VN thật sự đang thiếu những nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược thật sự , họ cảm thấy mất thể diện khi những ng` bán dạo vây lấy du khách ngoại quốc , họ cảm thấy buôn thúng bán mẹt làm những sạp hàng đóng thuế cho nhà nước thất thu , họ cấm!!! họ không nghĩ đến cái ở tầm cao hơn thì phải :-< thực ra kiến thức của mình còn hữu hạn , cúng không phải dân kinh tế nên có j` sai mọi ng` bỏ qua nhé
cái đc gọi là hàng rong là cái j` , là những mẹt hàng đc quẩy rong đi qua rất nhiều con phố với mức giá phải chăng , phù hợp với 99.99% dân số VN , đó có thể nói là sự lôm nhôm nhưng cũng là nét đẹp , đó là sự lộn xộn nhưng tiện ích :D ở tầm này ít có những ng` bán bánh mỳ dạo nhưng thật sự là cách đây chỉ 6-7 năm , buổi tối học đói mà nghe tiếng bánh mỳ ơ >> chạy ra ăn với trứng thì quá đã , h tớ đố cậu nào xách xe vào siêu thị mua cái bánh mỳ trong những ngày 6*c như vừa rồi đấy
thứ 2 , chúng ta có 30% thất thu ngân sách do bán hàng rong , cứ tạm cho là vậy , bán hàng rong chiếm 30% hơi quá đáng nhưng mà thôi cho qua ; lạm phát nước ta năm vừa rồi do đâu ạ , do thị trường chứng khoán ??? do xăng tăng giá , vàng lên giá , $$ mất giá ??? ko phải , tỷ trọng phần lớn của giá tiêu dùng là từ thực phẩm << ngành hàng chính của bán rong đúng ko ạ , làm 1 phép tính đơn giản giữa chợ và siêu thị , mỗi kg thịt chênh 5k , giữa chợ và chợ tạm của ng` bán rong chênh 1-2k >>>10%-15% của 1kg thịt , nghĩa là mỗi 1kg thịt , chúng ta tăng ít nhất 5% nếu cấm bán hàng rong (30%x15%) và nếu thực phẩm tăng giá là 50% lí do lạm phát , thì bỏ bán hàng rong , chúng ta đối mặt với 2.5% lạm phát tăng thêm ??? mà lạm phát thì dẫn đến nh` chuyện thế nào ai cũng tự hiểu ^^
 
họ không nghĩ đến cái ở tầm cao hơn thì phải thực ra kiến thức của mình còn hữu hạn , cúng không phải dân kinh tế nên có j` sai mọi ng` bỏ qua nhé
Em chỉ cần mỗi câu này thôi :)
 
đó là sự lộn xộn nhưng tiện ích ở tầm này ít có những ng` bán bánh mỳ dạo nhưng thật sự là cách đây chỉ 6-7 năm , buổi tối học đói mà nghe tiếng bánh mỳ ơ >> chạy ra ăn với trứng thì quá đã , h tớ đố cậu nào xách xe vào siêu thị mua cái bánh mỳ trong những ngày 6*c như vừa rồi đấy
Thế thì tiện thật, ngồi trong nhà ung dung chờ người khác đội mưa gió mang bánh mì qua trong trời lạnh 6°C, chỉ cần ới một tiếng. Sao mà bỏ bán rong cho được:D
Cái chính vẫn là nếu kinh tế phát triển, đời sống ngày càng cao thì rồi cũng đến lúc mà chẳng cần cấm thì gánh hàng rong cũng dần dần mà không còn nữa
Với cái tiện lợi như trên thì phát triển mấy phát triển nữa cũng còn lâu mới dần dần hết "bán rong". Có cầu thì khắc có cung mà.

Ngay cả cũng tiện cho những người lúc đầu vốn ít, muốn tránh bỏ tiền thuê chỗ trong chợ thì thôi cứ đi "bán rong" đã. Chả sợ bị kiểm tra vệ sinh, lúc nào lỡ có "đầu độc" ai thì người ta cũng khó mà truy trách nhiệm tôi vì tôi còn ở đó nữa đâu:D Trách nhiệm gần như bằng kô thế ai mà chả sướng. Đến lúc dịch thì ta lại mang bộ y tế ra thôi:D

Người mua thì thấy rẻ hơn một chút thấy sướng, biết đâu chênh lệch đó là chất lượng với trách nhiệm cả. Lúc "bị bệnh" một phát tha hồ trả tiền thuốc thang mà kô biết tìm ai để qui tội cả.

Chỉ đến lúc các nhà đầu tư siêu thị thực phẩm nước ngoài vào việt nam nhìn thấy ngán.Đọ làm sao được với lực lượng đông đảo kô bị thuế thiếc lẫn trách nhiệm, giá thì rẻ hơn, phục vụ tại trận:-?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh Khánh nói cứ làm như tội vạ đâu là do từ gánh hàng rong, những cái j` dư thừa xấu xấu bẩn bẩn người ta đều gánh rong đi bán k = í /:) cái nhìn của anh thật sự là nó quá thiếu khách quan.
 
:D anh thừa hiểu có những người bán rong chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho cái gì họ bán nhưng em cũng phải hiểu là một khi cái ý tưởng về trách nhiệm để đảm bảo uy tín kô lớn và kô có sự kiểm tra thường xuyên thì cái nguy cơ rất là lớn.
Một cái tiện lợi đổi lại bằng những cái lo đằng sau và bất cập nữa. Anh hỏi em hội Tây chúng nó sang đây nhảy xô vào gánh hàng rong hay là nó chui vào nhà hàng ăn ? Phải mang lên bàn cân cả đó.
Còn nếu em nghĩ xong rồi mà thấy chả thấy lo lắng gì sau đó thì em cứ tiếp tục thôi. Anh chả có í kiến gì hết:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em nghĩ việc cấm bán hàng rong phải được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, và (ít nhất là) phải trả lời được những câu hỏi:
1. Vị trí của hàng rong hiện nay trong xã hội? (sở dĩ đặt câu hỏi này là vì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, tỉ lệ dân nghèo thành thị và nông dân cao, chuyện một gánh hàng rong nuôi sống cả gia đình không phải chuyện hiếm)
2. Tại sao lại cấm? (có thể liệt kê hàng loạt lý do chủ yếu là về cảnh quan đô thị và vệ sinh thực phẩm. Thế hàng xén bán rong thì sao nhỉ?)
3. Thực hiện lệnh cấm như thế nào? (mong là không như đội mũ bảo hiểm, công an đứng chốt ở mấy ngã tư quan trọng, cứ thấy ai không đội là bắt, có hôm các bác ý còn lượn một lượt, có hôm lại đứng góc khuất).
4. Có chế độ hay chính sách gì trong việc hỗ trợ sau khi cấm bán hàng rong? Cụ thể là quy định về việc đảm bảo vsattp (cấm bán hàng rong thế thì tiêu chuẩn vệ sinh các cửa hàng ăn thì phải ntn, chợ búa ntn, siêu thị ntn), tạo điều kiện việc làm khác ra sao (tất nhiên không phải chạy theo từng hàng rong một, nhưng cũng không thể cấm là cấm, bỏ mặc người ta, bắt xoay nghề khác, cái thời của quan niệm "trời sinh voi ắt sinh cỏ" qua khá lâu rồi)....
(Đây là câu hỏi quan trọng nhất, nếu có thể giải quyết được thì chuyện cấm bán hàng rong được ủng hộ nhiệt tình).

Khi xem xét một đề án, người ta thường để ý nhiều hơn đến mặt tích cực của nó mà đôi khi bỏ qua một số tiêu cực có thể xảy ra (đề án 112 chẳng hạn), đó không thể đổ tại là chính phủ Việt Nam "chỉ được đến thế mà thôi", mà các pháp lệnh (của cả ta và các nước khác) vấp phải khó khăn là chuyện bình thường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình nói thế này nhé, mình hoàn toàn ko bênh nhà nước, như cái trò cấm xích lô là thứ ngu si nhất trên đời.

Mình chỉ có ý kiến thế này, đúng nó là một phần văn hóa Việt Nam, và cần được giữ gìn. Nhưn hai, về mặt kinh tế và xã hội, mọi người muốn sống sướng như Mỹ, như Nhật, nhưng có biết mấy thứ này nó có phần trì trệ đi bao nhiêu ko?

Việc gánh rong, gây vấn đề về giao thông, vệ sinh đường phố v.v.... Vì thành phần "kinh tế" này, mà xã hội phải sinh ra một loạt các dịch vụ khác, ví dụ công an đi dẹp chợ, đi đuổi hàng rong, một bộ phận khác thì phải quần quật ra dọn cho những cái rác thải khắp đường khắp phố. (Nhà bạn nào gần chợ thì hiểu).

Nếu cứ như thế này, nói gì đến phát triển kinh tế với cả mức sống?

Mình thì cách nghĩ thế này, sau này nước giàu nước mạnh, thật sự cái này khó tồn tại, bây giờ nhà giàu người ta cũng có mấy khi mùa đồ hàng rong đâu, osin phóng xe máy vèo vèo đi siêu thị mua đồ là chuyện bình thường. Người ta sẽ đòi hỏi hàng hóa có kiểm định chất lượng,vệ sinh v.v.... thế rồi tự nhiên nó sẽ bị bài trừ.

Thế nhưng giờ mình vẫn còn nghèo, muốn phát triển, mình nghĩ nên TÌM CÁCH QUẢN LÍ, chứ mình hoàn toàn ko ủng hộ cấm đoán (về nhà mà êk có đồ ăn vặt ngoài đường thì... :-s :(( ) nó là nét văn hóa đẹp, và hay, thế nhưng rõ ràng cần có điều chỉnh. ^^
 
Back
Bên trên