Cấm bán hàng rong??? Đằng sau câu chuyện

Như ai ở trên đã nói: có cầu ắt có cung ! Vâng, đúng như vậy ! Nước VN còn nghèo, dân VN thu nhập chưa cao... dưới tác động của điều kiện xã hội trong tiêu dùng người dân quan tâm tới giá cả hơn là chất lượng. Và ngay lập tức những gánh hàng dong (vốn tồn tại từ ngày xưa) đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết này ! ...(có ai phủ nhận ko nhỉ ?!?)...
Bây giờ vòng lại chủ đề chính ! Nên cấm hay ko ?!?
Tổng kết lại topic tôi thấy có 2 dòng ý kiến:
1: Nên cấm: vì mất vệ sinh, mất mĩ quan, thất thu thuế...
2: Ko nên cấm: Vì gánh hàng dong cũng là một nét văn hóa; cấm thì những người bán hàng biết làm gì để sống, để nuôi gia đình ?....
Sau khi xem xét tôi quyết định chọn ý kiến thứ 2 ! Bởi ngay từ đầu tôi đã khẳng định: những gánh hàng dong tồn tại vì nó đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận dân chúng ! Khi số đông đang cần -cả người bán lẫn người mua- thì tại sao phải xóa nó đi ? Tại nó dơ bẩn, mất vệ sinh ? Xin lỗi, nói thẳng: tiền ko có còn thích làm mình làm mẩy... :)|! Ai chẳng biết là mất vệ sinh, ai chẳng biết là ko đảm bảo chất lượng nhưng với thu nhập ba cọc ba đồng liệu còn có lựa chọn thứ 2 ?
Những gánh hàng dong "sống" do xã hội đòi hỏi nó phải "sống" và đến một lúc nào đó khi xã hội ko cần nữa, nó sẽ biến mất một cách tự nhiên chẳng cần ai can thiệp. Bố mẹ tôi kể hồi trước các cụ toàn mua quần áo trên mấy cái xe đẩy hàng dong ngoài phố, rất ít khi vào các cửa hàng cửa hiệu đàng hoàng, đến đời tôi đã khác nhiều ! Ko "chơi" hàng hiệu D&G, Gucci thì thôi cũng phải kiếm lấy 1 cái cửa hàng tử tế chứ chẳng điên mà đi mua hàng trên xe đẩy [-( Mà có ai thấy mấy cái xe đẩy hàng bây giờ càng ngày càng hiếm ko ? Cả những người đi bán bánh mì dạo trên phố về đêm nữa ?...Đó, tất cả chính là sự đào thải tự nhiên mà tôi muốn nói đến. Khi xã hội phát triển, lối sống của con người cũng phát triển, con người tự nhận thức dc cái gì tốt, cái gì đẹp, cái gì có lợi cho bản thân, mong muốn dc sở hữu chúng và với thu nhập cao con người hoàn toàn có thể tự thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Đến lúc đó, những thứ kém phẩm chất, ko còn hợp thị hiếu hiển nhiên sẽ dần dần biến mất...Cũng hợp lý thôi: đã ko còn "cầu" thì "cung" cho ai ?
Tóm lại, những bất cập do hàng dong mang lại là có nhưng do đặc thù xã hội chưa phát triển tới trình độ cao nên tồn tại như vậy cũng là điều hiển nhiên, tốt nhất nên chấn chỉnh lại chứ ko nên cấm hoàn toàn ! Tương lai dưới tác động vận động xã hội rồi nó cũng bị xoá xổ thôi sao cứ phải "sồn sồn" lên ? Bộ mặt thủ đô nhanh chóng "đẹp" ra dc 1 tẹo đổi lại những người bán dạo sống đã chật vật càng chật vật hơn, dân thành thị thu nhập thấp lao đao vì bão giá càng lao đao hơn liệu có đáng ko ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nhất trí thôi , hết cầu thì ắt cung vứt đi
xe bánh mỳ mất , kem mút trym <sr cả topic nhưng em dùng đúng thuật ngữ chuyên môn trẻ con ngày xưa> mất , nộm , tào phớ , lục tàu xá , bánh khúc :(( nhớ ơi là nhớ mà bi h muốn gặp lại chỉ có lên quanh vườn hoa Lý Thái Tổ , những cái j` quen thuộc với tuổi thơ mất hết cả rồi :-< chưa kể ngày xưa ko tả à , ăn mãi có sao đâu ??? nói thật chứ vào hàng ngồi tử tế vẫn bẩn hơn họ đi rong
chấn chỉnh á ??? phú quí sinh lễ nghĩa , giàu xổi đâm lắm trò , bọn VN cứ lãnh đạo thấy mọi việc đang trơn tru thì buồn , thái bình thịnh trị thì cái tài an bang trị quốc của các ông vứt xó hết , phải bày ra cái j` cho nó loạn hết cả lên , tung tóe hết cả lên , để các anh còn nghị quyết , còn công văn , thế thì cái bọn theo đóm ăn tàn nó mới ấm no , các anh mới có phong bì ,các chú buôn thúng bán bưng ở tận dưới sao biết trên này cũng đói lắm , hy sinh các chú để củng cố các anh ... nói thật chứ h có phải là thời bao cấp đâu mà vẫn còn cái trò cho công an thuế vụ đi lùng bắt bọn buôn lậu :-<
 
- Xin hỏi thế nào là bán dong (hay rong nhỉ ?). Có phải là một người với gánh hàng cả ngày đi từ vỉa hè này sang vỉa hè khác tìm khách, hay buổi sáng ở cái chợ lập tạm này, chiều sang chợ lập tạm khác, tối tranh thủ gánh hàng vào trong phố rao bán thêm ?

-Ừ thì kô nên cấm mà nên chấn chỉnh hay tìm cách quản lí. Thế nếu muốn quản lí, chấn chỉnh thì làm thế nào đây ? Đưa người về từng địa phương lên danh sách các nhà có người đi bán rong rồi kiểm tra tại nguồn, rồi đưa người theo họ lên phố xem họ giữ gìn ra sao ? Tốn người tốn của liệu có hiệu quả kô ? Hay ai có í kiến sáng suốt thông minh nào khác ?

-Quay lại chuyện cấm hay kô cấm. Mang cái nghèo ra để biện hộ sự ăn bẩn ăn mất vệ sinh có đúng kô ? Mang cái nét văn hóa ra để nói rằng cần gìn giữ có đúng kô ? Mang cái sự "cung cầu, cầu hết thì cung sẽ hết. Đụng vào mà làm gì" để nói liệu có đúng kô ?

+ Vì nghèo mà phải thế mà sao lại có cái sự lãng phí thế này ?:
chính quyền đã quyết định xây chợ mới hoàn toàn cũng với mục đích để giảm họp chợ lung tung h` giấc k ổn định. Nhưng cho đẾn tận bâyh` thì lượng người mua vào những cái chợ to đẹp mở gần như 24/24 chẳng bằng một nửa ngày vẫn họp chợ lang tang
Nhìn ra hóa ra là vì
mua 1 bó rau ghé qua chợ cũng phải gửi xe và đi rất loằng ngoằng
và vì:
ở tầm này ít có những ng` bán bánh mỳ dạo nhưng thật sự là cách đây chỉ 6-7 năm , buổi tối học đói mà nghe tiếng bánh mỳ ơ >> chạy ra ăn với trứng thì quá đã , h tớ đố cậu nào xách xe vào siêu thị mua cái bánh mỳ trong những ngày 6*c như vừa rồi đấy
Thế thì cũng dễ hiểu. Chợ to đẹp nhưng mà lại phải gửi xe dù mình mua có một tí. Việc gì phải thế, sao kô ra chợ tạm lập ngay gần nhà hay phóng xe ra chỗ cô bán rau đầu phố ? Bao nhiêu bụi bẩn mang hết vào trong chợ, xả hết vào hàng rau nhưng thôi mặc kệ ta cứ được việc ta cái đã,người khác quan tâm làm gì. Hay mùa đông thò tay ra cửa là có đồ ăn việc gì phải đi siêu thị xếp hàng cho mệt, kém chất lượng một chút nhưng "nhắm mắt ăn" vậy.
Và vì:
cấm thì những người bán hàng biết làm gì để sống, để nuôi gia đình ?....
Vì sao họ phải đi dong ? Mục đích duy nhất là để kiếm khách hàng. Khách hàng thích đổi sự sạch sẽ bằng sự tiện lợi thì họ vào chợ khang trang sạch đẹp làm gì ? Thảo nào mà khang trang sạch đẹp mà bán kô bằng đi lang thang. Thế nếu giả sử giờ cấm hàng rong, khách phải chịu khó chui vào chợ thì liệu họ sẽ mất việc hay là họ vào chợ ngồi ? Liệu hiệu quả bán giảm đi hay là tăng lên để họ hài lòng trả tiền thuê chỗ ? Liệu hàng hóa sẽ đắt đỏ lên hay là sẽ tự điều chỉnh theo một cái giá hợp lí khi sự cạnh tranh trở nên lành mạnh ?

+Vì nét văn hóa mà phải giữ gìn ? Vì có cầu ắt có cung, đụng chạm vào làm gì ? Khoan hãy xét "bán rong là nét văn hóa" vì topic chưa phải 10 người thì 10 người đồng ý cả 2 tay. Hãy xét cái này đã:
xe bánh mỳ mất , kem mút trym <sr cả topic nhưng em dùng đúng thuật ngữ chuyên môn trẻ con ngày xưa> mất , nộm , tào phớ , lục tàu xá , bánh khúc nhớ ơi là nhớ mà bi h muốn gặp lại chỉ có lên quanh vườn hoa Lý Thái Tổ , những cái j` quen thuộc với tuổi thơ mất hết cả rồi
Xin đặt câu hỏi có phải bây giờ vừa mới ra lệnh cấm thì mới nhớ, thấy thiếu. Hay là những cái đó mòn dần vì càng ngày thiên hạ càng đổ xô vào bánh kem, bánh ngọt ? Có phải vì ngày trước ta cũng cấm mà nó ra như thế hay là tất cả chung qui lại cũng "Cung và cầu" ? Xin lấy ví dụ khác, các hàng tò he giờ còn ai thấy bóng dáng nữa kô ? Tại trẻ con càng ngày càng chúi đầu vào halflife với lại playstation, đến nông thôn cũng chăng lưới net hay tại ngày trước ta cấm bán rong ? Cung đấy cầu đấy, có từ trăm năm đừng có mà đụng vào nhưng chính nó làm mai một những cái văn hóa đích thực. Tại sao một cái quyết định mới ra chưa được bao lâu nhằm điều chỉnh cung cầu thì đã bị cho một đống tội của trăm năm ?

Liệu thả nổi cung cầu, xã hội sẽ tiến lên hay sẽ thành như thế này:
đó là sự lộn xộn nhưng tiện ích:D

-Thật lạ lùng với cái ý tưởng "xã hội phát triển thì cái xấu bẩn sẽ tự đào thải". Sau kô nghĩ ngược lại rằng: để xã hội phát triển thì phải tích cực đào thải cái lề thói cũ ? Chả khác gì cái tiện lợi của mấy gánh hàng rong:(. Đúng là đau khi mà dân mình vì nghèo mà phải chấp nhận ăn kô vệ sinh khi mà ông cha thì kô nguôi câu: "Đói cho sạch rách cho thơm":(

Có nhầm kô khi mang cái giàu có đang lên của một tầng lớp nào đó đánh đồng với trình độ phát triển và trình độ nhận thức chung của một xã hội ? Có công bằng cho những người bán rong kô khi nói rằng: dần dần nhà tôi trước mua hàng rong, giờ tôi khá giả lên tôi kô cần hàng rong nữa tôi đi mua đồ trong cửa hiệu ? Hay công bằng hơn khi người mua và người bán đều phải phụ thuộc vào nhau để mà sống ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
First, bán hàng rong chứ không phải dong.
Second, có một điểm không đồng ý với anh Khánh.
Đói cho sạch rách cho thơm
Câu này không có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm tí nào cả :|
 
hớ dồn hàng rong vào chợ >> đấy gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ạ :))
em vẫn chưa thấy đc cái lợi nào ( cơ bản là lười đọc )
cho vào chợ thì tăng phần bảo kê trốn thuế lạm phát ,rác thải ở chợ còn ô nhiễm hơn việc họ tung tăng ngoài đường >> bẩn hơn so với việc họ đi dạo phố đưa hàng
à ,còn cái nữa là cấm bán hàng rong thì lên sapa đố còn thằng Mông nào bán vòng với thổ cẩm >>> anh em lại mua thổ cẩm tàu khựa :|
 
hơ hơ anh Khánh nói thế nào í ạ :-j
xã hội phát triển thì mới có thể đào thảo những cái cũ đc chứ; cái cũ sẽ tự bị đào thải thôi.

Chán chả buồn nói nữa.
 
Thực sự là em thấy hơi ngạc nhiên với các bài phát biểu của anh Long:

em vẫn chưa thấy đc cái lợi nào ( cơ bản là lười đọc )

Thế này thì em chịu.

à ,còn cái nữa là cấm bán hàng rong thì lên sapa đố còn thằng Mông nào bán vòng với thổ cẩm >>> anh em lại mua thổ cẩm tàu khựa

Cái này cũng chịu nốt. Lệnh quản lý hàng rong hiện tại chỉ áp dụng với một vài thành phố lớn, Hà Nội là chủ yếu, vì đây là thủ đô, bộ mặt cả nước, và cần quản lý vì tầm quan trọng của Hà Nội. Em chưa nghe nói cụ nào nhà mình cấm bán hàng rong trên Sapa. :)

Bài em Hà:
xã hội phát triển thì mới có thể đào thảo những cái cũ đc chứ; cái cũ sẽ tự bị đào thải thôi.
Ừ, giờ nó đang tự bị đào thải đây :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nhg đây là do nhà nước cưỡng chế chứ k phải tự bản thân nó bị đào thải.
Tự đào thải là cái lúc đi mỏi cả chân mà chả có thằng con nào gọi ra ăn uống hết í :)) :-j chứ k fải đi đc mấy tý là bị lùa như vịt ~~
 
@Long: anh kô muốn từ tranh luận nghiêm túc quay ra chỉ trích và mạt sát nhau. Nhưng em đã nói thế thì anh chỉ xin cho em biết rằng: anh đã rất tôn trọng em khi cố gắng đọc hết cho kĩ những bài viết của em trong topic. Một cố gắng khá lớn vì là bài viết của em so với các thành viên khác rất khó đọc. Chính tả anh chưa nói tới vì anh cũng viết sai nhưng mà có bài kô có lấy một dấu chấm, cách dòng rất ít. Rồi em nói một câu: "em lười đọc". Anh thiết nghĩ anh cũng kô đáng phải bỏ công ra để tranh luận tiếp với cái kiểu như thế.

@Hà: Em chán chả buồn nói ? Ừ thì anh cũng chả có câu nào để nói tiếp với em trừ câu này: mong em tìm được chỗ nào chả bị nhà nước cưỡng chế, tha hồ vừa phát triển vừa tự đào thải tự do.
 
@ anh Khánh: Có vẻ như anh ko dc đồng cảm với những người nghèo lắm nhỉ ? Chẳng nhẽ anh quý bộ mặt thành phố hơn là quý cuộc sống của những con người lam lũ thuộc dạng khốn khổ nhất xã hội ?

Anh bảo mang cái nghèo để biện hộ cho sự ăn bẩn mất vệ sinh là ko đúng ? Thế anh lý giải tại sao ở những nước nghèo nhất thế giới người ta ăn đất ăn bùn cho đỡ đói ? Dù rằng VN ta chưa nghèo đến nỗi phải ăn đất ăn bùn nhưng đại bộ phận dân chúng cũng chưa giầu đủ để bỏ ăn quà sáng từ những gánh hàng rong (dù biết ko đảm bảo vệ sinh) chuyển sang ...hamburger hay pizza ! Nên nhớ rằng khi nghèo khổ thì cái người ta mong muốn trước hết là đảm bảo cuộc sống chứ ko phải là chất lượng cuộc sống ! Mà quá nửa cái xã hội này thu nhập chẳng dư thừa gì cho cam ! Rõ ràng người ta tiêu dùng hàng kém chất lượng do điều kiện sống bắt buộc phải như thế; ngược lại chúng ta nhà có điều kiện thì xài hàng chất lượng cao: Sáng bảnh mắt làm 1 cái hamburger, nhấm nháp ly trà sữa Trân Châu ...Ko ai ép chúng ta ăn hàng bẩn, mất vệ sinh nhưng cũng đừng bắt người khác phải "hợp vệ sinh" như mình trong khi điều kiện người ta chưa cho phép ! Mọi sự gượng ép chỉ làm cho cuộc sống của họ lao đao hơn mà thôi !

Anh đưa ra ví dụ về 1 cái chợ chẳng ai thèm vào trong khi người bán hàng rong vẫn đi đầy ngoài phố ! Em xin có ý kiến !

Thứ nhất xét trên góc độ người bán hình như anh có chút lầm lẫn. Anh nghĩ rằng "dân chợ" ở những nước phát triển với dân bán hàng rong VN giống nhau ngoại trừ vấn đề Tây buôn bán tập trung, Ta loăng quăng khắp phố ? Em lại cho rằng nó khác nhau hoàn toàn. Ở Tây những người đứng chợ chắc chắn có vốn liến kha khá, quanh năm suốt tháng chuyên nghề buôn bán....Ta lại khác... Những người bán hàng rong đa phần là những người nông dân đem ít sản phẩm tận thu từ mảnh vườn con lên thành phố bán kiếm chút đồng ra đồng vào hoặc mua hàng rẻ từ các chợ đầu mối đem bán rong khắp phố. Họ ít vốn, ít sản phẩm, ko hành nghề bán buôn "chuyên nghiệp", buôn bán phập phù tuỳ theo mùa vụ, thời gian rảnh rỗi lại thu nhập thấp. Muốn bắt họ bỏ tiền đặt 1 chỗ ngồi trong chợ như Tây vẫn làm có vẻ quá bất khả thi ! Hơn nữa với số lượng đông đảo vài nghìn người/1 quận huyện, liệu bao nhiêu cái chợ thì đủ ?

Thứ 2 xét trên góc độ người mua có vẻ như anh đánh giá quá cao thu nhập của đại bộ phận dân chúng VN thì phải ! Hờ, bão giá đang ầm ầm, dân nghèo ca thán thấu trời mà anh bảo thêm khoảng 60k tiền gửi xe đi chợ mỗi tháng cứ nhẹ tênh tênh ấy :eek: . Vậy theo anh thu nhập của 1 người công nhân quèn hiện nay dc bao nhiêu/ tháng và họ chi trả phí tổn cho cuộc sống hết bao nhiêu, dư ra dc bao nhiêu mà còn tính thêm "phí phụ" cho họ ?

Có công bằng cho những người bán rong kô khi nói rằng: dần dần nhà tôi trước mua hàng rong, giờ tôi khá giả lên tôi kô cần hàng rong nữa tôi đi mua đồ trong cửa hiệu ? Hay công bằng hơn khi người mua và người bán đều phải phụ thuộc vào nhau để mà sống ?

Sự thật vẫn là sự thật dù ko chính miệng nói ra nhưng ai cũng hiểu cũng đang cảm nhận qua thời gian ! Hàng rong đến 1 lúc nào đó rồi sẽ biến mất chỉ là sớm hay muộn; thúc đẩy hay để quá trình này diễn ra một cách tự nhiên mà thôi. Cái gì cũng có cái giá của nó ! Mạnh tay để đẹp mặt thủ đô, hi sinh cuộc sống của 1 bộ phận dân cư nghèo khổ (đẩy họ vào con đường mưu sinh khó khăn hơn trước) hay chấp nhận hi sinh chút mĩ quan trên vài con phố (ko phải phố chính nhé) bù lại mở dc lối thoát cho ko ít cảnh đời vất vả ! Lựa chọn thật khó khăn ! Nhưng xét trên tinh thần dân tộc em cho rằng cuộc sống con người quý giá hơn cái diện mạo bên ngoài kia rất nhiều, thà nhôm nhoam mà mọi người vui vẻ còn hơn đẹp mặt mình mà khổ người khác.

Theo cách nhìn nhận của em, nếu anh thật sự muốn có công bằng thì anh đã chẳng ủng hộ điều luật này. Công bằng ở đâu khi những người hưởng lợi trực tiếp từ điều luật chính là dân thành phố còn thiệt hại bao nhiêu dân nghèo với nông thôn lên tỉnh kiếm việc làm phải gánh chịu ? Chẳng há như một biện pháp cố tình giãn cách giầu nghèo hay sao ? Có lẽ anh sẽ nói em sai nhưng anh có thể tự mình kiểm chứng: Toàn dân thành phố ủng hộ chủ trương này còn hỏi mấy bà hàng dong chỉ nhận dc những lời than thở !!!
 
Em nghĩ nếu vì cuộc sống của 1 bộ phân dân cư nghèo (tạm gọi là dân nghèo thành phố) mà bãi bỏ lệnh cấm bán hàng rong thì có lẽ không ổn.
Trước hết, em nói quan điểm của mình: Em ủng hộ việc cấm bán hàng rong trên đường phố!
Nhưng xét trên tinh thần dân tộc em cho rằng cuộc sống con người quý giá hơn cái diện mạo bên ngoài kia rất nhiều, thà nhôm nhoam mà mọi người vui vẻ còn hơn đẹp mặt mình mà khổ người khác.
Đấy là anh chưa nhìn thấy/không biết/không quan tâm những người bán rong lưu niệm níu kéo khách du lịch nước ngoài như thế nào. Một trong những lý do khiến khách du lịch "một đi không trở lại" Việt Nam là điều này đấy anh ạ.
Hơn nữa, bán hàng rong trên phố rất khó quản lý, mà theo suy nghĩ của em thì là không thể quản lý được! Cái này hoàn toàn không giống như karaoke trước đây, không quản lý thì bị cấm. Karaoke còn phải đăng ký, phải có quán xá đàng hoàng, không chạy đi đâu được. Đến bán hàng ở chợ còn có ban quản lý chợ, đăng ký kiot, chứ bán rong "cơ động" kiểu ấy thì chịu. Chấn chỉnh lại như thế nào đây khi ngay đến thống kê có bao nhiêu người bán hàng rong hiện nay cũng chẳng chính xác được.
Thứ hai, nếu anh nghĩ rằng:
Những người bán hàng rong đa phần là những người nông dân đem ít sản phẩm tận thu từ mảnh vườn con lên thành phố bán kiếm chút đồng ra đồng vào hoặc mua hàng rẻ từ các chợ đầu mối đem bán rong khắp phố. Họ ít vốn, ít sản phẩm, ko hành nghề bán buôn "chuyên nghiệp", buôn bán phập phù tuỳ theo mùa vụ, thời gian rảnh rỗi lại thu nhập thấp.
Em đã từng xem một phóng sự về bán rong trên đường phố (cách đây khoảng hơn 1 năm), thì hoàn toàn không như anh nói. Đa phần lượng hàng hóa mà chủ yếu là thực phẩm chuyển vào trung tâm thành phố Hà Nội đều qua các chợ đầu mối lớn hoặc các nơi tập kết mở vào lúc 2-5h sáng hàng ngày.
Tức là, chỉ một số nhỏ trong họ bán "cây nhà lá vườn" thật, còn lại, họ chỉ là những người tiêu thụ hàng hóa. Anh có thể nhìn thấy phần lớn họ đều dùng xe đạp bán rong, nếu theo suy luận của anh, thì em sẽ nghĩ tất cả những mặt hàng đó đều xuất phát từ ngoại thành HN. Có tin được không?
Những người bán rong, bản thân họ là những người nghèo, và họ chịu cảnh rong ruổi khắp trên phố, để không bị quản lý, không bị đánh thuế. Bản thân em suy nghĩ như thế là không được! Không phải do tôi nghèo mà tôi được quyền mưu sinh, làm lợi cho mình mà không cần ai quản lý việc làm của tôi.
@ anh Khánh: em không đồng ý với anh ở điểm này
Thật lạ lùng với cái ý tưởng "xã hội phát triển thì cái xấu bẩn sẽ tự đào thải"
Ví dụ ngay trong việc bán rong thôi, khi chưa có lệnh cấm nhé.
Cách đây vài năm, em thấy việc bán rong thực phẩm trên đường phố rất nhiều, đặc biệt là rau xanh và thịt (chưa thấy ai bán rong cá). Nhưng bây giờ, trải qua khá nhiều đợt dịch rồi nghi ngờ chất lượng rau sạch, bóng dáng của những mặt hàng ấy trong gánh rong gần như đã biến mất hoàn toàn mà chẳng có ai cấm đoán gì hết. Nó phải tự đào thải khi không còn đáp ứng được yêu cầu của người mua nữa.
Hơn nữa, cũng phải nói thêm với anh hiện giờ rau xanh và thịt ở siêu thị rất được ưa chuộng (không biết có phải do miếng thịt nào cũng được đánh dấu "đã kiểm dịch" không). Một thói quen nữa của người tiêu dùng ở HN thời gian gần đây đó là khi đi siêu thị thường mua về rất nhiều đồ có thể dự trữ cho cả tuần do cuối tuần mới có thời gian rảnh. Như vậy, họ sẽ quen dần với những đồ ở siêu thị, đặc biệt là hoa quả (mà hiện nay giá của nó cũng chẳng đắt hơn ở chợ hay hàng rong là bao, lại được tiếng an toàn).
 
@ anh Khánh: Có vẻ như anh ko dc đồng cảm với những người nghèo lắm nhỉ ? Chẳng nhẽ anh quý bộ mặt thành phố hơn là quý cuộc sống của những con người lam lũ thuộc dạng khốn khổ nhất xã hội ?
Khoan hãy ngồi đoán già đoán non anh quí cái gì hơn, anh có đồng cảm với dân nghèo hay kô ? Em tưởng anh ít thấy hoàn cảnh người nghèo bằng em:D Có người tưởng mình chả hiểu gì về cái sự quan liêu ?:D Cứ xét trên lí luận đi cái đã.
Anh bảo mang cái nghèo để biện hộ cho sự ăn bẩn mất vệ sinh là ko đúng ? Thế anh lý giải tại sao ở những nước nghèo nhất thế giới người ta ăn đất ăn bùn cho đỡ đói ? Dù rằng VN ta chưa nghèo đến nỗi phải ăn đất ăn bùn nhưng đại bộ phận dân chúng cũng chưa giầu đủ để bỏ ăn quà sáng từ những gánh hàng rong (dù biết ko đảm bảo vệ sinh) chuyển sang ...hamburger hay pizza ! Nên nhớ rằng khi nghèo khổ thì cái người ta mong muốn trước hết là đảm bảo cuộc sống chứ ko phải là chất lượng cuộc sống ! Mà quá nửa cái xã hội này thu nhập chẳng dư thừa gì cho cam ! Rõ ràng người ta tiêu dùng hàng kém chất lượng do điều kiện sống bắt buộc phải như thế; ngược lại chúng ta nhà có điều kiện thì xài hàng chất lượng cao: Sáng bảnh mắt làm 1 cái hamburger, nhấm nháp ly trà sữa Trân Châu ...

Anh chưa hiểu tại sao em viết cái này ? Thế theo em, cấm hàng rong một phát thì cả thiên hạ phải bị ép buộc đi ăn hamberger với macdo hả em ?:D
Còn thì em cứ nhìn xuống dưới để nói: ôi đất nước người ta khổ hơn mình nhiều, mang cái lí lẽ của người kém hơn để giải thích cho mình thì đơn giản lắm mà kô tự thay đổi cái thói quen cũ thì có phải là tự sướng kô em ? Cũng xin nhấn mạnh ở đây là thói quen cũ là cái thói quen bán rong, ăn hàng rong cho tiện lợi chứ mình chả bắt ai chuyển từ rau xanh thịt cá lên hamburger với pizza:)

Thứ nhất xét trên góc độ người bán hình như anh có chút lầm lẫn. Anh nghĩ rằng "dân chợ" ở những nước phát triển với dân bán hàng rong VN giống nhau ngoại trừ vấn đề Tây buôn bán tập trung, Ta loăng quăng khắp phố ? Em lại cho rằng nó khác nhau hoàn toàn. Ở Tây những người đứng chợ chắc chắn có vốn liến kha khá, quanh năm suốt tháng chuyên nghề buôn bán....Ta lại khác... Những người bán hàng rong đa phần là những người nông dân đem ít sản phẩm tận thu từ mảnh vườn con lên thành phố bán kiếm chút đồng ra đồng vào hoặc mua hàng rẻ từ các chợ đầu mối đem bán rong khắp phố. Họ ít vốn, ít sản phẩm, ko hành nghề bán buôn "chuyên nghiệp", buôn bán phập phù tuỳ theo mùa vụ, thời gian rảnh rỗi lại thu nhập thấp. Muốn bắt họ bỏ tiền đặt 1 chỗ ngồi trong chợ như Tây vẫn làm có vẻ quá bất khả thi ! Hơn nữa với số lượng đông đảo vài nghìn người/1 quận huyện, liệu bao nhiêu cái chợ thì đủ ?

Cái này thì em nên tìm hiểu lại. Em tưởng Tây chợ nào đi bán cũng vốn liếng kha khá, bán hàng chuyên nghiệp quanh năm suốt tháng ? Kô có mảnh vườn con:D Cũng cái lí luận của em, sao em ko nghĩ rằng nó có vốn liếng đi bán suốt quanh năm thì sao nó kô mở cửa hàng hay thuê địa điểm quách cho rồi ? Đối diện với chỗ anh ở có hẳn một cặp vợ chồng với mảnh vườn con đó em. Còn người ta buôn bán chuyên nghiệp quanh năm suốt thàng thì...chắc chắn là kô:) Cái này thì em nhìn lên chỉ để tìm cái biện hộ cho mình thôi. Những "chợ" theo đúng nghĩa nhà mình luôn có, phục vụ cho những người nghèo thu nhập ít luôn có.Những chợ như thế anh đi thường xuyên luôn tấp nập và có lãi, nhưng người ta gửi xe đàng hoàng, họp thì xin phép chính quyền đàng hoàng và địa điểm ổn định đàng hoàng.Và nhất là kô mang cái "vốn ít" của người ta đi giao khắp chốn như nhà mình đâu.

Ko ai ép chúng ta ăn hàng bẩn, mất vệ sinh nhưng cũng đừng bắt người khác phải "hợp vệ sinh" như mình trong khi điều kiện người ta chưa cho phép !
Cái này thì chả khác gì: "ăn từ xưa đến giờ có bị tả bao giờ đâu sao giờ có thể bị được ?" Anh chả bắt ai ăn hợp vệ sinh theo "qui chuẩn". Cái anh nói đến ở đây là nếu cải thiện được thì phải cải thiện. Em có lẽ nên đọc kĩ bài trên của anh.Anh đã nói rồi, khi tất cả tập trung vào một mối thì những điều chỉnh về giá cả từ đồ bán, tiền gửi xe, chỗ thuê sẽ phải điều chỉnh. Giờ vẫn còn đi "rong", chợ khang trang sạch đẹp thì thất thu mà em đòi giá phải thế này thế kia thì có đúng kô em ? Em nghĩ cho người bán rong thì tốt nhưng em đã nghĩ cho những người bán trong chợ, chịu cảnh người mua thì ít, bên ngoài thì bán rong chưa em ? Như Ngọc nói đó, như thế là ích kỉ, việc tôi tôi làm người khác xoay xở thế nào mặc kệ. Nói xin lỗi, cái kiểu đấy thì chả có cái nghèo, cái đói nào mang ra mà biện hộ cho được ?

So sánh thì phải biết mục đích là để làm gì, so sánh với người kém để rút kinh nghiệm cho minh và với người giỏi hơn để tự hỏi mình có gì phải học hỏi và còn cố gắng được. Chứ so sánh thế kia thì cứ ngồi nhìn thiên hạ tiến còn mình dậm chân tại chỗ.

Cái gì cũng có cái giá của nó ! Mạnh tay để đẹp mặt thủ đô, hi sinh cuộc sống của 1 bộ phận dân cư nghèo khổ (đẩy họ vào con đường mưu sinh khó khăn hơn trước) hay chấp nhận hi sinh chút mĩ quan trên vài con phố (ko phải phố chính nhé) bù lại mở dc lối thoát cho ko ít cảnh đời vất vả ! Lựa chọn thật khó khăn ! Nhưng xét trên tinh thần dân tộc em cho rằng cuộc sống con người quý giá hơn cái diện mạo bên ngoài kia rất nhiều, thà nhôm nhoam mà mọi người vui vẻ còn hơn đẹp mặt mình mà khổ người khác.
Anh đã nói ở trên rồi em nên đọc kĩ lại. Anh chưa bao giờ nói " để làm đẹp mĩ quan đường phố". Em đừng có nhầm cái vệ sinh ăn uống của cá nhân và cộng đồng với mĩ quan đường phố. Mà nói thẳng "mĩ quan đướng phố" anh măc kệ, kô phải dẹp hảng rong mà "mĩ với quan". Nhà cửa xây mỗi người một kiểu chả cần biết mặt phố chung ra sao thì có dẹp thế dẹp nữa cũng vứt. Mà cách nhìn của em "hi sinh người nghèo để làm đẹp mĩ quan" lả còn hạn chế chưa thấy được hết những cái khác đằng sau (đọc lại bài của anh đi). Nó còn là vệ sinh (thay đổi được thì phải thay đổi) là công bằng cho người khác, là tránh lãng phí. Quản lí xã hội phải nhìn nhiều chiều chứ đừng tôi thương tầng lớp này lớp kia mà tôi kô làm. Thế thì phát triển thế nào đây. Mà như thế đã đủ độ "dân tộc" chưa ?

Theo cách nhìn nhận của em, nếu anh thật sự muốn có công bằng thì anh đã chẳng ủng hộ điều luật này.
Theo cách nhìn nhận của anh, nếu muốn công bằng thì nên ủng hộ điều luật này.

Công bằng ở đâu khi những người hưởng lợi trực tiếp từ điều luật chính là dân thành phố còn thiệt hại bao nhiêu dân nghèo với nông thôn lên tỉnh kiếm việc làm phải gánh chịu ?
Thế theo em, dân thành phố, dân bán hàng trong chợ thì kô cần công bằng ? Mà anh hỏi em, em trích hoàn cảnh nhà em: trước hàng rong giờ khá giả lên kô mua nữa thì em có biết rằng như thế em tiếp tục tiếp tay cho khoảng cách giàu nghèo kô em ? Em kô cần họ nữa thì em nghĩ rằng họ thôi cần em sao ? Em kô cần họ nữa thì anh xin đặt câu hỏi của em lại cho em: "họ sẽ đi về đâu, họ sẽ làm gì để sống ?" hay thế này: họ tự đào thải thế nào đây ?

@Ngọc: anh hoàn toàn đồng tình với em về cái ví dụ:D Nhưng anh cũng đã nói rồi, cung cầu thì phải can thiệp, đừng có mà để nó tự đào thải vì nó có cái mặt tốt mặt xấu. Cái ví dụ "rau xanh" của em thì tốt nhưng những cái truyền thống văn hóa cổ mất đi là mặt xấu đó. Và có những cái xấu ko đào thải mà cung cầu chỉ làm nó thêm vững chắc thêm thôi, chưa lường hết được đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em hoàn toàn đồng ý với chị Ngọc :D
duy có cái em thấy chính là sự tồn tại của gánh hàng rong cũng chính là do nhu cầu của 1 số k ít dân cư nghèo trg HN :-? vì cũng chẳng ai muốn mua thực phẩm/ đồ dùng k đảm bảo chất lượng cả :-j
 
Em Hà đồng ý với chị Ngọc, tức là quan điểm của em cũng như của chị ấy là:
ủng hộ việc cấm bán hàng rong trên đường phố!
phải không?

Hmm, làm anh đang không hiểu em ở bên nào :p
 
hớ :| chết mắt nổ mắt xịt :)) em đồng ý từ đoạn không thể quản lý đc ạ :"> chết cái tội đọc k kĩ :D
 
cái bán hàng rong này hình như cũg đã đc đề cập trên v6 knt :)

e có qen 1 cô ng` Aus, cô í bảo cô í thíc VN vì nhữg gánh hàg rog và qán ăn bên đườg, rất VN ~

vậy sao fải bỏ đi khi mà có nhữg việc qan trọg hơn nh` cần làm và jải qyết :D
 
Có một tình trạng không hay ở đây là nhiều người, đặc biệt là các em lớp 11 trở xuống, không hề đọc bài người khác viết, hoặc không đi tìm hiểu tình hình và thực trạng vấn đề, không nắm rõ được chủ đề tranh luận, nhưng vẫn vào bàn rất hồn nhiên vô tư.

Bọn em vào bàn luận là điều đáng hoan nghênh, nhưng trước khi đấy thì phải đi tìm hiểu rõ thực tế vấn đề trước, chính sách ra làm sao, quản lý thế nào, vì khi đấy, nói năng nó mới thuyết phục người đọc. Tất nhiên không thể đòi hỏi các em có kiến thức chuyên môn (nói chung cho các chủ đề), nhưng ít nhất cũng phải nắm rõ nội dung, cốt lõi và các chính sách có liên quan. Anh đọc bài nhiều người ở đây thấy có nhiều đoạn rất ấu trĩ, anh xin lỗi nhưng phải dùng từ này. Anh trích dẫn thử ra một đoạn nhé:

Ngay cả việc mũ bảo hiểm cũng là giải pháp tình thế mà thôi. Chả có dân xứ nào đi ra đường lúc nào cũng kè kè cái nồi cơm điện

cấm bán hàng rong thì lên sapa đố còn thằng Mông nào bán vòng với thổ cẩm >>> anh em lại mua thổ cẩm tàu khựa

Bỏ chẳng để làm gì cả.

vậy sao fải bỏ đi khi mà có nhữg việc qan trọg hơn nh` cần làm và jải qyết

Đọc qua hình như có nhiều người vẫn coi là nhà nước CẤM bán hàng rong trên cả nước. Mình xin nói lại là :
1) Các gánh hàng rong sẽ được QUẢN LÝ, và được phép hoạt động trên một số tuyết phố ở HÀ NỘI.
2) Không hề có lệnh cấm bán hàng rong trên cả nước.

Nhân tiện bài bạn Ngọc, có quản lý được hay không thì cứ đợi đến tháng 9,10 (sau tháng 4 mấy tháng) thì biết có quản lý được không. Bạn bảo là không thể quản lý được, đấy là giả thuyết của bạn. Tớ bảo là có thể quản lý được, dù không thể quản lý 100%, nhưng phần nhiều. Bây giờ giả sử tớ là Chủ Tịch Thành Phố, tớ ra lệnh cấm bán hàng rong trên một số con phố, ai vi phạm sẽ xử phạt hành chính, cỡ 1,2tr/lần + tịch thu các loại phương tiện bày bán, vì tớ đã để cho họ một số nơi để buôn bán, họ cố tình không buôn bán ở đấy thì họ xứng đáng bị phạt. Tớ sẽ cho cơ động đi lùa bất kỳ, khoảng 6,7 tháng cho vào nếp. Nào, giả sử bạn bán hàng rong 1 tháng được 3,4 tr đi nữa, mà bạn bị phạt 1,2 tr thì bạn có vào các tuyến phố ấy để bán nữa không, khi mà bạn lỗ nặng? Tớ không cho là bạn sẽ lại mon men bon chen vào đấy bán nữa.Nhưng dù sao đó cũng chỉ là giả thuyết. Tớ nghĩ nếu mà đã cấm được việc không đội mũ bảo hiểm cho phần lớn người dân, thì quản lý phần lớn các gánh hàng rong chẳng phải là vấn đề gì cao xa quá.

Tiện thể, nếu các bạn quá thèm muốn được nhìn thấy các gánh hàng rong ngay lập tức cho thỏa mắt, các bạn có thể về các huyện, tỉnh nhỏ hơn, vì ở đấy chưa có lệnh cấm hay quản lý hàng rong.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh thấy Phong nói câu nào ra câu đấy, anh bái phục (thật lòng:D) Đánh giá bài hay chưa đủ cứ khen một cái đã:D

Mình viết mấy câu này kô biết có lọt ra khỏi chủ đề kô nhưng mà quả thật mình nghĩ bán "rong" nằm trong tình trạng đáng buồn của việc dân nghèo nơi nông thôn cứ lên thành thị kiếm sống, tưởng như đó là nơi duy nhất để mưu sinh. Người giàu thì càng giàu hơn mà người nghèo thì vẫn nghèo, nông thôn thì còn nhiều trì trệ còn thành thị thì quá tải.

Ai cũng biết kiếm sống, làm giàu ở nông thôn là khó, ở thành thị là dễ hơn nhưng có lẽ cũng phải hiểu rằng kiếm sống kiểu bán rong ở thành thị có phải là vững bền kô ? Có thể làm giàu trên cái đó được kô khi mà người nghèo là người đầu tiên cần làm giàu nhất ? Nay đây mai đó kiếm sống qua ngày vừa lo một ngày như thế này:
Tự đào thải là cái lúc đi mỏi cả chân mà chả có thằng con nào gọi ra ăn uống hết í:)):-j
Ông cha bảo "an cư thì lạc nghiệp". Thiếu gì những gương người làm kinh tế giỏi trên quê hương mình ? Liệu nhà nước kô phản ứng gì thì sẽ là tốt hay là xấu. Nhớ ngày trước đi ra chợ xây dựng mà đau lòng khi bao thanh niên khỏe mạnh đứng chờ một khách hàng nào đó chọn đi làm việc, có khi cả ngày chỉ ngồi một chỗ. Liệu như thế có phung phí kô khi mà nông thôn cần người ?

Có đau kô khi nghe nói thế này :
Những gánh hàng dong "sống" do xã hội đòi hỏi nó phải "sống" và đến một lúc nào đó khi xã hội ko cần nữa, nó sẽ biến mất một cách tự nhiên...
Tại sao lại có một bộ phận phải sống như thế ? Tồn tại vì xã hội mà kô được lợi gì quay trở lại, kô được một đảm bảo về tương lai ? Có phải đó là nguồn gốc của sự miệt thị kô ?
Nói thế này liệu có phủ nhận được trách nhiệm kô ???
Sự thật vẫn là sự thật dù ko chính miệng nói ra nhưng ai cũng hiểu cũng đang cảm nhận qua thời gian !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ Ngọc:

Đấy là anh chưa nhìn thấy/không biết/không quan tâm những người bán rong lưu niệm níu kéo khách du lịch nước ngoài như thế nào. Một trong những lý do khiến khách du lịch "một đi không trở lại" Việt Nam là điều này đấy anh ạ.

Một bộ phận người bán hàng rong đặc biệt là bán hàng lưu niệm gây khó chịu cho khách du lịch nhưng không phải tất cả, những gánh hàng bán 1 vài món ăn vặt như cốm với ô mai chẳng hạn vẫn thu hút dc sự chú ý của người ngoại quốc.

Những người bán hàng rong đa phần là những người nông dân đem ít sản phẩm tận thu từ mảnh vườn con lên thành phố bán kiếm chút đồng ra đồng vào hoặc mua hàng rẻ từ các chợ đầu mối đem bán rong khắp phố. Họ ít vốn, ít sản phẩm, ko hành nghề bán buôn "chuyên nghiệp", buôn bán phập phù tuỳ theo mùa vụ, thời gian rảnh rỗi lại thu nhập thấp.
Em đã từng xem một phóng sự về bán rong trên đường phố (cách đây khoảng hơn 1 năm), thì hoàn toàn không như anh nói. Đa phần lượng hàng hóa mà chủ yếu là thực phẩm chuyển vào trung tâm thành phố Hà Nội đều qua các chợ đầu mối lớn hoặc các nơi tập kết mở vào lúc 2-5h sáng hàng ngày.
Tức là, chỉ một số nhỏ trong họ bán "cây nhà lá vườn" thật, còn lại, họ chỉ là những người tiêu thụ hàng hóa. Anh có thể nhìn thấy phần lớn họ đều dùng xe đạp bán rong, nếu theo suy luận của anh, thì em sẽ nghĩ tất cả những mặt hàng đó đều xuất phát từ ngoại thành HN. Có tin được không?

Anh đã nói cả 2 đó chứ ! Người mua hàng từ các chợ đầu mối đem bán cũng có mà nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội sáng sáng đạp xe lên đây bán hàng cũng chẳng thiếu.

@ Phong:

1) Các gánh hàng rong sẽ được QUẢN LÝ, và được phép hoạt động trên một số tuyết phố ở HÀ NỘI.
2) Không hề có lệnh cấm bán hàng rong trên cả nước.

1: Theo anh dc biết: "hàng rong dc phép hoạt động trên một số tuyến phố của Hà Nội" = "dc phép hoạt động trong các ngõ phố ko tên". Theo hình dung của anh thì những "ngõ phố ko tên" ở thủ đô bề ngang dc tầm 1,5-2 m, sâu hun hút, zích zắc 8-X:, có 2 xe máy đi ngược chiều còn kèn cựa nhau nữa là đứng yên bán hàng và làm sao bán dc nhiều hàng hơn đi ngoài phố ?

2: Nó ko cấm trên cả nước nhưng dần dần các thành phố khác rồi cũng bắt chước cấm theo.

@ anh Khánh:
Anh bảo mang cái nghèo để biện hộ cho sự ăn bẩn mất vệ sinh là ko đúng ? Thế anh lý giải tại sao ở những nước nghèo nhất thế giới người ta ăn đất ăn bùn cho đỡ đói ? Dù rằng VN ta chưa nghèo đến nỗi phải ăn đất ăn bùn nhưng đại bộ phận dân chúng cũng chưa giầu đủ để bỏ ăn quà sáng từ những gánh hàng rong (dù biết ko đảm bảo vệ sinh) chuyển sang ...hamburger hay pizza ! Nên nhớ rằng khi nghèo khổ thì cái người ta mong muốn trước hết là đảm bảo cuộc sống chứ ko phải là chất lượng cuộc sống ! Mà quá nửa cái xã hội này thu nhập chẳng dư thừa gì cho cam ! Rõ ràng người ta tiêu dùng hàng kém chất lượng do điều kiện sống bắt buộc phải như thế; ngược lại chúng ta nhà có điều kiện thì xài hàng chất lượng cao: Sáng bảnh mắt làm 1 cái hamburger, nhấm nháp ly trà sữa Trân Châu ...
Anh chưa hiểu tại sao em viết cái này ? Thế theo em, cấm hàng rong một phát thì cả thiên hạ phải bị ép buộc đi ăn hamberger với macdo hả em ?
Uhm, đoạn này em viết linh tinh và không rõ ý !
Ý em là muốn phản bác lại ý kiến của anh: mang cái nghèo ra để biện minh cho sự ăn bẩn mất vệ sinh là ko hợp lý ! Theo em: Khi dân còn nghèo họ ít quan tâm tới chất lượng xấu hay tốt, sạch hay bẩn mà chủ yếu quan tâm làm sao cho no cái bụng. Nhiều khi có những cái biết là bẩn nhưng họ vẫn ăn đấy thôi !

.... khi tất cả tập trung vào một mối thì những điều chỉnh về giá cả từ đồ bán, tiền gửi xe, chỗ thuê sẽ phải điều chỉnh. Giờ vẫn còn đi "rong", chợ khang trang sạch đẹp thì thất thu mà em đòi giá phải thế này thế kia thì có đúng kô em ? Em nghĩ cho người bán rong thì tốt nhưng em đã nghĩ cho những người bán trong chợ, chịu cảnh người mua thì ít, bên ngoài thì bán rong chưa em ? Như Ngọc nói đó, như thế là ích kỉ, việc tôi tôi làm người khác xoay xở thế nào mặc kệ. Nói xin lỗi, cái kiểu đấy thì chả có cái nghèo, cái đói nào mang ra mà biện hộ cho được ?

Ý anh là muốn cấm triệt để không phải là tuyệt đường kiếm sống của họ mà là muốn họ không còn lựa chọn nào khác là phải vào chợ để làm ăn đàng hoàng ?

Bỏ qua vấn đề họ nghèo ra làm sao rồi thì nghèo vẫn phải đóng thuế cho nhà nước. Bây giờ em hỏi anh, anh muốn dồn họ vào chợ để buôn bán cho đàng hoàng vậy chợ đã có chưa ? Anh bảo chợ xây xong bỏ hoang trong khi dân đi bán rong tứ xứ là lãng phí ?
1: Em chưa biết cái chợ nào ở HN bỏ hoang cả!
2: Đọc thêm thông tin trên mạng về mấy cái chợ bỏ hoang ở 1 vài địa phương trên VN thì toàn thấy..người ta bỏ hoang là quá đúng : Nào là chợ xây quá sát chợ trung tâm, nào là xa khu dân cư (vào đấy bán cho ma..), cống rãnh điện nước chập cheng liên miên không ai muốn vào hoặc xây không phù hợp với tập quán buôn bán của dân quê nên họ ko vào !
3: Em ko tin tổng số chợ trong Hà Nội này đủ để chứa hết người bán rong ! Sơ sơ quận Hoàn Kiếm đã có 2000 người chưa kể những người đã có chỗ đàng hoàng trong chợ ! Thành phố thì mới đang lên dự án xây 27 cái chợ mới và giải toả 26 cái chợ tạm chợ cóc vào đầu năm 2008 này.
Với chỉ 3 điểm nêu trên theo anh đã đủ để khiến cái quy định cấm bán hàng rong vào thời điểm hiện nay trở nên bất hợp lý hay chưa ? Vỉa hè không cho bán, chợ cũng chưa thèm xây, cái xây rồi lại chẳng ai vào mua vì ko "đắc địa" vậy có khác gì tuyệt đường sống của người ta ? Chưa kể còn áp luật 1 cách quá nhanh chóng, chưa có lộ trình chuẩn bị từ trước khiến nhiều người bán rong gặp khó khăn để thích nghi với hoàn cảnh mới ! Anh bảo phải làm sao khi 1 người xa quê lên thành phố thuê nhà, sáng sáng dậy đi bán rong kiếm tiền gửi về quê nuôi gia đình và rồi vào 1 hôm "đẹp trời" người ta cấm, mò vào các chợ thì đã đầy chỗ ?
Có một vài loại hình khác cũng dc tính là rong: như mấy quán nước dựng tạm vỉa hè; xe đẩy bán đồ lặt vặt như keo dán, bật lửa; xe bán kem, bò bía ngọt..v.v.v..mấy loại đấy anh tính cũng nên cấm cả để ép người ta vào chợ buôn bán ? Chẳng biết anh nghĩ thế nào chứ theo em mấy cái loại hình buôn bán cò con lặt vặt quá phụ thuộc vào chữ "tiện" của người mua này (thấy khát, "tiện" thì uống, đói, "tiện" thì ăn..) dồn vào chợ mà làm ăn có lãi chắc trời sập ...Có khi còn chẳng đủ huề vốn, chẳng đủ để trả cho một chỗ đặt trước trong chợ :-??

Ai cũng biết kiếm sống, làm giàu ở nông thôn là khó, ở thành thị là dễ hơn nhưng có lẽ cũng phải hiểu rằng kiếm sống kiểu bán rong ở thành thị có phải là vững bền kô ? Có thể làm giàu trên cái đó được kô khi mà người nghèo là người đầu tiên cần làm giàu nhất ?

Bán rong ở thành thị chẳng phải một công việc vững bền nhưng đó là cách để người ta kiếm sống ! Anh ko thể yêu cầu quá cao vào một con người nông thôn, ruộng đất quá ít thậm chí chẳng có, nhà nghèo, thất học, trình độ văn hoá chưa hết cấp 2, tay nghề chuyên môn không có, thậm chí tuổi đời đã ~50-60 trở thành anh hùng làm giầu thời đại mới dc ! Ngoài trừ một số người trong cùng điều kiện có những phẩm chất đặc biệt ra còn lại đa số chỉ biết làm những công việc chân tay như đồng áng, bốc vác, thợ nề hay bán hàng rong như thế này thôi. Hãy cảm thấy may mắn vì mặc dù bán rong ko làm giầu dc nhưng ít ra cũng là một nghề lương thiện, còn hơn ép quá để rồi họ "túng thế làm liều" trộm cướp giết người thì ai đỡ hộ cho ?

Có đau kô khi nghe nói thế này :
Những gánh hàng dong "sống" do xã hội đòi hỏi nó phải "sống" và đến một lúc nào đó khi xã hội ko cần nữa, nó sẽ biến mất một cách tự nhiên...

Tại sao lại có một bộ phận phải sống như thế ? Tồn tại vì xã hội mà kô được lợi gì quay trở lại, kô được một đảm bảo về tương lai ? Có phải đó là nguồn gốc của sự miệt thị kô ?
Nói thế này liệu có phủ nhận được trách nhiệm kô ???

Sự thật vẫn là sự thật dù ko chính miệng nói ra nhưng ai cũng hiểu cũng đang cảm nhận qua thời gian !

Sao anh lại nghĩ bộ phận đó của xã hội phải sống như thế mà ko dc gì quay lại ? :-?? Làm để kiếm thêm thu nhập, nuôi gia đình gọi là ko có gì sao :-?? Đảm bảo tương lai ? Anh biết nghề gì có thể đảm bảo tương lai cho những người bán rong với tố chất, điều kiện gia đình, kinh tế như trên em đã kể thì chỉ em với. Em chỉ biết một thứ đảm bảo tương lai nhất cho họ hiện nay là nhà nước đừng có làm luật linh tinh ảnh hưởng đến đời sống hiện tại vốn đã vất vả của họ. Để yên cho họ kiếm tiền nuôi con cái ăn học thành tài sau này đỡ phải sống phụ thuộc vào cái nghề cực khổ này...đó mới là tương lai của họ mong muốn...
Em nói sai ở chỗ nào ? Miệt thị ai ? Khi kinh tế mới ở giai đoạn đầu phát triển nước nào chẳng có hàng rong và có ai ca thán gì đâu, mọi người đều xài hàng hoá như nhau hết ! Đến giai đoạn sau nhà nhà người người có tiền, họ bắt đầu chú ý đến chất lượng cuộc sống, chất lượng hàng hoá dẫn đến dần dần từ bỏ những gánh hàng rong...Giống như 1 sự đào thải tự nhiên: mất cầu ~ hết cung.....Sai ??? :eek: ... Vậy ý anh là nếu không có các chính sách cấm của nhà nước thì hàng rong sẽ phát triển ngày càng rầm rộ, mất kiểm soát hay sao ??? :eek: Ngay ở Hà Nội mọi người đều nhận thấy dù chẳng có cấm đoán gì nhưng một số loại hình hàng rong đang dần vóng bóng chẳng nhẽ anh lại ko thấy, ko cho rằng sự biến mất ấy là khách quan ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thưa anh Nam: anh có nghĩ là mình nhầm lẫn về 2 thời điểm không ạ?

1) Được phép hoạt động trên 1 số tuyến phố = sau tháng 4, khi đi vào quản lý
2) Được phép hoạt động trên 1 số tuyến phố không tên = trước tháng 4, khi lệnh cấm bán hàng rong vẫn được áp dụng.

3 nữa, nếu anh đọc các bài trước của em thì anh sẽ hiểu là tại sao Hà Nội bị quản lý, mà không phải các tỉnh thành nhỏ lẻ khác. Em đã có giải thích rất rõ ràng ngay từ vài bài đầu. Thậm chí có ngay cả một ví dụ tương tự là Bắc Kinh cấm nhổ kẹo cao su, nhưng các thành phố khác thì không. Nếu anh có thể giải thích cặn kẽ + có cơ sở là tại sao các tỉnh thành khác cũng cần phải cấm như Hà Nội thì sẽ thuyết phục em hơn là phang thẳng một câu là "cũng bắt chước cấm theo", mà chẳng giải thích gì cả. Nói thì dễ, nhưng để lời nói có trọng lượng + có tính thuyết phục thì không phải dễ.

Và cứ giả sử anh đúng đi chăng nữa, thì nó cũng vẫn là quản lý, chứ không phải là cấm.

Em không biết bài trước em ghi chữ hoa với gạch chân để phân biệt cấm với quản lý khách nhau như thế nào, mà bây giờ anh vẫn nhầm lẫn 2 khái niệm đấy với nhau. Em nghĩ khi nào anh phân biệt được 2 khái niệm đấy thì phần lớn các bài tranh luận của anh không còn giá trị.

Mong anh lần sau đọc lại bài mình vài lần trước khi post.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên