Bức tường Berlin

nối tiếp ý của Lộc , em cũng có một câu hỏi ,xét về địa chính trị thì sau khi bị chia cắt theo thỏa thuận của Đồng Minh , bán đảo Triều Tiên có quan trọng như Việt Nam ngay sau hiệp định Geneva không nhỉ . Chắc là không đúng không ? Vì theo em nghĩ , nếu miền Nam bị nhuộm đỏ vào năm 1956 , thì cách mạng CS sẽ còn tràn tới tất cả khu vực Đông Nam Á nữa (vào thời điểm 1956 thôi nhé , chứ còn sau này thì vì nhiều lí do nên nó đã bị mất đà ) .Và điều này là nguy hiểm hơn cả đối với Mỹ, ai cũng đều biết như vậy . Nhưng với Triều Tiên , với vị trí địa lý như vậy , thì sao ?

Và một câu hỏi nữa cho mọi người cùng suy luận (hoặc suy đoán) , nếu Triều Tiên thống nhất , thì sẽ chỉ có một phương án là chế độ miền Bắc phải sụp đổ , hay họ sẽ vẫn có được một mức độ ảnh hưởng nhất định của mình , hay sẽ có một mô hình nào khác ? Và liệu , Bắc Kinh sẽ có thái độ như thế nào , khi Triều Tiên thống nhất và họ sẽ mất đi cái "sân sau " của mình ?

(nhân đây cũng khai thác ý của Trường An , việc lính Mỹ có mặt ở Nam Hàn đúng là trở ngại cho việc thống nhất nhưng có lẽ không phải là do giới trẻ HQ ko thích , mà là do tác động của sự việc này đối với Bắc Kinh , chẳng ai lại muốn nhìn thấy quân đội của đối phương hiện diện ngay trên một nước sát sườn mình đã thống nhất ! )


@ anh Trung : lúc em viết bài đó xong , 1 ngày sau đọc lại tự thấy không thuyết phục được bản thân mình , nên em delete luôn . Vì sau đó em cũng học tập anh , thử áp dụng những lí lẽ đó để bảo vệ cho chính quyền Đông Đức thì thấy đúng là cũng hơi khó bác bỏ !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngay lúc đó, chúng ta có cơ hội bình yên và hòa bình để mà phát triển kinh tế, chính trị, và xả hội của cả hai miền, thật không đáng để chờ sao?
Thế này nhé, bây giờ mình chạy ra đường bị một ông lái xe say rượu đâm chết. Phước trách mình sao không chờ. Có phải tiên tri đâu mà chờ.
1992 là quá khứ của 2006 nhưng là tương lai của xa của 1954, ai biết được cái gì sẽ xảy ra mà chờ với cả đợi.

Mình không giỏi về chính trị, nhưng theo mình kiểu gì cũng phải thống nhất càng sớm càng tốt, dù bằng con đường ngoại giao hay chiến tranh. Chưa thấy cái dùng giằng có lợi bao giờ.
 
Trịnh Thường Trường An đã viết:
--Mặt khác, cuộc bầu cử đó cũng thiếu dân chủ ở chỗ là chỉ có 2 ứng cử viên là Bảo Đại và Ngô Đình Diệm.

Hìhì, bầu cử có 2 ứng cử viên mà ko là dân chủ? Vô khối những cuộc bầu cử khác, kết quả biết tỏng từ trước, tỉ lệ đi bầu gần 100%, mà vẫn được coi là... dân chủ gấp vạn lần "dân chủ tư sản" kia mà :))

L.
 
Ý này em nói nhiều quá rồi , nhưng hôm nay có bài viết của anh Duy nên lại phải tua lại (mọi người đừng chấp làm gì :D) :
Thống nhất bằng chiến tranh thì cái giá phải trả có quá đắt không anh ? Anh Phước nói có cái lý của anh ấy là , thà không thống nhất kiểu này mà cứ để hai miền thi đua trong hòa bình. Vừa không có đổ máu , mà lại sẽ có cơ sở hòa bình để phát triển , lúc đó miền nào có mô hình kinh tế _chính trị _xã hội đúng đắn hơn , khoa hoc hơn , sẽ phát triển giàu mạnh hơn . Cái đó là lẽ mà ai cũng đã hiểu rồi . Như năm 1956 , Khrushev đã khuyên cả 2 miền cùng gia nhập LHQ , cũng một phần là nằm trong chính sách đối ngoại mới với phương Tây của ông . Thế thì trong 2 khả năng này , anh thấy cái nào lợi cho dân tộc hơn , nếu anh sống ở thời đó ?
Tất nhiên , em luôn trân trọng những hy sinh của các thế hệ cha ông, họ ra mặt trận cũng là vì lí tưởng cao đẹp , nhưng đã nhìn về lịch sử thì phải khách quan .
Chúng ta giống hệt Triều Tiên , nếu giả sử mà Bắc Hàn thống nhất được đất nước từ 1953 rồi thì thật sự là tai họa cho dân tộc . Cả 2 miền sẽ được sống trong một cái nhà tù . Và sẽ làm gì có một cái Nam Hàn hùng mạnh như bây giờ ?

@ anh Linh : bầu cử như anh nói thế mới gọi là "dân chủ xã hội chủ nghĩa" chứ anh , chứ cứ như "dân chủ tư sản" , 100 năm nữa chắc chưa ...bằng :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em có đọc bài về "thuyết Domino" trên Wikipedia. Trong đó, Mĩ coi Nam VN là con Domino quyết định của CS chấu Á. VN mà bị CS hóa ngay thời điểm giữa thế kỉ XX thì tình hình chính trị của ĐNA sẽ bị ảnh hưởng lớn. CNCS sẽ lan ra khắp khu vực, thứ mà Mĩ ko thể nào chấp nhận đc. Sự thật lịch sử thì sau 1975, XHCN trên thế giới đã thoái trào, và như anh Bách nói, VN cũng chả thể đưa CHCS vượt qua biên giới thêm đc nữa. Mặc dù vị thế chính trị của VN trong khu vực đc nâng cao rõ rệt.
Nếu nói về vị trí địa lý thì mọi người đều thấy, VN cũng ko thua Triều Tiên. Khu vực ĐNA là đầu mối quan trọng phía Nam TQ và là cửa ngõ vào khu vực Nam Á, rồi Trung Đông. Ngoài châu Âu, Mĩ còn có một mặt trận lớn chống Cộng ở châu Á TBD. Dễ thấy 1 dãy các cứ điểm quân sự, các quốc gia đồng minh của Mĩ hiện nay ở khu vực này, đối mặt với trung tâm của CS thế giới là Trung Quốc: Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Philipines, đảo Guam, đảo Hawaii... Có thể nói Mĩ đã giữ được thế cờ trong khoang30 sau khi bị đánh bật khỏi VN và khu vực này năm 1975.
VN thì Mĩ thua rồi. Mà chắc Mĩ cũng nghĩ: VN ở ngay sát Tàu, đánh như lần trước đã ko thắng đc, bây h thì khó hơn nhiều. Thế nên Mĩ mới kết giao với Thái, Philipines để kìm chế khu vực ĐNA này thôi. Mối quan tâm nhất vẫn là Triều Tiên. Một phần vì vị trí địa lý ngay sát Nga và TQ, một phần chắc vì Bắc Hàn có tên lửa.
Mình không giỏi về chính trị, nhưng theo mình kiểu gì cũng phải thống nhất càng sớm càng tốt, dù bằng con đường ngoại giao hay chiến tranh. Chưa thấy cái dùng giằng có lợi bao giờ.
Cái này cũng là ý thức dân tộc thôi, nhưng tình hình chính trị bên ngoài ko tha cho ý thức đó một cách dễ dàng. Cái đó nó giằng co mãi, chứ ai chả muốn dân tộc mình thống nhất. Bài em nói ở trên ko biết có đúng ko nhỉ?:-/
 
Trong bối cảnh hiện nay thì nước như Triều Tiên bị chia cắt cũng có cơ hội để đàm phán thống nhất. Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang đàm phán để thống nhất và hàng năm, Hàn Quốc vẫn gửi viện trợ cho Bắc Triều Tiên bởi nếu Bắc Triều Tiên yếu thì nước Triều Tiên thống nhất sẽ yếu 1 nửa. Mặt khác, sự có mặt của lính Mĩ ở Hàn Quốc cũng là trở ngại của quá trình thống nhất (thế hệ trẻ Hàn Quốc không ưa lính Mĩ đi lại trên đất của họ). Mĩ không ngại Bắc Triều Tiên, chỉ ngại nước Triều Tiên thống nhất sẽ "gắn bó mật thiết" với ông Tàu.

Hoàn cảnh Triều Tiên khác với Việt Nam, Triều Tiên không thống nhất không phải bởi vì Mỹ không muốn, mà người không muốn Triều Tiên thống nhất nhất cũng không phải là Mỹ, mà là Nhật, Trung Quốc và có thể Nga.

Cái nguy hại nhất ở Châu Á chính là nationalism và một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước ở khu vực, đặc biệt nhất là Nhật và Trung Quốc. (Henry Kissenger miêu tả quan hệ của các nước Châu Á giống như continental European countries ở thế kỷ 19 vậy, thiếu vắng một coherent and stable interntional organization để và bảo toàn status-quo và hạn chế các nước không làm quá - hiện nay Mỹ đang đóng vai trò này, tuy nhiên vẫn rất mơ hồ).

Sự có mặt của lính Mỹ ở Hàn Quốc, không nhất thiết lắm về military protection bởi vì lực lượng của Hàn Quốc rất mạnh (chi tiêu quốc phòng năm 2005 đứng thứ 8 trên thế giới và vũ khí rất tiên tiến), mà về political reason: tạo ra legitimacy cho sự có mặt của quân Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản).

Sự có mặt của quân sự Mỹ ở Nhật Bản là một nguyên nhân Nhật Bản không fully rearm itself (hoàn toàn tự xây dựng lực lượng quân đội của mình), bởi vì điều này sẽ khiến cho Trung Quốc tăng cường quân lực của mình, destabilizing cả khu vực. Tuy nhiên cái này vẫn không đủ, bởi vì Nhật Bản ngày càng tăng cường chi phí quốc phòng của mình lên đến 44.31 tỷ dollars (đứng thứ tư trên thế giới) và TQ thì 81.48 tỷ dollars (đứng thứ 2 trên thế giới).

Hơn nữa một Triều Tiên thống nhất sẽ rất dể dẫn đến sự lo ngại của các cường quốc khác trong khu vực, đặt biệt là TQ và Nhật, bởi vì quan hệ Triều Tiên - Nhật rất xấu, quan hệ với Trung Quốc cũng không tốt đẹp gì, tăng khả năng cạnh tranh vũ trang giữa các nước.

Geopolitically speaking, đối với sự thống nhất của Triều Tiên, về tình thì rất đúng đắn, nhưng về lý thì hiện tại rất nguy hiểm, và việc này đối với Việt Nam không phải là tin tốt đẹp lắm.

Chuyện VN ngày xưa cũng vậy, sự việc không đơn giản như là chỉ trong một nước, bởi vì thế giới ngày càng interdependent (có ảnh hưởng lớn với nhau), cho nên nhiều khi sự việc của một đất nước, đặc biệt là nước yếu, còn phụ thuộc vào rất nhiều điều khác, và các đất nước khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
--Nếu lần đó có bầu cử thật thì Việt Nam sẽ vẫn do Cộng sản nắm quyền, nhưng sẽ là 1 chính phủ liên hiệp như hồi 1945-1946. Trung Quốc, dù có muốn can thiệp cũng khó bởi Trung Quốc k0 can thiệp vào miền Bắc nhiều như Mĩ can thiệp vào miền Nam, và bởi Trung Quốc vẫn phải dè chừng Mĩ và Liên Xô.

Việc chính phủ TQ không có sức ảnh hưởng lớn đến chính quyền Bắc Việt cũng bởi vì geopolitics. Chính trị VN lúc bấy giờ là chủ nghĩa dân tộc hơn là chủ nghĩa công sản, kẻ nguy hiểm nhất đối với VN không phải là Mỹ mà là TQ (suốt cả lịch sử VN, TQ luôn luôn là kẻ thù nguy hiểm nhất), cho nên chính phủ Bắc Việt nghiêng về LX for protection (cũng giống như bây giờ VN gần gũi với Mỹ vậy).

Mỹ nhúng tay vào VN cũng bởi vì nghĩ là LX với TQ cùng một hội cho nên mới can thiệp để ngăn cản sự lan truyền này. Nhựng Kissenger nhận thấy sự rạn nứt ở TQ với LX và VN cho nên mới bắt tay với TQ với chuyến thăm đáng ghi nhớ năm 1972 của Nixon.

Sau chuyến thăm đó, Mỹ đã có TQ cản trở sự phát triển của Cộng Sản và LX (Trung Quốc cũng giống như VN, chủ nghĩa dân tộc hơn là CS), cho nên rút khỏi Nam Việt Nam thì domino sẽ không ngã, bởi vì sẽ có TQ chống chân.

Đúng như dự tính của Mỹ, TQ tấn công VN năm 1979 cũng bởi vì nghĩ rằng VN dước sự chỉ đạo của LX tấn công Cambodia và Laos, tăng cường thực lực của mình và phát triển thế lực của CS LX.

Nói tóm lại, trên một bàn cờ của geopolitcs, những đất nước bé như VN lúc bấy giờ, sự độc lập không phải là cao lắm.
 
CNCS sụp đổ trên bình diện thế giới cũng chính là vì các rạn nứt bên trong chính quyền các nước XHCN ngay từ những năm 70. Đánh nhau với Mĩ ko xong, lại quay ra xích mích, rồi bị Mĩ lợi dụng mà tiêu diệt. Chính chủ nghĩa dân tộc ích kỷ đã bóp chết tinh thần đoàn kết quốc tế ban đầu của những người CS.
VN sau khi thống nhât, bị kẹp giữa TQ với LX, cũng vẫn phải cầm súng đánh Pol Pot với TQ. Xét cho cùng thì 2 cuộc chiến đó cũng là do Tàu cả, do Tàu sợ VN thân LX quá đà. Ở cái xứ này, thật chả bao h yên thân với các cường quốc: gần thì TQ, to thì LX, giờ là Mĩ. Bây h VN cũng vẫn phải khéo léo điều hòa quan hệ với Mĩ và TQ, ho he gì ko đc là gay go liền. Chứ Nga thì sắp out khỏi Cam Ranh rồi. Đóng ở đó bao nhiêu năm kìm TQ cũng ko hiệu quả lắm.
 
Lộc có nói đến mối rạn nứt Xô _Trung, anh xin được nói rõ thêm một chút
theo anh nhớ thì rạn nứt giữa 2 cường quốc cộng sản là bắt nguồn từ những mâu thuẫn do lịch sử để lại , rồi 2 nước lớn ai cũng muốn giữ vai trò chỉ huy khối CS , nhưng điểm khởi đầu mà những mâu thuẫn này xuất hiện ra công khai là từ sau đại hội 20 đảng CS Liên Xô với việc Khrushev lên án Stalin ,đề ra đường lối thi đua trong hòa bình với phương Tây (cũng một phần là do sự phát triẻn kinh tế của Liên Xô đã đến một giai đoạn bắt buộc phải có những làm ăn với phương Tây )và từ đó , Mao lợi dụng ngay cơ hội ngàn vàng này để lên án Khrushev , và bắt đầu một giai đoạn mới mà TQ chống "xét lại" . Việc này cũng ảnh hưởng đến Vn đó . Cũng có cả một vụ án được gọi là Xét lại chống Đảng xảy ra vào năm 1967_68 (tất nhiên dư luận ngày nay hầu như không ai biết đến nữa ) và phe Duẩn_Thọ bắt đầu thắng thế phe Hồ _Giáp , họ cũng lợi dụng phong trào "chống xét lại" này để bắt triệt hạ các đối thủ chính trị được xem là thân Liên Xô . Những người bị bắt có cả Hoàng Minh Chính (đang là viện trưởng viện triết học Mác lênin) , Vũ Đình Huỳnh (vụ trưởng trong bộ ngoại giao , theo cách mạng từ những ngày đầu) , tướng Đặng Kim Giang (người có công rất lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ ) ..., và điều đặc sắc hơn cả , tướng Giáp , người anh hùng , thiên tài của quân đội ta ,bị vu oan là người cầm đầu nhóm Xét lại chống Đảng này !
Sách báo Liên Xô có khi còn bị cấm lưu hành . Trong hồi kí _truyện ngắn Đêm giữa ban ngày , nhà văn Vũ Thư Hiên , nạn nhân trực tiếp của phong trào Chống Xét Lại (tù oan 9 năm không xét xử ) đã kể lại rằng , có khi sách báo Liên Xô vừa được nhập cảng xong đã bị đem đi thiêu hủy !

Sự việc rối ren và gay gắt như vậy , nhưng phải phục những nhà lãnh đạo CS Bắc Việt ở chỗ , bên trong họ chia rẽ như vậy , nhưng bề ngoài , nhân dân và dư luận thế giới vẫn tin rằng, họ là một khối thống nhất , luôn đồng lòng chung 1 lý tưởng cao đẹp . Nhưng còn phục hơn nữa ở cái chính sách "đu dây" của họ với cả 2 siêu cường CS , không quá nghiêng về một bên nào (chứ như anh Phước nói là Vn nghiêng về LX for protection là chỉ đúng với thời điểm hậu 1979 thôi )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Xuân Bách đã viết:
Ý này em nói nhiều quá rồi , nhưng hôm nay có bài viết của anh Duy nên lại phải tua lại (mọi người đừng chấp làm gì :D) :
Thống nhất bằng chiến tranh thì cái giá phải trả có quá đắt không anh ? Anh Phước nói có cái lý của anh ấy là , thà không thống nhất kiểu này mà cứ để hai miền thi đua trong hòa bình. Vừa không có đổ máu , mà lại sẽ có cơ sở hòa bình để phát triển , lúc đó miền nào có mô hình kinh tế _chính trị _xã hội đúng đắn hơn , khoa hoc hơn , sẽ phát triển giàu mạnh hơn . Cái đó là lẽ mà ai cũng đã hiểu rồi . Như năm 1956 , Khrushev đã khuyên cả 2 miền cùng gia nhập LHQ , cũng một phần là nằm trong chính sách đối ngoại mới với phương Tây của ông . Thế thì trong 2 khả năng này , anh thấy cái nào lợi cho dân tộc hơn , nếu anh sống ở thời đó ?
Tất nhiên , em luôn trân trọng những hy sinh của các thế hệ cha ông, họ ra mặt trận cũng là vì lí tưởng cao đẹp , nhưng đã nhìn về lịch sử thì phải khách quan .
Chúng ta giống hệt Triều Tiên , nếu giả sử mà Bắc Hàn thống nhất được đất nước từ 1953 rồi thì thật sự là tai họa cho dân tộc . Cả 2 miền sẽ được sống trong một cái nhà tù . Và sẽ làm gì có một cái Nam Hàn hùng mạnh như bây giờ ?

@ anh Linh : bầu cử như anh nói thế mới gọi là "dân chủ xã hội chủ nghĩa" chứ anh , chứ cứ như "dân chủ tư sản" , 100 năm nữa chắc chưa ...bằng :))


Chú Bách, áp dụng phương pháp của chú thì cũng có thể lập luận như sau : năm 45-46 không cần tuyên bố độc lập, không cần chống cự lại Pháp (Pháp đánh Sài Gòn ngày 23-9-45), cứ chấp nhận làm thuộc địa của nó thêm một cơ số năm nữa rồi kiểu gì nó cũng chán mà phải trao trả độc lập, có điều là không biết đến bao giờ.

Năm 47 Cụ Hồ cũng đã nói 1 câu khá nổi tiếng là "Chúng tôi muốn hòa bình nhưng không phải hòa bình với bất cứ giá nào, mà là hòa bình trong độc lập tự do". Quan niệm của anh giống Cụ, độc lập và thống nhất là trên hết. Nếu chú quan niệm khác như vậy thì mọi tranh luận xem như vô nghĩa, vì chú không thể thuyết phục được anh, và ngược lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh Sơn nói thế thì em khó đỡ quá :D
Ý em thực ra chỉ đơn sơ là , ai cũng muốn có độc lập và thống nhất , nhưng độc lập và thống nhất xong thì phát triển tiếp thế nào nữa ? và cái này cũng quan trọng chả kém ( Cụ Hồ ta đã nói 1 câu nào đó em ko nhớ chính xác nguyên văn , nhưng đại loại ý tưởng là , độc lập mà ko có no ấm , tự do , dân chủ , thì độc lập cũng vô nghĩa __ "An independence without freedom and happiness is a meaningless one" , hì hì , em chỉ có câu dịch Tiếng Anh trong lá thư của tướng Trần Độ thôi )

Tất nhiên ,do em nhận thấy bài viết của anh Duy là đang nhìn với quan điểm của thời hiện tại nên đó là em cũng đang nhìn theo con mắt của thời đại ngày nay , khi mà hòa bình và đối thoại luôn được đặt lên hàng thượng sách ,để đánh giá lại các sự kiện lịch sử thôi , chứ còn nếu sống ở thời đó thì em cũng không dám chắc là sẽ chọn lựa đi theo con đường nào , hòa bình hay đấu tranh . Vì căn bản , lí luận của em dựa trên tiêu chí là dân chủ và phát triển kinh tế , mà ở thời điểm 1956 , thì cuộc thi đua giữa 2 hệ thống , 2 mô hình chính trị xã hội còn lâu mới ngã ngũ , có rất nhiều trí thức Tây Phương thấy CNCS như thần dược .
Có lẽ , đây cũng là điểm yếu nhất trong lí luận của em , dù sao , xin ghi nhận lời góp ý của anh !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
độc lập mà ko có no ấm , tự do , dân chủ , thì độc lập cũng vô nghĩa
Cái này mới là cái đáng nói.=D>
Hòa bình & Thống nhât + Độc lập & Tự do = Hạnh phúc.
Còn ý anh Bách ở trên, chắc là cho rằng, việc chia cắt 2 miền cũng tạo ra sự phát triển tích cực về mặt nào đó. Cái tốt hơn cuối cùng sẽ thắng, một kết cục tốt sẽ đến dễ dàng hơn.:-?
 
Chính chủ nghĩa dân tộc ích kỷ đã bóp chết tinh thần đoàn kết quốc tế ban đầu của những người CS.
Giả sử CS đoàn kết mà nắm lấy quả đất thì cũng lại chia phe phái đánh nhau thôi.CTTG tư bản đế quốc đánh nhau ko phải vì vấn đề thuộc địa của từng dân tộc sao? hay theo cách lí luận của em thì bọn tư bản cũng ko 'đoàn kết' cho lắm.
Hìhì, bầu cử có 2 ứng cử viên mà ko là dân chủ? Vô khối những cuộc bầu cử khác, kết quả biết tỏng từ trước, tỉ lệ đi bầu gần 100%, mà vẫn được coi là... dân chủ gấp vạn lần "dân chủ tư sản" kia mà
@ anh Linh : bầu cử như anh nói thế mới gọi là "dân chủ xã hội chủ nghĩa" chứ anh , chứ cứ như "dân chủ tư sản" , 100 năm nữa chắc chưa ...bằng
Tình hình này thì có lẽ phải gọi anh Bách là 'nhà dân chủ' mới đc (có lẽ anh cũng thích đc gọi như thế ^^!).Cũng muốn dân chủ lắm,nhưng thằng Tàu liệu có để yên cho mình dân chủ ko?
Nhân sâm tốt thật,nhưng ăn nhân sâm lúc bị đau bụng thì có nên ko?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
không không ,thỉnh thoảng bức xúc chuyện gì đó là anh cứ phải lên TLNT bốc phét tí cho vui thôi ,anh không dám nhận cái danh hiệu cao quý này đâu !:D
(không dám là không dám thật đấy nhé chứ không có khiêm tốn gì đâu em :)) )
Ơ , em mới sang GB đấy à , mấy ngày trước còn thấy ở đây .Chắc là học A level hả em ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
--Bàn tí chơi về chuyện 2 ông Triều Tiên. :D
--Giả sử là Triều Tiên thống nhất thì cái vấn đề vũ khí hạt nhân sẽ được chuyển từ Bắc Triều Tiên sang tay Hàn Quốc. Bắc Triều Tiên có chương trình nghiên cứu dang dở và các nhà khoa học, Nam Triều Tiên có tiền, 2 ông kết hợp lại thì chắc gì nước Triều Tiên thống nhất không có vũ khí hạt nhân.
--Ông Tàu tất nhiên là k0 muốn 1 nước thân Mĩ và ít chịu ảnh hưởng của mình nằm sát nách, nhất là thằng đó lại có "đồ chơi" nguyên tử. Ông Nhật, vốn đang có tranh chấp với Triều Tiên (cả 2 miền), sẽ phải lo đối phó. Vậy thì kết cục có thể xảy ra là Triều Tiên thống nhất, Tàu và Nhật sẽ cùng sắm đồ chơi nguyên tử. :D
--Còn Mĩ thì sao? Cái dễ nhìn nhất là Triều Tiên thống nhất thì lính Mĩ hoặc phải về nhà, hoặc bị điều động đi Iraq hay Afganishtan. Điều đi Iraq hay Afganishtan thì người Mĩ sẽ nhận thêm sự thù hận từ dân nghèo Ả Rập. Còn về nhà thì sẽ không ổn trong thời gian ngắn do chưa tìm được việc làm. Cắt quân số lính Mĩ ở bán đảo Triều Tiên có nghĩa là cắt 1 phần nhu cầu quốc phòng, cái này thì chắc các tổ hợp công nghiệp vũ khi Mĩ k0 ưng lắm. Mặt khác, Mĩ có 2 đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản, nếu Triều Tiên thống nhất thì 2 đồng minh này sẽ có xung đột lớn hơn. Và tất nhiên là Mĩ k0 muốn cái đó.
--Vậy thì 2 miền Triều Tiên thống nhất thì nhân dân Triều Tiên được lợi hơn cả, còn các "đại gia" thì sao?
------------------
--Còn về thời điểm Việt Nam 1956, ngoài việc có 2 hệ thống chính trị kinh tế tranh đua nhau, còn 1 lí do nhỏ khiến cho việc "thi đua hòa bình" k0 thực hiện được: sức mạnh của quần chúng quá lớn.
--Sau 1 thời kì dài nô lệ và đấu tranh với thực dân Pháp, nhân dân cả nước mong muốn có 1 Việt Nam độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Vậy mà lại còn chia 2 rồi k0 biết đến lúc nào mới thống nhất, nếu ở vào thời điểm đó thì ai cũng thấy bức xúc. Trước kia Việt Minh làm CMT8 cũng chính vì mục đích giải phóng toàn vẹn đất nước, vậy thì nếu "thi đua hòa bình" thì lại đánh mất hình ảnh của mình trong mắt phần lớn quần chúng quá khích thời đó. Lê Duẩn giành được quyền lực cũng là do nắm bắt được nhu cầu của số đông thời đó. Điều đó có nghĩa là k0 nên xem thường sức mạnh của số đông. (Cái này vừa mới nghĩ ra nên k0 được hoàn chỉnh lắm, mong mọi người góp ý thêm).:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ông Nhật, vốn đang có tranh chấp với Triều Tiên (cả 2 miền), sẽ phải lo đối phó. Vậy thì kết cục có thể xảy ra là Triều Tiên thống nhất, Tàu và Nhật sẽ cùng sắm đồ chơi nguyên tử
Nhật thì ko biết nhưng mình nghĩ Tàu thì chắc có đồ chơi rồi,cái chính là Tàu đủ mạnh để ko phải tự bảo vệ mình bằng cách show hàng như Triều Tiên,Pakistan..

@ anh Bách:còn anh chắc đang vi vu bên Mĩ? ^^
 
Tàu còn có tên lửa vũ trụ cơ mà.
Bay lên trời đc thì bay sang Triều Tiên đc.
Bay sang Triều Tiên đc thì gắn kèm 1 cục phóng xạ bé bằng nắm tay đc.:D
Cái chính là Tàu có dám đầu tư ko thôi.:-?
 
anh Linh cho lại một cái đường link khác có proxy đi , cái trang talawas này hồi trước em cũng hay vào lắm nhưng từ khoảng 1 năm nay ở trong nước bị blocked rồi .
 
Blocked thật rồi, hay là bỏ "www" đi có đc ko nhỉ?:-/
 
Back
Bên trên