Bức tường Berlin

Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)

Điều hành viên
Nói chuyện to tát một tẹo ;)

L.

=============

Bức tường Berlin: "Không gì có thể rơi vào quên lãng!"

Trung tuần tháng Tám vừa rồi, toàn nước Đức đã tổ chức những buổi lễ kỷ niệm động lòng về một sự kiện lịch sử bi thảm và thương đau của dân tộc Đức thế kỷ XX: 45 năm trước, chỉ trong một đêm, 13-8-1961, một bức tường ô nhục chia cắt Đông và Tây nước Đức, đồng thời, chia cắt "ngôi nhà chung" Châu Âu với những giá trị văn hóa, lịch sử tương đồng, đã được dựng lên ngay giữa đô thành Berlin!

*

Lần lại dòng lịch sử, ngay sau Đệ nhị Thế chiến, nước Đức thất thủ bị các nước Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô) chiếm đóng. Nằm ngay giữa lòng Đông Đức, phần Tây Berlin - do Anh, Pháp, Mỹ quản lý - trở thành nước Tây Đức theo xu hướng tự do vào mùa hè năm 1949. Bốn tháng rưỡi sau, Đông Berlin, với sự quản chế của Liên Xô, trở thành thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Đức. Tính đến đầu thập niên 60 thế kỷ trước, giữa hai phần Đông - Tây Berlin, người dân ít nhiều có thể đi lại và giao thương; dưới ảnh hưởng những chính sách hà khắc của Đông Đức, trong thời gian 1949-1962, đã có hơn 2,6 triệu người chạy sang Tây Berlin.

Tháng 8-1961, bất đồng trong vấn đề nước Đức giữa các đại cường trở nên gay gắt. Sau khi được Quốc hội Đông Đức "bật đèn xanh", rốt cục, chỉ trong 1 đêm Chủ nhật 13-8-1961, viện cớ để "bảo vệ biên giới quốc gia Cộng hòa Dân chủ Đức", theo chỉ thị của lãnh tụ thượng đỉnh Walter Ulbricht, các đơn vị quân đội và công an Đông Đức đã ngăn biên giới Đông và Tây Berlin (dài 43 km) bằng hàng rào dây thép gai và chướng ngại vật, rồi dựng ở đó 1 bức tường, đi vào lịch sử với cái tên "bức tường Berlin", nhằm mục đích ngăn công dân nước Đức cộng sản trốn sang Tây Berlin.

Trên tổng số 80 điểm kiểm tra giữa ranh giới Đông - Tây, chỉ còn 12 điểm hoạt động. Bên hệ thống tường Berlin dài 185 km bao quanh Tây Berlin, 300 tháp canh và 43 tháp ngầm dưới lòng đất đã được dựng lên. Ở phần Đông Berlin, khoảng cách 50-100 m trước bức tường được coi là "miền đất chết" đối với những ai dám "bén mảng" tới đó: lính biên phòng Đông Đức, vũ trang tận răng, cùng đàn chó săn, có thể xả súng bắn chết bất cứ ai tại đó! Trong một đêm, biết gia đình ly tán, bao mối tình bị chia cắt trên mảnh đất Đức vì lý do ý thức hệ!

Biên giới địa lý và biên giới trong lòng người đã được dựng lên như thế! Một số liệu được giới sử học đưa ra cách đây ít lâu cho biết trong khoảng thời gian 28 năm từ 1961 đến 1989, hàng ngày, trung bình có 7 công dân Đông Đức bị bắt giam tại khu vực gần bức tường Berlin; trong số này, rất nhiều người bị cưỡng bức làm chỉ điểm. Hàng vạn lính biên phòng Đông Đức cũng tìm cách vượt biên. Trong số 809 người bỏ mạng khi đào tẩu sang Tây Đức tìm tự do, ước chừng 250 người bị giết bên bức tường Berlin, đa phần đều là thanh niên ở độ tuổi 16-30. (Con số chính xác, có thể sẽ không bao giờ chúng ta được biết, vì cơ quan mật vụ chính trị Đức Stasi coi đây là điều tuyệt mật và ngay cả cha mẹ, thân nhân người bị sát hại cũng không hề được biết về số phận người thân của họ. Chỉ biết, nạn nhân cuối cùng của bức tường Berlin là một thanh niên 22 tuổi, bị lính Đông Đức xả súng bắn chết ngày 6-2-1989.)

Sau quyết định ngày 10-9-1989 của chính phủ Hung cho phép người tị nạn Đông Đức tại Hung qua Áo sang Tây Đức, bức tường Berlin dã bị dỡ những viên gạch đầu tiên, như khẳng định của nguyên thủ tướng Đức Helmut Kohl. Bức tường ô nhục chia cắt Đông - Tây bị người dân Đông Đức tháo dỡ kể từ mốc 9-11-1989, mở đường cho nước Đức thống nhất trong lòng Châu Âu mùa hạ 1990.

*

... nhưng không hề dễ dàng
dùng trái tim bạn, làm vỡ tan
một bức tường khốn nạn điên khùng


Cách đây 16 năm, vào những ngày Châu Âu nô nức trước cảnh nước Đức thống nhất, album "Bức tường" (The Wall) của ban nhạc "Pink Floyd", được coi như bản rock opera kỳ vĩ nhất của lịch sử âm nhạc thế giới, đã được các ngôi sao nhạc rock trình diễn tại thủ đô Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức trước sự chứng kiến của nhiều triệu khán thính giả trên toàn thế giới. Nhiều người Đức đã òa khóc khi nghe những lời ca cuối cùng của bài hát chót trong album, khi cả bức tường đồ sộ trên sân khấu bị phá vỡ - ai nấy đều liên tưởng rất rõ rệt đến sự sụp đổ của bức tường ô nhục Berlin.

Ấy vậy mà, 15 năm sau đó, theo một điều tra của hãng thăm dò dư luận Emnid (Đức), với sự ủy nhiệm của tạp chí truyền hình "Bildwoche", có tới một phần ba số người được hỏi không hề biết điều gì đã xảy ra vào ngày 9-11-1989! Tỉ lệ này đặc biệt cao ở giới thanh niên ở độ tuổi dưới 29: 42%! Như thể, cả một thế hệ đã trưởng thành mà không hay biết đến một trong vài sự kiện lịch sử trọng đại nhất của nước Đức thế kỷ XX!

Đáng buồn rằng đây không hề là hiện tượng cá biệt của nước Đức: tại các quốc gia khác ở Châu Âu, kể cả Hungary, kiến thức về lịch sử của giới trẻ cũng rất đáng lo ngại. Những cuộc thăm dò dư luận luôn đưa lại những kết quả khiến chúng ta phải sửng sốt. Cách đây vài năm, 50% số người Anh được hỏi không biết đến trại tập trung Auschwitz kèm khái niệm diệt chủng Do Thái (holocaust) của phát-xít Đức thời Đệ nhị Thế chiến. Ngay mới đây, chuẩn bị 5 năm ngày nước Mỹ bị khủng bố, tờ "Bưu điện Hoa Thịnh Đốn" (Washington Post) đăng một kết quả thăm dò cho thấy 30% số người được hỏi không nhớ sự kiện đó xảy ra năm nào, 8% cho rằng nó diễn ra sau 2001 và 16% thì không biết niên đại nó ra sao cả! Tại Hungary, thống kê của Hãng giáo dục Lauer Learning và Học viện Nghiên cứu dư luận Szocio-Gráf cho biết đa số số thanh niên được hỏi không hề chịu học gì về cuộc cách mạng dân chủ năm 1956; trong số đó, có người còn nhầm tới... hàng trăm năm khi liệt các vĩ nhân của cuộc cách mạng 1848 như Kossuth Lajos és Petőfi Sándor vào hàng các nhà cách mạng 1956! Ở Việt Nam, bao nhiêu điểm 0 (không!) về môn Sử trong các kỳ tuyển sinh đại học và cao đẳng, phải chăng, là một trong những lý do thúc đẩy UNDP và Quỹ SIDA Thụy Điển tài trợ cuộc triển lãm đầy tiếng vang "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975 - 1986", khiến bao bạn trẻ bàng hoàng trước những ký ức vui buồn, bi thảm của một thời vừa trôi qua mới ít năm, mà đã tưởng xa xôi lắm.

Mới hay, lịch sử là thứ, nếu không được trau dồi, sẽ dễ dàng bị lãng quên trong dòng đời quay cuồng của thiên kỷ thứ ba này!

Thế nhưng, nước Đức thống nhất, 45 năm sau ngày bức tường Berlin được dựng lên và 17 năm sau khi nó bị phá bỏ, vẫn còn trang trọng giữ mọi dấu tích của nó, như một di chứng lịch sử mà đời sau phải sống và nhớ lấy. Nhờ vậy, du khách quốc tế, ngày nay đến thăm thủ đô Berlin, thế nào cũng bị mê hoặc bởi dấu ấn của một thời. Có ai bỏ qua những mảnh tường còn sót lại, đầy chữ ký và địa chỉ của nhửng người đã từng đặt chân đến và chạm tay vào nó. Nhiều người thì bằng lòng với việc mua một mảnh tường nhỏ xíu, được bày bán khắp nơi cùng tấm thiệp ghi lại những hình ảnh lịch sử về bức tường Berlin. Đa số phải tìm đến Checkpoint Charlie, một trong 3 điểm kiểm tra khét tiếng được dựng lên năm 1961, và là điểm duy nhất nằm ở trung tâm Berlin, nơi vào một ngày tháng 10-1961, quân đội cùng chiến xa Liên Xô và Hoa Kỳ đã kình địch nhau suốt 16 giờ liền và nhiều người đương thời cho rằng chỉ cần một người lính run tay bóp cò thì hẳn lập tức Thế chiến lần thứ ba đã xảy ra. Cửa khẩu ấy, đã ghi dấu ấn trong tâm thức vài thế hệ thanh niên phương Tây qua loạt phim trinh thám James Bond với những điệp viên được 2 miền Đông - Tây trao trả, và trở thành biểu tượng của tự do đối với người dân Đông Đức trong vòng gần 3 thập niên, ngày nay, là một tụ điểm du lịch thật sầm uất với nhiều bảo tàng, cửa hiệu lưu giữ và bày bán những hình ảnh của quá khứ. Cũng phải nhắc đến Trung tâm tư liệu về bức tường Berlin, nằm ngay ở con phố Bernauer, biểu tượng của sự chia cắt Đông - Tây, ngày nay, không bao giờ thiếu vắng những tốp người, lặng lẽ và trầm tư xem những thước phim, những tấm ảnh và lắng nghe những đoạn băng tư liệu một thuở. Trong số những người khách ấy, có thể nhận thấy không ít du khách đến từ thập phương, cả từ Việt Nam, một xứ sở đã có quá nhiều thương đau và dễ dàng đồng cảm với nỗi đau chia cắt của dân tộc Đức. Với họ, chiêm nghiệm để tìm hiểu những gì đã xảy ra là điều cần thiết.

Bởi lẽ, không thể có hiện tại và tương lai trên nền tảng một quá khứ, một lịch sử mù mờ!

"Không ai, không gì có thể trôi vào quên lãng!", lời thi sĩ Nga Olga Bergoltz thuở nào, được khắc ghi tại nghĩa trang ở St. Petersburg, vinh danh những người lính ngã xuống trong cuộc chiến chống phát-xít, phải chăng, là điều mà nhân loại cần tâm niệm, mỗi khi nghĩ đến ký ức của một thời...

L.
 
bức tường Bá Linh đã sụp đổ và nước Đức lại được thống nhất ,2 miền sum họp một nhà và cùng đi vào con đường xây dựng một nền tự do , dân chủ . Trên thế giới sau WW2 cũng có 2 quốc gia khác bị chia cắt giống hệt Đức là Cao Ly và Việt Nam .Chỉ tiếc rằng , 2 dân tộc sau không có được cái may mắn của người Đức .
Nếu một lần được đến Berlin , em nhất định sẽ đi thăm di tích này . Nó là biểu tượng của nỗi đau chia cắt , nhưng trên hết là biểu tượng của ý chí chiến đấu với mục tiêu thống nhất , hòa bình , và dân chủ . Như vậy , phát xít và cộng sản đã vĩnh viễn đi vào dĩ vãng của người Đức . Còn Việt nam chúng ta ?
 
Bác Linh viết bài ở trên đấy ạ, đọc khá hay. Ngộ nhất là 15 năm sau có tới 1/3 số người được hỏi không biết về sự kiện nay. Tuy nhiên quả thật có khi 15 năm trước nếu Việt Nam có xảy ra việc gì trọng đại chưa chắc dân Việt Nam đã biết -__-!

Vì sao Bách nghĩ rằng chúng ta không có được cái may mắn của người Đức?
 
Trần Xuân Bách đã viết:
bức tường Bá Linh đã sụp đổ và nước Đức lại được thống nhất ,2 miền sum họp một nhà và cùng đi vào con đường xây dựng một nền tự do , dân chủ . Trên thế giới sau WW2 cũng có 2 quốc gia khác bị chia cắt giống hệt Đức là Cao Ly và Việt Nam .Chỉ tiếc rằng , 2 dân tộc sau không có được cái may mắn của người Đức .
Nếu một lần được đến Berlin , em nhất định sẽ đi thăm di tích này . Nó là biểu tượng của nỗi đau chia cắt , nhưng trên hết là biểu tượng của ý chí chiến đấu với mục tiêu thống nhất , hòa bình , và dân chủ . Như vậy , phát xít và cộng sản đã vĩnh viễn đi vào dĩ vãng của người Đức . Còn Việt nam chúng ta ?

Anh chỉ là khách bộ hành qua Đức, nhưng được dẫn đi một loạt những di tích về Bức tường Berlin, rất bổ ích. Cô cháu đưa anh đi, sống ở Đức từ nhỏ, bảo rằng „đa số dân Việt mình bên này đâu để tâm những thứ này, cậu mà hỏi họ, bảo họ dẫn đi, có thể họ tưởng cậu... dở hơi đấy” ;)

Khi nào em muốn đi, và có dịp đi, thì anh sẽ „hướng đạo” là nên đi những đâu :)

Ngoài ra, những ngày vừa rồi, anh có dịp đi Auschwitz (Ba Lan), coi trại tập trung, phòng hơi ngạt và lò thiêu người của phát-xít Đức xưa, cũng để lại ấn tượng rất mạnh. Khi nào rảnh sẽ report lại vụ đó.

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đợt em đi Berlin, vì nhiều lý do, đã không đi thăm được bức tường Berlin. Bạn em có đi xem đoạn ở nhà ga phía đông (Ostbahnhof) và rất thích nhưng là thích các bức tranh mà các nghệ sĩ vẽ trên đó, như kiểu một danh lam để ngắm thôi ấy. Anh Linh đã đi qua những đoạn nào thế ạ? Vì nhiều lý do mà em không hề muốn đến lại Berlin một lần nữa tuy nhiên nếu có việc phải đi em sẽ cố gắng đi qua bức tường Berlin.
 
anh Duy thấy đó , nước Đức đã thống nhất trong hòa bình , không phải đổ máu đến 4 _5 triệu sinh mạng như VN mình . Và họ thống nhất để đi tiếp lên cái gì (và VN mình thì thế nào), chắc anh và tất cả mọi người đã thấy rõ , em không muốn bàn nhiều .Đó chính là lí do em nói Vn ta không may như người Đức.

Em rất cảm ơn anh Linh . Nếu sau này được đi , chắc chắn em sẽ phải làm phiền anh :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chỉ tiếc rằng , 2 dân tộc sau không có được cái may mắn của người Đức .
Nếu một lần được đến Berlin , em nhất định sẽ đi thăm di tích này . Nó là biểu tượng của nỗi đau chia cắt , nhưng trên hết là biểu tượng của ý chí chiến đấu với mục tiêu thống nhất , hòa bình , và dân chủ . Như vậy , phát xít và cộng sản đã vĩnh viễn đi vào dĩ vãng của người Đức . Còn Việt nam chúng ta ?
Ko hiểu,Việt Nam nào chưa thống nhất?

Nhiều người lầm tưởng giữa chế độ 1 quốc gia với chính quốc gia đó,kiểu như "yêu Đảng" đánh đồng với "yêu nước"..có lẽ vì thế mà anh nhầm mât định nghĩa "thống nhất đất nc"
Với cả đi chê bai đất nc mình sinh ra thì thật ko nên,bọn nc ngoài chúng nó tự hào dân tộc ghê lắm,buồn thay ko hiểu thế hệ trẻ VN liệu có còn nhiều người thích nói xấu Tổ quốc nữa ko?
 
Trần Hoàng Vân đã viết:
Đợt em đi Berlin, vì nhiều lý do, đã không đi thăm được bức tường Berlin. Bạn em có đi xem đoạn ở nhà ga phía đông (Ostbahnhof) và rất thích nhưng là thích các bức tranh mà các nghệ sĩ vẽ trên đó, như kiểu một danh lam để ngắm thôi ấy. Anh Linh đã đi qua những đoạn nào thế ạ? Vì nhiều lý do mà em không hề muốn đến lại Berlin một lần nữa tuy nhiên nếu có việc phải đi em sẽ cố gắng đi qua bức tường Berlin.

* Duy: Ừ, anh viết bài đó, sau hôm qua Berlin. Những gì viết trong đó, là cảm xúc thực qua những thứ mình đã trải qua, đã nhìn tận mắt, ko phải "ăn ốc nói mò" đâu :))

* Vân: Thực ra anh chỉ có 1 buổi ở Berlin thôi, đi từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, như ăn cướp, miễn là đến được hết những điểm mà mình muốn. Bà chị họ anh cảnh cáo cô cháu (làm nhiệm vụ "hướng đạo"), vì cô này là dân thiết kế đồ họa, khoái kiến trúc: "Cậu mày cần xem về chính trị, lịch sử, mày cứ chú trọng những cái đó... còn về kiến trúc này nọ đợi cậu mày sang lần gần nhất" :))

Liên quan tới bức tường Berlin, anh có qua được mấy chỗ sau đây:

1. Một chỗ mà còn đoạn tường Berlin, dân tình vẽ vời và ký tên đầy trên đó, anh ko nhớ đó là ở đâu, tuy nhiên cũng có sấn vào ký tên mình :))

2. Đoạn ở Potsdamer Platz, cũng có những mảnh tường còn lại, xung quanh là những tòa nhà cao chót vót mới xây.

3. Dĩ nhiên, cổng Brandenburg thì ko thể bỏ qua rồi :))

4. Ở một góc đường (mà anh quên tên, sẽ phải hỏi lại cô cháu), có 1 cái hàng rào mà gia đình, thân nhân các nạn nhân chết tại bức tường Berlin có thể mang ảnh người bị giết đến để treo ở đó, rất cảm động. Anh đọc lỗ mỗ, thấy họ đề rằng, có 1 cái quỹ quyên tiền người qua lại, để bao giờ ở hàng rào tưởng niệm đó cũng có những bó hoa tươi.

5. Đường Bernauer, nơi xưa kia bức tường chia cắt di được dựng lên dọc phố (người ta phá cả 1 nhà thờ để làm trò này). Anh có vào ngồi xem phim, và ảnh, tại cái Trung tâm tư liệu về bức tường Berlin đó, rất cảm động.

6. Checkpoint Charlie, điểm kiểm tra Đông - Tây ngày xưa.

(Nói chung ở những điểm này đều có chụp ảnh minh họa, ra cái điều tôi đã đến đây thực, ko phải chỉ ba hoa chích chòe đâu, có thể kiểm chứng :))

Berlin là nơi anh chỉ có nửa ngày để đi thăm thú, và cảnh tượng thành phố này cũng ko có gì đặc sắc (nhà cổ ít, ko thấm vào đâu so với những nơi khác, kể cả Budapest :)), nhưng đã để lại ấn tượng rất mạnh với anh bởi những dấu ấn của sự chia cắt một thời. Nhất là, ngay cả những nơi không còn tường nữa, người ta vẫn để lằn ranh dưới mặt đường để ghi nhớ nó. Lằn ranh ấy, nhiều khi đâm thẳng vào một tòa nhà, cửa hiệu...

Và về cái cách mà người ta đã vượt lên, hóa giải quá khứ...

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Gửi em Thành :

anh đâu có nói xấu Tổ quốc em ạ .mà anh viết chưa rõ nên chắc em hiểu lầm . Anh nói , VN ta chưa có được cái may mắn của người Đức , nghĩa là cả 2 đất nước đều thống nhất , nhưng chúng ta thống nhất bằng bạo lực ,bằng máu của quân dân 2 miền , mà thay bằng việc đưa cả 2 miền tiến lên , thì những người thống nhất đất nước lại đưa cả 2 miền đi xuống , rồi cải tạo , thuyền nhân... (tức là thống nhất về biên giới lãnh thổ thì xong rồi nhưng thống nhất về lòng người thì đó vẫn là một công việc còn dang dở mà thế hệ trẻ cần phải hoàn thành sớm), nói tóm lại đây đều là những việc mà chúng ta đã thảo luận quá nhiều , anh không muốn sa đà vào làm gì để loãng chủ đề ra .
Anh còn nói là cả 2 dân tộc đều không may như Đức , tức là phải nói đến cả hoàn cảnh của Triều Tiên (Cao Ly) nữa .Một miền là con rồng mới về kinh tế , một miền vẫn rên siết dưới ách thống trị cộng sản với những tham vọng điên cuồng về vũ khí hạt nhân trong khi dân đói khổ .
Còn Đức , họ thống nhất trong hòa bình , và miền Tây đã vực dậy nền kinh tế lạc hậu của miền Đông , và đem đến một điều mà nhân dân miền Đông chưa bao giờ được hưởng suốt từ năm 1933 , đó là DÂN CHỦ .
Với những nguyên nhân trên , anh mới nói rằng nước ta và nước Triều Tiên không có được cái may mắn của nước Đức , chứ không hề "nói xấu Tổ quốc" một chút nào . Em hãy đọc kỹ để hiểu hơn cái ý của anh .

Gửi anh Linh :

Anh Linh ơi , em muốn hỏi thêm một vài điểm về lịch sử của bức tường này . Năm 1961 , khi Ulbricht ra lệnh xây bức tường ngăn cách , thì chắc hẳn , đó cũng là lệnh (hay góp ý) của quan thầy Liên Xô rồi chứ ? Và còn một chi tiết khá thú vị , là cả lính biên phòng Đông Đức cũng tìm đường vượt biên , anh nói thêm về điểm này đi .
Câu hỏi cuối cùng là ở phía Đông Bá Linh , có các điểm kiểm tra , với công an vũ trang , thậm chí còn có cả những điểm tháp canh được xây dựng dưới lòng đất , thì ở phía bên kia bức tường có các khu kiểm soát của lính Tây Đức không , hay họ tạo điều kiện cho người Đông Đức vượt biên ?

Mà anh đang ở Hung , chắc anh nhiều tư liệu quý lắm về cách mạng dân chủ 1956 đúng không ạ ? Nếu có thời gian anh lập hẳn 1 topic khác nói kỹ về sự kiện này đi . Em rất thích tìm hiểu về lịch sử các quốc gia cựu cộng sản , nhưng trên mạng chưa thấy tài liệu nào nói kỹ và cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về sự kiện 1956 cả . Em chỉ biết mỗi Imre Nagy là anh hùng trong cuộc cách mạng này và sau khi quân đội Liên Xô đêm chiến sa vào đàn áp thì phong trào cũng bị dập tắt luôn , cùng với việc ông bị hành quyết ...
Đấy , em dốt sử lắm anh ạ , mong được các bậc tiền bối , "cây cao bóng cả" như anh giúp đỡ !:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Gửi anh Bách :)D-reply lại cho lịch sự)

Em hiểu ý của anh,với lại em cũng ko chê anh "nói xấu Tổ quốc",em chỉ muốn nói lớp trẻ hiện nay nhiều người suy nghĩ "cực đoan" quá..nhiều người ko biết lại nghĩ "chống lại chế độ" tức là "chống lại đất nc",ngoài ra nhiều người khác lại nghĩ "tiến bộ" tức là phải "dân chủ" (về cái này thì em chưa khẳng định là sai).Nếu anh muốn so sánh về sự phát triển KT thì lấy VD KT nc Đức trong khoảng giưa 2 cuộc đại chiến: sau CTTG I Đức thất bại nặng nhưng chỉ sau vài năm phát xít Đức đã đủ mạnh để khôi phục KT & phát triển quân sự cho CTTG II => liệu 30 năm phát triển KT của XHCN Đông Đức & tư bản Tây Đức liệu có = vài năm của bọn phát xít ko? dựa vào KT thì theo anh cái nào tiến bộ hơn? trong chế độ phát xít liệu có dân chủ ko?

Còn về dân chủ thì (nếu có thời gian) xin anh chỉ cho thằng em còn nhận thức kém thấy vài điều:

1.Dân chủ có thực sự tốt cho một xã hội chưa thống nhất? (ý em là hiện nay vẫn có oánh nhau đổ máu chưa hòa bình đc,liệu dân chủ có thực sự cần?)
2.Áp dụng dân chủ vào VN ntn? chính xác hơn trong thời điểm này mà cải cách dân chủ thì lợi hại ra sao?

Còn về Bắc Triều Tiên,cô giáo GDCD ở trên lớp em nói là dạo này xuống dốc,tự cô lập ko chơi với ai nên..ko còn là XHCN nữa :)) nói chung là nc XHCN nào mà ko phát triển thì đều coi là biến thái hêt :))

Nói tóm lại là em đã đọc kĩ ý của anh,và em cũng hiểu :D tuy nhiên em cần khẳng định là "đất nc ta đã thống nhất",còn anh muốn lái vấn đề sang hướng khác thì cũng ko nên nói quá nên như vậy làm em tưởng nhầm là "nói xấu Tổ quốc" :D lại sa đà làm loãng chủ đề :)

-------------

So sánh vui 1 tí giữa bức tường Berlin & cầu Hàm Rồng: dân Đông Đức chạy sang Tây Đức để "tìm kiếm tự do" (như anh Linh nói :D,em ko nói câu này), còn cầu Hàm Rồng thì lại thấy máy bay Mỹ ném bom,ngăn dân Bắc vào Nam ầm ầm để oánh VNCH,có thấy ai "tìm tự do" mấy đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em ạ , anh chỉ là dân chuyên ngữ , nên chắc chắn là tư duy logic không thể bằng dân Toán( hay tự nhiên ) như em được .
Ngoài lề một tí , cái này không liên quan gì đến topic đâu mà là anh bàn luận với riêng em cho vui thôi .Về việc tìm tự do thì anh nghĩ chắc một phần cũng tại ở ngoài bắc mình hầy như không mấy ai biết gì về cuộc sống ở trong Nam nói riêng (bưng bít mà em ), hay là tại thế giới tự do nói chung .Nếu không á , vào độ những năm cuối thập niên 60 , không biết bao nhiêu dân miền Bắc này sẽ muốn chạy vào nam và không biết bao nhiêu quân số Việt Cộng sẽ đào ngũ chạy sang bên kia chiến tuyến :))

Còn về một vài câu hỏi về dân chủ em đặt ra thì thời gian không có , (nếu em cho anh cái nick , có thời gian anh ngồi bốc phét tí chính trị với em lúc trà dư tửu hậu thôi :)) ) . Với lại , anh tự thấy mình cũng chưa đủ trình lý luận về mấy cái này . Anh mà đủ trình diễn thuyết dân chủ thì anh đã thành mấy nhân vật cao thủ như là Phạm Hồng Sơn , Nguyễn Vũ Bình ,Phương Nam... rồi :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh khách sáo rồi :D dù sao cũng cảm ơn anh đã thanx bài em :) còn về chuyện chuyên ngữ hay chuyên toán thì chắc em nghĩ cũng ko ảnh hưởng đâu anh,cái chính là mục đích phấn đấu có "đồng chí" với nhau ko thôi..(nhìn cái user name KGB Agent sợ quá :D) nói chung là em rất tôn trọng & lắng nghe ý kiến của anh,thảo luận để biết tư tưởng của nhau,để cấp tiến giống như anh :D (nhưng mà cấp tiến theo hướng nào thì anh em mình phải tranh luận thêm mới rõ đc :D)

Ngoài lề một tí , cái này không liên quan gì đến topic đâu mà là anh bàn luận với riêng em cho vui thôi .Về việc tìm tự do thì anh nghĩ chắc một phần cũng tại ở ngoài bắc mình hầy như không mấy ai biết gì về cuộc sống ở trong Nam nói riêng (bưng bít mà em ), hay là tại thế giới tự do nói chung .Nếu không á , vào độ những năm cuối thập niên 60 , không biết bao nhiêu dân miền Bắc này muốn chạy vào nam và không biết bao nhiêu quân số Việt Cộng sẽ đào ngũ chạy sang bên kia chiến tuyến
Cái này thì em thừa nhận,nhưng chưa có tài liệu cụ thể thì cũng chưa dám xác định.Còn 1 điều nữa:hồi đấy dân ta vừa thoát khỏi thống trị đàn áp của Pháp,nay có thằng Mĩ vào phát dân hiểu ngay là "nó đến cướp nước",theo Đảng chống Mĩ luôn (giống nhân dân LX vừa tự do từ tay Nga hoàng phấn khởi lắm,lao động quên mình vì XHCN :D),nói chung là thời đó chủ quan duy ý chí mạnh => chiến thắng của VN Cộng sản là đương nhiên (& theo cá nhân em là cũng tốt nữa).Thời nay anh em ngày càng thực tế,"duy vật" mạnh nên đổ xô "đi tìm tự do" cũng ngày càng nhiều,âu cũng là bước thăng trầm của dân tộc,mong sao có nhiều người quan tâm đến thế sự,đến sự phát triển đất nc như anh thì tốt quá :)

Còn về chuyện lạc đề thì,hê,trong này hầu như topic nào cũng "lạc" cả.Với lại tranh luận thì mới ra vấn đề (mâu thuẫn tạo nên sự phát triển mà :D)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chú bách suy nghĩ có vấn đề. Thiên hạ lúc nào chả kiếm cớ để đánh nhau, rồi lại làm lành, để rồi lại đánh tiếp. Lịch sử loài người gắn với các cuộc chiến, và nhiều khi không thể tránh được nó.
Em xin thêm một tí thông tin về Berlin:
- Đầu thế kỉ trước thành phố này còn có số dân đông hơn ngày nay. Là trung tâm đích thực của châu âu.
-Hitler đã thiết kế để biến berlin như một roma thỡi xưa, tuy nhiên tất nhiên là dang dở.
-Sau chiến tranh thì london va paris đã tranh vị trí của berlin.
 
Trần Xuân Bách đã viết:
Gửi anh Linh :
Anh Linh ơi , em muốn hỏi thêm một vài điểm về lịch sử của bức tường này . Năm 1961 , khi Ulbricht ra lệnh xây bức tường ngăn cách , thì chắc hẳn , đó cũng là lệnh (hay góp ý) của quan thầy Liên Xô rồi chứ ? Và còn một chi tiết khá thú vị , là cả lính biên phòng Đông Đức cũng tìm đường vượt biên , anh nói thêm về điểm này đi .
Câu hỏi cuối cùng là ở phía Đông Bá Linh , có các điểm kiểm tra , với công an vũ trang , thậm chí còn có cả những điểm tháp canh được xây dựng dưới lòng đất , thì ở phía bên kia bức tường có các khu kiểm soát của lính Tây Đức không , hay họ tạo điều kiện cho người Đông Đức vượt biên ?
Mà anh đang ở Hung , chắc anh nhiều tư liệu quý lắm về cách mạng dân chủ 1956 đúng không ạ ? Nếu có thời gian anh lập hẳn 1 topic khác nói kỹ về sự kiện này đi . Em rất thích tìm hiểu về lịch sử các quốc gia cựu cộng sản , nhưng trên mạng chưa thấy tài liệu nào nói kỹ và cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về sự kiện 1956 cả . Em chỉ biết mỗi Imre Nagy là anh hùng trong cuộc cách mạng này và sau khi quân đội Liên Xô đêm chiến sa vào đàn áp thì phong trào cũng bị dập tắt luôn , cùng với việc ông bị hành quyết ...
Đấy , em dốt sử lắm anh ạ , mong được các bậc tiền bối , "cây cao bóng cả" như anh giúp đỡ !:D

:)) Tư liệu về bức tường Berlin thì có rất nhiều trên mạng, nếu cần nói 1 cách chính xác và khoa học thì mình cần xem các trang chủ (hay sách vở) chính thức về vấn đề này.

Anh viết bài trên nhiều cảm tính, do có cảm hứng khi được "mục sở thị" những di tích của bức tường, được hít thở (dù chỉ trong thời gian ngắn) bầu không khí ở đó (đây là cái anh "cảm", chứ chưa chắc người khác đã thấy gì). Và 17 năm trước, anh cũng được chứng kiến cảnh nước Hung mở biên giới cho chừng 80 ngàn người Đông Đức - khi đó nằm vạ vật trước các tòa đại sứ phương Tây ở Budapest (nhất là đại sứ quán Tây Đức) để xin visa - được tràn sang Áo để qua Đức. Người Đúc vốn tính kỷ luật và tự chủ rất cao, lại sống nhiều thập niên dưới chế độ "công an trị" của Stasi (mà nhiều người đánh giá là ko thua gì KGB :)), vậy mà trong thời khắc tự do ấy, nhiều người bỏ giày dép, đi đất và vui mừng như con trẻ để vượt qua cửa khẩu được mở... Xe hơi Trabant, niềm tự hào của Đông Đức một thời (ít năm sau bị cấm vì xả khói, ô nhiễm môi trường và ầm ĩ ghê quá :)) bị họ vứt bỏ thành hàng trên đoạn đường đến cửa khẩu... Đó là những hình ảnh ai đã có dịp chứng kiến sẽ không thể quên!

Vài hồi âm ngắn cho mấy câu em hỏi:

- Vụ dựng tường Berlin, dĩ nhiên phải được Liên Xô chấp thuận. Tuy nhiên, theo như anh được biết, Đông Đức có vai trò rất "tích cực" trong vụ này, họ rất muốn dựng tường và nhiều lần đề nghị với Liên Xô như vậy, chứ ko hề là họ "bị chỉ đạo" mặc dù ko muốn đâu :))

- Bên kia bức tường có lẽ cũng có lính Tây Đức, nhưng vì lý do an ninh thôi, chứ ko nhằm xả súng bắn vào người vượt biên. Nếu xem các thước phim tư liệu, em sẽ thấy những cảnh rất hay. Chẳng hạn, sau đêm 13-8-1961, bức tường chưa được dựng lên ở mọi nơi, mà ở nhiều điểm ranh giới, bên Đông Đức cho lính dựng các hàng rào dây thép gai. Tuy nhiên, không phải đâu cũng có lính gác Đông Đức: tại những nơi lính Đông Đức chưa kịp đến, người dân tìm cách chui qua mấy lớp hàng rào và bên Tây thì dân chúng cùng cảnh sát chỉ chờ xem thấy ai chui được đầu qua dây thép gai là ra sức kéo :)). Hoặc giả, có những tòa nhà tự nhiên bị bức tường... cắt làm đôi, thì ở những tầng cao người bên này tìm cách trèo qua cửa sổ bên kia để rồi... nhảy đại xuống dưới, đã có dân và lính bên Tây giơ bạt hay đệm ra hứng :))

- Vụ năm 1956, năm nay Hung kỷ niệm trọng thể 50 năm ngày cách mạng Hung. Vừa rồi, tổng thống Mỹ cũng chính thức qua Hung 1 ngày với mục đích vinh danh 1956.

Tư liệu về 1956, nhìn về nhiều phía, thì có rất nhiều, nhưng anh sợ trên này ít người để tâm một cách kỹ lưỡng, nên nếu có ai hỏi hay thắc mắc gì thì anh xin trả lời thôi, chứ lập 1 topic riêng về nó sợ là hơi... phí :))

Dù sao đi nữa, 1956 cũng là một đề tài "ruột" của anh, anh cũng đã viết rất nhiều bài về nó, nên để tìm lại xem có gì hợp với HAO thì sẽ post nhé.

L.

TB. Anh chỉ già thôi, ko có gì là tiền bối đâu nhé :))
 
Phát-xít ko dân chủ lắm, tuy nhiên cần xử lý ai đôi khi cũng có phiên tòa đàng hoàng, có phiên tòa bị cáo còn được tận dụng để biến tòa thành nơi diễn thuyết đả đảo chủ nghĩa phát-xít, và sau đó, phát-xít còn phải tha bổng bị cáo ấy, để ổng trở thành yếu nhân của (Đệ tam) Quốc tế Cộng sản (nhà mình có nhớ là ai ko nhỉ?)

Cái này thì phát-xít thua cộng sản kiểu cụ Xít-ta-lin xa. Đa phần ko cần xử, cứ việc đi Gulag dăm bảy năm. Nếu xử thì dĩ nhiên phiên tòa được bố trí trước, bị cáo tha hồ... tự vò đầu vò tai nhận tội mình, để rồi bị chém :))

L.

Trần Lương Thành đã viết:
trong chế độ phát xít liệu có dân chủ ko?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ấy, Bách cẩn thận nhé: bàn chuyện dính đến "chính em", lẽ ra là điều hết sức tự nhiên ở đa số các nước trên thế gian này, nhưng ở mình nó vẫn có cái gì đó cấm kỵ. Nên trước mắt là ta tự tìm hiểu thôi, để nắm chắc đã, chưa cần "trình diễn thuyết dân chủ" như mấy cao thủ kia đâu :))

L.

Trần Xuân Bách đã viết:
Với lại , anh tự thấy mình cũng chưa đủ trình lý luận về mấy cái này . Anh mà đủ trình diễn thuyết dân chủ thì anh đã thành mấy nhân vật cao thủ như là Phạm Hồng Sơn , Nguyễn Vũ Bình ,Phương Nam... rồi :))
 
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Phát-xít ko dân chủ lắm, tuy nhiên cần xử lý ai đôi khi cũng có phiên tòa đàng hoàng, có phiên tòa bị cáo còn được tận dụng để biến tòa thành nơi diễn thuyết đả đảo chủ nghĩa phát-xít, và sau đó, phát-xít còn phải tha bổng bị cáo ấy, để ổng trở thành yếu nhân của (Đệ tam) Quốc tế Cộng sản (nhà mình có nhớ là ai ko nhỉ?)

Cái này thì phát-xít thua cộng sản kiểu cụ Xít-ta-lin xa. Da phần ko cần xử, cứ việc đi Gulag dăm bảy năm. Nếu xử thì dĩ nhiên phiên tòa được bố trí trước, bị cáo tha hồ... tự vò đầu vò tai nhận tội mình, để rồi bị chém :))

L.
Chắc bác Linh nói về Dimitrow trong vụ đốt cháy tòa nhà Quốc hội :)
 
Ngô Nguyễn Duy đã viết:
Chắc bác Linh nói về Dimitrow trong vụ đốt cháy tòa nhà Quốc hội :)

Hìhì, còn ai khác nữa?

Vụ này ngày xưa đã được nhà mình viết (dịch) thành sách, theo nguồn của Liên Xô, đầy rẫy những info thất thiệt :))

Cái "ngộ" là Dimitrov trước tòa án của Hitler thì dũng cảm là vậy (có thể vì ổng biết phát-xít Đức vẫn còn chút "dân chủ"? :)), nhưng sau làm chủ tịch Quốc tế Cộng sản thì Stalin chưa kịp ho ổng đã sợ dúm dó, gật đầu như thụi :((

L.
 
Các bác cẩn thận ko cái tố bích này sẽ được công an vào chăm sóc đấy :p
 
cứ cho họ vào đọc , cho họ sáng mắt ra luôn .
Chẳng lẽ nói về những sự thật lịch sử , về tội ác của các chế độ cộng sản trong quá khứ với nhân loại lại là sai ?
Em thấy ngoài topic này còn cần phải lập nhiều topic khác như cải cách ruộng đất , nhân văn giai phẩm ở VN ; CM văn hóa và cuộc đàn áp Tiananmen (Thiên An Môn ) năm 89 ở Trung Quốc ; về cuộc đàn áp dân chủ của Liên Xô ở Hung năm 1956 và ở Czechoslovak năm 1968 ,vv..
Hiện giờ cả xã hội đang kêu ca học sinh nhà mình dốt lịch sử , thế mà lại ra sức ngăn cấm bàn luận lịch sử , thật là hết sức mâu thuẫn , chị ạ !

Vì thế , anh Linh lập ra topic này là rất đúng lúc và kịp thời .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên