Có dám nhận là thân + đâu
cứ giữ thái độ trung dung thì nhìn từ phe extreme lại có vẻ là mình đứng về phía bên kia thôi
Mình chỉ có một ý kiến là các bạn ở xa lâu ngày, hay thậm chí là ở Việt Nam nhưng ít khi động chạm đến vấn đề kiểu này trước đây thì nên suy xét kĩ hơn tình hình khách quan về xã hội, hệ thống và thậm chí cả lịch sử trước khi đưa ra kết luận. Đấy là một phần của critical thinking, rite? Đặt mọi chuyện vào đúng chỗ của nó trước khi suy xét.
Một điều nữa, mình không thích cách đặt vấn đề kiểu
"... của Việt Nam" thế này thế nọ. Đầu tiên là mệnh đề nó mang tính kêu ca nhiều hơn là suy tư và tạo tranh luận. Thứ hai là trong một vấn đề kiểu như thế, ở trường hợp khác nhau có thể phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Nhưng đặt vấn đề kiểu thế thì ai có prejudice trong đầu sẽ thường chỉ quy về một hoặc hai góc nhìn nhất định họ có.
(Kiểu như kiểu gì cũng do chính phủ quản lí kém hay kiểu gì cũng do dân ta vớ vỉn. Cả hai kiểu, mình đều không dám ủng hộ đâu
) Dần dần là thành kiểu "Chính phủ làm gì cũng sai" "Việc gì sai cũng do chính phủ" hoặc "Gớm cái dân VN ta ấy mà" ... =)) Kết luận thế thì cuộc sống tươi đẹp quá, chỉ có trắng với đen, ai làm đúng thì luôn đúng còn ai đã sai thì cái gì cũng sai :x )
Ví dụ:
- Nói về vấn đề báo chí Việt Nam => Vấn đề về chính phủ? Mình không nghĩ mọi chuyện đơn giản vậy, thứ nhất khái niệm chính phủ mình hiểu là những người đang trực tiếp điều hành đất nước, có thể không trùng với Đảng. Họ là người duy nhất để blame? Họ có bao nhiêu quyền lực, tầm nào tác động. Long-term hay short-term.
Nói rộng hơn, ta nói về nhà cầm quyền, nhưng nói bác Dũng, bác Triết muốn tự do báo chí bây giờ, liệu cả hệ thống có đủ sức vận hành theo và liệu có chắc không có trở lực không? Cách đặt vấn đề, mình nghĩ nên tìm sẽ nút thắt lớn nhất ở đâu,và xoáy vào đó. Again, xin đừng trả lời là dân chủ. Đúng đó là ultimate goal and motivation, nhưng đặt vấn đề cách đó mình chẳng thấy có hi vọng gì topic sẽ giải quyết được vấn đề. Và dân chủ bản thân nó cũng là một khái niệm đồ sộ và trừu tượng quá cao hơn mức được gọi là
giải pháp.
- Một góc nhìn khác về báo chí Việt Nam (mang theo tên topic này) mà mọi người ít đề cập là
đội ngũ nhà báo. Liệu trình độ và ý thức làm báo của họ (hay một bộ phân trong số họ) ở mức nào, và tự bản thân họ có phải là trở lực cho việc giải phóng báo chí không? Mình nghĩ câu trả lời cũng không quá đơn giản để bỏ qua.
- Một góc nhìn khác nữa là
cách dân ta đọc báo. Ta cứ bảo nhà văn nói láo nhà báo nói phét nhưng mấy ai giữ cái câu đấy trong đầu. Hầu hết những gì báo viết được người dân tiếp nhận hầu như không nghi ngờ (không tính những báo quá lá cải, vốn chẳng bao giờ đụng chạm đến vấn đề ta đang bàn). Đó là tình trạng hiện tại, chưa thể thay đổi ngay. Và là một nhà quản lí chiến lược dù đến từ bất kì đâu cũng sẽ phải coi nó như là một yếu tố cho chính sách họ đưa ra
Giải quyết vấn đề này bạn có thể đưa ra cách là hệ thống truyền thông tự phản biện lẫn nhau. Nhưng nếu có một lần nào đó bạn đặt chân vào thế giới báo chí Việt Nam, bạn sẽ thấy nó cũng như nhiều cộng đồng nghề nghiệp khác, rất nhiều luật bất thành văn và sự cả nể kì quặc, không chỉ mang tính chính trị mà mang nhiều tính xã hội. Thậm chí còn có kiểu đánh chó phải ngó mặt chủ. Điều này, với mình, thì lại không quá lạ lẫm với cung cách ở nhiều ngành ở ta
Đó cũng là một vấn đề cần cân nhắc,rite?
Mình tạm không nêu quá nhiều luận điểm của riêng mình, nhất là chuyện dân trí và văn hóa (mà mọi người lại hay cắt mất chữ văn hóa của mình). Chỉ là ví dụ để mọi người thấy cách đặt vấn đề này quá rộng và có lẽ là khó mang đến những tranh luận có ích. Nói cách khác, nó sẽ biến chủ đề thành lan man. Thay vào đó nên đặt chủ đề kiểu:
"Vấn đề báo chí Việt Nam ở đâu?" => Câu hỏi sẽ là What? => Why?
Sau đó khi mọi người bàn luận chán chê sẽ tự nhiên chuyển sang giải pháp: How?
Hoặc:
"Liệu chính phủ có quá kìm kẹp báo chí VN?" => Như vậy góc nhìn sẽ xoáy vào góc chính phủ, điều gì chính phủ sai, điều gì nằm ngoài tầm tay chính phủ. Rộng hơn, ai đó sẽ liệt kê vấn đề tự thân của báo chí mà bác Dũng chẳng hạn chẳng làm được gì. Hoặc đó là vấn đề long-term.
Hoặc:
"Vấn đề báo chí VN trong vụ bắt giữ/kỉ luật các nhà báo?" => Bắt có đúng không. Thông tin về việc đó có đầy đủ không. Ảnh hưởng tiếp theo của nó sẽ như thế nào? Tốt hay xấu?
Trình mình hạn hẹp chỉ mới nghĩ ra được vài câu thế thôi, nhưng ít ra theo thiển ý của tớ là nó đỡ mọi người phải bơi trong đống bùng nhùng, cãi nhau chán xong lại bỏ đấy chờ đống bùng nhùng mới. Đó là cách làm mất thời gian của nhau
*****************************
Đối với tớ, vấn đề kì quặc nhất mà tớ nghĩ nên bỏ đi là cơ cấu quản lí báo chí:
"Mỗi tờ báo phải trực thuộc một tổ chức chính trị xã hội." Hoặc cục hoặc sở hoặc ban ngành gì đó, hoặc CLB, hội... Nếu mọi người nói về tự do ngôn luận hay dân chủ, gỡ bỏ rào cản này sẽ là bước đầu tiên và thiết thực nhất.
Đồng thời thay vào cơ chế kiểm soát là kiểm tra (chả tìm ra cách nào diễn đạt rõ nghĩa hơn). Nghĩa là sai phạm thì xử lí chứ ko phải kiểm tra nghiêm ngặt từ trước đầu ra. Có một vấn đề mình nghĩ các bác đầu não cũng biết là ý tưởng về kiểm soát xét theo duy ý chí thì không tồi, nhưng trên thực tế, không có nhân lực nào, nhất là ở ta đủ trình độ thực thi nó hoàn hảo. Vậy hãy để tự nó điều hành, như kinh tế thị trường thôi
Hệ quả thấy ngay là không trực thuộc một cơ quan nào thì tổng biên tập sẽ chỉ có trách nhiệm với chính mình, mang ít lo sợ hơn (vẫn có chứ, giữa đất Mỹ có ai bảo tổng biên tập The New Yorker không bao giờ lo sợ gì không
). Ít ra là không có ông nào nhảy ra đánh đập ngay hay không phải lo cho ghế của bác ngồi trên mình :-s Nếu sau đó báo bác này bị đóng cửa, ai muốn ủng hộ bác ý cũng có lí do chính đáng hơn là biểu tình vì một đồng chí của đảng ở báo Tuổi Trẻ bị kỉ luật
Viết lan man quá :| Nhưng túm lại là cái vấn đề này là không mới, thậm chí là trùng với góc nhìn của nhiều người mình hay phản đối ở đây. Nhưng mình chờ mãi chẳng thấy ai nói cả
So sánh một cách khập khiễng, thế này có hơn:
"Báo chí Việt Nam chẳng tự do gì cả... Chán quá." Không ạ?
Nếu không thì tớ thật sự xin lỗi làm mất thời gian mọi người :-j
p.s.: tick bài hay cho bạn Nam vì tớ cực kì tâm đắc với tính giải trí rất cao của bài viết :x