Báo chí Việt Nam

Nguyễn Thế Phong
(windear)

Active Member
Hôm này em đang ngồi ăn cơm, nghe thời sự như mọi khi tự dưng nghe thấy tin kỉ luật 5 nhà báo. Giật mình ngồi nghe kĩ thì hóa ra toàn các bác phó tổng biên tập, rồi tổng thư kí của 2 tờ báo được cho là trẻ và đấu tranh mạnh mẽ nhất trên mọi vấn đề là Tuổi trẻ TPHCM và Thanh Niên.

Lạ một cái là thông tin như thế này mà chỉ được đưa chưa đầy một phút trên Thời sự, người ta còn chưa kịp nhớ tên các nhà báo :-?? Lý do thì cũng chỉ cụt lủn là " đưa thông tin sai lệch " :| Mọi kênh thông tin cả net cả báo thường đều tuyệt nhiên không có một vấn đề gì về việc này. Liệu có phải liên quan đến vụ Nguyễn Việt Tiến :-??

Thiết nghĩ, báo chí là tiếng nói của nhân dân. Mồm nhân dân mà bị bịt thế này thì chính phủ còn đi về đâu nữa :| Chính phủ suốt ngày kêu gọi dân tin vào Đảng, tin vào đường lối nhưng mới cự nự lại một tí thế này mà đã bị đì đọt thì còn ai dám lên tiếng ? Chưa kể vụ Nguyễn Việt Tiến không phải là cái gì quá vô lý mà dập từ nhà báo dập đến tướng Quách ( trưởng ban thanh tra chính phủ phụ trách chính vụ này :| )

Em thật sự thấy lo ngại và bi quan, mặc dù kiến thức kinh nghiệm sống không nhiều, nhưng thấy tình hình báo chí thế này thì quả thật sợ lắm :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Eo ôi, mình nói cái này nhiều đến mức chán chả buồn nói nữa :)| em Phong muốn biết các ông nhà báo này các ông í bịa, các ông í viết láo đến mức độ nào thì đọc lại mấy bài của anh trong các topic trước nhé, nhất là mấy bài anh với anh Minh cãi nhau í :)| ôi giời phát chán lên cũng chả buồn chửi em câu nào nữa.
 
Tớ cũng chán chả muốn tranh luận với bạn Kiên về vụ này nữa rồi. Nhưng tớ hỏi bạn một câu nhé, uh thì cứ giả sử là mấy ông nhà báo đưa tin láo thật đi; vậy tại sao, sợ hãi cái gì, mà nhà nước không dám công bố rõ ra là tao tước thẻ hành nghề của mấy thằng này vì nó đưa tin bố láo trong vụ PMU 18? Lẽ phải thuộc về nhà nước, công quyền thuộc về nhà nước, súng đạn thuộc về nhà nước, còn sợ ai nữa mà không dám công khai ra?

@em Phong: nói chung là cũng phải biết lo ngại, bi quan và sợ dần đi em ạ. Link bình luận về vụ việc trên BBC đây: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080801_seven_suspended_reporters.shtml

Theo BBC, có khả năng một phóng viên bị thu hồi thẻ đơn giản là do "chụp ảnh một số quan chức ngủ say sưa trên chuyên cơ cùng phái đoàn Thủ tướng Việt Nam đi Mỹ thời gian qua" Chả còn gì để nói, so sánh với sự tự do của truyền thông Mĩ, nơi người ta chế giễu tổng thống Bush là idiot như thế này: http://www.youtube.com/watch?v=whhbPVrb5KM

Mà cả trong HAO cũng thế thôi, chắc cái topic này cũng bị khóa hoặc xóa sổ trong một thời gian ngắn nữa ;)
 
Em nói thật với anh Kiên nhà báo bố láo thì sao không công khai hẳn ra xem các bác các chú ý bố láo kiểu gì ?? Mà lại phải kiểu thông báo chụp giật thế. Gì chứ một mẩu tin chưa đầy 1 phút trên TV, nghe tên còn chả kịp nghe hết nghĩa là ...

Còn topic bên kia, em chỉ đọc lúc nó có mấy trang đầu, chứ đoạn anh tranh luận với anh Minh em không hề biết. Còn anh có quyền gì để chửi em trên này ?? Em thấy quan ngại, em thấy lo vì tình hình nhà nước thì có gì sai nhỉ ? Rõ ràng cái kiểu làm ăn như thế này là bịt mõm chứ còn gì nữa ??
 
em chỉ nghĩ là một chính quyền mà kiểm soát được báo chí "hiệu quả" thế này thì có thể nói là chính quyền có sức mạnh.
Nếu như từ phía chính quyền mà nói thì để cho báo chí phản đối nhiều cũng chỉ cản trở chính sách nhà nước thôi :))

biết đâu đấy, nhà nước mình đang có kế hoạch thực hiện một kế hoạch hiện đại hóa đất nước đến mức khủng khiếp nào đấy, bao gồm cả việc mở rộng HN. Ko công bố vì dân ko đủ tầm hiểu biết (=)) ), sợ báo chí nói năng linh tinh lại mất ủng hộ của dân, nên phải đạp nó đi :))
ngày xưa mấy ông dictators khi mà củng cố quyền lực cũng phải giải quyết báo chí đấy thôi ;))
 
Miềng sau khi theo dõi thông tin của các bên thì thấy 2 chú nhà báo kia viết bố láo. Thậm chí 1 chú (Chiến) đã thừa nhận trên blog của mình (được đăng trên blog bố cu Hưng) là chú ấy đã làm sai, ai cần bằng chứng thì google blog bố cu Hưng mà đọc. Chú còn lại báo tuổi trẻ ko nhớ tên cũng được phân tích là có một số hành vi sai phạm.

Cần phải nghiêm trị những hành động như vậy.

Nhưng ngay sau đó, các đồng chí nhà báo khác, ko ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình phải đưa tin đúng chính xác và khách quan cho người dân, mà chỉ ý thức đc mỗi chữ viết, lời nói việc làm của mình có thể ảnh hưởng sâu rộng tới hàng triệu người đã đâm toạc tờ giấy, tạo ra tâm lý bất ổn trong dân, vi phạm đạo đức người làm báo. Cần phải bị nghiêm trị.
 
5 người đầu tiên có lẽ là do vụ PMU 18. 2 vị sau là sai phạm trong quá trình hoạt động tại tòa báo. Cụ thể ăn tiền thông qua hợp đồng khống. Mình có đọc tin trên Dân Trí hay VN rồi thì phải.

Hai trường hợp khác là bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Tổng biên tập báo Người cao tuổi, bà Hoàng Tuyết Oanh, cán bộ báo Người cao tuổi bị cơ quan điều tra khởi tố bị can về tội tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Thông tin về vụ tại báo Người Cao Tuổi : http://dangcongsan.vn/print_preview.asp?id=BT2370864378
http://www.nld.com.vn/tintuc/phap-luat/232596.asp

5 người kia thì ko biết rõ link thuộc vụ nào.
 
Cần phải nghiêm trị những hành động như vậy.

Nhưng ngay sau đó, các đồng chí nhà báo khác, ko ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình phải đưa tin đúng chính xác và khách quan cho người dân, mà chỉ ý thức đc mỗi chữ viết, lời nói việc làm của mình có thể ảnh hưởng sâu rộng tới hàng triệu người đã đâm toạc tờ giấy, tạo ra tâm lý bất ổn trong dân, vi phạm đạo đức người làm báo. Cần phải bị nghiêm trị.

^:)^ Thảo luận nghiêm túc đáng lẽ không được cười nhưng mà em buồn cười quá, các bác cho em được cười một tí =)) Anh Nghĩa này đúng là an ninh mạng rồi đấy nhá =)) Bác cứ tiếp tục phát huy, sau này thể nào cũng vào làm biên tập ở tạp chí cộng sản :))

Nói chung ý, là dân Việt Nam mình nó ngu lắm, dân trí nó thấp lắm, nên chưa thể có quyền tận hưởng dân chủ hay tự do ngôn luận gì được. Suỵt suỵt, cấm nói đến từ "dân chủ" nhá, thằng nào nói dân chủ là phản động cả đấy [-x Bản thân "dân chủ" nó là một từ xấu, rất xấu [-( Báo chí là tiếng nói của nhân dân, mà dân trí thì thấp như thế, nên báo chí là một tiếng nói hết sức ngu xuẩn. Không bịt mồm nó lại thì sao, chả lẽ để nó làm loạn à?
Khổ thân nhất là các bác điều hành ở tít "trên" kia. Các vị ấy đều là những nhân vật hết sức kiệt xuất, hết sức brilliant, trí tuệ và kiến thức đều siêu phàm. Các vị phải bỏ công bỏ sức ra cai quản cái đám dân đen ngu muội này, thật cơ khổ cho các vị lắm lắm. Các vị đã giúp bịt mồm cái đám báo lá cải, vậy mà lũ trẻ không những không biết hàm ơn, lại dám cãi lại các vị. Thế bảo có tức không ~x( Để bù đắp cho công lao các vị đã bỏ ra, ngoài lương bổng chính thức, còn phải để các vị tham nhũng nhận hối lộ nữa cơ, nó mới tương xứng. Đứa nào dám láo sẽ bị tống hết vào tù. Thế đấy, tóm lại là, các cháu nhỏ còn thiếu hiểu biết, biết gì chuyện người lớn mà báo với cả chí, thôi đi chơi DotA đi :-h

Em sozy các bác, em biết bài này của em chả có giá trị tranh luận lí lẽ gì, nhưng tranh luận nghiêm túc mãi với những bác như bác Kiên bác Nghĩa rồi, làm em depressed và frustrated quá, em không nghiêm túc được nữa.

-------
Mình thấy các em nhỏ dạo này rất tích cực pốt bài chống phá nhà nước. Mình rất vui.
Đọc bài của anh Dũng cũng không nhịn được cười !
 
Đánh nhau về chính trị thì ai cũng chết được em à, không cứ gì là nhà báo đâu.
 
Đối với những vấn đề liên quan đến luật pháp cần phải có bằng chứng. Nhà báo muốn viết báo ít ra cũng phải đưa ra ít bằng chứng, đằng này thì ko, nghe thằng khác nói cũng lên báo, làm cho những dòng chữ mà nhân dân hàng ngày đọc rồi em Nguyễn Thế Phong với em Trần Hà Minh gọi là "mồm của nhân dân" trở thành những cái công cụ để đả kích hoặc tô vẽ cho ai dùng tiền và ảnh hưởng của mình. Như thế là đi ngược lại với đạo đức của kẻ làm báo. Vậy thôi.

Muốn bàn đến một việc phải nhìn ở những góc độ thật khách quan, ko phải là đi lên blog tắc kè hay blog vớ vẩn nào đấy đọc được những tin giật gân thì tin sái cổ, có internet để đa dạng nguồn cung cấp thông tin thì cũng phải giữ cái đầu lạnh mà suy xét và đánh giá chứ ko phải chỉ nhăm nhe đi nghe mấy thằng muốn xây thì ít muốn phá thì nhiều.

Một đoạn trong blog của 1 nhà báo sau vụ này

Sáng nay trên lớp đào tạo phóng viên của Pháp Luật TPHCM và Sài Gòn Tiếp Thị, Bố cu Hưng báo cáo về Tổ chức nguồn tin. Môn này những buổi học đầu tiên do anh Bùi Thanh dạy. Học viên hỏi: “Số phận thầy Bùi Thanh sẽ ra sao?”. Đến phần những rủi ro từ thông tin và nguồn tin, các bạn lại đề nghị mổ xẻ ví dụ từ vụ PMU18. Hình như Bố cu Hưng đã nói không hết điều mình nghĩ, nhưng đại loại là có vài bài học: Nhận tin từ nguồn tin không có thẩm quyền, do sức ép thông tin; mâu thuẫn giữa các nguồn tin khác nhau; sự chủ quan trong phối kiểm; và điều quan trọng là sự khác biệt trong nhận thức của nhà báo và cơ quan tố tụng về thông tin.

Nếu các nhà báo nhận thức giống cơ quan tố tụng, chắc giờ không có ai phải đi tù, và dĩ nhiên cũng không ai bị kỷ luật hay xử phạt vì đã đưa tin về các nhà báo đi tù.



Một vụ án xảy ra, hàng trăm nhà báo theo sát để đưa tin. Nhưng diễn biến tố tụng vụ Hải và Chiến thì chỉ ồn ào mấy ngày đầu về cảm xúc, sau đó cho đến nay không có báo nào đưa. Hoàn toàn không có những cái tít như: “Hai bị can đã khai gì trong trại giam?...”. Vì sao?

Thông tin trên mạng khá ồn ào, các bạn nghĩ rằng báo chí bị cấm đưa tin, Bố cu thì nghĩ khác. Không ai cấm cả, nhưng với các vụ án khác, báo chí đưa tin theo những gì họ nhận được từ cơ quan điều tra, còn vụ này, họ không muốn đưa. Bất luận nhận thức thế nào, về mặt tình cảm, đồng nghiệp không muốn đưa tin về nhau như những thông tin tội phạm khác.
 
em chỉ có một thắc mắc duy nhất là thông tin mấy bác ấy tự post trên blog của mình có phải là do chính các bác ấy chủ định viết thế hay không thôi :)
 
Thế sao em ko có thắc mắc thứ hai là những gì các bác ý từng viết lên báo có đúng hay sai? Sao em ko thắc mắc các bác ấy ko thành thật với chính mình được thì liệu có thành thật với người khác được không?
 
Em Hà Minh: anh đã đọc cái thảo luận về vụ này trên Hao, giờ vào đây đọc tiếp, thì thấy cái em muốn là tự do ngôn luận và tự do báo chí. Ở Mĩ thì anh kô biết, còn ở Phương Tây thì anh thấy thế này:

- Biếm họa người cầm quyền rất là nhiều, bảo ông ta thế này thế kia rất là nhiều (truyền hình hay báo chí). Nhưng những cái đó đều nằm trong khuôn khố mà tất cả người xem đều biết rằng: đó là đùa, nửa giả nửa thật, có thể đúng có thể sai, cốt chỉ để mua vui thôi.

-Khi nói về tham nhũng thì các báo đài "đặc biệt cẩn thận" (anh nói dựa trên theo dõi những vụ tham nhũng lớn của báo chí Phương Tây đề cập). Ngay cả khi họ có nguồn "đáng tin cậy" thì họ cũng chỉ "bằng lòng" đặt nghi vấn, đặt câu hỏi chứ không có đi đến kết luận ông này ông kia tham nhũng dính líu đã ăn tiền. Họ hoàn toàn để cho tòa án giải quyết. Cái đó là dựa trên "cơ chế bảo vệ sự vô tội của công dân". Tự do thế nào thì vấn đề này đều được nhìn dưới góc độ như nhau cả.

Nếu như các nhà báo kia có tội như những gì mà anh đã đọc thật thì anh kô thấy có gì là "bịt miệng" khi đưa tin một cách vắn tắt trên một thời sự với thời lượng chỉ tầm một tiếng đồng hồ. Thấy em Phong vào đọc tranh luận trước đây chỉ mấy trang đầu, rồi giờ ngồi nghe thời sự thấy có tin vắn tắt kêu là "bịt miệng nhân dân" :-? Đưa thông tin quá vắn tắt (cái này thuộc về sự quan trọng của thông tin theo cái nhìn mỗi người) thì được chứ dùng từ "bịt miệng" thì...:-?
 
Nói chung ý, là dân Việt Nam mình nó ngu lắm, dân trí nó thấp lắm, nên chưa thể có quyền tận hưởng dân chủ hay tự do ngôn luận gì được. Suỵt suỵt, cấm nói đến từ "dân chủ" nhá, thằng nào nói dân chủ là phản động cả đấy [-x Bản thân "dân chủ" nó là một từ xấu, rất xấu [-( Báo chí là tiếng nói của nhân dân, mà dân trí thì thấp như thế, nên báo chí là một tiếng nói hết sức ngu xuẩn. Không bịt mồm nó lại thì sao, chả lẽ để nó làm loạn à?
Khổ thân nhất là các bác điều hành ở tít "trên" kia. Các vị ấy đều là những nhân vật hết sức kiệt xuất, hết sức brilliant, trí tuệ và kiến thức đều siêu phàm. Các vị phải bỏ công bỏ sức ra cai quản cái đám dân đen ngu muội này, thật cơ khổ cho các vị lắm lắm. Các vị đã giúp bịt mồm cái đám báo lá cải, vậy mà lũ trẻ không những không biết hàm ơn, lại dám cãi lại các vị. Thế bảo có tức không ~x( Để bù đắp cho công lao các vị đã bỏ ra, ngoài lương bổng chính thức, còn phải để các vị tham nhũng nhận hối lộ nữa cơ, nó mới tương xứng. Đứa nào dám láo sẽ bị tống hết vào tù. Thế đấy, tóm lại là, các cháu nhỏ còn thiếu hiểu biết, biết gì chuyện người lớn mà báo với cả chí, thôi đi chơi DotA đi :-h

Đi học Mỹ có khác, hở miệng là chửi dân mình ngu :| ở nước ngoài mà cũng hay ho tình hình trong nước gớm, phán như bố đời thiên hạ ý :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rõ ràng các bác ở trên làm thế em không thấy ổn tí nào :| Kỉ luật cách chức toàn các nhân vật có tầm trong 2 tở báo từ trước đến này nổi tiếng về dám lên tiếng những vấn đề nhạy cảm mà tuyệt nhiên không có một lý do rõ ràng cụ thể nào đến tai người dân. Chỉ biết chung chung là " đưa tin sai ". Chưa nói đến việc bịt mõm hay không, nhưng chỉ riêng việc này em chắc chắn rằng có rất nhiều người sẽ nghi ngờ. Có thể chính phủ làm thế này là đúng, nhưng cách làm thì không đúng tí nào.
 
Đi học Mỹ có khác, hở miệng là chửi dân mình ngu :| ở nước ngoài mà cũng hay ho tình hình trong nước gớm, phán như bố đời thiên hạ ý :|

Anh không hiểu ý em à ?? Em đang nói hoàn toàn bằng giọng mỉa mai đấy, anh lại tưởng em nói nghiêm túc thật sao? Em xin lỗi nếu đã gây ra hiểu nhầm. Cái giọng dân trí thấp kia là của các bác "thân +" đấy chứ, em trước nay vẫn phe "chống +" rồi. À, em nghĩ cái bài trên kia của anh Dũng cũng là anh ý nói đùa đấy, anh đừng nghiêm trọng hóa.
----------------

@ anh Khánh:
- Bọn Tây nó đưa tin biếm họa nửa đùa nửa thật, nhưng ở nước mình đã bao giờ anh thấy đài báo được đùa về hình ảnh lãnh đạo chưa?
- Những gì anh đã đọc về "tội trạng" của các nhà báo là ở đâu, có phải từ cơ quan chính thức không? Hay từ blog? Một khi Bộ Thông Tin-Truyền Thông đã kỉ luật các nhà báo, đuổi việc họ, nhất là với vụ việc được dư luận quan tâm đến vậy, thì phải công khai ra là vì sao kỉ luật chứ?? Và dựa vào luật / qui định ở đâu mà đuổi ?? Chỉ đưa tin có vài dòng như vậy, trong khi dư luận thì quan tâm, tội trạng lí do cũng chưa rõ, vậy rõ ràng là "bịt mồm".

@bác Nghĩa: Em không tranh luận nhà báo đúng/sai, đáng bị kỉ luật hay không. Em đang đặt câu hỏi, vì sao không công khai lí do họ bị kỉ luật, vì sao không nêu ra dựa trên qui định gì, vi phạm gì mà đuổi họ?

Để em lấy ví dụ so sánh việc đuổi nhà báo với việc một trường đại học Mĩ đuổi học sinh viên. Ở trường em, quá trình như sau: vi phạm của sinh viên được báo với trường --> trường xem xét Student Handbook (một dạng bộ luật của trường), và thông báo cho sv biết anh ta vi phạm điểm nào, khung hình phạt ra sao --> sinh viên có 7 ngày để quyết định, hoặc kí vào bản nhận tội, hoặc đề nghị triệu tập hội đồng ---> Nếu sinh viên muốn, một hội đồng được triệu tập, bao gồm 3 người: 1 giáo sư, 1 chuyên viên quản lí, 1 sinh viên khác ---> Sinh viên ra trước hội đồng như ra trước tòa án, trở thành bị can, được quyền mang theo người bào chữa là luật sư hoặc giáo sư thân thiết với sinh viên. Bên công tố là vị giáo sư đã báo cáo hành vi sai trái của sinh viên, hoặc nhân viên quản lí về mảng đó của trường ---> Hội đồng nghe cả 2 bên và bỏ phiếu guilty / not guilty ---> Sau đó nếu chưa vừa ý sinh viên lại có quyền kháng cáo lên cấp cao hơn.
Đó, công khai và công bằng như vậy. So với việc kỉ luật của các nhà báo.... em thực không hiểu họ đã bị kỉ luật ra sao?!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có một điều mọi người nên hiểu :) (phần lớn hiểu nhầm) báo chí KHÔNG PHẢI là tiếng nói của nhân dân :D

Báo chí của mình thuộc quản lí của THông Tấn Xã Việt Nam, là cơ quan nhà nước, đưa tin phù hợp với chủ trương của Chính Phủ và Đảng Bộ. Mọi người thích bình luận ra sao thì bình luận :) nhưng ko nên đem cái "báo chí là tiếng nói của nhân dân" ra :-< vì định nghĩa này vốn ko phù hợp.
 
Có một điều mọi người nên hiểu :) (phần lớn hiểu nhầm) báo chí KHÔNG PHẢI là tiếng nói của nhân dân :D

Báo chí của mình thuộc quản lí của THông Tấn Xã Việt Nam, là cơ quan nhà nước, đưa tin phù hợp với chủ trương của Chính Phủ và Đảng Bộ. Mọi người thích bình luận ra sao thì bình luận :) nhưng ko nên đem cái "báo chí là tiếng nói của nhân dân" ra :-< vì định nghĩa này vốn ko phù hợp.

Đồng ý, và nhân tiện, là một người quê Thái Bình, mình có một ví dụ:

Thái Bình 1997

Một nhà nghiên cứu từ Hà Nội xin ẩn danh kể lại: "Cuối tháng 6 năm 1997, Viện của tôi được lệnh khẩn về tỉnh Thái Bình để tiến hành một cuộc điều tra tình trạng và nguyên nhân của sự biến tại năm trên bảy huyện của tỉnh này. Đoàn từ Hà Nội đi Thái Bình chỉ ba ngày sau sự kiện người dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tấn công và chiếm UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng Sáu.''

''Những gì mà ba tổ công tác của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa lông tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở uỷ ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỉ đồng thời đó bị đập phá tan tành.''

''Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã… bị người dân dân thiêu rụi. Rõ ràng, một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát.”

Cuộc đầu tiên của tháng Tư có sự tham gia của gần 3.000 nông dân ở Quỳnh Phụ, là một cuộc đi bộ cực kỳ có văn hoá, có tổ chức và có đầu óc của người dân.

Những người biểu tình đã xếp thành hàng lối, có tầng lớp, kỷ luật chặt chẽ, được sự chỉ đạo và hướng dẫn của những cựu cán bộ, đảng viên, quan chức cũ các cấp, có trình độ của chính quyền và quân đội.

Họ đưa ra những yêu sách đòi xét xử các quan tham nhũng địa phương, trong khi cách ứng xử, hành xử của cả đoàn mấy nghìn người ấy là ôn hoà.

Vẫn theo nhà nghiên cứu từ Hà Nội, người đã từng về Thái Bình tham gia điều tra: “Cuộc tuần hành thứ hai là một cuộc biểu tình bằng xe đạp của hơn 2.000 người dân thuộc mấy chục xã của huyện Quỳnh Phụ lên tỉnh vào tháng Năm.''

''Cuộc biểu tình lần này cũng rất hoà nhã, lúc đầu diễn ra có trật tự với mục tiêu đòi Viện Kiểm soát và Chính quyền Tỉnh trả tự do vô điều kiện cho hai người đại diện hợp pháp của họ đã bị bắt giữ sai trái.''

''Song rất tiếc là cuối cùng, do chính quyền sử dụng bạo lực cảnh sát dã chiến với vòi rồng, dùi cui, lựu đạn cay, đoàn biểu tình đã buộc lòng phải chống lại, và khi bị trấn áp quá mạnh tay, căm phẫn, họ đã bùng lên và tấn công lại lực lượng trấn áp mình, cũng như tiến tới uy hiếp, chiếm đóng các cơ quan trụ sở chính quyền.”

Giống như các cuộc tuần hành năm 2007, người dân Thái Bình đảm bảo trật tự tuyệt đối. Họ đem theo các khẩu hiệu như: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” cùng các khẩu hiệu như "Ðả đảo bọn tham nhũng!".

Trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, tại một số huyện khác nổ ra biểu tình, khiếu kiện. Tại xã Ðông Cường, huyện Ðông Hưng, nông dân tấn công bằng bạo lực vào các cán bộ xã bị coi là phần tử tham nhũng.

Đối phó

Đỉnh cao của đợt biến động tấn công bạo lực này là ba xã Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc thuộc huyện Thái Thụy. Hàng ngàn người kéo tới trụ sở UBND xã, thoạt đầu chất vấn, truy cung lãnh đạo xã, sau đó đập phá trụ sở, nhà cửa, tịch thu tài sản, hành hung cán bộ xã.

Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy. Những người còn lại phải dùng hình thức tự vệ bằng vũ khí và sự hỗ trợ của họ hàng, người thân cùng xóm.

Các ngày cuối tháng 6/97, nông dân ở các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy (5 trên 7 huyện, thị của Thái Bình) liên tục khiếu kiện về dân chủ và công bằng.

Họ đòi thanh tra và công khai hóa việc phân chia ruộng, nhất là việc thu và chi các khoản đóng góp mà chính quyền địa phương (xã, huyện) thu của nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Sự kiện Thái Bình đã ngay lập tức tác động mạnh đến giới quan sát, nghiên cứu và hoạch định chính sách của nhà nước Việt Nam.

Đã có nhiều cuộc họp, hội thảo của các cơ quan liên ngành để bàn bạc, đánh giá vấn đề, phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp.

Nhà nước cũng đề ra cách dùng báo chí và truyền thông đối ngoại để giải thích biến cố với dư luận trong và ngoài nước.

Theo các nhân chứng, nguyên nhân của các vụ biểu tình, bạo động ở huyện quê của họ là do cán bộ xã, huyện tham nhũng quá đáng, bắt nông dân đóng góp quá lớn, đến hai ba chục loại thuế, lệ phí, trong khi dân chỉ sống nhờ vào hạt lúa, củ khoai.

Quan chức địa phương thu thì nhiều, nhưng chi thực thì bớt sén đi, để ăn chênh lệch. Họ có mấy cuốn sổ, cuốn đưa ra cho dân xem, cuốn đưa ra cho thanh tra và cấp trên xem, cuốn còn lại là sổ đen, chỉ họ xem các khoản ăn chia với nhau.

Nguyên nhân

Một báo cáo đã được công bố của Viện Xã hội học ở Hà Nội ngay trong năm 1997 cũng tổng kết mấy nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bạo động là:

Sức dân bị khai thác quá mức, bị sử dụng lãng phí và bị tham nhũng quá mức; Cơ chế quản lý có vấn đề trầm trọng tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền, đối lập quyền lợi cán bộ với dân, các giải pháp quản lý can thiệp, xử lý biến cố bất hợp lý; Vi phạm dân chủ tại nông thôn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng và kéo dài.

Trong một cuộc họp năm 1999 do Ban Dân Vận Trung ương kết hợp với các cơ quan nghiên cứu viện, trường, mặt trận trung ương ở Hà Nội đã bàn về khái niệm thế nào là điểm nóng.

Có những ý kiến nói nếu chỉ nhìn Thái Bình là điểm nóng thì có ít, nhưng nếu nhìn theo kiểu chẻ nhỏ lẻ, thì có thể phải có đến vài trăm điểm, từ ngay Sóc Sơn, Hà Nội ở phía Bắc tới Xuân Lộc, Đồng Nai ở phía Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự cuộc họp đã nói với các đại biểu, đại ý rằng Thái Bình chỉ là một thôi, nếu chúng ta tiếp tục quay lưng lại với dân như thế này, quên đi những đóng góp, gian khổ của dân, thì ngay ở cả miền Núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên... nếu sau này có sự biến gì xảy ra, không ai chắc là đồng bào sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta đâu.

Truyền thông tham gia


Trong tháng Bảy, báo Tiền Phong đã cử đoàn về Thái Bình. Ngày 28 tháng Tám Reuters đưa tin tình hình Thái Bình vẫn căng thẳng, nhà nước đã điều động 1.200 công an thuộc Ðội đặc nhiệm chống biểu tình về tỉnh này để tìm cách trấn áp.

Các đài báo nước ngoài bằng tiếng Việt bắt đầu có tin tức.

Hãng AFP (28.8) trích các nguồn từ chính quyền đã xác nhận là một viên chức lãnh đạo địa phương đã chết vì thương tích sau khi được đưa vào bệnh viện.

Nhưng theo một nguồn tin khác từ có từ 3 đến 5 cán bộ lãnh đạo địa phương chết hồi tháng 6 sau khi bị đám đông đánh đập vì bị tố cáo là ăn cắp tiền bạc của dân chúng đóng thuế.

Cùng ngày 28/8, một quan chức thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thái bình đã cải chính tin của AFP cho rằng các vụ việc xảy ra không hề gây ra tử vong.

Theo viên chức này thì tình hình đang dần dần ổn định. Vị này cũng cho biết là đảng và nhà nước ở TƯ đã ra chỉ thị kiểm soát (cấm) báo chí địa phương không được loan tin về các vụ việc (nổi dậy).

Mãi đến ngày 8 tháng Chín lần đầu tiên báo Nhân dân mới đưa tin về vụ Thái Bình và mở màn bằng một loạt bài báo phóng sự về những sự cố xảy ra tại 128 làng ở tỉnh Thái Bình trong hai tháng Năm và Sáu.

Tờ Nhân Dân đưa tin là dân chúng tại đây đã biểu tình để phản đối việc chính quyền địa phương thu quá nhiều thuế và đã biển thủ công quỹ dành cho việc xây cất đường sá.

Cùng ngày, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trích dẫn chính thức bài báo trên tờ Nhân Dân cho biết là các vấn đề ở tỉnh Thái Bình xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các huyện xây cất cơ sở hạ tầng. Và để thu vốn cần thiết, chính quyền địa phương đã đánh thuế quá nặng.

Theo báo Nhân Dân, sự việc sẽ không trở thành trầm trọng nếu như chính quyền địa phương biết hành động nhanh chóng một khi nhận được tín hiệu của người dân địa phương.

Cùng thời điểm, các quan sát viên và phóng viên quốc tế, trong đó có đài BBC, cho biết vụ nhân dân tỉnh Thái Bình nổi dậy đã trở thành một trong những quan tâm lớn của đảng và nhà nước.

Một ủy viên Bộ Chính trị là ông Phạm Thế Duyệt đã được cử đến để trấn an người dân và các vụ nổi dậy.

Về phía người biểu tình, hơn 100 người được cho là những người tổ chức, cầm đầu lớn nhỏ các vụ việc bị bắt, tống giam.

Có tin một số trong số này bị chết trong tù do bị giam chung với thường phạm, điều được nữ văn sĩ bất đồng chính kiến Dương Thu Hương nói đến trên phương tiện truyền thông quốc tế ở nước ngoài vào đầu năm 2006 nhưng chưa có nguồn nào chính thức xác nhận hoặc bác bỏ.

Gốc rễ vấn đề

Nhìn lại biến cố Thái Bình, điều dễ nhận thấy là các giải pháp của chính quyền chỉ có tính chữa cháy chứ không đáp đứng được nhu cầu thực sự của vấn đề mà chính các báo cáo chuyên ngành tại Việt Nam nêu ra.

Đó là việc cải tổ cơ chế quản lý cán bộ, quyền sở hữu đất đai, chính sách thuế, và sâu xa hơn là sự thiếu vắng dân chủ cơ sở.

Trong vòng 10 năm vụ Thái Bình, các cuộc biểu tình, đình công của công nhân ở những khu chế xuất và nông dân lên Hà Nội và TPHCM khiếu kiện vẫn diễn ra.

So sánh các vụ biểu tình năm 1997 và 2007, nhà nghiên cứu ở Hà Nội nói: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng, và khi nào quần chúng muốn làm ngày hội của mình thì cách mạng tự đến.''

''Song nên nhớ rằng, quần chúng bây giờ có độ tuổi trung bình ngày càng trẻ hơn so với quần chúng ở thời điểm 10 năm trước.“

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/080102_thaibinh1997anniversary.shtml

Và vụ việc gần đây hầu như không được đăng lên báo của nhà nước:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080725_thaibinh_protest.shtml
 
Back
Bên trên