Nói chung thì anh không thất là thích các tôn giáo ở một điểm chung là đều coi con người là nhỏ bé, không đáng kể. Nói chung mọi tôn giáo đều không khuyến khích lắm chuyện tìm hiểu thế giới của con người. Lý do là các tôn giáo đó đều đã đưa ra cách giải thích cả rồi. Chả hạn Đạo Phật quan niệm thế giới tự nhiên là không có thật, do đó thực ra càng nghiên cứu càng thêm chìm đắm vào "bể khổ" - muốn giải thoát thì phải ngồi tĩnh tâm tự nhìn vào lòng mình. Đạo Hồi/THiến Chúa/Do Thái thì giải thích mọi sự thông qua Thượng Đế. Thế giới như ta thấy là vì Thượng Đế muốn như thế. Như vậy cũng giải thích được hầu hết mọi chuyện trừ một chuyện là như thế thì Thượng Đế là do ai sinh ra - câu trả lời là chúng ta quá nhỏ bé ko đựoc phép đặt câu hỏi như vậy.
Anh Trung này, chỉ có vài câu mà anh bao quát được tất cả hết các tôn giáo lớn, đồng thời chỉ ra được cái nhược của từng cái thì anh quả là giỏi.Hì hì...
Tôn giáo(lớn) nào cũng vậy, khi lưu truyền tự khắc sẽ chia làm hai đẳng cấp.
Đẳng cấp thấp dưới dạng tín ngưỡng,giáo chủ hiện lên dưới một hình thức nhiệm màu.Người ta đón nhận bằng lòng tin.Coi nó như một chỗ dựa tinh thần.
Đẳng cấp cao dưới dạng trường phái triết học.Giáo chủ hiện lên như một nhà thuyết giáo đúng nghĩa.Hệ thống nhân sinh quan, vũ trụ quan của người giáo chủ nếu thõa mãn được lòng phán sét nghi ngờ của ai thì người đó sẽ đồng ý.
...
Dạ, mấy đạo khác thì em không biết.Nhưng em thì rất chi là tâm đắc với cái nhân sinh quan, vũ trụ quan của nhà Phật đấy nhé, mặc dù em rất ít khi đi chùa khấn Phật.
Anh đánh giá như thế thì hơi chủ quan đấy.Nếu có hứng thú anh em mình rũ nhau ra ngoài úynh nhau về cái đạo Phật.Chỉ bàn về cái triết lý Phật giáo thôi, chứ chuyện tỉ như Phật tổ đánh nhau với Tôn Ngộ Không thế nào thì em xin kíu.
Còn chuyện con người có khả năng nhận thức thế giới không thì em không dám bàn.Hì,triết học Marx thì coi nó là tiền đề, thừa nhận miễn bàn.(Giáo trình SGK nói vậy)Nhưng em thấy nếu bàn thì cũng thú lắm.
Như bạn gì ở trên nói đó, "we just see what we think that we see".
"See" ở đây không chỉ là "thấy" mà còn là tri giác (>= cảm giác).Nó giống giống với nhận thức.
Tự dưng nhớ đến câu này của bác nào quên mất "to be is to perceive or to be perceived ?"
~~~0o0~~~
À, mình thấy bàn về mấy vấn đề Triết như vậy chúng ta nên cẩn trọng một tí.Không nên hở một tí là Marx nói, Phật nói, Chúa nói...nếu như chúng ta chưa có một kiến thức đủ sâu về cái đó.Cái mà chúng ta biết chỉ là những cái mà người ta nói về nó như thế.
"Ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng".
Nếu không sợ dài dòng thì nên ghi là :"Mình nghe người ta (bạn mình, bố mình, bồ mình, báo chí, SGK...) nói rằng Marx nói rằng..."