Ai thích triết học hãy vào đây !

bình thườg và ko bthườg​
;;)
KM : con ngưòi ko phải ai cũng muốn mình bình thường nhưng cũng nên bình thường vì nó làm cho ta bình thường

khi con ngưòi đạt tới giới hạn của sự bình thường thì con ngưòi sẽ ko còn bình thường nữa, bình thường xét rộng ra cũng chỉ là quan niệm của con người

nếu con người bình thuờng thì bình thường sẽ là bình thường nếu con người ko bình thường thì bình thường sẽ là ko bình thường

Rên : có nhiều người bình thường nhưng cứ tỏ ra là mình ko bình thường, chính vì thế mà họ đã tự biến mình thành kẻ ko bình thường.

KM : có nhiều kẻ ko bt nhưng vẫn cố tỏ ra là mình bt nhưng điều đó lại biến họ trở thành những kẻ ko bt vì thế nếu muốn bt hãy tỏ ra là mình ko bt

Rên : giới hạn của sự ko bình thường và sự bình thường, nếu bình thường thì cũng ko phải quá khó để lý giải, có điều phải xem nó được ai lý giải, kẻ bình thường hay kẻ ko bình thường ^^

những kẻ ý thức đc mình là ko bình thường thì nên nhìn nhận kẻ đó như một nguời bình thường, còn những kẻ thuộc nhóm còn lại, nên chăng gọi đó là sự bình thường của ko bình thường?

KM : giơi hạn của sự bt chính là sự ko bt, khi ta vựot qua giới hạn của sự bt ta sẽ trở thành ko bt nhưng xét một góc độ nào đó ko bt vẫn chỉ la giới hãn của sự bt nên ta vẫn bt

ý thức được sự bt của mình hay ý thức được sụ ko bt cũng chính là một sự bt, bt cũng chính là một khía cạnh của ý thức, con ngưòi chỉ nhận thức được khi con người bt, khi con ngưòi ko bt thì nhận thức cũng biết chuyển lên 1 dạng khác ko bt

Rên : ko biết chuỗi bình thường và ko bình thường này sẽ kéo dài đến khi nào, có điều má mi của cái kẻ tự nhận mình là bình thường này đang gọi xuống ăn cơm, thế nên dù có đúng là bình thường thật hay ko, nó cũng phải lấp đầy dạ dày cái đã. pipi ^^

Lời kết

KM : ăn cơm là bt ko ăn cơm mới chính là ko bt, vì thế để bt hãy ăn cơm, cơm chính là một dạng vật chất của sự bt nhưng ko phải lúc nào nó cũng bt, nếu nó bt ta cũng sẽ bt nhưng nếu nó không bt ăn vào ta cũng sẽ ko bt theo

mọi sự vật trên trái đất này bt đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu chúng ko quan hệ với nhau sẽ ko còn bình thường nữa

chính vì vậy con người luôn đi tìm một lời giải

Tôi bình thường hay ko bình thường ????

Lập luận của jane

Bi giờ thì em đã hiểu tại sao những người không bình thường bảo mình không bình thường mà những người bt cũng bảo mình không bình thường. Trên thực tế, bọn nó mới đúng là bọn không bình thường nhưng mà xét theo suy luận của anh thì không bình thường cũng là một giới hạn của bt vì vậy bọn nó có thể coi là bọn bt. Nhưng nếu cho là như vậy thì cái người phản đối những người được coi là bình thường là người không bình thường ? Mà những người được coi là bt ở trên cũng được gộp từ ng bt và ng không bt.
Xét cho cùng nếu không bình thường ở mức bình thường thì vẫn là người bt còn không bình thường ở mức không bình thường thì tưởng chừng như không bình thường nhưng kì thực là vẫn bt. Và sự xuất hiện của những người không bt cũng bt thôi vì không xuất hiện những người không bình thường mới là điều không bt.
Túm tụm lại, bt và không bình thường chả khác nhau là mấy!!

đọc xong đảm bảo có đứa đag từ bthườg trở thành bất thườg 8->

bạn Thùy Linh đã nêu ra một vấn đề rất hay và nó cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội =D>
Thế nhưng theo mình ngôn ngữ viết của bạn chưa hay lắm , nên dùng nhiều ví dụ siêu hình hơn để khiến cho bài viết dễ hiểu và sinh động hơn :D

Đầu em chuẩn bị thành siêu hình rồi đây này :-?? :-?? :-??
 
Có lẽ đúng là chúng ta chỉ nên dừng lại bàn ở những điều được nói trong SGK thui. Những vấn đề khác của triết học còn quá phức tạp với nhận thức của mình, và cần đế nghiên cứu sâu mới giải thích được.
Đầu tiên tớ xin thử trả lời câu về cứoi xin, ma chay:
Việc tổ chức thờ cúng, lễ hội cưới xin, ma chay ở nước ta thực ra đã có từ rất lâu rồi, bắt nguồn từ nhu cầu về tinh thần của con người. Nhưng trước đây, hoạt động này chịu nhiều ảnh hưởng của những hủ tục không phù hợp. Trải qua thời gian, con người nhận ra được những gì là không hợp lý với thời đại. Và do đó, xã hội đã đào thải đi những hủ tục như tảo hôn, gọi ma, lên đồng,... Do đó, thờ cúng, lễ hội, cưới xin, ma chay của thời đại cũ đã bị phủ định bởi thờ cúng, lễ hội, cứoi xin, ma chay của thời đại mới. Sự phủ định này là phủ định biện chứng bởi nó có :
- Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định là những mâu thuẫn giữa hủ tục lạc hậu và văn minh xã hội. Sự đấu tranh giữa hai điều này dẫ đến sự thay đổi tất yếu.
- Tính kế thừa: Tuy loại bỏ những hủ tục lạc hậu, nhưng chúng ta vẫn giữ lại những gì là nét đẹp truyền thống văn hóa như việc ăn hỏi, hay lễ hội cúng tổ tiên,... Bởi vậy, sự phủ định này ko vứt đi hoàn toàn những cái cũ mà tạo điều kiện cho cái mới ra đời kế thừa những điều tích cực của cái cũ.
Kết quả của sự phủ định là những hoạt động lễ hội, thờ cúng mới ra đời, phủ định hoạt động của thời đại trc nhưng vẫn giữ lại đc những nét đẹp. Điều đó tạo ra sự văn minh nhưng ko vứt bỏ truyền thống văn hóa.

Còn về biện chứng là gì: biện chứng là khái niệm của phương pháp phân tích, suy luận trong đó sự phân tích suy luận diễn ra từ nhiều mặt khác nhau, trong sự vận động và phát triển của đối tượng, thừa nhận mỗi đối tượng là một thực thể độc lập có những đặc điểm riêng, ko thể hoàn toàn tương đồng với một sự vật hiện tượng khác
 
về cái bình thường hay ko bình thường gì gì đấy...:)
chỉ cần biết chúng ta bình thường nhưng ko hề tầm thường :)
 
Tất cả các bài tương tự thế này em chắc chỉ hiểu bằng niềm tin ... và trong vô vọng
Đầu em chuẩn bị thành siêu hình rồi đây này
Các ku lớp Lý đừng có xì pam ở đây nhá, ra hội Ứ nói chiện đi.[-x
biện chứng là khái niệm của phương pháp phân tích, suy luận trong đó sự phân tích suy luận diễn ra từ nhiều mặt khác nhau, trong sự vận động và phát triển của đối tượng, thừa nhận mỗi đối tượng là một thực thể độc lập có những đặc điểm riêng, ko thể hoàn toàn tương đồng với một sự vật hiện tượng khác
Ai cho anh biết câu này bê ra tử trong SGK đúng ko?:-?
-------------------
Rồi, nói chuyện thờ cúng thì nói này:
Thờ cúng hay ma chay và các thể loại abc gì đó cùng kiểu đc coi là duy tâm đúng ko? Uh thì theo SGK là phải chống đúng ko?
Thế tại sao nhà nước vẫn cho tự do tôn giáo?
Đơn giản bởi vì nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân: "Mày nghĩ gì, thờ ai thì kệ mày, miễn là ko phá đám ai cả thì ta cho xả láng!"
Tạm hiểu như thế. Còn ai hiểu duy tâm đúng hay duy vật đúng thì cũng mặc.[-(
Đấy là vấn đề về bản chất, nội dung. Còn về mặt nội dung của các hiện tượng tín ngưỡng trên, đó là một biểu hiện văn hoá.
Một nền văn hoá tiên tiến thì dẫn đến các sinh hoạt văn hoá trên cũng phải phát triển: Lễ hiếu hỷ bây h khác xa ngày trước (ở đây ko bàn đến tốt hơn hay xấu hơn).
Hơn nữa, đó là một biểu hiện tất yếu của mỗi con người. Ví dụ ngay vào việc thờ cúng. Là con người thì phải biết tôn kính tổ tiên, đó là đạo lý rồi. Và đã là cái tất yếu thì sao lại đi cấm đoán đc. Đây là hoạt động tinh thần của nhân dân, nó quan trọng chả kém gì các hoạt động khác.
Nói thêm về cái gọi là mê tín dị đoan. Cái này là xấu rõ ràng, lừa lọc mọi người, cái này ko thể đánh đồng vào các hoạt động tín ngưỡng đc.[-x

Uh thì đấy là quan điểm của anh về tín ngưỡng tôn giáo nói chung và các hoạt động tinh thần nói riêng của mỗi con người. Vấn đề là chưa ai poz câu hỏi lên đây cả.X(
 
Bạn Đức Minh và anh Lộc nói rất đúng , tuy nhiên thì việc thờ cúng , ma chay như trong sách giáo khoa đề cập thì đó lại là những hủ tục cần bị loại bỏ trong quá trình tiến hóa của loài người và xã hội.
Mình không nói chúng hoàng toàn sai nhưng những mặt lỗi thời và tiêu cực của nó thì cần bị loại bỏ .
 
học triết thật đấy ah`?thế thì mình cũng học với cho nhanh lên bài
theo em + tớ thì thực chất việc thờ cũng chưa hẳn đã xấu lắm,các cụ xưa dạy có thờ có thiêng có kiêng có lành,vả lai bi h nhiều điều các nhà khoa học cũng chưa giải thik được,sao lại có thể chắc chắn ko tồn tại 1 nới như thiên đàng hoặc đía ngục,vả lại đây cũgn có thể là 1 phương pháp dạy dỗ,đưa thiên đàng coi như phần thưởng và địa ngục là sự trừng phạt:D,nhưng đương nhiên hoạt động này ko được làm ảnh hưởng đến an ninh thế giới(to tát quá) hoặc cái j` đó tương tự:D,vả lại như anh lộc nói có quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng muh`,chỉ cần việc này ko bị làm quá lên là được:D
 
các cụ xưa dạy có thờ có thiêng có kiêng có lành
Thằng lày duy tâm.....Mai đến trg` mài chít.=))
Mà giáo dục cái kiểu lấy điều giả dối ra để dạy người ta cái tốt thì làm sao mà bền đc.[-x
Bây h bảo chú Thắng: "Mày mà ko ngoan là sau này xuống địa ngục đó!" Ko biết nó có chịu nghe ko nhỉ.;))
-----------------------------
bi h nhiều điều các nhà khoa học cũng chưa giải thik được,sao lại có thể chắc chắn ko tồn tại 1 nới như thiên đàng hoặc đía ngục
Cho chú 2 câu trích dẫn:
Ko có cái gì ko đc biết mà chỉ có những cái chưa đc biết và sẽ đc biết.
Trong vũ trụ ko có chỗ cho Thượng Đế ngồi (ít ra Thắng còn có 1 chỗ đấy:-j)
Còn vấn đề an ninh thế giới thì tôn giáo chỉ là 1 yếu tố thôi. Ko thể có chuyện bây h các nước oánh nhau chỉ vì thằng bảo: "Chúa tao giỏi hơn Chúa mày!" 8-}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
troài,đợi đến lúc tìm được,còn đâu mà xem,với lại em có bảo là em tin đâu,chỉ có người tin,và đương nhiên em ko nằm trong số đó,mà em cũng chẳng biết em theo chủ nghĩa duy j`(chỉ biết theo chủ nghĩa duy xiền ($_$)).Mà cứ cho là địa ngục có thật đui,có gan làm có gan chịu,hư thì xuống cũng phải,chẳng oán than j`:D
 
Vấn đề gì cũng có những mặt mặt mâu thuẫn của nó nên siêu hình cũng có những mặt tích cực. Vậy theo các bạn, chúng ta nên áp dụng những điểm gì của phương pháp luận này .
 
Ai cho anh biết câu này bê ra tử trong SGK đúng ko?:-?

Trong sách giáo khoa là thế này này anh ơi :)
Xem xét sự vật hiện tg trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng,trong sự vận động và phát triển của chúng

Liệu so với câu của bạn Minh thì có gì khác chăng ;)

Còn về biện chứng là gì: biện chứng là khái niệm của phương pháp phân tích, suy luận trong đó sự phân tích suy luận diễn ra từ nhiều mặt khác nhau, trong sự vận động và phát triển của đối tượng, thừa nhận mỗi đối tượng là một thực thể độc lập có những đặc điểm riêng, ko thể hoàn toàn tương đồng với một sự vật hiện tượng khác
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo mình, rõ ràng là trong sự vận động không ngừng của sự vật, chúng ta khó lòng có thể xét được 1 vật trong khi nó đang vận động trừ phi biết rõ được quỹ đạo của nó. Vì vậy, theo mình việc sử dụng phương pháp luận siêu hình để có thể hình dung ra quỹ đạo cũng giống như việc sử dụng quy nạp không hoàn toàn trước khi phát hiện ra quy nạp hoàn toàn là đúng. Thế nên có lẽ phương pháp luận siêu hình chưua chắc đã sai hoàn toàn .
 
Ko phải thế đâu. Siêu hình là phương pháp tư duy phản biện chứng, kết quả của nhận thức phiến diện. Khi các sự vật được nhìn nhận độc lập và tĩnh tại, tách rời chỉnh thể và bộ phận; phủ nhận mâu thuẫn bên trong, coi biến đổi chỉ là biến đổi về lượng, ko có biến đổi về chất, ko có phát triển.
Đây là kết quả của khoa học thực nghiệm và chuyên biệt hoá: muốn nghiên cứu cái gì thì đều tách nó ra khỏi mọi vật khác mà xem xét. Tuyệt đối hoá bất kì cái gì của quá trình nhận thức đều mang tính siêu hình
Cho nên Marx và Engels đã cho rằng pp siêu hình "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà ko nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại mà ko nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh mà quên mất sự vận động của chúng, chỉ nhìn thấy cây mà ko thấy rừng."
---------------------------
Về vấn đề vận động, chủ nghĩa DVBC cho rằng: Vận động là sự biến đổi nói chung. Engels viết: "Vận động hiểu theo nghĩa chnug nhất... bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.","vận động là thuộc tính của vật chất","là phương thức tồn tại của vật chất".
Vận động là tự thân vận động của vật chất, là một quá trình tự nhiên và khách quan. Vật chất là vô hạn trong không gian và vô tận trong thời gian, nên vận động là vĩnh cửu (đọc các định luật bảo toàn). Vật chất còn thống nhất với vận động: E=mc^2.
Kết luận là có vật chất thì tự có trong nó vận động, cũng như điện tích của electron, khối lượng của một vật, làm gì thì cũng ko tách 2 cái riêng ra đc.

Vậy thì một phương pháp luận dẫn đến việc đi ngược lại giới tự nhiên liệu có thể đúng đc ko?
---------------------
Lại nói tiếp về vấn đề quỹ đạo vận động.
Vì vậy, theo mình việc sử dụng phương pháp luận siêu hình để có thể hình dung ra quỹ đạo
Nói về quỹ đạo electron chẳng hạn. Nếu ta chụp được ảnh nó tại một thời điểm và 1 địa điểm trong không gian thì ko xác định được vận tốc của nó, tức là ko thể xác định được quá trình vận động của nó. Vậy nếu bắt electron một cách siêu hình, biệt lập thì chả biết nó sẽ biến đổi như thế nào.
Đó là vi mô, bây h xét giới vĩ mô ở hệ Mặt Trời. Nếu bây h em ra khỏi nhà và nhìn lên trời sẽ có thể thấy một hành tinh rất sáng. Nhưng làm sao em biết quỹ đạo nó sẽ như thế nào nếu ko tiếp tục quan sát nó, tính toán xem nó chịu những lực gì...
Và nên hiểu rằng tư duy biện chứng ko phải là cứ phủ nhận sự đứng im của vật chất (cái này nói lại thêm 1 trang nữa mất). Nghiên cứu hay tính toán cái gì cũng đều phải tách nó ra, đặt trong trạng thái thích hợp nhất (thường là đứng im) mà làm. Trong tư duy biện chứng đã bao hàm cả phương pháp đó. Nhưng biện chứng khác siêu hình ở chỗ nó móc nối, so sánh, phân tích,... các kết quả để đưa ra kết luận đúng đắn chứ ko phán xét một cách tuyệt đối, phiến diện từ 1 kết quả như phương pháp siêu hình. Ko nên đánh đồng việc nghiên cứu tách biệt một sự vật với phương pháp siêu hình.
 
bình thường hay ko bình thường thì cũng chỉ là 1 khái niệm do con người đặt ra, nếu ta nghĩ 1 thứ là bình thường thì nó sẽ là bình thường, muốn nó ko fải là bình thường thì nó sẽ ko bình thường, như thế sẽ áp đặt ý muốn chủ quan của mình vào sự vật khách quan và sẽ ko thể hiện đc bản chất của nó, tất cả mọi vật đều tồn tại như nó vốn có với sự fát triển của riêng nó, ko có cái gì bt và cũng ko có cái gì ko bt cả :|
 
Thì đã bảo mọi sự so sánh đều là tương đối mà. So sánh gì cũng phải có qui chiếu.
Ko biết cái minh hoạ bằng cái thang đo "độ bt" kia của anh có dễ hiểu ko nhỉ?:-/
 
Đọc một thôi một hồi xong cuối cùng ko hiểu gì cả
vã cả mồ hôi
Bạn Hưng đúng là có lòng kiên nhẫn thật đấy
Thán phục
 
các em+ các bạn cao siu thật đấy=)) =)) =)) =)) =)) =))

cứ nghĩ đến triết là đã thấy bùn ngủ rồi=)) =)) =)) =))

blah,triết thì làm đc j` cho đời nhỉ??ko có triết vẫn sống nhăn răng đấy thi\:d/ \:d/ \:d/ \:d/ \:d/ \:d/
 
Mình thấy chủ đề này rất tuyệt. Vậy xin hỏi bàn dân thiên hạ, có ai biết Rene Dercates đại diện cho trường phía triết học nào không? Và suy cho cùng, nguồn gốc Triết học là gì?
 
René Descartes là 1 tay duy tâm người Pháp.[-x Trong Toán thì lão này giỏi chứ trong Triết thì.....:)|
Có câu nói nổi tiếng: Tôi tư duy vậy tôi tồn tại.
Nguồn gốc Triết học á? Triết học ra đời cùng với nhu cầu sản xuất của con người...
Nhu cầu gì thì mai nói, hôm nay type đỏ tay cả rồi mà hình như toàn lũ vào phá đám đọc thôi.X(
 
Bây giờ thì mình cho là lão không giỏi nhưng ngày xưa cũng có nhìu ng` ủng hộ lắm đấy chứ.
Tư duy duy vật là ko tốt, đi ngược lại với sự phát triển chung của xã hội. Nhưng mình có một câu hỏi thế này: đã biết duy vật là không tốt, tôn giáo lại là đại diện của tư duy duy vật, tại sao cả thế giới vẫn khuyến khích và ủng hộ việc phát triển tôn giáo??
 
Bây giờ thì mình cho là lão không giỏi nhưng ngày xưa cũng có nhìu ng` ủng hộ lắm đấy chứ.
Tư duy duy vật là ko tốt, đi ngược lại với sự phát triển chung của xã hội. Nhưng mình có một câu hỏi thế này: đã biết duy vật là không tốt, tôn giáo lại là đại diện của tư duy duy vật, tại sao cả thế giới vẫn khuyến khích và ủng hộ việc phát triển tôn giáo??

:-t :-t :-t :-t Duy Tâm chứ :|
Còn về vấn đề trên ;) thì chắc đấy là qui luật tự nhiên ;) Con người chứ có phải cỗ máy đâu. Họ cũng phải có nơi để gửi gắm niềm tin chứ ;)
Mà tại sao câu : "tôi tư duy là tôi tồn tại lại sai nhỉ"
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên