Ai thích triết học hãy vào đây !

Cái tồn tại là hợp lý, nhưng chỉ trong đk không gian và thời gian cố định.
Cái gì, sau quá trình tồn tại, phát triển liên tục, ngày càng thể hiện rõ mâu thuẫn nội tại tự sinh ra trong lòng nó, ngay từ khi nó sinh ra. Cái mâu thuẫn đó lớn dần lên và sự vật đó sẽ bị phủ định.
Liên hệ tham nhũng: Em chưa học sâu về kinh tế, em hiểu nôm na là. Với đk kinh tế VN bước ra sau chiến tranh, kinh tế bao cấp, khi chuyển 1 phát sang kinh tế thị trg`, tự khắc tất yếu sinh ra tham nhũng. Nếu ko có tham nhũng thì mới là bất bình thường. Tham nhũng sinh ra là hoàn toàn hợp lý.
Và trong tương lai, khi xã hội phát triển, tham nhũng sẽ bị chống trả quyết liệt.:)) Đến lúc nào đấy thì mất hẳn, đẻ ra 1 trò khác.>:)
Ah mà mở ngoặc: Cái tiêu cực ko đồng nghĩa với cái phi lý.:p
 
Chả phải trong tương lai em ạ. Trong mọi thời đại, tham nhũng đều bị chống trả quyết liệt, có điều, mức độ chống tham nhũng thành công ở mỗi thời đại có khác nhau.

Xã hội phát triển, nảy sinh sự mất cân bằng về nhu cầu xã hội giữa các tầng lớp giai cấp. Mẫu thuẫn phát sinh, và một trong những mâu thuẫn đó là tham nhũng. Giải quyết mâu thuẫn này sẽ đưa xã hội phát triển. Sự phủ định ở đây có tính kế thừa, chứ không phải phủ định hoàn toàn, cũng có nghĩa là tham nhũng vẫn sẽ tồn tại, nhưng tồn tại ở dạng khác trong một xã hội mới. Không một xã hội nào có thể loại bỏ được tham nhũng. Có điều là hạn chế nó ở mức nào mà thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế còn phủ nhận được lập luận đó. Theo mình nhận thấy 2 ý kiến trên có vẻ đồng tình.
 
(Lâu ko vào thằng Lộc đã 11k rồi, vcl quá -.-')
Thực ra tham nhũng không hẳn đã là tiêu cực :D
 
Thế còn phủ nhận được lập luận đó. Theo mình nhận thấy 2 ý kiến trên có vẻ đồng tình.
Có khi thế thật.:)) Tức là cái trò mới sau tham nhũng bây h, nếu vẫn có tên là tham nhũng thì có thể nói: Tham nhũng ko mất đi, nó chỉ phát triển từ dạng này sang dạng khác.;))
Anh Thành cho ý kiến đi chứ.:-/
@AVAVT: Thấy ông anh trên battle net.=))
 
"Cái gì tồn tại thì hợp lí, cái gì hợp lí thì tồn tại"
Ý của câu này khẳng định một quy luật khách quan. Chứ nó không định sẽ đúng trong lĩnh vực đạo đức của con người.
Ý của câu trên cũng chỉ đung là trong một khoảng thời gian và không gian giới hạn.
Tham nhũng cũng vậy. Nó tồn tại vì nó hợp lí với các điều kiện hiện tại: quản lí lỏng lẻo, trách nhiệm không rõ ràng, xử lí chưa đủ sức răn đe...
Tuy nhiên con người không chỉ theo bản năng. Mà còn có tư duy và khả năng tác động ngược lại hiện thực. Ta có thể tác động nên các yếu tố cho phép tham nhũng tồn tại để làm giảm nó. Chứ không phải bị nó khuất phục và tuân theo nó.
 
Anh nói như thế không hợp lý lắm anh ạ :|
Cách anh nói làm cho mọi thứ trở nên tuyệt đối trắng và tuyệt đối đen, và con người thì trở thành 1 thực thể đồng nhất gắn bó khăng khít, mà điều này thì tất nhiên là không đúng :|

Lộc: ủa em cũng lên ESVN à? nick là gì thế :">
 
Hình như vẫn ko có gì mới hơn.=))
@a.Đức: Em gọi anh 1 cái thì out mạng.=)) Nick em: pvuloc90
 
Topic triết học có 1 đặc điểm là sau mỗi 20 bài post (1 trang default) thì chủ đề trở về lúc đầu =))
 
Mình không hề nói tuyệt đối trắng hay đen gì cả.
Mình chỉ nói thêm một điểm là con người có thể cải tạo thế giới(không phải cải tạo quy luật khách quan). Tức là tác động lên các yếu tố hình thành để cải tạo kết quả.
Cái tiền đề đưa ra một quy luật khách quan. Còn cái áp dụng lại là một vấn đề xã hội. Lấy cái tĩnh để khẳng định cho cái động là không ổn.
 
Đúng vậy, nhưng vấn đề ở đây là con người là nhiều thực thể độc lập với nhau về tư duy, nghĩa là không thể có chuyện tất cả con người (như một thể thống nhất toàn vẹn) thay đổi thế giới theo 1 hướng chung được. Một việc làm phải có động cơ, muốn tác động để thay đổi một thực tế thì phải có lý do hoặc về hướng tư duy logic hoặc về hướng bản năng để thay đổi nó. Và hành động theo tư duy hay bản năng lại phụ thuộc vào mỗi hoàn cảnh và mỗi người khác nhau. Bản năng là thứ đã giúp cho con người xuất hiện và đóng góp không nhỏ cho sự tồn tại của loài người, chưa chắc trong trường hợp này bản năng đã sai và tư duy đã đúng đc :-?
 
Back
Bên trên