After all, what is a liberal arts education?

Rite, bác Điệp Hoàng nói đúng. Chính vì tình hình mỗi state như 1 nước nên SAT với ACT mới thể hiện sự đúng đắn khách quan của nó! GPA thực ra chẳng là cái đếch gì trừ khi High Shool cực kỳ nổi tiếng!
Để em lấy 1 ví dụ nhé: 1 con bé VN trường em, high school nhé! 3.7 GPA, bác biết thi TOEFL CBT được bao nhiêu không??? 135!!! Bác tin được cái GPA không??? TOEFL mà còn thế thì chắc bác biết SAT với ACT ra sao rồi!
 
Bạn Vũ ko chơi nói xấu người ta nhớ, thế là ko tôt đâu :D
Em thì em thấy LAC hay uni. gì cũng thế thôi,cái quan trọng là ở mình, ở đâu mà cố gắng thì vần giỏi được. Các bác mà cứ ngồi so sánh LAC với uni thế này,em ko vào được LAC nghe tủi thân quá :(
 
Em Trang dung noi the, vao duoc truong nao la cung co cai so may man cua no ca. Anh biet co dua diem thi cai gi cung cao nhung ma xin tat ca cac truong deu ko duoc du tien de di hoc, cuoi cung phai di hoc Community de cho co hoi chuyen truong. Viec duoc accept hay ko ko phai 100% phu thuoc vao viec gioi hay kem..
 
Anh ĐIệp nói chí lý,điểm em phọt phẹt,essay e siếc thì lìu tìu thế mà chúng nó cũng nhận, chả bù với đứa bạn em điểm cao chót vót SAT 13xx gần 14xx thế mà chúng nó ko chịu nhận...bọn này đúng là mắt mũi có vần đề hết rồi....Hic,các bác đừng tranh luận Liberal với cả li bờ riếc nữa nhớ,nghe lỏm các bác nói chuyện mà thấy tủi thân quá :D
 
Trang à, nhận hay ko còn phụ thuộc vào việc em xin bao nhiêu tiền nữa. Trừ khi điểm cực cao còn nói chung em xin ít thì dễ hơn. Nhiều người điểm rất cao nhưng trượt vì xin nhiều quá...:(
(Chị re lại cái PM cho em rồi đúng ko?)
 
Hê hê, hình như chú Hồ Hưng move mất bài của anh đi hả. Trong mấy bài đấy anh tự chửi mình chứ chửi ai, cái thằng rùa đấy là anh 1 năm về trước. Tới năm nay anh đương nhiên phải giỏi hơn anh 1 năm về trước chứ.
 
Hình như chủ đề này chuyển sang thành "admissions standards" chung chung rồi thì phải... Hay là mình chuyển sang một thread mới cho đỡ rối rắm nhỉ?

Còn về tiêu chuẩn xét tuyển vào national universities và liberal arts colleges thì mình có một vài nhận xét thế này:
Nhìn chung, top national universities đòi hỏi khắt khe hơn về điểm số (GPA & standardized test scores) & class rank, trong khi các trường LAC lại chú trọng hơn về các yếu tố khác (personal essays, recommendations...). Điều này có thể giải thích bằng một số nguyên nhân sau:
1) Dù gì đi chăng nữa national universities nhìn chung vẫn popular hơn liberal arts colleges, do đó tỉ lệ thí sinh apply thường cao hơn, tính selectivity cũng vì thế mà cao hơn ít nhiều.
2) Các universities thường có lượng applicants lớn hơn, việc xét tuyển thường khó personal/individualized, nên cần dựa trên những con số cụ thể để dễ xác định. VD: Có những trường chỉ đơn thuần xét GPA, SAT/ACT scores & class rank. Những trường khắt khe hơn dùng những
tiêu chí này để tuyển sinh viên ở "vòng loại". Sau khi đã narrow số lượng potential candidates tới một giới hạn nhất định, họ mới xét đến các tiêu chuẩn khác. Các thí sinh bị có bị loại từ vòng đầu ở các trường lớn với điểm số suýt soát thường có cơ hội cao hơn ở các trường nhỏ.

Cũng xin mọi người chú ý một điểm khi so sánh mức độ selective của univ & LAC: sự chênh lêch trong phạm vi các trường univ với nhau & các trường LAC cũng khá lớn. Vì vậy, việc đem so sánh một trường LAC nằm trong top 10 với một univ ở tier 3 hoặc ngược lại có lẽ hơi khập khiễng, nên chăng so sánh giữa các trường có ranking tương đương sẽ hợp lý hơn? (Mặc dù chuyện ranking cũng có nhiều bất cập)

Thế đã, có thiếu sót gì xin mọi người bổ sung :)
 
Ôi, các anh các chị làm em loạn hết cả đầu. Chả biết thế nào mà lần. Sao nhiều người khen LAC, nhiều người lại chê thế nhỉ? Thế thực sự LAC có tôt hay ko nhỉ?
Anh Phạm Quang Minh gì đó ơi: cho em hỏi cái vụ Thảo luận của TH về du học hè này ở Vn cụ thể là làm thế nào để tham gia bây giờ?
 
Thao Linh đã viết:
[b]Đinh Phương Thảo[/b] đã viết:
Thôi các bố cho con xin.Dĩ hòa vi quý mấy bố ạ.[/size]

Đây này các em cứ nói về ai đâu xa, người tài ở ngay đây này, cu này SAT đươc tuyệt đối Toán 800, tuyệt đối Lý 800, TOEFL được 267, mà vấn đề là chỉ thực sự học tiếng Anh và chỉ bắt đầu học TOEFL và SAT từ khi sang Mỹ (tức là tổng cộng học SAT không đầy 4 tháng, học TOEFL thì được khoảng 2 tháng nhỉ...mà GPA cũng đứng đầu lớp, thi Toán bên Mỹ 5 lần đều được giải nhất hết. Rồi cả mấy giải toàn quốc trong nước, thành tích đầy mình, các giáo viên thì liệt cu này vào top few of my career...thế mà mấy trường nó cũng có mắt đâu, nhưng mà thực ra là mấy trường Uni. topten cả, nên chị khuyên là cứ tìm cả trường giỏi lẫn trường kém kém một chút cho nó đảm bảo, điểm có cao đến mấy cũng không nên chủ quan..
CHị Linh đang nói về bạn Thảo đấy ạ???
to Hương:theo chị thì LAC là tốt, có thế thì bao nhiêu người giỏi mới chui vào học chứ:)
To chị My:em ko biết các chị apply từ VN thì có gì khác không nhưng tụi exchange bọn em thì ko có class ranking đâu( chỉ vì là inter student-đấy là ở trường em)
 
Hì đấy là nói đến em chị Linh đúng ko? chị THảo Linh có fai đang học ở Đức ko nhỉ? dù sao ng đó cũng vào được BUcknell rồi mà?
 
Nguyễn Thanh Hương đã viết:
Ôi, các anh các chị làm em loạn hết cả đầu. Chả biết thế nào mà lần. Sao nhiều người khen LAC, nhiều người lại chê thế nhỉ? Thế thực sự LAC có tôt hay ko nhỉ?

Mọi người đưa thông tin nhiều chiều lên đây không phải để làm em hoang mang, mà là nhằm giúp em nhìn nhận được vấn đề một cách toàn diện. Mọi thứ đều có tính tương đối, có thể tốt với người này mà không phù hợp với người kia. Việc đánh giá và quyết định như thế nào phải phụ thuộc vào chính bản thân em thôi.
 
LAC vs Univ

Just posting to bump this up -- it was way too far down the list for my liking ^_^

em hỏi mấy ông bà prof trường em thế LAC là cái quái gì thì chín người mười ý :)
 
cảm ơn anh Khoa lôi cái topic này lên ạ. Bây giờ em mới đọc bài anh Quanh Minh choáng hết cả người. Đây là người đầu tiên em thấy tự đưa ra những kết luận hết sức chủ quan như thế.

1. Anh nói vào LAC dễ hơn Univ --> ai có số liệu chứng minh cho em đi ạ. Trên thực tế những anh chị học giỏi nhất em gặp đều chọn top LAC. Với số lượng sinh viên ít như thế, sự sàng lọc rõ ràng cao hơn.Và như chị Nhung cũng nói, Havard undergrad cũng là LAC --> Havard College.

2. Anh nói LAC dành cho những ng học lực yếu và trung bình, cái này thì ko nhịn được cười.

Có lẽ phải phân biệt giữa private và public thì hay hơn.
Thưa anh là khi nhìn vào resume, giữa 1 cái state univ và LAC thì các công ty chẳng ngần ngại chọn LAC. Những ai học LAC đều hay kêu thán rằng nếu mà chọn state univ thì có phải điểm GPA cao gấp mấy lần không. Hoặc em gặp rất nhiều gia đình người Mỹ nói với em rằng họ phải để dành tiền để cho con vào Private LAC vì nó rất thông minh. Nếu để cho vào public univ thì quá phí.

3. Anh bảo ở LAC học giỏi là GPA cao, ở univ thì học giỏi là có ý tưởng hay, say mê tìm ra ý tưởng cuối cùng --> anh đã đi bao nhiêu univ và gặp bao nhiêu người như thế rồi ạ? Em thấy nhận xét này rất sáo rỗng.

Biết là topic này mốc meo từ lâu nhưng mà em xin trích đúng câu của anh Minh
"Nếu em vẫn chưa nhận thức được thì anh cũng chịu chả biết giải thích thế nào tốt hơn."
và đổi thành
"Nếu anh vẫn chưa nhận thức được thì mọi người trong topic cũng chả biết giải thích thế nào tốt hơn."
 
Re: LAC vs Univ

Pham Anh Khoa đã viết:
Just posting to bump this up -- it was way too far down the list for my liking ^_^

em hỏi mấy ông bà prof trường em thế LAC là cái quái gì thì chín người mười ý :)
Hì, cám ơn Khoa.

Em cho vài ví dụ được không? ;)
 
Chả biết LAC với uni ai hơn ai nhưng rút ra được kết luận rõ ràng là dân học Mẽo ai cũng lý luận rất kinh :D :D :D Chả trách nước Mỹ nó khá là phải :)
 
Hic, em là một người sắp sang học LAC, hiểu biết của em hơi ít. Em cảm thấy rất tôn trọng những người đã từng đi du học vì ai đấy đều trưởng thành rất nhiều, có những người lúc nào cũng nghiêm túc nhiệt tình như chị My, chị Nhung, chị Hương, có những người khá hài hước, vui tính nhưng cũng rất sắc sảo như anh Long, em không nghĩ trước đây vài năm họ có thể có được những sự trưởng thành thế này. Em cũng là dân chuyên Anh, và em chọn con đường khác với con đường mà những người học Tổng hợp hay Ams tự nhiên vẫn thường nói "Bọn đấy chỉ giỏi mỗi tiếng Anh thôi, nên chỉ học được ngành đấy". Em chọn ngành Vật lý.
Đầu tiên em xin nói qua về khóa A1 02-05 năm nay. Theo như nhận xét khách quan của nhiều người, thì lớp em có khác nhiều với các lớp khác, ở chỗ có nhiều con trai hơn, có nhiều người học giỏi tự nhiên hơn, và tất nhiên, phá phách hơn rất nhiều. Em không muốn nói nhiều về việc ai chọn ngành gì, bởi vì đơn giản nếu các anh có thể học Toán, học Lý giỏi thì bọn em có thể học ngoại ngữ giỏi. Có điều em nghĩ mục đích du học của các anh chị học TN có thể không được xác định rõ ràng. Riêng khóa chuyên Anh vừa rồi của em đã có 2 người bỏ chuyên TN để vào học Chuyên Anh, đơn giản họ xác định được mục đích được đi du học cần phải có tiếng, và họ vừa có khả năng TN, lại vừa có khả năng về ngôn ngữ, vậy họ không đáng được khen sao? Một nửa số học sinh A1 02-05 sang Mỹ năm nay sẽ học về các ngành khác ngành kinh tế, gov.. (các ngành mà các bác TN gọi là chỉ dành riêng cho chuyên Anh) như Enviromental studies (2), Physics(1), Biochemistry (1), có 3 người đỗ sang SG học real estate, Electric Computing, Business nhưng đều thi Toán+Lý, đặc biệt còn có một cô bé đỗ NTU 100% Asean scholarship (một trường công nghệ mà không nhiều anh chuyên T,L,H đỗ với học bổng như thế)... và những khóa A khác không phải không có người theo học TN. Nếu các bác có thể ngồi giải những bài toán khó, những bài lý khó hay viết những phương trình hóa học trên giấy thì sẽ có những người lớp Anh nói TA hay, viết luận giỏi, thậm chí còn làm thơ hay không kém gì natives. Không phải em nói ra những thứ trên để ca ngợi hay khoa trương cho khối chuyên Anh, nhưng đến lúc các bác nên bỏ cái suy nghĩ rất khinh thường khả năng văn hóa của dân chuyên Anh.
Tiếp theo, em nói đến việc thành đạt trong lĩnh vực mà các bác chọn. Em nói điều này có thể không phải nhưng em chưa thấy một công trình khoa học thật sự xuất sắc của các nhà Toán học hay Vật lý VN nào trên thế giới, trong khi biết bao tấm huy chương vàng chói sáng trong phòng truyền thống của nền giáo dục nước ta. Các bác có thể cắm đầu giải những bài toán thật khó, và thậm chí Enstein nếu thi thố không khéo còn thua, nhưng vấn đề ở chỗ đó đều là những thứ được mớm trước, gài trước, nhiều người thật sự thông minh nhưng bị biến thành gà công nghiệp. Có được mấy học sinh trong lớp TN giờ học không chú ý mà ngồi suy ngẫm về một vấn đề mà chưa ai nghĩ đến không. Có mấy người dám bỏ bê học hành điểm chác để cãi nhau với giáo sư, thày giáo, để cuối cùng suýt không tốt nghiệp như Enstein vĩ đại không. Không có nhiều nhân tài cực kí nổi bật như Enstein, Galileo, nhưng những người dám vứt bỏ hoàn toàn những cái cũ để xây dựng những cái riêng của mình, đi ngược mọi quan niệm thời đại thì thật sự có rất nhiều cá nhân người nước ngoài, người Mỹ vẫn đã và đang dám làm như thế. Theo ý kiến của em, người giỏi không phải là người học chuyên môn này môn kia, mà quan trọng là người biết sáng tạo, và sáng tạo trong mọi lĩnh vực đều có giá trị ngang bằng về mặt cống hiến cho xã hội. Trong một cuộc chiến, nhà khoa học sáng tạo ra vũ khí hiện đại giành phần thắng cho mình, điều đó rất đáng ghi nhận, nhưng cũng có người chỉ bằng lí luận ,lời lẽ có tính thuyết phục có thể cứu nguy cho cả một cuộc chiến gây đau thương. Cũng như vậy, dân tự nhiên có những cái rất đáng nể, nhưng dân xã hội, dân chuyên Anh không phải không có cái đáng để tự hào.

Trở lại chủ đề Uni và LAC. Em thấy những ý kiến anh Minh đưa ra hoàn toàn lệch lạc về phía lĩnh vực tự nhiên của anh, đề cao cơ sở vật chất ở Uni tạo điều kiện cho anh chuyên sâu nghiên cứu. Vậy thứ nhất em hỏi anh có định trở thành một nhà khoa học vĩ đại, hi sinh cả cuộc đời mình cho khoa học, không ngại nghèo khó như những còn người vĩ đại khác của nhân loại không. Nếu thật anh có ý tưởng táo bạo như thế em rẩt tôn trọng và ủng hộ. Nếu anh có ý định thế thì thật sự anh nên vào uni, hoặc đơn giản là ở nhà nghiên cứu, học tập như các thế hệ bác học trước. Còn nếu chỉ đơn giản là một kĩ sư đóng góp cho khoa học thì anh học ở đâu, thật sự nghiêm túc vẫn có thể thành công.
Có làm nghiên cứu ở LAC mới thấy hết những hạn chế của nó. Ví dụ em là người say mê thiên văn học, graph theory.. ở LAC lấy đâu ra kính thiên văn. Rồi máy đo gia tốc, các kính hiển vi tốt, các bộ cảm ứng và motor cho robot...kiếm đâu ra ở LAC. Trong khi học ở các uni em có thể vào các phòng lab cho sinh viên graduate hay liên hệ với giáo sư nhờ giúp đỡ và hỗ trợ một cách dễ dàng.
Viết những dòng này dường như chứng minh rằng anh Minh chưa bao giờ đọc báo hay đi thăm quan các trường LAC top 50 trở lên. Theo em được biết các LAC giờ đây không mấy trường không có microscope, observatory, spectrometer...Những đầu tư về science của họ không phải là khiêm tốn, như vụ Hamilton sắp xây 56-million-US-dollar science center.
Giờ em muốn nói về một quan điểm em thấy vô cùng đúng đắn. ĐÓ là con người sinh ra có 2 mục đích : để hưởng thụ hạnh phúc và để đem lại hạnh phúc cho người khác. Dương như a LAE (liberal arts education) sẽ mang lại cho em hai thứ đó. Em sẽ có cơ hội hiểu biết, mở rộng tầm nhìn ra thể giới, để hưởng thụ những cái mà cuộc sống ban tặng trong những năm đầu tiên. Nhưng 2 năm cuối em có thể chuyên sâu vào những cái mà em thật sự yêu thích để cống hiến cho đời, và nếu nhiệt huyết được như anh Minh, em hoàn toàn có thể đi theo các chương trình 3+2, 4+1 của các trường LAC với các UNi nổi tiếng, và theo cách đó em có thể đạt được nhiều mục đích của mình. Anh học giỏi để làm gì, để có công ăn việc làm tốt, để nuôi sống bản thân và gia đình, và cao hơn nữa là phục vụ xã hội. Nhưng có những người đâu phải đi du học, đi học Uni, nghiên cứu như anh đâu mà vẫn có thể đạt được những điều quí báu đó. Cuộc sống của con người đâu phải dừng lại sau đại học, cao học, thời gian dành cho những ý tưởng sáng tạo có thừa, và học ở Uni hay LAC chẳng nói lên được quá nhiều thành công của anh sẽ ra sao. Học lực trung bình không thể nói lên được cái họ sẽ làm được gì cho đời, chưa nói rằng nhận xét về học lực ở LAC đấy chưa chắc đã là đúng.
Cuối cùng em mong anh Minh, một người đã ở nước ngoài tiến bộ khá nhiều năm, phân biệt hộ em giữa một con người có học lực tốt và một con người giỏi theo đúng cái nghĩa của nó, để cho anh có một suy nghĩ đúng đắn hơn về việc Uni hay LAC nói riêng, và trong cách đánh giá con người nói chung của anh.
SAu đây là vài ví dụ vui
-Menden, người sáng tạo ra ba định luật di truyền là một thầy tu
-Một viện sĩ nổi tiếng vật lý của Mỹ đã từng tốt nghiệp under với tấm bằng về luật :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Học trường nào cũng là do mình thôi, việc gì mà phải băn khoăn lăn tăn nhiều thế làm gì nhỉ? Nói cho cùng thì LACs hay Univs cũng là trường thôi mà. Công nhận là LACs thì thường nhỏ hơn, cơ sở vật chất cho thí nghiệm thí nghẽo ko mạnh như các Univs. Nhưng như thế cũng ko phải cứ là Univs thì hơn tất LACs. Anh học 2 cái Univs, 1 thằng to đùng, research labs của nó còn nhiều hơn phòng học của cái thằng thứ 2 anh đang học.
Theo ý kiến chủ quan của anh thì giáo dục Mỹ rất là thực dụng. Mỗi trường đầu tư cho mình 1 cơ sở vật chất để dạy một số ngành thế mạnh nhất định, trừ trường hợp những state univs lớn thường phải ôm đồm hết.
Ai thích học trường nào thì học, tranh cãi làm gì. Về thực chất, các univs ở Mỹ (nhất là trường mạnh và nổi tiếng) thiên về nghiên cứu nhiều hơn là dạy học. Anh ko nắm chắc con số chỉ nói đại là các top Univs của Mỹ cần nhiều researchers hơn là teachers. Còn với LACs thì anh nghĩ là ngược lại. Bởi thế ai thích được profs quan tâm chỉ bảo cẩn thận hơn thì LACs chắc là lựa chọn tốt hơn, còn ai yêu nghiên cứu khoa học thì Univs sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn.
Cái trường anh đang học cũng gọi là Univ đấy nhưng mà kiếm mãi đếch ra cái khoa Physics hay Math nó nằm chỗ nào. Hỏi đi hỏi lại thì mới biết cái trường này chủ yếu vẫn là liberal arts, chẳng qua là có thêm mấy cái professional schools nên tự dưng nó thành Univ :D.
Có ai lang thang vào Georgetown năm nay ko? Thấy nó rank 11 trong số toughest to get in ;)
 
Hehe có tao, thế mày đang làm thesis rồi à? Con gái ở Georgetown Ok không Trung ơi :D..
 
Back
Bên trên