After all, what is a liberal arts education?

Heh, cái topic này có vẻ nóng lên rồi đây :)

Cảm ơn mọi người đã nhiệt tình tham gia góp ý kiến, nhất là những bài viết chi tiết và nghiêm túc của anh Minh, anh Long.

Tuy thế, mong mọi người bình tĩnh thảo luận, tránh tranh cãi gay gắt quá, mất vui. Cũng dám đề nghị mọi người tập trung vào chủ đề chính: cái được và cái không được của liberal arts education, chứ không nên quá sa đà vào việc tranh luận giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chủ đề đấy cũng hay, nhưng có lẽ nên dành cho một thread khác.

Cheers,
HM
 
Pham Quang Minh đã viết:
+ Chương trình học của LAC dành cho những người học lực yếu và trung bình.

+ Đại đa số những người đã, đang và sẽ học ở LAC có học lực trung bình trở xuống.

Kết luận: Vì thế LAC phù hợp với số đông.

Đây là ba câu generalizations kinh khủng nhất mà em đã từng nghe trong một thời gian dài.
Trước khi em bàn đến những phần phân tích cụ thể hơn của anh ở bài viết sau, hãy nói đến cái "số đông" mà anh Minh nói ở trên.
2 năm trước đây, khi em đặt chân đến nước Mỹ, cụ thể hơn là bang Texas, cảm giác của em sau một vài tháng là thất vọng tràn trề. Tại sao?
Ngoài cái lí do Texas là một bang bảo thủ và có gốc rễ phân biệt chủng tộc của miền Nam nước Mỹ, host family của em sống ở suburb của Fort Worth và Dallas - 2 thành phố lớn nhất ở Bắc Texas, cũng giống như là đa số dân Mỹ. Ngoài nền văn minh fast food và ô tô đặc trưng của suburb nước Mỹ, phần đông học sinh cấp 3 Mỹ có trình độ rất kém so với các nước khác, cũng như là học sinh ở các boarding school, hoặc các trường cấp 3 tư. Đa số những học sinh này hoặc là đi học ở community college, hoặc là học ở những public university lớn, nơi họ không phải đóng nhiều tiền. Chỉ có top 5% của các trường này là có hi vọng được vào Ivy League, hoặc các National University nổi tiếng. Top 10% thì có hi vọng vào được top 50 national liberal arts college.
Phần đông các học sinh được vào các LAC nổi tiếng đến từ các trường tư nổi tiếng nhất nước Mỹ - một số trường có học phí và ăn ở gần $40,000/ năm, với rất ít financial aid. Số còn lại thì là những học sinh xuất sắc nhất từ các trường công. Thực ra em cũng không hiểu lắm là anh Minh nói số đông là số đông nào, ở Mỹ thì chắc chắn không phải, còn học sinh quốc tế thì e là mỗi trường có không quá 10% học sinh quốc tế.
Chuyện anh nói là sinh viên học tự nhiên không có cơ hội nhiều bằng sinh viên học xã hội ở LAC để có nền tảng kiến thức thì cũng không đúng. Cái mà anh không đề cập đến là các bác prof. ở các trường to thì giỏi thật đấy, nhưng các bác ý chỉ đi research, các bác ý coi học sinh như con gián, chỉ lên lớp giảng bài rồi cho TA dạy discussions. Đã thế, facility sẽ bị các đồng chí grads dùng mất -> cơ hội để học khoa học ở các trường lớn chưa chắc đã nhiều hơn ở LAC. Đấy là chưa kể thực ra người nào giỏi đều là tự học là chính. Bây giờ thời buổi hiện đại, em nói thẳng ra là ngay cả các phương tiện research ở trường em bọn học science bọn nó còn dùng không hết. Nếu anh cảm thấy prof. không còn gì để dạy anh thì anh đi làm independent project, tha hồ mà tìm tòi các công thức toán học mới. Đấy là chưa kể đến chuyện ở LAC phương châm học là "học cách để học". Như vậy về lâu dài thì những người học ở LAC ra, kể cả học tự nhiên, có khả năng vượt những người học ở các trường lớn rất nhiều.
Nói thật với anh nếu sự thật về LAC là như thế thì tại sao lại có bao nhiêu nhà khoa học, CEO, Presidents of the US học từ LAC ra thế?
Ở Harvard em nghe nói là đến grad school toàn dân đầu đen(tất nhiên trừ một số trường như law school) - nếu như mà cái thi CS gì đấy chỉ toàn Mỹ trắng thì chắc chắn có một lí do nào đấy. Cứ cho là thằng giỏi computer science nhất Trung Quốc được vào Harvard - chả nhẽ nó không được vào đội tuyển đấy à? Mà thằng nào giỏi nhất TQ như thế thì có lẽ là nó muốn vào trường nào cũng được.
Chuyện anh nói về so sánh với học sinh ở VN thì thực sự là không đáng trả lời, nhưng mà nếu một người học ở LAC mà chỉ học một major, một minor, rồi sau đó học Studio Art, Film History, Art History, Philosophy, Classics thì có lẽ là không có trường nào ở Việt Nam lại có chương trình học rộng thế. Đấy là còn chưa kể đến Environmental Study, Women's Study nữa. Đấy là còn chưa kể có nhiều môn ở 2 nước học khác hẳn nhau như lịch sử và triết học chẳng hạn, làm sao so sánh được?
Bây giờ em phải tạm dừng , sẽ viết tiếp sau
 
thôi, thế là anh em pro-LAC thắng rồi :D, không còn gì để nói, bác Minh đã chịu thua, hẹ hẹ . Đùa tí chứ bác Minh cũng đừng giận, chẳng qua anh em è cổ ra chui vào được mấy cái trường ghẻ của bọn Mẽo, vừa mới yêu trường được tí thì thấy bác bỉ anh em quá nên phải í ới vặn vẹo một tẹo thôi . tất nhiên là em công nhận bác nói hoàn toàn có cái lý của bác . vào LAC để học những ngành khoa học cơ bản thì có cái bất lợi là thiếu thốn một số phương tiện nghiên cứu này nọ, nhưng cái này được bù vào bằng nhiều cái khác mà nếu anh không cảm thấy sau 4 năm trinity thì em với chú Đức đây có lẽ là cảm thấy được :D Chuyện nghiên cứu thì cứ để làm grad rồi tính, undergrad thì cứ phải nhậu cho nó khỏe đời chứ :D
bác rỗi vào làm ván war 3 đi nào :D
Còn em My yêu quý, bọn anh phét lác cái này còn được chứ còn nhận xét chuyện liberal arts education thế nào thì làm sao dám [-x anh thì chỉ thấy nó tốt, chẳng thấy nó xấu cái gì cả, tại tính anh là cái thằng thích học lan man, chả biết mình thích nhất định cái gì cả [-(
 
Phạm Quang Minh đã viết:
Ơ, sao anh Minh chưa chi đã chịu thua thế này? Mấy bài viết của anh Minh có rất nhiều điểm đáng chú ý, anh đã rút lui sớm thế này thì mất cả vui :(

Đã định đi ngủ rồi, nhưng chả hiểu sao mắt cứ mở thao láo, nên lại chui vào đây góp thêm vài lời :p

Trước khi bàn luận về những ưu và nhược điểm của 2 mô hình đào tạo liberal arts college & university, có lẽ cần nắm vững một chút khái niệm căn bản về mỗi loại hình này. Ở trên em đã giới thiệu một vài bài viết mang tính tổng hợp về mô hình liberal arts education, nhưng có lẽ vì các bài viết trên hơi dài, lại hoàn toàn bằng tiếng Anh, nên mọi người khó theo dõi. Bởi vậy em xin mạn phép trình bày lại một vài điểm mấu chốt. Bản thân em chỉ có kinh nghiệm thực tế ở LAC, nhưng qua nghiên cứu một chút ít lý thuyết giáo dục, xin đưa ra đây một vài nét khái quát.

Xét về mặt lịch sử, ý tưởng về mô hình liberal arts education ra đời ở Mỹ vào khoảng thế kỷ 17, nhưng phải đến thế kỷ 18, 19, các trường liberal arts colleges mới phát triển rộng rãi. Sự ra đời của hàng loạt các trường đại học theo mô hình này phản ánh thực tế của xã hội Mỹ lúc bấy giờ - một xã hội đầy biến động do ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và làn sóng di cư ồ ạt từ khắp các châu lục. Đây chính là thời kỳ nở rộ của các trường phái tư tưởng mới ở Hoa Kỳ, có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống giáo dục nước này. Trong số đó, tư tưởng cho rằng mục tiêu của giáo dục nhất thiết phải là việc đào tạo ra những công dân có ý thức đạo đức xã hội cao, có khả năng thích nghi với những biến động và chủ động tạo dựng thời cơ. Loại hình trường đại học nội trú quy mô nhỏ dưới cái tên liberal arts college (LAC) được coi là câu trả lời cho vấn đề này.

Với mục tiêu đào tạo con người cho một xã hội không ngừng thay đổi, các trường LAC đặt ra các phương châm chính:
- Chú trọng trang bị cho sinh viên kỹ năng (transferable skills) để có khả năng tự tìm tòi, nắm bắt tri thức, biết áp dụng kiến thức một cách linh hoạt vào thực tế, và có khả năng tư duy sáng tạo, phát triển những ý tưởng mới.
- Đào tạo con người một cách toàn diện cả vể tri thức, tinh thần lẫn thể chất.
- Đề cao ý thức cộng đồng trong khi tôn trọng tính độc lập của mỗi cá nhân.
Đây chính là những điểm khác biệt căn bản giữa các LAC và National Universities ra đời trước đó với mục đích trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn, mang tính hướng nghiệp. Do đó, trên thực tế, các trường LAC thường là trường tư, có quy mô nhỏ, quan hệ giữa giáo sư và sinh viên gần gũi, chương trình đào tạo linh hoạt, bao trùm nhiều lĩnh vực, phương pháp giáo dục đề cao tính tự giác của sinh viên.

Trải qua quá trình phát triển, mô hình đào tạo này có nhiều cải tiến, và hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện (refinement). Nhiều ưu điểm của LAC đã được công nhận, và được nhân rộng trong các trường đại học khác, thậm chí có ảnh hưởng lớn đến nhiều trường đại học theo mô hình truyền thống lâu đời. Mặc dù không có tên tuổi lớn trong nước Mỹ và phạm vi quốc tế, các trường LAC hiện được coi là cái nôi sản sinh ra giới elite của Mỹ. Đa số sinh viên tốt nghiệp các trường này thường tiếp tục theo học các chương trình sau đại học mang tính chuyên sâu, nhiều người trở thành các học giả, chính khách, các nhà khoa học, thương nhân... có tên tuổi.

Tuy nhiên, giới chuyên môn ở Mỹ hiện nay vẫn tranh luận khá gay gắt về vai trò của các trường LAC này trong xã hội Mỹ nói chung. Các ý kiến phê bình cho rằng mô hình đào tạo này không những tốn kém mà còn góp phần tăng thêm sự phân hóa giữa tầng lớp elite và giới quần chúng (wording?). Bên cạnh đó là mối lo ngại về tính thực tế của loại hình đào tạo này, đặc biệt là đối với các ngành khoa học tự nhiên. Đây chính là những vấn đề mà các LAC đang phải đối mặt và tìm hướng giải quyết.

Hi vọng những phác thảo có phần sơ lược trên giúp mọi người có một cái nhìn khái quát về mô hình liberal arts education ở nước Mỹ. Những ai quan tâm có thể tham khảo thêm một tài liệu nghiên cứu khá sâu sắc về LAC: http://www.collegenews.org/x492.xml

Những điểm nêu trên có lẽ đã giúp làm sáng tỏ phần nào một số vấn đề mà các bài viết trên diễn đàn đã nêu ra. Tuy nhiên, đây không phải là điểm kết thúc cho cuộc thảo luận. Vấn đề trọng tâm mà em muốn mọi người tập trung thảo luận là: Liệu các trường LAC có phù hợp với đại đa số sinh viên Việt Nam với mục đích học tập để kiếm một công việc ổn định? Liệu mô hình đào tạo này có thể áp dụng ở Việt Nam (bởi hiện nay nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc cũng đang nghiên cứu việc áp dụng mô hình này ở nước họ)?

Mong mọi người tiếp tục góp ý kiến.

HM
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình không có acc trên này nên mược tạm acc của PQM vào trao đổi cùng mọi người :D.

1. Đồng chí Nguyễn Đức dẫn ra danh sách các tổng thống Mỹ đã học LAC ra hộ cái nhỉ ?
2. Dân du học sang bên này có ai học những môn Women's studies, Art, History, Classics ?
3. Phần đông học sinh nước Mỹ có trình độ kém hơn học sinh nước khác vì chúng nó phải đi làm từ rất sớm chứ không như dân một số nước chỉ biết cắm đầu vào học. Và kết quả là bọn Mỹ GPA không cao nhưng khi đi làm bao giờ chúng nó cũng thành công hơn.
4. Đa số dân My học Community College, nhưng không phải là chúng nó kém mà là chúng nó biết cách tiết kiệm tiền. Sau 2 năm CC chúng nó vẫn có thể transfer lên 4 years college. Hầu hết những public univ nổi tiếng như Berkeley, UCLA, Texas Austin, Florida mỗi năm đều nhận vài nghìn học sinh từ CC transfer lên. Vì học sinh đông nên chất lượng overall của public univ ko cao nhưng những thằng trong top 10% của nó thì cực giỏi và năng động.
5. Thằng học Computer Science giỏi nhất TQ sẽ không vào được Havard vì tiếng Anh nó sẽ không đủ để thi TOEFL và SAT. Điều này cũng apply cho thằng học CS giỏi nhất Việt Nam
6. Grad ở Harvard toàn dân đầu đen ? Cái này may ra chỉ đúng với CS, còn các ngành khác thì sai
7. Còn về dân chuyên Anh với Tự Nhiên thì từ trước đến giờ em thấy dân Việt ở bên này học undergrad chủ yếu là chuyên Anh còn học Ph.D thì toàn dân Toán và Lý Tổng Hợp. Người Việt mình nói riêng ở một số trường như Harvard, MIT, Stanford có ai là dân chuyên Anh ?
8. Bất cứ trường univ nào cũng có chương trình cho các prof nghiên cứu và research cho các công ty nổi tiếng, và hầu như các major invention đều từ các public univ.
9. CEO, Presidents, không liên quan gì đến academically cả, G.Bush hồi xưa được có 800SAT, GPA đâu có 2., Algore GPA cũng chỉ có 2. Cộng thêm các nhà khoa học lớn chủ yếu ở university chứ không ở LAC vì ở national univ họ sẽ có điều kiện để nghiên cứu hơn
10. TA chủ yếu là dạy các lớp general education trong 2 năm đầu. Còn 2 năm cuối thì hầu hết là các prof dạy và học sinh có thể đăng ký tham gia vào các project.
11. Tôi không nói học sinh chuyên Anh dốt nhưng từ xưa đến giờ tôi chưa thấy học sinh chuyên Anh nào làm rạng danh cho tổ quốc hoặc là có công trình nghiên cứu gì đáng chú ý.
12.Phượng tiên dụng cụ research ở LAC dùng không hết là vì LAC không chuyên về research cho nên không đầu tư nhiều--> không update các dụng cụ mới nhất, tiên tiến nhất.
13. Cuối cùng, LAC học cách để học, còn public univ học cách để kiếm tiền ---> ultimate goal
thx
Minh's Friend
 
Chỉnh sửa lần cuối:
báo cáo bạn của anh Minh, bây giờ lại tiếp tục cãi nhau với bác trước khi đi ngủ :((
1. Tổng thống Mỹ học LAC ra ở đâu thì không biết, ở Amherst College có 2 người, hình như thua Harvard đâu 1,2 người thì phải .
http://www.amherst.edu/about_amh/alums.html

2. Dân chuyên Anh (đành phải viết ra như thế này mặc dù phân loại thế này là rất hữu hạn và chẳng chính xác một chút nào ) chưa vào các grad school lớn tại Mỹ là vì chuyện dân chuyên Anh đi du học là mới . Những lứa sang đây học chưa đủ để vào các grad school ở đây mà mới chỉ vào học undergrad thôi . Lứa già già trước em thì mới đây đã có Trang Ngân và UChicago để học Econ. anh cứ chờ vài năm nữa thì tự dưng sẽ thấy thôi . Lại phải hỏi ngược câu này mặc dù biết chẳng hay ho gì . Dân Tổng hợp bằng tuổi dân Anh Ams đã có được mấy chú sang đây học undergrad rồi ? đại khái là bác cứ phải chờ, đừng nói sớm quá sau này rút không nổi .
3. LAC chủ yếu là tập trung vào undergrad education. Tính chất nghiên cứu tất nhiên là thua so với các trường đại học lớn . Tuy nhiên cứ so về giáo dục bậc cử nhân không thôi thì LAC là nơi chuẩn bị rất lý tưởng cho sinh viên để sau này bước lên học cao học, tham gia nghiên cứu chuyên sâu tại các trường đại học lớn . Anh cho rằng một sinh viên bậc cử nhận tại UT Austin và một sinh viên bằng lứa tại Reed College, sinh viên nào sẽ có điều kiện tiếp cận với giáo sư, tham gia nghiên cứu trực tiếp hơn ? Bản thân em đã từng học qua một public univ lớn, có quan hệ rất thân với faculty, nhưng hầu như không hề có một cơ hội nào để tham gia các project ngoài việc chạy vặt cho TA và grad students.
Các ý của anh đưa ra đều so sánh univ ở graduate level với LAC nơi mà chỉ có undergraduate. Anh cứ thử so bậc undergraduate ở 2 bên với nhau thì sẽ thấy .

4. Ở bất cứ trường nào thì top 10% bao giờ cũng rất giỏi và năng động :) Có điều, ở Swarthmore chẳng hạn, top 10 và bottom 10 có lẽ chẳng cách nhau bao nhiêu, trong khi ở UCLA chẳng hạn, top 10 với bottom 10 là một trời một vực . Cũng không ai dám bảo là top 10 ở UC Berkeley là đỉnh hơn top 10 ở Williams cả [-x

5. Chuyện anh nói về vụ đi làm thì lại là một chuyện nữa . Dân cắm đầu vào học có thể không làm tiền giỏi bằng dân bỏ học đi làm sớm, nhưng dân cắm đầu vào học họ có mục đích khác thì sao :) ở Amherst College, MBA được rất ít sinh viên ra trường theo đuổi vì ngay từ trong trường, Business major bị coi là quá money-oriented. Em đang học econ và history. Dân du học học art, classics, history không thiếu đâu :), anh chưa quen ai thế không có nghĩa là không có ai thế . Women's studies thực ra là một ngành kiếm tiền rất khá, nếu như anh có ý kiếm tiền, có khi học cái này hơn học engineering đấy anh ạ :)

tóm lại thì thấy là các bác đừng mất công so này so nọ làm gì . Nên theo như em My thì hơn, nếu đã định nói thì thử nói ra xem LAC và univ, mỗi nơi có cái gì tốt và cái gì xấu, như thế chẳng hơn là ngồi so kè chê bai linh tinh à :) Các bác có vẻ cho rằng kiếm tiền là mục đích cuối cùng, các bác có nghĩ là nhiều người chưa chắc đã nghĩ thế kô [-(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em chưa có kinh nghiệm gì vì chưa đi. Nhưng cho em hỏi một câu là đã có ai học under mà ở MIT, HAVARD chưa ạ? sv vietnam ý.
À cho em góp ý thêm câu nữa là nên đổi tên chủ đề thành "Chuyên Anh-thực sự chuyên Anh là thế nào" moi ng hoi fan biet qua dang
 
Thằng Bush con học Yale hồi trước(do bố nó có nhiều tiền) nhưng xét cho cùng nó ngu bỏ m.(kiến riêng).
Nhiều thằng chuyên tự nhiên, có đủ bằng cấp(kể cả PhD) nhiều lúc cũng nói ngu bỏ xừ(lấy bản thân làm ví dụ), mỗi người có thế mạnh riêng của mình, không ai giống ai cả.
Có thằng có bằng, có kiến thức trên đời vẫn bị chửi như chó(Bush chẳng hạn)(hay là Analu chẳng hạn)
 
Why I chose to study liberal arts in the US

By RONALD LIM CHYI TUNG

Editor's Note: Ronald Lim Chyi Tung is a student at Wesleyan University. The following article was written in response to the debate over education reforms in the writer's home country of Singapore.

The debate on educational reforms struck a chord with me in view of my personal educational experience.

I am currently pursuing my undergraduate education at a liberal-arts college in the United States. While universities are institutions with large departments, a large student body and a greater focus on postgraduate-level study, liberal-arts colleges are much smaller institutions with smaller student bodies specialising in undergraduate education.

Liberal-arts colleges are known for their small class sizes and intimate learning environment characterised by close interaction between students and faculty members.

By the time a student graduates, he is expected to have taken courses in nine subject areas from each of three categories: the Natural Sciences and Mathematics, the Arts and Humanities, and the Social and Behavioural Sciences. There is also a great emphasis on the interpretation of non-verbal texts (that is, music, art, and dance).

Because liberal-arts colleges are much smaller, they tend to be less well-known, compared to the Ivy League. You might, or might not, have heard of liberal-arts colleges like Wesleyan, Amherst, Swarthmore, Wellesley, and Williams.

I came here to give myself more time to explore, and then to decide what I really want to specialise in. I came here also to get away from the stigma which many Singaporean employers attach to a degree in the Arts and Social Sciences, which is perceived to be 'useless'. I remember trying to explain to people why I chose to go to an unheard-of-in-Singapore college (Wesleyan University), rather than the prestigious London School of Economics to do a fixed course in the area of Government and Economics, which I wasn't sure was my cup of tea.

People told me: 'What's the use of going to this liberal-arts school? How are you going to get a job with a degree from this place which is not part of the Ivy League?'

I don't know the answer to that question, the thought of which makes me cringe. It reminded me of the time at the end of secondary school when I decided to go to the arts stream in junior college (JC), as opposed to the science stream, because I knew that Physics and Chemistry were not my cup of tea.

People around me were genuinely concerned that I would deprive myself of the chance of getting a 'useful' engineering or medical degree.

Up till the end of JC, has the purpose of my education been to get into university so that I could get a good job?

Was I just a human resource who could be moulded into 'the creative workforce of the 21st century', or was I supposed to be that individual who was nurtured to articulate his thoughts and question the world?

I came here to find myself constantly engaged in the spirit of exploration, whether or not I was in the classroom. Students who came through the portals of a liberal-arts college were not regarded as a human resource which was to be trained for the workforce.

They were regarded as individuals, each with their own opinions, who came together for the sole purpose of learning and having an education that could be considered as 'liberating'.

I found that one main difference between the system that Singapore tried to adopt from America and the American system itself was that, in Singapore, the end towards which policy-makers tried to work was to produce an individual equipped with thinking skills so that they could have a 'creative workforce' for the new economy.

In America, however, education and the spirit of exploration were the end in themselves. An educated individual who questions the world he lives in is the desired outcome, and it is in this spirit of exploration and learning that one learns to think and view everything from different perspectives.

It is only when one is true to the spirit of learning for learning's sake that the desired result of a 'thinking' individual is reaped.

One more thing I learnt is that creativity and individualism are intertwined and that you can't have one without the other.

This led me to ponder whether one can engineer a 'creative workforce', which is an oxymoron because 'creative' denotes individualism and 'workforce' denotes assimilation.

As I got to know the Americans, I found that they came here with a different mindset. Not everyone intended to graduate and lead a high-flying Wall Street career.

A close friend of mine is majoring in Art History and intends to go into museum work. Another person I know spent a semester in Tibet and intends to specialise in Tibetan Buddhism at the postgraduate level. Someone else I know is an East Asian Studies major and intends to teach English in Japan before specialising in Japanese Studies in graduate school. Others spend a great time engaging in political and social activism.

I realised that society does not penalise each of them for the decision they make, unlike in Singapore where the oppor-tunity costs of doing so at the expense of job security are too high.

Coincidentally, I realised that many employers here, like in Singapore, are still biased towards people who graduate with degrees in Economics than in other subject areas.

While the American job market is not as accommodating of people who choose to major in 'impractical' areas of study, there is a place in American society for each and every one of these persons who choose to study what they like.

Among my American friends and acquaintances, a handful of them graduated from Stuyvesant and Bronx High, New York specialised-science high schools which are by now famous in Singapore.

Recent reports in The Straits Times have created the impression that these high schools produce many students who go on to the Ivy League simply because of their status as specialised-science schools which supposedly provide quality teaching. The fact that these schools stand apart from the rest is because of the student body. Academically able students flock to Stuyvesant, Bronx and Brooklyn more because of their academic reputation than because of the fact that they are specialised-science schools.

Contrary to public perception that teaching at these schools is of a high quality, it is, in reality, the same as any other public high school in New York City. Also, for any number of scientist wannabes that Stuyvesant produces, there are as many people who go on to specialise in the arts, humanities, and social sciences.

I found that the Singapore education system I went through, despite all the criticisms, prepared me well in dealing with American college life. Many Americans were amazed, when I showed them my JC yearbook, at the number of extra-curricular activities that were available in my JC.

Even as NUS and the Nan-yang Technological University adopt the American SAT I reasoning test as an entry requirement, the Americans here are adopting a new version of SAT that includes a writing section, not unlike the essay that every JC student has to write for the General Paper in the A-level examinations.

I believe that had my education not been so result- and grade-oriented, and had students been taught to have a passion for the subjects they were learning (as opposed to scoring well), the experience would have been even better.
 
Book Claims Liberal Arts Colleges Are The Real Treasures of American Higher Education

CLAREMONT, Calif., Feb. 28 (AScribe Newswire) -- America's institutions of higher education are the envy of the world. John Seery, author of "America Goes to College: Political Theory for the Liberal Arts" (December 2002), argues that an unfortunate focus on "research universities" overlooks "a distinctively American institution of higher education where the best ... advantages may truly reside, the small liberal arts college."

Seery, a professor of political science at Pomona College, believes that given a better understanding of a liberal arts education, "students the world over would be clamoring to enter the gates of Pomona, Amherst, Williams, Swarthmore, Carleton, Oberlin, Reed, and a host of others in the network of small liberal arts colleges," which he believes, "constitute nothing less than a national treasure."

"America Goes to College" is a rallying cry on behalf of America's liberal arts colleges. In a series of illustrative essays and speeches, based on his teaching career, Seery showcases the successes of a well-rounded liberal arts college education and signals some of the dangers on the horizon.

"Liberal arts colleges are utopia," says Seery who admits their focus on "well-roundedness" can be hard to explain. "You spend four years reading, brooding over and savoring books. You're surrounded by other smart people, asking probing questions, sitting around a seminar table discussing geo-politics or science, not in a lecture hall of 200. You can learn the trombone with real people in small settings, and the same is true for economics, politics, arts, and English."

Among the dangers, Seery cites, are the work-a-day world's emphasis on specialized career training and the public's general unfamiliarity with liberal arts education. To many, he says, "small means less successful." It doesn't help, he adds, that a liberal arts education values "some amorphous notion of 'well-roundedness' that is admittedly hard to prescript, define, and pass on to others."

Seery also proclaims, provocatively, that political theorists are the best custodians of the liberal arts tradition. "Today, it is taken for granted that a political theorist must be steeped in feminist, queer, multicultural, poststructuralist, postmodernist, postcolonial and other contemporary debates and literatures. The entire field has been receptive ... to these trends, while also keeping the canonical torches burning. ... Political theory is the one field that necessarily fashions a bridge between the humanities and social sciences, and many theorists address issues in natural science as well."

Throughout the book, Seery recounts many of his adventures and trials in teaching at Pomona College, Stanford University, University of California at Santa Cruz, and Tufts University. Drawing on a wide range of materials, methods and topics, Seery weaves together broad-based scholarship and personal narrative and reflections. Chapters include: My Turn: A Great Bookish Tell-All, What Teaching at Pomona Means to Me, Moral Perfectionism and Abortion, Do Media Studies Belong in a Liberal Arts Curriculum? and America Goes to College: A Manifesto of Sorts.

According to Patrick J. Deneen, author of "The Odyssey of Political Theory: The Politics of Departure and Return," the "book is remarkably readable, often extremely funny, but always serious with a profound point to make about the nature of political theory, philosophy, education, and human life more generally."

Seery is the author of numerous books and articles including "Political Theory for Mortals: Shades of Justice, Images of Death" (1996) and "Political Returns: Irony in Politics and Theory, from Plato to the Antinuclear Movement" (1990). He is co-editor, with D.W. Conway, of "The Politics of Irony: Essays of Self-Betrayal." He is a recipient of the Danforth Fellowship for college teachers and two-time winner of Pomona College's Wig Distinguished Teaching Award. He received his B.A., summa cum laude, from Amherst College and both his M.A. and Ph.D. from the University of California Berkeley.


Contact Information: John Seery, 909-607-2458; [email protected] Cynthia Peters, Pomona College Public Affairs, 909-621-8515; [email protected]
[email protected]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn nếu muốn bàn tới việc học các môn khoa học tự nhiên ở research universities hay ở small liberal arts colleges tốt hơn thì mọi người có thể tham khảo 2 bài viết:
1) Science and the Liberal Arts Colleges của Donald Kennedy, Editor-in-chief, Science; President Emeritus, Stanford University: http://www.rescorp.org/Annual_Report/kennedy_2.pdf
2) Science at Liberal Art Colleges: A Better Education? của Thomas R. Cech, distinguished professor of Chemistry and Bio-chemistry, University of Colorado-Boulder; Investigator, Howard Hughes Medical Institute: http://www.collegenews.org/prebuilt/daedalus/cech_article.pdf

Riêng qua kinh nghiệm bản thân, em nhận thấy quan niệm các trường LAC chỉ chú trọng đến các ngành khoa học xã hội và nhân văn là thiếu cơ sở. Một vài ví dụ nhỏ:
- Reed College là một trong những trường mạnh nhất về Biology
- Bowdoin College có phòng thí nghiệm sinh học vào loại lý tưởng nhất nước Mỹ
- Ở Swarthmore, các ngành khoa học tự nhiên ngày càng chiếm ưu thế & được sinh viên ưa chuộng. Riêng trong khóa của em, thứ tự các ngành được sinh viên chọn nhiều nhất là: Biology/ Pre-med, engineering, history, political science, English, economics, and mathematics.
- Một trong những người phát minh ra Hubble Space Telescope, một công trình mang tính bước ngoặt trong lịch sử thiên văn học từng là một sinh viên nữ ở Swarthmore, tốt nghiệp từ những năm 50.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói nhiều về cái được của LAC rồi, bây giờ chuyển sang bàn vể những cái không được mà chưa thấy ai nhắc đến:

1. Trường nhỏ
Nhiều người cho là cứ học trường nhỏ, lớp ít người, thầy trò gần gũi là tốt. Điều này không hoàn toàn đúng, bởi:
a) Ít người dẫn đến ít diversity. Nhiều trường cố gắng tăng sự đa dạng của student body bằng cách này hay cách khác, nhưng thử nghĩ xem: trong 1 lớp có 6 người thôi thì liệu sẽ có bao nhiêu perspectives khác nhau? Đây chỉ là một ví dụ nhỏ của cái sự lack of diversity đấy.
b) Ít resource. Cứ cho là trường có thật nhiều tiền, đầu tư nhiều vào trang thiết bị. Tuy nhiên, một trường nhỏ với hơn 1,000 sinh viên, bình quân financial resource trên đầu người có thể cao, nhưng tổng cộng lại vẫn khó có thể bằng một university với 5, 6 ngàn sinh viên. Do đó, các hạng mục đầu tư đương nhiên sẽ ít hơn. Nhiều trường khắc phục điểm yếu này bằng cách liên kết với nhau để share resource, nhưng sự cách biệt về địa lý & các vấn đề liên quan đến administration vẫn gây những cản trở không nhỏ.
c) Ít sự lựa chọn. Nguyên nhân cũng tương tự như b), nhưng hậu quả không chỉ giới hạn ở đó. Một ví dụ điển hình là ít lớp để chọn. Trường nhỏ, sinh viên ít, nên giáo sư cũng ít, không thể đảm đương được nhiều lớp cùng một lúc mà vẫn đảm bảo chất lượng cao. Nhiều người argue rằng ở LAC cái quan trọng không phải la subject-matter (kiến thức chuyên môn, có thể chóng trở nên lạc hậu) mà là khả năng tư duy, nghiên cứu độc lập -> sinh viên muốn nghiên cứu thêm những lĩnh vực mà trường không có lớp thì có thể tự học ở ngoài. Nhưng thử hỏi, với khối lượng bài vở trên lớp đã khá nặng, liệu bao nhiêu sinh viên có đủ khả năng & quyết tâm bố trí thời gian tự học thêm những cái mà mình muốn, hay chỉ bằng lòng quay lại học những gì đã có sẵn? Có nhiều trường giải quyết vấn đề này bằng cách cho sinh viên được làm independent study để lấy credit, nhưng giải pháp này không thật sự triệt để do hạn chế về giáo sư hướng dẫn. Kết quả là khi ra trường, nhiều sinh viên vẫn chưa được học nhiều cái mà mình muốn học, trong đó có thể có nhiều cái cần cho việc kiếm việc làm.

2. Môi trường artificial
Về mặt này, các trường LAC đa phần đều có các đặc điểm tương tự nhau: số lượng sinh viên ít, đa số sinh viên đều có trình độ khá và tương đối đồng đều; trường nằm ở vùng ngoại ô hoặc nông thôn, yên bình và ít phức tạp; các sinh viên trong trường không phải lo nghĩ nhiều về tài chính, do xuất thân từ gia đình khá giả hoặc nhận được nhiều finaid; hầu hết mọi dịch vụ trong trường đều free & accessible. Những điều này tạo nên một cái elite culture rất đặc trưng của nhiều trường LAC. Tất nhiên những yếu tố này có những ưu điểm không thể chối cãi, nhưng cũng có những mặt trái. Một trong những hậu quả là sinh viên tốt nghiệp từ các LAC ra nhiều người kiến thức academic đầy mình nhưng lại dễ bị shocked trước những complexities của xã hội thực, ít khả năng tự bươn trải và mất nhiều thời gian để thích nghi với môi trường có nhiều phân hóa sâu sắc...

3. Việc học quá căng thẳng
Có nhiều người cho rằng học ở LAC nhàn, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Học ở đâu muốn giỏi cũng phải mất nhiều công sức khổ luyện. Nhưng ở các trường nhỏ, việc học lại càng vất vả. Nguyên nhân?
a) Sức ép từ các giáo sư: Thử hỏi tất cả những người học ở các top LAC ở đây, ai dám nói là các giáo sư ở trường mình không đòi hỏi cao? Ở một số trường, học để pass hoặc được C không khó, nhưng để được điểm cao, hoặc để vượt trội thì không đơn giản chút nào. Nhiều người nói là không cần học vì điểm, nhưng khi tốt nghiệp đi xin việc hoặc xin vào grad school, muốn kiếm những chỗ tử tế tiêu chuẩn hàng đầu vẫn là học lực tốt, biểu hiện dễ thấy nhất là ở điểm số. Vì thế ám ảnh về thành tích học tập vẫn là một sức ép lớn đối với đại bộ phận sinh viên ở các trường chất lượng cao.
b) Sức ép từ các sinh viên khác: Trừ những người có tính độc lập đặc biệt cao, khó ai có thể tránh khỏi peer pressure. Ở các trường lớn, sức ép này cũng có nhưng không cao bằng. Còn ở những trường nhỏ nơi mà chênh lệch trình độ giữa các sinh viên không lớn, ai cũng đề cao việc học hành, interaction giữa các cá nhân nhiều hơn, thì mỗi người đều cảm thấy mình phải nỗ lực cao để chí ít cũng bằng bạn bằng bè. Như vậy, mỗi người đều chịu sức ép khá lớn từ những người xung quanh.
c) Sức ép từ bản thân: Có lẽ đây là thứ sức ép nặng nề nhất đối với bất kì ai. Lý do thì năm bảy đường: học vì muốn được học, học vì gia đình, học để đạt được recognition & status trong xã hội, học để khỏi phí cơ hội mà mình có được v.v... Sức ép này cộng hưởng với các sức ép khác khiến việc học đôi khi là một gánh nặng hết sức ghê gớm.
Hậu quả thì vô số, đặc biệt là sự thiếu cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội... gây ra những hiệu ứng tâm sinh lý tiêu cực ở nhiều mức độ khác nhau. Đương nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, nhưng xét một cách tổng thể thì đây vẫn là một tình trạng khá phổ biến.

Tóm lại, nhược điểm của các trường lib arts colleges không phải là ít. Những điều nêu trên chỉ là những ví dụ nổi bật mà cá nhân em rút ra qua kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên việc chịu ảnh hưởng hay khả năng khắc phục những nhược điểm đấy phụ thuộc vào mỗi cá nhân, chỉ xin đưa ra để mọi người tham khảo.

HM
*Chú thích: trong bài viết này có kết hợp nhiều từ tiếng Anh hơi cọc cạch do người viết lười suy nghĩ :p Mong mọi thông cảm :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đinh Phương Thảo đã viết:
LAC--->kém danh tiếng-----> số lượng và chất lượng thí sinh đều thấp-----> dế chui vào
National Uni---->danh tiếng lừng lẫy------>thiên hạ nhẩy vào nhiều +học sinh của Mỹ và trên thế giới có quá nhiều bố rất giỏi(ngoài sức tưởng tượng)------->VN tài hèn sức mọn sẽ rụng:rolleyes:

Xin loi Thao, minh cung la dan hoc truong LAC nen thay ban phe binh LAC manh me qua dam ra phai gop y kien 1 chut. Ko biet la ban dang hoc truong nao danh tieng ra sao nhung minh biet chac chan 1 dieu la chat luong cua LAC ko he thap 1 chut nao. O truong minh co rat nhieu hoc sinh den tu cac truong tu , 90% sinh vien deu graduate with honor va khi vao truong rat it hoc sinh duoc tren 3.5 GPA mac du ai cung spend alot of studying. Neu muon so sanh giua LAC va Uni thi co vi du the nay, 1 thang ban minh hoc o truong minh 1 nam duoc GPA 2.3, sau do chuyen sang UK la truong Uni thi no duoc 3.3 GPA trong khi hau nhu toi nao no cung uong ruou va party. Con 1 thang khac dang hoc o trongg truong thi noi :" Why do I get in this school to work so hard to get a 3.0 when some my friends in other school they get trashed every night and get 3.3." Cac truong Uni thi chi co moi 1 cai la dong dan la nhieu co so ha tang tot hon LAC nhung tren thuc te thi chat luong dao tao ko the bang duoc. Minh biet rat nhieu Uni dung TA de giang day Freshman class, cac professors noi tieng chi day cac senior seminar ma thoi. Them 1 dieu nua, cac LAC la truong tu nen ho co quyen chon lua hoc sinh, con cac Uni la truong cong nen ho ko co quyen chon lua hoc sinh, hau het hoc sinh trong bang apply se phai duoc nhan, va ho cung ko co quyen fail student nhieu nhu LAC --> Uni phai set a low point for academic standard.
 
trich dan loi anh Minh:
Nhận xét khách quan bọn Mỹ học ở LAC đa số có học lực trung bình, thậm chí có nhiều đứa dốt... trong khi ở các trường lớn bọn dốt cũng có nhưng rất nhiều bọn Mỹ học cực giỏi.

Anh Minh co biet la Application form cua 1 truong Uni gan cho em nhu the nao ko:
What is you GPA?
When do u plan on graduating high school?
Have u ever been involved in criminal actions?

Day la 3 cau hoi duy nhat trong 1 cai applcation form,( tat nhien ko ke phan ten tuoi va dia chi). Ai ma nhin cai form nay thi cung thay cai truong Uni nay nhu the nao roi. Dau can ban cai xem bon duoc vao truong day dốt hay giỏi nua dau. Hon nua, tat ca nhung dua o truong em deu duoc nhan vao tat ca cac Public school hoc big Uni ma chung no apply. em biet co 3 dua truong em duoc nhan vao Havard voi SAt la 1560, 1540 va 1525 nhung chung no ko hoc vi li do xa nha va tien. Vay ko biet cai bon co hoc luc trung binh va dốt o LAC day la o truong nao?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phi lí có thằng chó nào có SAT cao hơn 1600.
Làm gi có chuyện trong 1 đơn chỉ có 3 câu hỏi ngoài tên tuổi địa chỉ. Bịa lòi pha. Nếu là thật thì trường nào mà làm ăn như vậy.
Về câu: Have u ever been involved in criminal actions?
Đây là một câu khá hay, thằng nào khai là có thì nó(admission) còn có vẻ thích thú vì đây là lọai trung thực.(một con bạn của mình đã dành được hơn 30K học bổng chỉ vì câu trả lời cho câu hỏi này).
 
SAT chẳng khẳng định gì mấy trong đánh giá giỏi hay dốt ở mức điểm cao.
VD: 800 điểm tóan(100% chính xác) hay 780(có 1 lỗi) thì cũng là tương tự.
 
Xin loi, type nham 1560, 1540 va 1525. Tat nhien duoc qua 1600 la ko the duoc.
 
The ong Hung cung cho rang LAC chua toan bon ngu huh???
 
Them 1 cau hoi nua, the co dua nao duoc 1000 SAT ma vao Havard ko?? SAt hoac Act la cai danh gia chat luong hoc sinh chung cho toan nuoc My de tranh su sai lech cua chat luong hoc tap tren tung state hoac truong, the ma ong bao la ko co danh gia duoc dot hay gioi thi nghia la the nao???
 
Back
Bên trên