After all, what is a liberal arts education?

Đỗ Huyền My
(Sagittarius)

Điều hành viên
Thời gian gần đây, rất nhiều học sinh, sinh viên từ Việt Nam có nguyện vọng du học nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Nhìn một cách khái quát, đa số học sinh nhằm vào các trường liberal arts college (LAC) để xin học bổng. Dân Ams ở các trường Top 50 LAC ngày càng đông.
Tuy nhiên, trong số đó, không biết đã có bao nhiêu người tự hỏi: tại sao mình lại chọn các trường liberal arts colleges mà lại không chọn các universities? Ngoài việc các trường LAC đa số là các trường tư, có nguồn tài trợ tài chính dồi dào, nhất là đối với sinh viên quốc tế, liệu còn có lý do nào khác để mọi người lựa chọn loại hình đào tạo này cho mình? Mô hình LAC này có khác gì so với mô hình university truyền thống, và liệu nó có phù hợp với mục đích & nguyện vọng của đa số học sinh Việt Nam khi đi học nước ngoài hay không?
Thiết nghĩ đây là một vấn đề đáng được đưa ra thảo luận. Mong mọi người đóng góp ý kiến.
 
LAC--->kém danh tiếng-----> số lượng và chất lượng thí sinh đều thấp-----> dế chui vào
National Uni---->danh tiếng lừng lẫy------>thiên hạ nhẩy vào nhiều +học sinh của Mỹ và trên thế giới có quá nhiều bố rất giỏi(ngoài sức tưởng tượng)------->VN tài hèn sức mọn sẽ rụng:rolleyes:
 
Understanding Liberal Arts Education

A DEFINITION

LIBERAL ARTS: college or university curriculum aimed at imparting general knowledge and developing general intellectual capacities in contrast to a professional, vocational, or technical curriculum. In the medieval European university the seven liberal arts were grammar, rhetoric, and logic (the trivium) and geometry, arithmetic, music, and astronomy (the quadrivium). In modern colleges and universities the liberal arts include the study of literature, languages, philosophy, history, mathematics, and science as the basis of a general, or liberal, education. Sometimes the liberal-arts curriculum is described as comprehending study of three main branches of knowledge: the humanities (literature, language, philosophy, the fine arts, and history), the physical and biological sciences and mathematics, and the social sciences.

Copyright © 1994-2000 Encyclopædia Britannica, Inc.


LIBERAL ART EDUCATION IN AMERICA

Liberal arts colleges in America have a rich and distinguished history. The undergraduate education currently practiced by these intellectually and educationally dynamic institutions of higher education has its roots in the founding of the nation’s first colleges in the 17th century.

As American higher education has expanded and changed over the centuries, especially following World War II, today's residential liberal arts colleges have retained much of that earlier character and purpose. And despite their centuries-old roots and traditions, liberal arts colleges continue to serve as models for undergraduate education in the 21st century.

At their core, liberal arts colleges seek to develop intimate learning environments where extensive interaction between faculty and students and among students themselves fosters a community of serious discourse. Small class sizes, a primary emphasis on individualized instruction, and a faculty that is dedicated to teaching undergraduates represent the foundation of learning at these institutions.

Because they are focused on the individual, liberal arts colleges help students understand, develop and use their own intellectual resources. Faculty members at these colleges believe a liberal arts education is a way of knowing and living, an individualized process of growth focused on intellectual engagement and involvement that is deeply personal, highly communal and grounded in the development of critical and analytical thinking, effective and persuasive communication, and active and ethical engagement.

America’s liberal arts colleges also believe higher learning is best developed in a residential environment carefully designed to supplement the formal academic program. For the student, such active involvement includes not only participating fully in the classroom, but also sharing one’s talents and skills with both the campus and the surrounding communities. In this way, a liberal education fosters a predisposition toward lifelong learning, and the active engagement nurtured on and off campus carries over to one’s personal and professional lives. As such, graduates of liberal arts colleges are valued members of society because they are trained to see the connections and articulate the ideas that lead to new possibilities.

Though small in number when compared to America’s large public universities, liberal arts college graduates are represented disproportionately among leaders in the arts, education, science and medicine, public service and business. A 1998 study found that even though only 3 percent of American college graduates were educated at residential liberal arts colleges, alumni of these colleges accounted for:

+ 8 percent of Forbes magazine’s listing of the nation’s wealthiest CEOs in 1998
+ 8 percent of former Peace Corps volunteers
+ 19 percent of U.S. presidents
+ 23 percent of Pulitzer Prize winners in drama, 19 percent of the winners in history, 18 percent in poetry, 8 percent in biography, and 6 percent in fiction from 1960 to 1998
+ 9 percent of all Fulbright scholarship recipients and 24 percent of all Mellon fellowships in the humanities
+ 20 percent of Phi Beta Kappa inductions made between 1995 and 1997

On a per capita basis liberal arts colleges produce nearly twice as many students who earn a Ph.D. in science as other institutions. Liberal arts graduates also are disproportionately represented in the leadership of the nation’s scientific community. In a recent two-year period, nearly 20 percent of the scientists elected to the prestigious National Academy of Sciences received their undergraduate education at liberal arts colleges.

What accounts for the distinctive contributions of liberal arts colleges? In the end, it comes down to a matter of style and scale. Intentionally small in size, residential liberal arts colleges permit the active engagement of faculty in promoting the learning of every individual student. Embracing a distinctive style of undergraduate education, these colleges foster a broad based knowledge and understanding of the humanities, sciences, and the arts and the cultivation of critical thinking and examination, skills that lie at the heart of liberal learning. In doing so, they uniquely prepare students for lives of service, achievement, leadership and personal fulfillment.

Source: CollegeNews.org
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Liberal Arts Colleges as Preparation for a Career in Science

VALUES OF LIBERAL ARTS EDUCATION

Aside from the question about whether to attend (1) a large university where the faculty are primarily engaged in research or (2) a small liberal-arts college, there is an important point to be made about the value of a liberal-arts education for scientists.

Reading novels, listening to music, understanding history, ... is part of our cultural heritage that any educated person should understand. So taking classes in literature, music, history, etc. is properly part of one's education. But, aside from such an idealistic view, there are also practical benefits to such liberal-arts education.


Visualizing

One of the strongest difficulties faced by science and engineering students is visualizing a problem. A typical problem might involve
a mechanical arrangement in three spatial dimensions,
a gas in a thermodynamics problem, or
an electromagnetic field in space and time.
A typical textbook problem in a science or engineering class gives the student the location of various objects or electrical charges, and asks the student to write equation(s) that describe the motion of the objects, or describe the electromagnetic field from the charges. While solving such problems can be difficult for students, an even more difficult task is to find a creative design that attains some goal. For example, one might want to design a machine that achieves some result or function, or one might measure an electric field and want to infer the location of charges that produces such a field. The process of visualizing is inherent in creating a new design, as one mentally "tries" various solutions and "sees" the result.

Where does one learn to visualize? The answer for me was in reading many hundreds of novels, in which I visualized the characters and scenery in my mind. In school, such an experience is obtained in an English literature class, neither a science class nor engineering class.

As an aside, I note that, in reading a book, one exercises one's imagination by visualizing the characters and scenery and "hearing" sounds. In listening to a baseball game on a radio, one still exercises one's imagination in visualizing the location of the players on the field, but the sound is explicitly conveyed. In contrast to reading and listening to the radio, watching television shows both the action and sound, leaving nothing to exercise the viewer's imagination. The fact that modern children spend more time watching television than reading books may have a disastrous impact on their ability in later life to visualize and be creative.


People Skills

A scientist engaged in research does not encounter purely scientific issues in his/her life. A scientist must continually interact with people in various ways:
obtain financial support for research,
manage a laboratory,
present results in a way that is easy to comprehend, and also in a way that convinces readers who may be resistant to change their opinions,
teach and inspire students and technicians.
Such "people skills" are learned in liberal-arts classes (e.g., English literature, rhetoric, foreign languages, history, philosophy, law, etc.), but neither a science class nor an engineering class.

It is traditional in science and engineering classes to have weekly homework exercises, but not a term paper. Adding a term paper to every science or engineering class would increase the students' workload to a burdensome level. But writing term papers is essential preparation for writing a doctoral dissertation, scholarly papers for publication in archival journals, long research proposals, etc. I believe that it is essential that undergraduate science and engineering students take many liberal-arts classes in which a term paper is required.

Because scientific research does not occur in isolation from the remainder of society, scientists should be aware of developments in politics that affect their work, and scientists should be aware of ethical and legal implications of their work.


Avoid Narrow Education

My experience in scientific and engineering research has taught me the value of a broad background. A broad education is desirable because of what might be called "cross-fertilization of ideas". Techniques that are well-known in one field can lead to innovation and progress when applied in a different field. Facts that are well-known in one field can have unexpected relevance in a different field. A person who either knows those facts, or looks for those facts, has an advantage over a narrowly educated person.

There is an aphorism:
If all you have is a hammer, everything looks like a nail.
That aphorism neatly summarizes the advantage of having a broad knowledge, from which to pull techniques, analogies, etc. for the solution of new problems. One should try to think of more than one solution for a particular problem, then choose the most appropriate solution. People with a narrow expertise will be lucky to find one solution and even luckier if it is a good solution.

During four, or even eight, years of full-time university study, it is impossible to learn everything that one needs to know during the remainder of one's life. But a broad education gives one the best preparation to teach one's self what one needs to know in the future. More thoughts on this theme are contained in my separate essay about the proper goals of a college education.


Other Views

My search on the Internet for "liberal arts education" on 23 May 2001 returned hundreds of essays from college websites and individual professors. Many of these essays can be dismissed as self-serving praise, exalting their generalization in humanities, by using fuzzy – if not actually wrong – logic. For example:
One essay attempted to distinguish "liberal arts" from the "arcane sciences". But wait! The classical definition of liberal education included both physics, chemistry, and mathematics. (One can, for example, earn a Bachelor of Arts degree with a major in either mathematics or physics.) Trying to split science from liberal arts seems to be an admission that humanities students can not possibly understand calculus, electromagnetic field theory, physical chemistry, ... a position that is both insults the students and artificially isolates science/mathematics from the remainder of the College of Arts and Sciences. One does not get a broad, general education by avoiding science and mathematics classes!

If one wants to be divisive, consider:
the majority who are ignorant of science and mathematics, and who then make bad choices about using (or avoiding) new technology, often behaving as Luddites who actively oppose new ideas and new methods, and
the very small number of scientists and engineers, some of whom are ignorant of literature, rhetoric, philosophy, foreign languages, etc.
I believe that civilization is much more in peril from the majority than from the tiny minority of scientists and engineers. That having been said, it is still a good idea for scientists and engineers to have extensive knowledge of the liberal arts.


Several essays apologized for the fact that liberal arts majors receive lower starting salaries than graduates who majored in engineering, computer science, .... These essays seem to abandon idealism, by conceding that business economics alone determines what is worthy in civilization. It is truly distressing to see humanists make such a utilitarian concession. (My own thoughts in this area are in a separate essay about the proper goals of a college education.)

Many essays define a specialist who understands only one isolated field of knowledge (i.e., what the Germans call a Fachidiot) as an uneducated person. Such a process is conclusory: it asserts and explains the conclusion, instead of giving valid reasons why the conclusion is correct.


Source: http://www.rbs0.com/college.htm

******

Track Record

A study by Kenneth R. Hardy, "Social Origins of American Scientists and Scholars," Science, Vol. 185, pp. 497-506, 9 Aug 1974 showed that scholars who earned their doctoral degree during 1950-61 had often earlier earned their bachelor's degree at a small, elite, liberal arts college, such as:
Reed College in Oregon
Swarthmore in Pennsylvania
Oberlin in Ohio
Antioch in Ohio
Haverford in Pennsylvania
Clark in Massachusetts
Grinnell in Iowa

The following women's colleges were also found to be highly productive of graduates who later earned doctoral degrees:
Bryn Mawr in Pennsylvania
Radcliffe in Massachusetts
Vassar in New York
Mount Holyoke in Massachusetts
Wellesley in Massachusetts

Hardy's study also showed that California Institute of Technology and MIT were highly productive in granting bachelor's degrees to students who later earned a doctoral degree. One would expect such a result, as these two schools are famous for both their scientific research environment and small student/faculty ratio. Students choose those two schools to obtain an intense education in science or engineering, an education that could well lead to a doctoral degree.


Interpretation

My interpretation of these results for liberal arts colleges is that:
The quality of teaching is higher at these small liberal arts colleges than at large universities. There are several reasons for this result:
smaller student/faculty ratios give the faculty more time to mentor individual students and grade term papers,
less pressure on faculty to bring in large research contracts, which work distracts faculty from teaching undergraduates, and
involvement of undergraduate students in research programs, which is rare at big universities that have many graduate students.
The admission criteria are higher at these small liberal arts colleges than at large universities. In contrast, most state universities must admit anyone who graduated from a high school in that state, and it is rare to fail more than 10% of the students in an introductory class.
Many of these colleges are located in small towns, so there is nothing to do there except study.

Women's Colleges

The exceptional productivity of the women's colleges is due to the same factors as for small liberal arts colleges in the preceding paragraph, plus perhaps two other factors that are more controversial. My experience in teaching electrical engineering laboratory courses in the 1980s may give some insight into this phenomena. Because laboratory equipment is expensive, students work together in groups of two or three. Students tend to select their groups so that there is not more than one woman per group, then that woman is assigned the role of secretary: she records the data neatly in the laboratory notebook while the men build, debug, and measure the circuit. When I attempted to intervene and get the women to work alone, or in an all-women group, the women became angry with me, so I quit trying. In a women's college, there would be no male students to relegate them to secretarial roles, so the women would learn more laboratory skills. Furthermore, at a women's college, there may be less social pressure to date men, so that the women can focus on their education and preparation for a career, instead of early marriage and diversion into being a full-time homemaker.

Selectivity

Finally, I strongly believe that a student who intends to earn a doctoral degree should get the strongest possible academic preparation in his/her baccalaureate studies. There are three general ways that such a strong preparation can be achieved.
Enroll in a college with a very selective admissions policy (e.g., Harvard, Stanford, MIT), in which less than 25% of the applicants are accepted. (Further, because of these colleges' reputation, generally only bright students apply to them.)
Enroll in a state university that accepts almost anyone, but which flunks out most of the students during their first two years.
Attend any large university, then enroll in an honors program there, which offers classes with small enrollments and an enriched curriculum to outstanding students.
While such an opinion may be offensive in an egalitarian society, it is nonetheless true that the measure of a quality of a college is in its selectivity.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
các trường đại học lớn, mặc dù có mở ra các professional schools, nhưng vẫn coi trọng liberal arst. Harvard chẳng hạn, Harvard College là nơi đào tạo undergrad students duy nhất tại Harvard, nếu tách riêng ra thì chẳng qua cũng là một LAC thôi . Columbia, Yale, Princeton cũng theo mô hình đó .
Tuy nhiên hiện nay có một số trường đã bắt đầu bỏ distribution requirements để cho sv thêm lựa chọn trong việc chọn các khóa học . Amherst, Brown là 2 trường mình biết nằm trong số này . Có ai biết trường nào nữa không ? Chuyện mở ra một cái open curriculum như thế chưa biết tốt xấu ra sao nhưng sv thì đứa nào cũng thích .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đinh Phương Thảo đã viết:
LAC--->kém danh tiếng-----> số lượng và chất lượng thí sinh đều thấp-----> dế chui vào
National Uni---->danh tiếng lừng lẫy------>thiên hạ nhẩy vào nhiều +học sinh của Mỹ và trên thế giới có quá nhiều bố rất giỏi(ngoài sức tưởng tượng)------->VN tài hèn sức mọn sẽ rụng:rolleyes:

Ấm ức gì đấy hả bạn? Đâu phải học undergrad thì Nat'l Uni luôn tốt hơn LAC đâu. :)
 
+ Chương trình học của LAC dành cho những người học lực yếu và trung bình.

+ Đại đa số những người đã, đang và sẽ học ở LAC có học lực trung bình trở xuống.

Kết luận: Vì thế LAC phù hợp với số đông.
 
Pham Quang Minh đã viết:
+ Chương trình học của LAC dành cho những người học lực yếu và trung bình.

+ Đại đa số những người đã, đang và sẽ học ở LAC có học lực trung bình trở xuống.

Kết luận: Vì thế LAC phù hợp với số đông.
Bác Quang Minh được cái phát biểu linh tinh.Chắc ngày xưa bác cũng apply LAC nhưng bị chúng nó đá thẳng cổ nên bây giờ cay cú chứ gì ạ???
 
Pham Quang Minh đã viết:
+ Chương trình học của LAC dành cho những người học lực yếu và trung bình.

+ Đại đa số những người đã, đang và sẽ học ở LAC có học lực trung bình trở xuống.

Kết luận: Vì thế LAC phù hợp với số đông.


Quá đúng,nhìn ngay nội bộ học sinh Mỹ thì thấy.Chả có siêu nhân nào thèm ngó đến LAC:cool: <-------lời của 1 học sinh VN học LAC:cry:
 
cu này là cu nào ? ham đọc Hoa Học Trò quá rồi hay sao mà đâm lú thế [-x
 
Hoàng Long đã viết:
bác Minh chắc đang giận vì năm nay Trinity không cho finaid [-x

Anh chưa bao giờ nhận finaid của Trinity.

Còn nhận xét của anh về LAC là rất khách quan đấy.

Mọi người không nên đề cao LAC quá, bản thân mình học 4 năm LAC nên hiểu khá rõ về chương trình đào tạo của LAC. Mình bắt đầu nhận ra những điểm yếu trong chương trình học ở LAC khi tham khảo giáo án và cách giảng dạy lúc đến thăm 2 trường Brown và MIT.

Năm ngoái trong cuộc thi CS vùng NewEngland 4 đội tuyển của Harvard, MIT ( mỗi trường 2 đội ) toàn bọn Mỹ gốc, Mỹ lai hay nhập tịch cũng không có... trong khi LAC: Amherst, Williams, Trinity...toàn đầu đen. Cái này cũng chẳng lạ vì Top ở các trường LAC toàn là sinh viên quốc tế, sang các trường lớn thì học hành vất vả và đòi hỏi thực sự giỏi nên sinh viên quốc tế chỉ đứng lằng nhằng từ giữa trở xuống thôi.

Ở LAC vừa học vừa chơi, thỉnh thoảng lại đi sang các nước khác 1 học kỳ hay 1 năm, như thế thì khó giỏi lắm, chỉ được cái GPA cao thôi, top 5 GPA ở các LAC sinh viên quốc tế chiếm hết. Nhưng sau đấy lên học cao hơn thì những ai học LAC sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế khi bạn thực sự làm nghiên cứu chứ không phải học theo kiểu lên lớp làm bài thi nữa. Một điều rất dễ nhận thấy là nếu bạn học LAC mà apply vào graduate school thì dân LAC thường chỉ được nhận làm TA chứ rất hiếm người được nhận vào RA, vì có bao giờ làm research độc lập ở LAC đâu, toàn thầy cho bài gì thì làm, hôm nào kiểm tra thì học.... Đấy là một hạn chế của LAC.

Thằng roommate của mình năm ngoái GPA ~ 4.0 đứng thứ 3 ở Trinity, được nhận vào USC học engineering (cái mà nó học thì USC là #1 ở US ) nhưng cũng chỉ được nhận là TA mà không được làm RA đơn giản vì học ở LAC ra, không có nhiều kinh nghiệm làm research và các công trình nghiên cứu. Vậy mà năm nay đã phải chuồn khỏi USC vì không chịu được nhiệt ở đấy.

Ở đây mình biết có rất nhiều bạn đang thuộc Top 10 GPA ở các trường LAC nhưng nếu học ở các trường lớn thì vất vả lắm mới nằm được vào nửa đầu. Thế nên mình nói là chương trình ở LAC rộng mở và khá nhẹ nhàng phù hợp cho số đông. Nhận xét khách quan bọn Mỹ học ở LAC đa số có học lực trung bình, thậm chí có nhiều đứa dốt... trong khi ở các trường lớn bọn dốt cũng có nhưng rất nhiều bọn Mỹ học cực giỏi.

Điều đáng tiếc nhất là nhiều bạn sv VN thực sự giỏi, nhất là ở các ngành tự nhiên, công nghệ lại do hạn chế về ngôn ngữ không được đi du học bên Mỹ để tiếp cận với lớp kiến thức thượng tầng ở bên này.

Những ai đang học ở LAC chỉ ở độ trung bình vì hầu hết học để sau này kiếm được một chỗ ở WB, IMF hay chỗ nào ngon ngon... các bạn cho thế là học giỏi ???

Nếu bỏ qua tiếng Anh, sau khi học LAC ra, cho các bạn thi với một sinh viên giỏi ở VN về các chủ đề mà hai người cùng học: Toán, Lý, Hóa, Triết học...kể cả là hiểu biết xã hội hay văn học nước ngoài...các bạn nghĩ là các bạn sẽ thắng ??? Hay bây giờ cho các bạn về học các trường ĐH trong nước các bạn có tự tin lọt vào Top 5?

Nói thế để mọi người thấy LAC rất tốt ở chỗ chúng ta hiểu biết thêm về thế giới bên ngoài, năng động hơn, nhậy cảm hơn với các cơ hội so với những ai học ở VN. Còn kiến thức chỉ ở mức trung bình thôi.

Dù sao thì mình cũng cho là LAC là best choice và phù hợp nhất với dân chuyên Anh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Năm ngoái trong cuộc thi CS vùng NewEngland 4 đội tuyển của Harvard, MIT ( mỗi trường 2 đội ) toàn bọn Mỹ gốc, Mỹ lai hay nhập tịch cũng không có... trong khi LAC: Amherst, Williams, Trinity...toàn đầu đen.

Khổ quá, các trường khác thì em ko biết nhưng mà Harvard College cũng là LAC mà anh.
 
Bác Minh đã nói nghiêm chỉnh thì em cũng lại xin nói nghiêm chỉnh với bác . Em là thằng đã từng học public univ và transfer sang LAC nên thấy cũng nên nói một lời.
Thứ nhất, không có chuyện học ở chỗ này dễ, chỗ kia thì khó . các LAC hay các doctoral univ giáo trình ra sao, có lẽ bác thừa hiểu, đều là do giáo sư soạn ra. textbook là giáo sư chọn, exam ra sao là giáo sư tính, tất nhiên là department phải có định hướng khi làm ra một course mới, nhưng nội dung giảng dậy ra sao thì giáo sư hoàn toàn có quyền lựa chọn .
Học nặng hay nhẹ, có lẽ là tùy ngành học và tùy chỗ học chăng ??? đây không phải ý nói là bác học nhẹ hay CS học dễ, em thật sự choáng khi thấy cảnh sinh viên Amherst học hành và những yêu cầu do giáo sư đặt ra . Sinh viên trường em exchange với Oxford về toàn kêu là Oxford học hành quá nhẹ và không coi trọng chuyện học, thư viện lúc nào cũng đầy người, cái này bác có thể qua check. Chuyện điểm dễ cao lại càng không đúng, LAC hầu như rất ít cái gọi là grade-inflation . cái này thì Harvard với Brown lại quá nổi tiếng . Harvard bị kêu ca là sinh viên điểm thường xuyên bị cao quá mức :lol: LAC chẳng hạn, Swarthmore nổi tiếng cả đất Mỹ về việc khó được điểm cao . Em học ở trường cũ, lấy straight A rất dễ nhưng ở đây thì đang chật vật để lấy từng điểm một .
Chuyện trình độ sinh viên như thế nào thì lại càng không thể nói chung thế được . Anh Minh cứ thử nhìn vào pool của mấy đứa xin vào 3 top LAC thì biết . 3 trường Amherst, Swat và Williams có lẽ chưa thể sánh được với Harvard, Yale, Princeton, MIT và Stanford nhưng hoàn toàn có thể sánh được với Columbia, Dartmouth, Cornell, UChicago, Brown... chuyện sinh viên bỏ các trường trên để vào LAC là chuyện bình thường . Sinh viên ở đây rất coi trọng việc học hành và rất nghiêm túc trong lớp học . Sinh viên ra trường và theo học grad school có tỷ lệ lớn hơn nhiều so với các trường doctoral. Reed chẳng hạn, rất nổi tiếng về vụ này . Chuyện anh bảo LAC ĐA PHẦN là sv quốc tế là không hề đúng chút nào . Chuyện sv ở LAC không được làm research độc lập thì lại càng không đúng nữa . Anh hiếm khi thấy sv undergrad được đứng tên trong project cùng với giáo sư tại univ nhưng ở LAC đó là chuyện quá phổ biến vì không hề có grad students cạnh tranh .
Anh hỏi là em có nghĩ rằng sv học LAC như bọn em có thắng được sv ở nhà về cái này cái kia không . cái này là câu hỏi không đáng để trả lời, người học ở đâu không quan trọng, quan trọng là có chí học và có đầu óc không thôi . Ở nhà không thiếu người giỏi, ở đây chả thiếu thằng ngu, nhưng em có thể tự tin nói là không mấy người ở nhà có khả năng vào được các top LAC ở Mỹ, cũng như HYP, MIT và Stanford. Bác cho rằng sv VN chỉ vì kém ngôn ngữ mà không sang đây học được là sai . nếu có khả năng chúng nó sẽ nhận hết . tại Amherst, có một số sv học rất giỏi nhưng tiếng Anh chưa đâu vào đâu cả, các giáo sư họ đều rất tận tình giúp đỡ khi sv gặp khó khăn . Bạn em có kể một lần, trước khi đi ktra, nó làm không được bài vào nửa đêm, email hỏi ông giáo sư, ông ấy gọi điện tới tận phòng để hướng dẫn :)
Tóm lại thì ở Mỹ không có cái khái niệm là LAC tốt hơn hay univ tốt học cho undergrad, cái này tùy thích mà đi thôi . Ngay người Mỹ cũng công nhận điều đấy, có lẽ dân VN mình cũng chẳng nên bình phẩm quá làm gì .
Chuyện anh cứ nói chuyên Anh này nọ em cho là rất trẻ con. Em có gặp nhiều người cứ có cái kiểu tự hào rất trẻ con rằng là ngày xưa tao học cái này còn mày học cái kia . Chuyện cấp 3 anh học đâu chẳng nói lên cái gì cả . Cái này có lẽ anh từng trải hơn thì phải hiểu hơn chứ :)
Còn nữa, có chuyện vào làm cho WB và IMF... cái đấy thì có gì không tốt :), một cái ví dụ em rất thích dùng khi nghe mấy bác bên Tổng hợp chửi nhau về vụ này đó là : Joseph Stiglitz cũng làm ở World Bank :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoàng Long đã viết:
Chuyện anh cứ nói chuyên Anh này nọ em cho là rất trẻ con. Em có gặp nhiều người cứ có cái kiểu tự hào rất trẻ con rằng là ngày xưa tao học cái này còn mày học cái kia . Chuyện cấp 3 anh học đâu chẳng nói lên cái gì cả . Cái này có lẽ anh từng trải hơn thì phải hiểu hơn chứ :)
Còn nữa, có chuyện vào làm cho WB và IMF... cái đấy thì có gì không tốt :), một cái ví dụ em rất thích dùng khi nghe mấy bác bên Tổng hợp chửi nhau về vụ này đó là : Joseph Stiglitz cũng làm ở World Bank :)
Điểm này chị thấy em Hoàng Long nói rất đúng. Không hiểu sao có rất nhiều dân học tự nhiên luôn cho rằng ở VN chỉ có dân học tự nhiên mới thông minh, còn dân học xã hội là dốt. Chị cực lực phản đối quân diểm này. Dân học tự nhiên chả thiếu gì người dốt, dân học xã hội cũng không thiếu gì người giỏi. Không thể vơ đũa cả nắm như thế được. Thông minh cũng có 5,7 loại. Đâu thể lấy tư duy logic của dân học tự nhiên ra làm thước đo duy nhất cho sự thông minh. Bản thân chị cũng có rất nhiều bạn học chuyên Anh, đều rất giỏi và năng động, chẳng thua kém gì ai.
Còn xã hội muốn phát triển thì phải chuyên môn hóa. Tùy theo năng lực và sở thích của mình mà mỗi người tự chọn cho mình 1 hướng đi, 1 ngành học phù hợp. Chẳng có ngành nào thua kém ngành nào đâu.
 
Các chú định học LAC mà toàn trong Top cũng được quá rồi, mấy cái public Univ chưa chắc đã hơn được vì phải bao đồng 1 đống thằng dốt đặc. Anh học 1.5 năm ở Maryland-CP này, nghe nói đầu vào cũng toàn 3.8 GPA, 1200+ SAT đấy. Nhưng mà chỉ được vài thằng, còn lại dốt đặc, chưa thi đã đòi curve. UMCP cũng thuộc vào loại top25 về PhD Econ, thầy giỏi cũng nhiều lắm. Nhưng mà không hiểu mấy chú học ở LAC thấy thế nào, chứ anh thấy chương trình Under của nó (Econ) cũng bình thường chả có gì khó khăn cả. Bỏ ít thời gian là cũng có 4.0 được thôi.
Nói chung là LACs hay Univ thì cũng còn phải tùy vào từng trường, không thể qui đồng được. Trên đất Mỹ có n cái trường, xếp theo n hạng, chẳng thể nói được đâu. Chỗ nào có tiền, tên tuổi không đến nỗi nào thì cứ múc hết cho anh. Bọn Mỹ nó cũng chả rộng rãi gì đâu, mình cũng phải làm tới, không thì mấy thằng TQ với Ấn Độ nó cũng xơi hết thôi.
 
Bài viết của Long dài, nhưng em chưa hiểu được vấn đề.

Ở đây không phải là so sánh xem campus trường nào đẹp hơn, trung bình GPA của một trường là bao nhiêu, tiền đầu tư bình quân cho một học sinh là bao nhiêu, những thứ đó LAC vượt trội so với các uni.

Nếu chia trung bình và dựa vào cái kiểu đánh giá ở USnews thì LAC rất cao.

Cái anh muốn nói là tầm kiến thức mà một sinh viên có thể vươn tới trong chuyên môn của mình.

Nhưng cái trần để sinh viên vươn tới thì ở LAC rất hạn chế. Ví dụ về Toán nhé, ở LAC chỉ cung cấp cho em lớp kiến thức cơ bản nhất của Toán như: calculus, analysis... nhưng nếu một học sinh giỏi Toán ở VN vào LAC thì không có điều kiện tiếp cận với những kết quả toán học mới, để từ đó độc lập nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của các giáo sư. Mà điều này ở các uni lớn sẽ được hỗ trợ rất nhiều, cả về tiền lẫn kiến thức, phương pháp nghiên cứu. Nó rất quan trọng bởi càng ngày tìm ra những lý thuyết và định lý mới càng khó.

Lý do là vì các giáo sư Toán ở LAC trình độ cũng hạn chế thôi, công việc chính của họ là giảng dạy, chứ không phải nghiên cứu, kể cả có viết mấy quyển sách thì cũng chỉ để có được danh hiệu professor hay để dùng vào công việc giảng dạy thôi.

Hoặc như AI, robot... ở LAC cũng có những lớp về AI, nhưng lại không có nhiều project cho sinh viên làm, điều này không tốt bởi những lĩnh vực này đòi hỏi phải học sâu và làm việc thường xuyên thì mới có những sản phẩm tốt. Những cái này cũng hạn chế rất nhiều ở LAC.

Những cái đó thì không cần phải một uni quá nổi tiếng như MIT hay standford, ở một uni rất bình thường nào đó ở texas, hay bất cứ bang nào em cũng dễ dàng tìm thấy những giáo sư chuyên làm nghiên cứu, cộng tác với Nasa hay nhưng phòng lab của Microsoft... Khi đó một học sinh giỏi muốn phát triển chuyên sâu về bộ môn của mình có cơ hội tốt hơn nhiều ở một LAC.

Có làm nghiên cứu ở LAC mới thấy hết những hạn chế của nó. Ví dụ em là người say mê thiên văn học, graph theory.. ở LAC lấy đâu ra kính thiên văn. Rồi máy đo gia tốc, các kính hiển vi tốt, các bộ cảm ứng và motor cho robot...kiếm đâu ra ở LAC. Trong khi học ở các uni em có thể vào các phòng lab cho sinh viên graduate hay liên hệ với giáo sư nhờ giúp đỡ và hỗ trợ một cách dễ dàng.

Thường sinh viên ở LAC lên NET kiếm lại kết quả thí nghiệm và giữ liệu ở những chỗ khác rồi tính toán lại và viết report... tất nhiên là vẫn được A, A+... nhưng khi làm thực tế sẽ rất khó khăn vì chưa từng làm bao giờ.

Tất nhiên mọi chuyện đều quyết định ở bản thân nhưng sự giúp đỡ từ bên ngoài là cần thiết.

Một học sinh giỏi ở LAC là học sinh có GPA cao.

Còn một học sinh giỏi ở các uni là một học sinh có ý tưởng mới trong chuyên môn và say mê tìm ra những kết quả cuối cùng, bất kể là under hay graduate.

Nếu em vẫn chưa nhận thức được thì anh cũng chịu chả biết giải thích thế nào tốt hơn.
 
Theo ý kiến của em My nên mình bỏ cái này đi để chúng ta chỉ trao về những hạn chế và ưu điểm của LAC thôi.

Tạm thời tóm tắt:

+ Ưu điểm: Em My đã có bài rất dài ở trên rồi. Mình không phản đối gì với bài viết đó vì những cái đấy ai học ở LAC đều dễ dàng nhận ra.

+ Hạn chế: Mình nêu ra một vài điểm ở trên.

Bạn nào có ý kiến hay kinh nghiệm gì thì tiếp tục bổ sung.


P/s: Có một vài bạn khối chuyên Toán TH muốn tổ chức một buổi nói chuyện về du học vào mùa hè này ở VN. Mục đích là để khuyến khích thêm nhiều bạn "ra đi tìm đường cứu nước" nếu bạn nào ở ams muốn tham gia hay có ý kiến gì thì cho biết nhé. Lúc đấy sẽ có nhiều điều thú vị để trao đổi về ưu điểm và hạn chế của LAC và các trường uni khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên