AC Milan - Tinh hoa của bóng đá tấn công

thủ môn giải nghệ 40 cũng chưa là muộn đâu , cả trận chạy dc nổi 1km đâu mà sợ :-"
Kalac 35 tính ra còn bắt dc cho milan 5,6 mùa nữa 8->

Ps : mua saha đi , khuyến mại thêm oshea để lấp chỗ trống của maldini luôn nhé ;)
 
mua Dudek ko đây bán cho :-b Trục thẳng thì bán thêm Saviola nữa đấy :-b lấy rẻ 20m bảng 2 thằng, khuyến mại cho mượn thêm Balboa
 
nói đến dudek chắc milan ko mua đâu , vẫn cú con CL dạo trước lắm ;))
 
Saviola về Real đúng là tự chôn mình=)). Nếu thằng ý không phải người Argentina chắc cũng thích nó về Milan
 
:-j mấy thằng đẳng cấp chưa đến đâu mà đòi khoác áo Milan :))

ghi đc những bàn thắng kiểu như Paloschi hay Pato đi rồi hãy mơ em nhé ;)

Torres đây này :
Torres: Future Move To Milan Possible
Nó đã nói thế thì Benitez ra đi rất cỏ thể Torres sẽ đi, và điểm đến ưa thích là Milan ;))
 
Chấn thương của Ronaldo: Phẫu thuật thành công. Liên quan đến tình hình chấn thương đầu gối của Người ngoài hành tinh - Ronaldo, theo thông tin mới nhất từ bệnh viện Pieté-Salpetriere (Pháp) thì cuộc phẫu thuật kéo dài hai tiếng diễn ra rất tốt đẹp.
Cũng theo nguồn tin trên, tiền đạo của AC Milan sẽ phải dưỡng thương ít nhất là 9 tháng tính từ thời điểm xuất viện. (Theo Goal)
Khổ thân thằng bé, gặp nhìu chấn thương wa', nếu hok sự nghiệp còn có thể hơn cả Pele đấy chứ, hình như Ro chưa đc danh hiệu nào trong vài năm gần đây thì phải
 
Bàn thắng, niềm vui, nước mắt và nỗi đau...Ronaldo

Nếu niềm hạnh phúc của bà mẹ là những đứa con thì niềm vui sướng tột cùng của các tiền đạo là những bàn thắng. Cả một sự nghiệp dài của Ronaldo đã chứng kiến biết bao bàn thắng, nhưng cũng chứa đựng vô vàn nỗi đau và những cơn ác mộng rình rập. San Siro đêm 13/2 chứng kiến một bi kịch nữa ập đến và tất cả cùng tự hỏi: đó có phải sự kết thúc của một sự nghiệp đầy rẫy vinh quang và cay đắng?

1. Niềm hy vọng của anh kéo dài đúng 3 phút, kể từ khi vào sân thay Gilardino, nhưng sự tuyệt vọng có lẽ sẽ kéo dài hàng nghìn lần hơn thế. Khi Ronaldo ngã xuống trước khung thành Livorno vào đêm trước của ngày Tình yêu, người ta nghe tiếng rắc ở đầu gối trái của anh và cũng là một tiếng rạn vỡ trong trái tim anh. Vẫn động tác ôm chân ấy, vẫn tiếng hét đau đớn ấy, vẫn những giọt nước mắt ấy. Cuốn phim của 8 năm về trước được tua lại: ngày 12/4/2000, trận Lazio-Inter ở Cúp Italia, Ronaldo ôm đầu gối phải lăn lộn trên sân bóng sau chỉ 6 phút vào sân. Không ai chạm vào anh, không ai phạm lỗi với anh. Lần này cũng thế.

Chấn thương ấy đã khiến anh ngồi ngoài sân suốt 2 năm, nhưng kịp trở lại trên đỉnh cao rực rỡ ở World Cup 2002 mà anh là người chiến thắng. Nhưng năm ấy, anh mới 26 tuổi. Còn bây giờ, anh đã bước sang tuổi 32. Một chấn thương nặng như anh đã mắc cần từ 9 tháng đến một năm rưỡi để bình phục. World Cup nào nữa dành cho anh? Trước World Cup 2002, khi được hỏi, nếu có thể, anh sẽ nói gì với con trai về chấn thương, anh bảo: “Tôi chỉ muốn nói với nó, là tôi muốn kết thúc sự nghiệp không phải trên đôi nạng hay chiếc xe lăn”. Nguy cơ ấy đang thành sự thật. Hiếm có cầu thủ nào tài năng và xuất sắc như anh, nhưng cũng hiếm có cầu thủ nào bị vỡ sụn cả 2 đầu gối trong sự nghiệp. Nếu Ronaldo được sinh ra như một định mệnh để sưởi ấm một thứ bóng đá đã ngày càng trở nên lạnh lẽo và vô cảm hơn, thì định mệnh ấy quá nghiệt ngã và bất công.

Một cuốn phim quay chậm lại: những bàn thắng, rất nhiều bàn thắng và sau đó, hai tay dang ra như hình ảnh tượng chúa Jesus nhìn ra biển ở Rio de Janeiro. PSV Eindhoven, Barcelona, Inter, Real Madrid, Milan. Những nơi anh bước chân qua đều bùng lên những niềm vui và biết bao bàn thắng. Nhưng những đám mây đen không ngớt. Một cơn động kinh bí hiểm đã giết chết cơ hội chiến thắng của anh và Brazil ở France 98. Hai đầu gối đã phản bội anh trong những năm tháng trên đất Italia. Và sẽ không bao giờ nguôi hình ảnh Ronaldo ôm mặt khóc trong buổi chiều 5/5/2002 khủng khiếp của Inter và của chính anh. Con người ấy là một chiếc bình thuỷ tinh dễ vỡ. Nó đã vỡ và đã lành lại nhiều lần. Nhưng lần vỡ này có lẽ là mãi.

2. Lần thứ hai trong vòng một tuần, những người Brazil của Milan rời sân trong nước mắt. Pato đã ra sân trên cáng mà nước mắt đầm đìa ở Firenze. Ronaldo ôm đầu gối đau đớn ở San Siro, nhưng chấn thương của Ronaldo nặng hơn của Pato rất nhiều. Pato còn trẻ, mới 18 tuổi, còn nhiều thời gian để bình phục và trở lại. Còn Ronaldo, thần tượng của Pato, đã 32 tuổi, đã nhận 2 chấn thương tương tự như thế cách đây 8 năm, nhưng là ở đầu gối bên kia. Tội nghiệp Ronaldo, sân cỏ Italia quá khắc nghiệt đã giết chết anh và bắt anh đi trên đầu gối.

Ngày Ronaldo kí hợp đồng chơi cho Inter năm 1997, Batistuta, một chuyên gia tránh đòn nhờ thể lực sung mãn và sự nhạy cảm, đã cảnh báo: “Cậu ta có thể ghi cả chục bàn thắng trên đất TBN với Barcelona, có thể cầm bóng chạy 40 mét mà không ai cản được. Nhưng ở Italia, hãy coi chừng, chỉ cần chạy 3 mét là cậu ta đã bị đốn rồi”. Mùa bóng đầu tiên anh ghi 24 bàn thắng, nhưng mất Scudetto vào tay Juve và bắt đầu từ 1999 là những nỗi thống khổ thực sự: các hậu vệ Italia không cho anh thở lấy một phút và giáng cật lực vào 2 cái đầu gối đã dính chấn thương từ khi đến PSV Eindhoven năm 1994. Ronaldo đã ở Inter 5 năm, thực tế chỉ ra sân 2 năm, vì 3 năm chấn thương. Ronaldo đã ở Milan 1 năm, nhưng thực tế chỉ 6 tháng. Luôn luôn là những cơn đau.

Những năm tháng trên đất Hà Lan và TBN, trong màu áo Barcelona và Real Madrid là những năm tháng đẹp nhất của đời anh. Cả những sân cỏ Hàn-Nhật ở World Cup 2002, nơi anh trở thành Vua phá lưới và nhà VĐTG. Sân cỏ nước Ý nâng anh lên thành một huyền thoại của những bi kịch không ngớt. Nước Ý không cho anh gì hết, ngoài những nỗi đau. Bao giờ đến lượt Pato?

3. Tôi viết đoản khúc cuối cho anh, như một sự chia tay và lời cám ơn cho một tên tuổi lẫy lừng của bóng đá thế giới, mà những giây phút toả sáng ở Milan để đưa họ lên vị trí thứ 4 mùa trước chỉ là những gì còn sót lại của một cầu thủ phi thường. Ronaldo (cầu thủ) đã chết, Ronaldo muôn năm.

Những chấn thương đã lấy đi của bóng đá thế giới biết bao tên tuổi lớn. Ronaldo vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều so với Van Basten mà cả một thế hệ chúng tôi đã chứng kiến bóng đá thế giới những năm 1980 tôn thờ. Tiền đạo người Hà Lan đã chia tay sân cỏ ở tuổi 28, cũng lụi tàn như Ronaldo trên sân cỏ Italia khắc nghiệt, sau 10 năm liên tục trên đỉnh cao thế giới, sau khi đã chiến thắng hầu như tất cả, trừ một chức VĐ World Cup. Đến lúc chết, chắc chắn anh và nhiều người yêu mến anh vẫn còn ám ảnh bởi một sự tiếc nuối: Van Basten ra đi sớm quá, trong lúc còn có thể cống hiến nhiều nữa cho bóng đá thế giới. Nhưng chính sự tiếc nuối ấy đã là một phần tạo nên huyền thoại.

Ronaldo vẫn còn may mắn hơn Van Basten, vì anh đã có tất cả, có cả World Cup (những 2 lần) và nỗi buồn không có một Champions League được an ủi bằng việc có tên trong đội hình Milan mùa bóng 2006/07. Ronaldo năm nay 32 tuổi, nghĩa là vẫn còn được chơi bóng nhiều hơn Van Basten tội nghiệp những 4 năm và đã qua thời đỉnh cao từ lâu, trong khi ngày mà Van Basten đầu hàng số phận, anh vẫn còn trên đỉnh cao chói lọi của một sự nghiệp rực rỡ.

Không có gì nhiều để tiếc nuối cho Ronaldo. Anh đã đến và đã đi như một cơn gió và để lại một khoảng trống mênh mông trong lòng người hâm mộ về một dạng tiền đạo đem lại biết bao xúc cảm: sau Van Basten đã có Ronaldo, sau Ronaldo có ai?

Anh Ngọc

:(( :(( :((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Preview : 0h00, Stadio Ennio Tardini :

AC Parma - AC Milan

Milan có sự trở lại của Kaka, Pato, Nesta và Seedorf, nhưng trước mặt Rossoneri đang là Emirates và Arsenal, nên có lẽ Carletto sẽ không mạo hiểm tung những trụ cột ra sân trong trận đấu này. Kaka và Pato có thể sẽ được tung vào sân trong hiệp 2 để làm quen với cảm giác bóng, còn Nesta, Maldini và Seedorf sẽ được cho nghỉ. Thế chỗ họ là Bonera, Jankulovski và Gourcuff, tiền vệ trẻ người Pháp đã thi đấu khá tốt trong trận đấu giữa tuần, đây sẽ lại là một cơ hội nữa để anh khẳng định tài năng của mình trong vai trò người dẫn dắt lối chơi cho Milan. Việc liên tục phải thi đấu với cường độ 2 trận/tuần trong hơn 1 tháng liền, và gặp không ít chấn thương đã làm cho lực lượng Milan mỏng đi trông thấy, Carletto đang quay vòng đội hình triệt để, và với 3/4 hàng thủ chắp vá, có lẽ Milan sẽ may mắn rời Tardini với 1 điểm trong tay.

đội hình dự kiến :

Milan (4-3-1-2): Kalac; Cafu, Bonera, Kaladze, Jankulovski; Brocchi, Pirlo, Ambrosini; Gourcuff; Gilardino, Inzaghi

:-? trận này chắc ko thắng đc, Parma đang ở thế đường cùng rồi, hòa là may, còn thua cũng ko sao :-j, bảo toàn lực lượng là chính :>
 
Ro béo :x Nhật 3 :x
Buồn nhỉ :( Có lẽ hắn bị quả báo cho những trò ngoài sân cỏ.
Và, Serie A quả là vđ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đã bảo hòa mà =)) thôi ko sao, Ars sứt mẻ tinh thần lắm rồi :)), giữa tuần thắng chắc :)>-
 
tiên sư lại còn có chế độ hoà mới chán :|
cơ hội như thế rồi mà còn :|
Fio nó mà thắng thì 3 điểm chứ cái gì :|

haizz
 
:| tỷ lệ giữ bóng 36% - 64% :|

nó vác cái xe bus đặt trước khung thành thì thắng thế nào đc :-<

:-j vs cả đội hình dự bị, chấp cánh phải (Cafu) và thiếu Pirlo nửa hiệp thì thôi hòa cũng đáng :-j

Fio thắng thì thành 4 đ :-? nhưng cuối tuần sau Fio gặp Roma => cơ hội rút ngắn \:d/
 
CHán vl:((
AC toàn gặp BUS trước gôn8-}
Có hội thì 1 đống mà éo có tiền đạo giỏi8-}
Nói thẳng là bây giờ AC ko có tiền đạo đẳng cấp:(
Tốt nhất năm sau bán Gilar + đc tiền từ Oliviera = ...:-? Éo nghĩ ra thằng nào giỏi mà có thể ăn nhập với Serie A cả:((
 
Torres :x hqua Liv thua >:) giữa tuần thua nốt Inter => Benitez fired up >:) => Torres unhappy => Milan offer => Torres interest => >:)

Số 9 của Milan mùa sau trống 8-> Torres là hợp lý rồi :x
 
mua cả adebayor ý ;;) , cặp với torres cho nó thành 2 tiền đạo cao to đen trắng hôi 8->
 
Back
Bên trên