Uh, tao chỉ muốn nói thêm 1 điều, ngắn thôi yên tâm
Tao nghĩ là nên nhắc lại, một cách rõ ràng là báo chí ở Việt Nam cực cực cực khác báo chí nước ngoài. Ở Việt Nam không có thể loại dân chủ báo chí, tự do ngôn luận đâu. Đài truyền hình chỉ cần nhỡ miệng đăng hay truyền tải một nội dung có-thể-ảnh-hưởng đến một cơ quan ban ngành nào đấy là thể nào cũng bị dây dưa này nọ. Đặc biệt là khi nội dung chương trình là Bệnh thành tích, nó có trong không chỉ giáo dục, có ở mọi nơi, trong Đảng, trong các đoàn thể cấp cao... Mà hơn nữa tao thấy tác phong làm việc nói gì cũng có thể bẻ lại được, kiểu nước đôi ý là tác phong muôn đời của báo chí truyền hình Việt Nam rồi. Chắc do họ cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ, đã từng nhìn thấy nhiều trường hợp điển hình bị coi là phản chế độ, không có thái độ xây dựng, vv... Dù đây là VTV đi chăng nữa.
Mà báo chí Việt Nam cũng không phải là chưa từng có tự do ngôn luận. Thử nghĩ xem, trước đây trong thời Pháp đô hộ nước ta, những tờ báo của nước ta cực tự do trong ngôn luận. Không hiểu đó có phải là ảnh hưởng của lòng yêu nước hay không nhưng rõ ràng các nhà báo thời đó xông xáo hơn, mạnh dạn hơn, và cả chất báo cũng Tây hơn. Nhiều khi tao đọc mà cảm thấy họ giỏi quá, dũng cảm quá, những điều như thế mà đưa lên báo chí bây giờ chắc bị kỷ luật từ lâu. Không phải tao muốn ca ngợi báo chí phương Tây, ca ngợi thời kỳ Pháp thuộc, nhưng thực sự một chất báo cá tính, mãnh liệt và hóm hỉnh như lúc ấy, tao rất mong sau này, chỉ biết mong sau này thôi, sẽ được gặp lại.
Còn bây giờ, báo chí thì sao. Nói cái này cũng rút lại được, nói cái kia cũng rút lại được. Thái độ ấy không phải chỉ của báo chí mà rất nhiều chuyện khác, cơ quan khác, ban ngành khác cũng làm đúng như thế. Cái gì cũng, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, rút kinh nghiệm rồi nhưng đâu có phải là chúng tôi hứa sẽ không lặp lại kinh nghiệm ấy nữa? Chúng tôi sẽ kỷ luật, nhắc nhở, nhưng kỷ luật kiểu gì chả là kỷ luật, 1k tiền phạt cũng là kỷ luật, nhắc nhở gì chả là nhắc nhở, bảo có mỗi "anh làm thế là không tốt" cũng là nhắc nhở. Báo chí thì, nói một câu ảnh hưởng là liên lụy cả đời. Chú tao làm ở đài truyền hình, dù là có ở TVAD, không liên quan đến việc xây dựng chương trình, nhưng chú tao có lần kể: một lần đài truyền hình làm một bộ phim, quay được gần 10 tập rồi, phải tội lại chọn đúng cái nhà ở cạnh nhà 1 ông to mà không hay biết. Khi xem thử mới phát hiện ra, mà lại đúng hôm quay trúng nhà ông to ấy vừa có 1 cô gái đi ra. Người ta thì không dám manh động, đành tìm hiểu qua, thì hóa ra cô gái ấy không phải là vợ hay con gái ông ấy gì cả, mà hình như là đang lòng thòng với ông ấy. Thế là bỏ tập ấy đi cũng không được, vì sẽ phải quay lại từ đầu, tại đã lỡ chọn địa điểm ấy rồi, hơn nữa chuyện đến tai ông ấy, ông ấy đòi bỏ phim, không cho quay lại đoạn đấy (without cái cô kia), mà giữ lại thì rõ ràng cũng chết. Cuối cùng phải chọn địa điểm khác, nhà khác mà quay lại từ đầu. Rồi các bác cấp trên thì lúc nào cũng sẵn sàng săm soi bới mói, đòi "đánh hồi chuông cảnh tỉnh" những thứ chẳng đáng cảnh tỉnh chút nào, kiểu như bọn trẻ bây giờ báo chí in thiếu tiết kiệm quá, giải thưởng trò chơi gì mà cao thế... VD báo mà đăng gì đấy không phù hợp ý các ông thì các ông coi là "thiếu tinh thần xây dựng" -> kỷ luật, báo chí nhắc nhở đầy ngụ ý thì coi là "phản động, phản Đảng, phản nhà nước" -> kỷ luật, mọi thứ dù đúng dù sai cũng sẵn sàng gạch đi được, bảo là "sai lệch thông tin, không có chứng cứ, do những người có thái độ xấu viết"... Đấy, cái thực tế nó như thế đấy.
Mà các bác bộ trưởng, thứ trưởng vân vân vân vân bây giờ, trước đây, có thời bác cũng như chúng ta chứ, muốn thay đổi, muốn sửa chữa... Nhưng việc thay đổi thực sự cũng biết làm từ đâu? Một ngọn lửa không bùng lên cả đám cháy được, hoặc có thể nhưng rất khó, khi xung quanh toàn chất chống cháy thế này. Tao thấy những người dũng cảm bây giờ vẫn còn đấy, nhưng họ như Don Quixote ấy. VD như cái ông giám thị vừa rồi tố cáo chính giám thị khác, được đưa lên TV, đưa lên báo đài như người hùng, xong cuối cùng liệu ông ấy còn tiếp tục làm nghề được không? Hay người ta sẽ dèm pha, xì xào rằng thế này thế nọ, kiểu tưởng mình là hay ý, hoặc thậm chí có thể ông ấy phải bỏ nghề vì chẳng ai nhận. Việc sai phạm thì đầy ra, ai chẳng có tật giật mình mà sợ một ngày kia ông ấy sẽ đứng lên tố cáo họ. Thôi thì đành tránh từ đầu. Bao nhiêu người như thế rồi, báo đài dù có ca ngợi họ cũng chẳng giúp gì được họ, chính vì thế càng ngày càng nhiều người nghĩ thà cứ để thế còn hơn.
Cứ mong đến chúng ta sẽ khác. Tao không biết tao có bi quan quá hay không nhưng mà chúng ta lớn lên, dù là học tập và làm việc trong một môi trường rất phương Tây nhưng vẫn bị bó hẹp trong cái gọi là chính phủ Việt Nam này. Chúng ta cũng có thể bị hoàn cảnh thay đổi lắm chứ, ai mà biết được. Mà chẳng lẽ muốn thay đổi cứ phải chờ đến đời Thùy Linh, đời Zee, đời Dunk sao? Bao nhiêu thế hệ đi trước cũng không phải là không cố thay đổi, chúng ta liệu làm được không? Liệu thiếu những Thùy Linh, những Zee, những Dunk thì cũng làm được chăng? Liệu có những Thùy Linh, những Zee, những Dunk thì có thay đổi được gì? Cái xã hội Việt Nam nó đúng thật là rất rối, cực kỳ rối, cái này ăn theo cái kia. Bệnh thành tích gói gọn trong cả cái sự bao che, tham nhũng, trong cả chế độ chính trị, trong các chính sách khác nhau. Cắt cái dây này vẫn còn dây kia.
Đúng là ý kiến của tao thì kém tính xây dựng thật. Nhưng tao chẳng biết nghĩ gì hơn, tao không thấy một giải pháp nào hết. Hàng năm nay người ta cũng nghĩ giải pháp rồi, nhiều cái đầu còn thông minh hơn, EQ hơn, IQ hơn, SI hơn đầu tao nhiều, nhưng thay đổi đã mấy? Ừ thì tao ích kỷ lắm, công nhận tao chẳng biết làm gì hơn, nên tao đằng cố gắng không phá nó, không làm cho nó tồi tệ hơn vậy. Mong như vậy cũng là giúp được bọn mày, những con người có hoài bão và khát vọng thay đổi, một chút ít.
Ầy, bảo viết ngắn cuối cùng ai ngờ lại dài thế này

.