[20070522] AVIM - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Bản 20060318 beta có thể test tại http://hdang.co.uk/beta/himtest.html. Thay đổi:

- Ở bản hiện tại khi gõ ddaangsw sẽ được đấng, bản mới khi gõ ddaangsw sẽ được đắng.
- Giảm kích cỡ xuống 153 bytes.

Nếu trong vòng 2 tuần tới ko có ai thông báo lỗi ở bản 20060318, bản này sẽ được release lên SourceForge và trở thành stable.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Sau 2 tuần ko có lỗi nào được phát hiện cho AVIM 20060318. AVIM 20060318 đã được upload lên sourceforge repository và chính thức được release. Đây có thể sẽ là bản AVIM cuối cùng.

Tất cả những file trong http://hdang.co.uk/beta đã bị xóa. Địa chỉ test & download bản mới mới nhất vẫn như cũ.

Test tại: http://hdang.co.uk/pro/himtest.html
Download tại: https://sourceforge.net/projects/rhos (chú ý là https chứ ko phải http).

**Chú ý**: Ko nên download trực tiếp AVIM từ http://hdang.co.uk/pro/, trong mọi trường hợp nên download từ SourceForge.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Bác Hiếu à cuối cùng Jas đã vào được đây rồi, Jas rất thích cái Avim của bác lắm đấy, dễ cài và thông dụng, nhưng sau khi sài một thời gian, Jas phát hiện là dù Jas có set cookies nhưng mỗi khi chọn kểu gõ khác nếu vẫn trong trang cũ thì OK nhưng khi bấm qua trang khác thì phải chọn kểu gõ lại chứ nó không có tự nhớ. Vụ này giải quyết được không?
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Thử đi thử lại mãi mà ko reproduce được errors, nó toàn nhớ chính xác mới chết chứ :)). Thử lại ở http://hdang.co.uk/pro/himtest.html xem, nếu ở đó mà vẫn bị ko nhớ kiểu gõ thì dễ là tại settings của browser lắm.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Nhân đọc được mấy bài về bỏ dấu tiếng Việt và thấy cái link http://vietlex.com/vietnamese/quytacbodau.html và bên vnOSS, anh định hỏi luôn trong tiếng mình có những từ nào tận cùng bằng nguyên âm kép và "cho đến nay" được bỏ dấu ở âm cuối cùng.

Những nhóm từ sau đây:

- Nhóm "quờ": như quỷ, quẻ, quà, què, ...
- Nhóm "mũ": tận cùng bằng nguyên âm có mũ như ơ, ê, ... huệ, thuở là nằm trong nhóm này.

bao giờ cũng đặt dấu ở âm cuối, đúng 0 nhỉ ?

Ngoài ra còn những trường hợp nào khác ? Nếu chỉ có mấy nhóm ở trên này thì chả ai bỏ công đi học 1 kiểu đánh dấu mới làm gì :)

Chú gì bên Vietlex so sánh CỦA và QUẢ, THỦA và THOẢ là 0 đúng vì theo cách cũ chữ quả thuộc nhóm "quờ" và chữ thỏa viết dấu hỏi trên chữ o chứ 0 phải trên chữ a.

Anh 0 bằng lòng với lối so sánh qua = kwa, que = kwe rồi uy = wi, oa = wa, oe = we. Theo anh thì qua = kva, que = kve, quơ = kvơ, đó là đặc điểm riêng của nhóm "quờ", và vì nó là v chứ 0 phải là bán phụ âm w cho nên dấu mới rơi vào âm cuối. Tại sao anh phiên âm kỳ cục như vậy thì ... tại bọn Đức nó thế :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Tình hình là cháu Annie ko hiểu chú Duy nói gì lắm, nhưng muh cháu thấy đại đa số ng VN bỏ dấu âm cuối muh nhỉ :-/ Hồi cháu học lớp 1 cháu cũng được dậy thế :-/
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Nguyễn Bảo Anh Thư đã viết:
Tình hình là cháu Annie ko hiểu chú Duy nói gì lắm, nhưng muh cháu thấy đại đa số ng VN bỏ dấu âm cuối muh nhỉ :-/ Hồi cháu học lớp 1 cháu cũng được dậy thế :-/
Cháo Bảo Thư thân iêu, nếu đại đa số người VN đều ở vào lứa tuổi từ 5-25 thì có thể cháu nói đúng :) Đùa chứ chú đang xem nếu đánh dấu theo kiểu cũ thì có phải chỉ có 2 trường hợp đánh dấu đằng sau như ở trên hay 0. Còn đánh dấu kiểu mới xem thế mà cũng nhiều trường hợp riêng, nếu như so sánh 2 kiểu với nhau, kiểu nào ít phải nhớ nguyên tắc hơn thì nên dùng.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Về cái này thì em đồng ý với anh Duy. Bởi lẽ:

- IPA ra đời cuối thế kỷ 19. Quốc ngữ được phát triển ở thế kỷ 17 ---> ko thể có chuyện dựa vào IPA để xác định xem chữ quốc ngữ viết như thế nào được.

- IPA dùng để xác định cách phát âm chứ ko phải cách viết. Chữ oa có bỏ dấu ở o hay ở a thì cũng đọc như nhau cả ---> ko thể áp dụng IPA vào đây được.

- Chữ quốc ngữ có từ thế kỷ 17, mà cái chuyện bỏ dấu kiểu cũ hay kiểu mới này thì chỉ là chuyện mấy năm gần đây. Ko thể dựa vào 1 số cá nhân tự nhận mình là "chuyên gia ngôn ngữ học" mà quyết định xem cách nào là đúng cách nào là sai được. Ngôn ngữ ko phải là 1 + 1 = 2 như toán học mà nó là evolution. Cái này cũng ko khác gì chuyện mấy ông ở hải ngoại nhất quyết phải viết những từ như "Việt Nam" thành ViệtNam. Mà ít ra thì cách viết liền kiểu đó thì còn có chút lịch sử do hồi trước ở miền Nam hay viết những từ kép như thế thành Việt-Nam, diễn-đàn,... Còn cái chuyện bỏ dấu kiểu cũ, kiểu mới này thì hoàn toàn là mới được sáng chế mới đây.

- Tự nhiên lại làm ra 1 kiểu gõ mới như thế này ko phù hợp trong môi trường máy tính. Ví dụ như trên Wikipedia tiếng Việt, mỗi 1 từ có thể bỏ dấu cả kiểu cũ & mới (ví dụ như "Thủy Tinh") là lập tức phải tạo thêm 1 trang redirect vì nếu ko ai gõ Thuỷ Tinh sẽ ko trả lại kết quả nào.

Tuy nhiên, dù thế nào vẫn có 1 số người nhất quyết bỏ dấu kiểu mới mới là chính xác và nhất định ko gõ tiếng Việt nếu ko bỏ dấu kiểu mới được nên H.I.M vẫn cho phép chuyển cách bỏ dấu kiểu mới/cũ bằng cách dùng F7. Mặc định là bỏ dấu kiểu cũ.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Thế kiểu cũ là sao, mà kiểu mới là sao hả anh; nghe nãy h em cũng chưa biết hai kiểu đó khác nhau ra sao nữa :-/ Đại khái chắc là một kiểu bỏ ở giữa, một kiểu bỏ ở cuối phải ko? :-/
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Với những chữ oa, oe, uy:

- Kiểu cũ: òa, òe, ùy.
- Kiểu mới: oà, oè, uỳ.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Đặng Trần Hiếu đã viết:
Với những chữ oa, oe, uy:

- Kiểu cũ: òa, òe, ùy.
- Kiểu mới: oà, oè, uỳ.
Anh dùng XVNKB thấy chương trình bỏ dấu theo trường hợp thứ 2, nhìn hơi trái mắt.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Bộ gõ tiếng Việt cho Linux còn có x-unikey của bác Phạm Kim Long nữa. Nếu so về tính năng & độ phức tạp thì x-unikey hơn xvnkb 1 bậc. Mà hình như x-unikey còn cho phép chọn cách bỏ dấu thì phải. Em gõ trực tiếp = kiểu VIQR có sẵn trong GNOME nên ko cài mấy thứ này, ko biết.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

cho em hỏi , làm sao có thể sử dụng font animeacevn trong photoshop đây . em thử copy vô window nhưng ko paste được :(
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Cứ install fonts bình thường như install fonts cho Windows thôi, PS sẽ tự động tìm được (C:\Windows\Fonts --> Install New Fonts). Mà cái này post nhầm topic rồi.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

cai nay ko chay duoc cho safari a?

voi ca hieu biet cai bo go nay chay tren Mac ko
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

cai nay ko chay duoc cho safari a?
Safari sử dụng KHTML rendering engine của Konqueror ---> chưa hỗ trợ. Down Firefox for Mac hoặc Camino (cả 2 đều của Mozilla) hoặc Opera về mà dùng.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Với những chữ oa, oe, uy:

- Kiểu cũ: òa, òe, ùy.
- Kiểu mới: oà, oè, uỳ.

Nhóm "uy" anh nghĩ không nhất thiết lúc nào cũng đánh theo một cách. Ví dụ như "hủy" và "quỷ"

Chữ "quỷ" thì rõ ràng là nhóm "qu" là phụ âm kép nên đánh dấu vào nguyên âm "y" cũng được.Tuy nhiên, trên thực tế là mọi người khi dạy đánh vần đều đánh vần thành "u y uy, quờ uy quy hỏi quỷ". Nếu đánh vần như vậy thì rõ ràng coi "uy" là nhóm nguyên âm kép còn "q" là phụ âm ("qu" trong tiếng việt đánh vần là "cu" hoặc "quy", trong khi "q" thì đọc là "quờ"). Như vậy thực ra nếu đánh dấu theo cách đánh vần thì đánh vào "ủy" là cũng hợp lý.

Tuy nhiên rõ ràng về mặt lý thuyết thì "qu" mới là nhóm phụ âm kép, "y" mới là nơi để đánh dấu vào. Tức là chúng ta phải đánh vần là "y quy hỏi quỷ" mới là đúng. Tuy nhiên đánh vần như vậy có phần trái mồm sao đó. Nói chung là đánh dấu chữ "quỷ" ra sao thì vẫn còn có chỗ để tranh luận, anh thấy 2 hướng đều có lý cả.

Hướng một là dấu hỏi bắt buộc phải ở chữ "y" do chữ "u" thuộc nhóm phụ âm kép "qu". Lựa chọn thứ 2 là dấu hỏi có thể đánh ở "u" hoặc "y" vì theo đánh vần thì việc đánh dấu sẽ vào nhóm "uy". Tuy nhiên theo như anh nói chuyện với những người thế hệ trước chuyên về viết sách, làm báo thì phải đánh vào nguyên âm đầu tiên của nhóm nguyên âm kép, tức là "ủy".

Chữ "huỷ" thì hoàn toàn khác. Nhóm "uy" rõ ràng là nhóm nguyên âm kép, nếu mà chấp nhận đáng "òa" thì cũng phải chấp nhận "ủy". Không có gì phải bàn cãi như "quỷ" cả.

Thực ra việc đánh dấu ở đâu cũng có phần liên quan đến thẩm mỹ nếu anh không nhầm. Ví dụ chữ "hưởng" không ai lại đánh vào chữ "ư" cả bởi vì nhìn nó không cân đối bằng. Ví dụ như chữ "hoà" thì đánh ở cuối trông dễ chịu hơn nhưng chữ "mùa" thì đánh vào giữa lại trông lại thuận mắt hơn (chữ "thuận" cũng ra ngoài quy luật ở trên).

Như chữ "thuận" đó, có vẻ như quy luật thông thường là phần nào của nguyên âm kép có dấu (như ư,ơ,ă) thì đánh vào đó. Nhưng thế thì chữ "hưởng" lại ngoài quy luật đó bởi vì theo nguyên tắc thì đánh dấu vào nguyên âm đầu tiên, nguyên âm đó cũng có dấu, không có lý gì lại phải nhảy sang phần thứ 2 của nguyên âm kép "ươ" cả. Để lý giải thì ta phải quay về khổ trên.

Như anh thấy thì đánh dấu chỗ nào không chỉ dùng 1 quy tắc mà bao gồm hết được.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Quy luật bỏ dấu của AVIM ở đây: http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=362923&postcount=57

Theo đó thì tiếng Việt ngoài 12 nguyên âm & 17 phụ âm đơn, còn có 11 phụ âm kép (ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr). Thế tức là trong trường hợp chữ quỳ như bác nói thì nó là 1 phụ âm kép (qu) & 1 nguyên âm (y) ---> vì tiếng Việt chỉ bỏ dấu trên nguyên âm ---> phải bỏ dấu trên y ---> theo logic đó thì dù bỏ dấu kiểu cũ hay mới cũng phải bỏ dấu trên y cả.

Nói chung cái chữ quỳ kia thì cả những người ủng hộ bỏ dấu kiểu cũ & những người ủng hộ bỏ dấu kiểu mới đều chấp nhận là qu là 1 phụ âm kép. Cái này ko có gì tranh cãi. Vấn đề là ở chỗ những người ủng hộ bỏ dấu kiểu cũ thì cho rằng chữ quỳ thực ra là quùy (1 phụ âm kép qu & 2 nguyên âm u & y), tuy nhiên do có 2 chữ u liền nhau nên viết thành quỳ. Do đó cách bỏ dấu kiểu cũ là sai. Còn những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu cũ thì cho rằng nó là 1 phụ âm kép & 1 nguyên âm.
Như chữ "thuận" đó, có vẻ như quy luật thông thường là phần nào của nguyên âm kép có dấu (như ư,ơ,ă) thì đánh vào đó. Nhưng thế thì chữ "hưởng" lại ngoài quy luật đó bởi vì theo nguyên tắc thì đánh dấu vào nguyên âm đầu tiên, nguyên âm đó cũng có dấu, không có lý gì lại phải nhảy sang phần thứ 2 của nguyên âm kép "ươ" cả. Để lý giải thì ta phải quay về khổ trên.
2 cái này ko có gì đi ngoài quy luật cả, bởi vì chữ hưởng & thuận rơi vào trường hợp có 2 nguyên âm & kết thúc = 1 phụ âm ---> phải bỏ dấu ở nguyên âm thứ 2. Nếu như nó ko theo quy luật nào mà chỉ dựa vào viết thế nào cho thuận mắt thì AVIM sẽ phình to lên nhiều do phải làm kiểu trâu bò - liệt kê tất cả các tổ hợp từ & vị trí bỏ dấu trong từ tổ hợp từ như mViet làm.
Như anh thấy thì đánh dấu chỗ nào không chỉ dùng 1 quy tắc mà bao gồm hết được.
Đúng là ko chỉ 1 quy tắc mà bao gồm hết được. Nhưng với 5 quy tắc như ở link phía trên thì AVIM cho đến thời điểm hiện nay đã & đang hoạt động rất tốt, ko lỗi & ko có ai phàn nàn cả.
 
Re: [20051203] H.I.M - Bộ gõ tiếng Việt tự động dành cho Web

Đặng Trần Hiếu đã viết:
Sau 2 tuần ko có lỗi nào được phát hiện cho AVIM 20060318. AVIM 20060318 đã được upload lên sourceforge repository và chính thức được release. Đây có thể sẽ là bản AVIM cuối cùng.

Tất cả những file trong http://hdang.co.uk/beta đã bị xóa. Địa chỉ test & download bản mới mới nhất vẫn như cũ.

Test tại: http://hdang.co.uk/pro/himtest.html
Download tại: https://sourceforge.net/project/rhos (chú ý là https chứ ko phải http).

**Chú ý**: Ko nên download trực tiếp AVIM từ http://hdang.co.uk/pro/, trong mọi trường hợp nên download từ SourceForge.
Không down được ở SF nữa anh Hiếu ơi, cho em xin lại link với
 
Back
Bên trên