(Phần này là góp ý về cách bỏ dấu móc tiện lợi của AVIM cho tổ hợp nguyên âm "uo".)
Hiếu này,
AVIM (Các thiết lập: Kiểu gõ: Tự động, Chính tả: Bật, Bỏ dấu: Mới)
thuowr -> thuở (đúng) (sau uow không chung âm/kết âm/âm cuối, có dấu thanh)
uowng -> uơng (sai) (không thuỷ âm/âm đầu, có chung âm, không dấu thanh)
uowrng -> ưởng (đúng) (không thuỷ âm, có chung âm, có dấu thanh)
huow -> huơ (đúng) (không chung âm, không dấu thanh)
thuowng -> thuơng (sai) (có chung âm, không dấu thanh)
thuowrng -> thưởng (đúng) (có chung âm, có dấu thanh)
UniKey 4.0 RC1 (Các thiết lập: Kiểu gõ: Telex, Cho phép gõ tự do, Đặt dấu oà uý)
thuowr -> thuở (đúng)
uowng -> ương (đúng)
ưởng -> ưởng (đúng)
huow -> hươ (sai)
thuowng -> thương (đúng)
thuowrng -> thưởng (đúng)
Tóm lại:
- Với
AVIM: khi có chung âm mà không có dấu thanh thì lối bỏ móc tiện lợi
ouw sai.
- Còn
UniKey: khi có thuỷ âm mà không có chung âm thì đúng với trường hợp thuỷ âm
th, sai với thuỷ âm
h. Vận mẫu
uơ trong tiếng Việt chỉ có thể kết hợp với thuỷ âm
h,
q,
kh và
th để thành
huơ,
quơ,
khuơ và
thuơ mà thôi. Chính vì cái vận mẫu này nó đặc biệt ít gặp nên anh Long, tác giả
UniKey, không biết mà liệt kê thiếu vào cơ chế hook chăng? Dùng
UniKey chẳng gõ được
huơ gươm múa kiếm, toàn phải gõ nguyên âm rời rồi ghép vào. Nói đến hook là đi vào lĩnh vực lập trình rồi, chuồn thôi
)
-------
(Phần này là tiếp tục tranh luận, có lấy một chút xíu ở phần trên để minh hoạ.)
1.
Lại bảo AVIM không có quy tắc nhất định hay không tuân theo chính quy tắc đề ra đó đi (đừng nói thế, vì lập trình thì không thể có chuyện không logic được, không logic nó đã không thành được cái phần mềm).
Khẳng định:
Em bị lẫn lộn giữa cấu trúc và chức năng của phần mềm.
Biện luận:
Em nói đúng, rằng "lập trình thì phải có lôgich", rằng "không lôgich thì nó không thành được cái phần mềm". Nhưng đó là nói sự lôgich trong cấu trúc nội tại của phần mềm.
Người sử dụng phần mềm thì chỉ quan tâm đến chức năng của phần mềm thôi. Cấu trúc tốt chẳng có nghĩa lí gì khi mà nó không đạt được yêu cầu về mặt chức năng.
Nói thế này sẽ dễ hiểu hơn: Những ngày đầu khi em công bố
HIM/AVIM, nó chạy ổn định, tức là có cấu trúc tốt, nó lôgich. Nhưng thỉnh thoảng vẫn nâng cấp lên phiên bản mới hơn để sửa các lỗi. Vì sao? Vì về mặt
chức năng bỏ dấu chính xác từ ngữ tiếng Việt, nó chưa được như mong đợi. Ngày xưa gõ
thuowr toàn ra
thưở đấy, mà trong tiếng Việt làm gì có
thưở.
Em viết thế này: "Lại bảo AVIM không có quy tắc nhất định hay không tuân theo chính quy tắc đề ra đó đi." Anh không hề bảo rằng
AVIM không có quy tắc nhất định, mà anh bảo là em dựa theo thói quen quần chúng, tức là theo quy tắc cũ, mà quy tắc cũ thì không có cơ sở lí luận khoa học. Rõ ràng là
AVIM - một sản phẩm trí tuệ của em - nó có quy tắc, vì nếu gõ thế này thì nó sẽ ra thế này, gõ thế khác nó lại cho thế khác.
Nhưng khi dùng
AVIM, với cái quy tắc mà cấu trúc nội tại của
AVIM quy định, khi gõ nó cho kết quả, phải xem cái kết quả thu được đấy nó có đúng chính tả tiếng Việt hay không.
2.
Trong mục thứ 5 của toàn văn, GS Hạo viết:
Tuy vậy cũng có nhiều người còn căn cứ vào tiêu chuẩn "thẩm mỹ" để đánh dấu thanh vào giữa "từ" (đơn tiết), chẳng hạn như vào phía trên hay phía dưới chữ u của từ tuy: tụy, tủy, túy, tũy, mặc dầu chính âm của từ này là y chứ không phải là u. Lẽ ra nếu nhất quán với nguyên tắc nói trên thì phải viết tuý, tuỳ, tuỷ, v.v.
Đọc thì thấy rõ ràng là GS ủng hộ cách bỏ dấu mới. Thế mà em lại viết thế này:
Chú ý là, tác giả không nói kiểu bỏ dấu nào đúng - mà chỉ đề nghị ra một cách bỏ dầu chính tả nhất quán mặc dù theo tác giả chẳng có cách nào là đúng tuyệt đối cả.
Chẳng có cách nào tuyệt đối đúng, nhưng mà cách bỏ dấu mới nó hợp lí hơn cách cũ vì nó có cơ sở lí luận (mặc dù còn có phần cảm tính), còn cách cũ thì thuần cảm tính. Nói đến đây lại nhớ lại cái trường hợp butađien trong hoá học, rõ ràng thực nghiệm chứng minh rằng việc biểu diễn CH[SUB]2[/SUB]=CH-CH=CH[SUB]2[/SUB] là sai, ấy nhưng mà vẫn phải viết như vậy, vì nó phản ánh gần đúng nhất so với thực tế. Cũng giống như dùng IPA để phản ánh gần đúng nhất cái chính âm của một âm tiết, từ đó mà bỏ dấu.
3.
Đấy là còn chưa kể đến cái so sánh khập khiễng của bác, bác bảo xét về độ phổ dụng thì AVIM -> VietUni -> VietTyping, cái này đồng ý, thế nhưng đấy là mới chỉ tính đến yếu tố số lượng chứ chưa nói đến yếu tố chất lượng, AVIM có lẽ có đông đảo website dùng nhất, thế nhưng VietUni mới là bộ gõ có đông đảo người dùng sử dụng nhất, lấy ví dụ đơn giản, mấy site lớn AVIM được sử dụng có Wikipedia, Yahoo hỏi & đáp, DDTH, thế nhưng phải bao nhiêu lần cả 3 site này gộp lại mới có số lượng bài viết và người truy cập bằng được vnexpress, Dân Trí? --> 1 lần nữa, không thể đổ tại mặc định bộ gõ được.
- Thú thật là ở báo
Dân trí thì anh không biết. Anh mới bấm vào
Gửi bài viết ở
Dân trí thì ra trang này:
Mã:
http://bandoc.dantri.com.vn/
Thử gõ tiếng Việt nhưng chả được. Nếu em biết làm sao để kích hoạt
VietUni ở trang đấy để viết bài gửi cho
Dân trí thì hướng dẫn anh nhé. Còn ở khung tìm kiếm ở trang chủ thì lại gõ tiếng Việt dễ dàng, nhưng khung tìm kiếm nó chả ảnh hưởng gì đến nội dung dấu mới dấu cũ của bài báo cả. Giả sử hai trường hợp: hoặc là anh không biết kích hoạt
VietUni ở phần gửi bài, nghĩa là bài gửi được đặt dấu mới theo
VietUni; hoặc là phải dùng
UniKey để viết bài gửi, mà
UniKey thì phần lớn là bỏ dấu cũ rồi.
- Với
VnExpress, anh đã biết trước kết quả có lợi cho suy luận ở bài trước của anh, nhưng nói ra em không phục. Em cứ phóng xe ra chỗ toà soạn của nó í, rồi xin gặp chú Thắng tổng biên tập hay gặp Ban Biên tập thôi cũng được, xem các phóng viên, các kí giả gửi file
.doc về toà soạn, hoặc gửi bài qua đường email hay sử dụng cái form có sẵn của
VnExpress nhiều hơn nhé. Nếu là gửi file
.doc hay gửi qua email thì vấn đề quay trở lại là
UniKey phổ biến dấu cũ, còn nếu gửi qua form thì phổ biến là dấu mới.
Đấy, em cứ tìm hiểu kĩ bên
VnExpress đi, rồi kết luận xem trong cái lí luận của anh, ngoài số lượng thì "chất lượng" nó có đạt không nhé. À, anh nghĩ không nên dùng "chất lượng" mà gọi là "tần suất được sử dụng" thì hợp lí hơn