100 Khoa vào đây nào!!

Ủa, sao ĐTVT cũng phải học Cơ khí ĐC à ???
 
Như anh thấy, tuy bọn em phân khoa ngay từ năm 1 nhưng vẫn học nhiều môn "sở đoản" của khoa. Nó nằm trong chương trình đào tạo toàn diện kỹ sư BK thôi.

Chả nhẽ KS Bách khoa ra trường mà không đọc được bản vẽ chi tiết. Làm gì thì bây giờ cũng liên quan đến cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và tự động hóa. Khổ thế đấy!
 
các anh ơi, làm thíe nào vượt cạn được mấy môn kiểu triết ạ, với lị năm đại cương đầu tiên thì môn nào là khoai nhất, cách học đại học có giống cấp 3 không, phải học thíe nào cho tott
 
Nam đã viết:
cách học đại học có giống cấp 3 không, phải học thíe nào cho tott
Sau khi nhập học em sẽ có một tuần tươi mát với đủ các chương trình chào đón sinh viên mới. Mấy câu hỏi kiểu này sẽ được giải đáp vào mấy buổi có tên là "giáo dục chính trị" hay cái gì đó tương tự.

Xin phép trả lời trước câu hỏi ở trên: xét về bản chất, cách dạy và học của đại học Việt Nam không khác gì trung học phổ thông, chỉ khác ở quy mô (tức là tăng về số lượng người học và tăng về sự nhộn nhịp hậu trường). Vì thế nếu em cứ giữ kiểu học như cấp ba (tức là thỉnh thoảng bùng tiết và thỉnh thoảng làm bài tập về nhà) thì điểm 7 cầm chắc. Nếu em quyết tâm học tập để xây dựng Tổ quốc thì 8 với 9 như chơi. Còn nếu em muốn học hành theo kiểu sinh viên đúng nghĩa thì nhớ đi học đầy đủ trong mấy tuần đầu tiên, có một số việc phải làm:
1- Chép lịch học, thi, thí nghiệm, nộp sổ đoàn v.v...
2- Ghi tên sách để mua về nhà học
3- Sưu tầm đề thi các năm trước về nhà luyện
4- Tìm giải pháp cho vấn nạn điểm danh
5,6 v.v...(tùy hoàn cảnh cụ thể)

Chúc may mắn.
 
Nguyễn Trung Dũng đã viết:
Còn nếu em muốn học hành theo kiểu sinh viên đúng nghĩa thì nhớ đi học đầy đủ trong mấy tuần đầu tiên, có một số việc phải làm:
1- Chép lịch học, thi, thí nghiệm, nộp sổ đoàn v.v...
2- Ghi tên sách để mua về nhà học
3- Sưu tầm đề thi các năm trước về nhà luyện
4- Tìm giải pháp cho vấn nạn điểm danh
5,6 v.v...(tùy hoàn cảnh cụ thể)

Chúc may mắn.
tớ quan tâm đến mục số 4, nghe hay đấy! Bạn Dũng tìm được gì có ích chưa? /:)
 
Dear Thu:

Chẹp, hiện tại vẫn chưa có giải pháp triệt để, tuy nhiên cũng góp vài ý:
1) Để ý và phân loại giảng viên: không điểm danh bao giờ - điểm danh thường xuyên - ít và có quy luật - ít và không có quy luật
2) Những môn 3 hoặc 4 tiết thì dựa vào tình hình tiết đầu để đưa ra giải pháp
3) Nghe anh em bạn bè đồn thổi là có tiết mục điểm danh hộ với giá 5k/ lần
4) Phương pháp "sự có mặt ảo", tức là bê cái mình khoái đến lớp mà kầy, vừa điểm danh, vừa được việc.


Mọi người vào đây cho thêm ý kiến nhá, gọi là giúp nhau
 
C4 của ông Dũng là hay nhất đấy, không thì :
- Chịu khó đi học liên tiếp 3 tuần để nắm được quy luật điểm danh : thường là vào tiết 2 hoặc tiết 4-5, chú ý đề phòng những môn chán như triết, CNXH, LSĐ....../:)
- Nếu biết quy luật điểm danh của lớp nào thì vào đó ngồi mà lấy phiếu/:)
Nhưng khi dùng phải lưu ý :
- Có thể sau 1 tháng hoặc hơn sẽ thay đổi quy luật.
- Có những lần ác ôn điểm danh cả tiết 2 lẫn tiết 5.

Kinh nghiệm của tớ. Nhưng chưa thử lần nào/:)
:D
 
Sau khi nhập học em sẽ có một tuần tươi mát
ớ, 1 tuần tươi mát :-/ , là thế nào nhể
kinh nghiệm anh dũng đưa ra buồn cười quá, không biết có thật không đây, hay là trêu thằng em ngố tàu, em không định học để xây dựng tổ quốc giàu mạnh, mà chỉ học đẻ xây dựng kinh tế gia đình giàu mạnh, vợ con ai cũng có cơm ăn áo mặc, được đi học trường điểm lớp chọn thôi. Một ước mơ thật là giản dị 0:)
với cả cho em hỏi là, mình đi học thì có cần tóm tắt trước bài giảng không, vì em nghe quảng cáo, một bữa học đến mười mấy hai mươi trang, với lị về nhà có phải đọc lại bài nhiều khong, sách tham khảo có phải mua nhìu không, có một anh ở nhà em quảng cáo là học cấp 3 giỏi thì thể nào đại học cũng học ngu (nghe bố láo vãi), nhưng mừ em chả hiểu sao cả
@anh dũng: anh ơi, sao toàn kinh nghiệm bùng tiết thế, vừa vào năm không được làm hư em chứ, cô chi là hay khen em ngoan lắm đấy
 
Sách tham khảo thì tùy tinh thần thôi. Nếu chăm thì cứ vác về mà luyện, không thì vác đề những năm trước ra làm cũng không tồi đâu.
Chuyện đọc lại bài thì nên đấy, nhiều khi chỉ 1 buổi là xong 1 chương. Để hổng đến lúc ôn thi mệt lắm.
 
bạn Dũng nhầm rồi, большевик ban đầu để chỉ những người theo số đông (nghĩa là chiếm lực lượng đông đảo hơn ấy), như bạn Sơn chắc chỉ là меньшевик (mensêvic) thôi
2 Nam: giáo dục chính trị ở bk chỉ có một buổi sáng thôi, nội dung thì chẳng có gì, nhưng nên đi để xem có quen thằng nào không, vì tập trung ở hội trường C2 nên khá đông. À còn buổi kiểm tra trình độ tiếng Anh nữa, như đi chơi ấy, nhưng phải đi và làm, không thì nhà trường sẽ xếp vào lớp học buổi tối (nghe bảo là chán lắm)
 
Dũng đã viết:
Thế này giang hồ gọi là bôn sê vích hả?

Hà hà, thực ra cũng ...thỉnh thoảng:D (anh Bình đừng mách mẹ em nhé:D)
Căn bản HK2 những tiết cuối toàn lý, vi phân... nên có muốn bỏ cũng chẳng được:p
 
He he, lang thang lại vào đây :D. Ở trong này có em nào vào khoa Điện, chuyên ngành Hệ thống điện không ? :D

Ừm, nghe anh Bình và em Sơn nói thì hình như 2 người này đều là Kỹ sư Chất lượng cao phòng ? Xem mấy cái hướng dẫn của anh Bình cho các em năm dưới, biết ngay là đây là 1 sinh viên mẫu mực ;)

Lê Hải Bình đã viết:
Anh đã thi môn này cách đây 3.5 năm, khó mà nhớ chính xác (hồi đó được 7 điểm). Kinh nghiệm nhé:
- Thi trắc nghiệm, khó mà nói là nên học phần nào trong vở tập trung. Anh hay ra hàng phô tô C11-C12 (Bây giờ nó gọi là D mấy anh cũng không rõ - Gần bọn khối D nó học ý) mua đề về thịt. Nói chung, nguyên tắc ra đề thi trắc nghiệm là có ngân hàng câu hỏi sẵn, xáo trộn lung tung cả câu hỏi lẫn câu trả lời nên đề thì có vẻ phong phú nhưng thực ra vẫn thế (Thằng bạn anh làm đề tài này, thấy nó nói thế). Bọn em cách kỳ thi khoảng 1 tuần, bắt đầu mua đề và thịt. Đảm bảo với bọn em chắc chắn không thể thi lại nếu làm tốt và nhớ dai

Còn điểm cao thì phải chờ may mắn

Đó là cách bọn anh đối phó với thi trắc nghiệm cho tất cả các môn có đề thi trắc nghiệm. Ngoài ra còn cái trò liên thủ mỗi thằng một phần nắm cho thật chắc rồi trước ngày thi 3 ngày, tập trung lại bắt đầu hội nghị bàn tròn chửi bới nhau. Cái này nhớ dai và cũng ổn nhưng phải có bè
Hk 3 em học môn này, suốt thời gian học không có lấy nổi một quyển vở :D, đến lúc gần thi lôi sách ra đọc ngấu nghiến, làm mấy xập trắc nghiệm của các khóa trước, vẫn 8 như thường :D. Nói chung không phải lo về Cơ khí Đại cương, chỉ cần chú ý là trước khi kết thúc giai đoạn học ở lớp cần làm qua một số đề và hỏi thầy giáo vài câu hỏi khó. Có một số câu rất "chuối" không tìm thấy trong sách. Mà nhớ đã xem sách thì những chi tiết lặt vặt cũng phải nhớ, không bỏ được cái gì cả :)

Nhưng Cơ khí Đại cương chỉ là "muỗi" so với "Kỹ thuật nhiệt", hung thần của sinh viên tất cả các khóa, nỗi ám ảnh của các anh chị đi trước, làm cho mỗi lần thầy thông báo "Môn này được giở tài liệu khi thi" là sinh viên trong giảng đường mình mặt mày ... tái mét :biggrin:. Các em K49 cứ chờ đấy, hk 4 sẽ biết ;).

À, có 1 môn rất hay được học ở hk 3 là "Quản trị học Đại cương", hầu hết các giảng viên ở bộ môn này (khoa Kinh tế) đều trẻ, năng động, có thực tế và rất nhiệt tình (theo cảm nhận chủ quan của mình). Các bạn năm thứ 2 nên chịu khó tìm tòi học thêm môn này, tài liệu có rất nhiều ở trên mạng. Mình nhớ 1 câu của thầy giáo dạy QTĐC là "Các anh cứ tinh vi là mình điểm cao, vào Khoa Điện, khinh mấy đứa điểm thấp vào khoa Kinh tế, cứ cẩn thận rồi về sau ra trường, chính các anh phải vác đơn đến xin việc ở chỗ cái bọn Kinh tế đó đấy" :) Nói thế để chúng ta hiểu mình là ai và nên làm gì :).

Theo mình thì các bạn năm 2 nên tận dụng thời gian này để tìm hiểu thật nhiều, ngoài những môn được dạy trên lớp thì học thêm những thứ khác, ngoại ngữ, tin học chẳng hạn. Bắt đầu từ năm 3 học chuyên ngành, thấy thời gian rỗi rãi không còn mấy nữa (tất nhiên là nếu bạn đặt mục tiêu trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mình đang học).

PS: Giá mà topic này chuyển ra ngoài cho Ams-Bkers các khóa đều biết để trao đổi với nhau nhỉ. Hồi mình vào trường không có một chút kinh nghiệm gì cả, không có ai chỉ bảo, dẫn đến học mất định hướng, bỏ lỡ một số thứ, nhất là Toán cao cấp, giờ vẫn thấy tiếc :).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bạn Thu đã viết:
большевик ban đầu để chỉ những người theo số đông (nghĩa là chiếm lực lượng đông đảo hơn ấy), như bạn Sơn chắc chỉ là меньшевик (mensêvic) thôi
She's such a PRO!
 
Tớ đã viết:
Thế này giang hồ gọi là bôn sê vích hả?
Trên giang hồ, chữ bôn sê vích dùng để chỉ những đứa chăm chỉ, ngoan ngoãn, không bao giờ vi phạm nội quy trường lớp. Đôi khi từ này được nói tắt là Bôn.
Ví dụ: Sơn Bôn.
 
Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
với cả cho em hỏi là, mình đi học thì có cần tóm tắt trước bài giảng không, vì em nghe quảng cáo, một bữa học đến mười mấy hai mươi trang, với lị về nhà có phải đọc lại bài nhiều khong, sách tham khảo có phải mua nhìu không

Em ơi, chăm cũng vừa thôi, Đại học chứ có phải phổ thông đâu mà tóm tắt bài giảng trước khi lên giảng đường. Cái này chỉ dành cho bọn con gái, hoặc cái lũ mà bọn anh vẫn hay gọi là mọt sách.

Thường thì ở ĐH, bao giờ cũng có đề cương môn học, bọn em học 12 tuần nhưng mà kiểu quái gì chả có tuần nghỉ. Mấy bố lên Giảng đường thì giảng nhanh như cắt, chỉ cốt sao xong sớm chương trình còn đi đánh quả. Mệt vãi!!! Trung bình thì mỗi tuần, bọn em học 1 - 2 chương tùy từng môn. Như anh thấy hình như giải tích 1, toàn bộ kiến thức lớp 12 được "nhắc lại" trong 2 tuần.

Việc về nhà có đọc lại bài không đó là quyền của em :D Nhưng anh khuyên em là nên đọc lại còn không cũng chả sao (Nếu không thì chịu khó lên giảng đường nghe giảng nhé, chủ yếu để biết mình học cái gì thôi còn vấn đề tiếp thu kiến thức, không phải ở giảng đường :))

Sách tham khảo à, nhiều lắm, chỉ sợ em không đủ đạn để tiếp ứng thôi! Phải biết chọn lọc sách. Mua những quyền cần mua, phô tô những quyển cần phô tô và bỏ qua những quyển cần bỏ. Nó tùy thuộc vào môn học, vào người dạy và vào cả em nữa :D

Nói chung lại một điều thế này. Vào BK học theo anh, kiến thức em thu lượm được không phải ở những giờ trên giảng đường (Có ông anh K43, bỏ suốt thậm chí không thèm điểm danh điểm diếc gì - nhưng xin đi thi được - mà tốt nghiệp bằng giỏi đấy - tức trên 8.0).

Kiến thức học ĐH là những giờ tự học ở nhà hoặc trên thư viện, và cả những giờ chửi bới, tán phét với bạn bè về mọi vấn đề trong trường ĐH :))


Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
có một anh ở nhà em quảng cáo là học cấp 3 giỏi thì thể nào đại học cũng học ngu (nghe bố láo vãi), nhưng mừ em chả hiểu sao cả

Em ơi, cũng có chứ không phải không, anh biết một thằng K45, giải quốc gia môn toán đàng hoàng nhưng mà thi lại giải tích, đại số điên cuồng. Chuyện bình thường thôi em ạ.

Học đại học là cần cù bù ... khả năng :D Nói chung muốn được điểm cao ở ĐH không nhất thiết phải thông minh xuất chúng, chỉ cần chăm + một chút ma lanh cuối kỳ, đời em sẽ khác :))

Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:
@anh dũng: anh ơi, sao toàn kinh nghiệm bùng tiết thế, vừa vào năm không được làm hư em chứ, cô chi là hay khen em ngoan lắm đấy

Em ơi, bản chất tốt nhưng dòng đời xô đẩy. Ai cũng thế cả thôi em ạ :))
 
Nguyễn Minh Trung đã viết:
He he, lang thang lại vào đây :D. Ở trong này có em nào vào khoa Điện, chuyên ngành Hệ thống điện không ? :D

Ừm, nghe anh Bình và em Sơn nói thì hình như 2 người này đều là Kỹ sư Chất lượng cao phòng ? Xem mấy cái hướng dẫn của anh Bình cho các em năm dưới, biết ngay là đây là 1 sinh viên mẫu mực ;)


Hk 3 em học môn này, suốt thời gian học không có lấy nổi một quyển vở :D, đến lúc gần thi lôi sách ra đọc ngấu nghiến, làm mấy xập trắc nghiệm của các khóa trước, vẫn 8 như thường :D. Nói chung không phải lo về Cơ khí Đại cương, chỉ cần chú ý là trước khi kết thúc giai đoạn học ở lớp cần làm qua một số đề và hỏi thầy giáo vài câu hỏi khó. Có một số câu rất "chuối" không tìm thấy trong sách. Mà nhớ đã xem sách thì những chi tiết lặt vặt cũng phải nhớ, không bỏ được cái gì cả :)

Nhưng Cơ khí Đại cương chỉ là "muỗi" so với "Kỹ thuật nhiệt", hung thần của sinh viên tất cả các khóa, nỗi ám ảnh của các anh chị đi trước, làm cho mỗi lần thầy thông báo "Môn này được giở tài liệu khi thi" là sinh viên trong giảng đường mình mặt mày ... tái mét :biggrin:. Các em K49 cứ chờ đấy, hk 4 sẽ biết ;).

À, có 1 môn rất hay được học ở hk 3 là "Quản trị học Đại cương", hầu hết các giảng viên ở bộ môn này (khoa Kinh tế) đều trẻ, năng động, có thực tế và rất nhiệt tình (theo cảm nhận chủ quan của mình). Các bạn năm thứ 2 nên chịu khó tìm tòi học thêm môn này, tài liệu có rất nhiều ở trên mạng. Mình nhớ 1 câu của thầy giáo dạy QTĐC là "Các anh cứ tinh vi là mình điểm cao, vào Khoa Điện, khinh mấy đứa điểm thấp vào khoa Kinh tế, cứ cẩn thận rồi về sau ra trường, chính các anh phải vác đơn đến xin việc ở chỗ cái bọn Kinh tế đó đấy" :) Nói thế để chúng ta hiểu mình là ai và nên làm gì :).

Theo mình thì các bạn năm 2 nên tận dụng thời gian này để tìm hiểu thật nhiều, ngoài những môn được dạy trên lớp thì học thêm những thứ khác, ngoại ngữ, tin học chẳng hạn. Bắt đầu từ năm 3 học chuyên ngành, thấy thời gian rỗi rãi không còn mấy nữa (tất nhiên là nếu bạn đặt mục tiêu trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mình đang học).

PS: Giá mà topic này chuyển ra ngoài cho Ams-Bkers các khóa đều biết để trao đổi với nhau nhỉ. Hồi mình vào trường không có một chút kinh nghiệm gì cả, không có ai chỉ bảo, dẫn đến học mất định hướng, bỏ lỡ một số thứ, nhất là Toán cao cấp, giờ vẫn thấy tiếc :).

Có nhiều cái, những người đi trước đã trải qua, nói cho người đi sau nhưng họ chưa thấm được. Họ lại đi vào vết xe đổ. Hehe, ai cũng biết tin học, ngoại ngữ quan trọng nhưng có ai thật sự đầu tư cho nó đâu.

Các em cứ học những gì mình thích là được, ra đời tính tiếp vì những gì trường BK trang bị cho các em đều rất cơ bản và chỉ cần một khoảng thời gian (từ 3 - 5 tháng) là các em có thể hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho công việc. Không việc gì phải lo xa cả. Hoàn cảnh ép người ta phải tự thích nghi thôi.

Cái anh muốn nhắn nhủ các em khóa sau nhiều nhất là, hãy đi chơi thật nhiều, đi thật nhiều nơi, thăm thú thật nhiều vào và đặc biệt là hãy làm tất cả những gì mình thích. Cứ có thời gian rảnh rỗi là đi, là làm, đi được đâu là đi liền, làm gì được là làm liền, đừng do dự tính toán. Tóm lại, thích làm gì thì hãy cố mà làm để rồi không sau này ra trường sẽ hối tiếc đấy!!!

Tất nhiên, đừng quên việc học :D
 
Dũng đã viết:
Trên giang hồ, chữ bôn sê vích dùng để chỉ những đứa chăm chỉ, ngoan ngoãn, không bao giờ vi phạm nội quy trường lớp. Đôi khi từ này được nói tắt là Bôn.
Ví dụ: Sơn Bôn.

Thế thì không có mình đâu:))
Có 1 đợt cũng trốn đi đánh Đế chế nhưng toàn thua nên chán quá lại quay về học:))

anh Bình đã viết:
Cái anh muốn nhắn nhủ các em khóa sau nhiều nhất là, hãy đi chơi thật nhiều, đi thật nhiều nơi, thăm thú thật nhiều vào và đặc biệt là hãy làm tất cả những gì mình thích. Cứ có thời gian rảnh rỗi là đi, là làm, đi được đâu là đi liền, làm gì được là làm liền, đừng do dự tính toán. Tóm lại, thích làm gì thì hãy cố mà làm để rồi không sau này ra trường sẽ hối tiếc đấy!!!

Em cũng muốn thế lắm anh ạ. Mỗi tội không có $:p
 
Back
Bên trên