Nguyễn Vĩnh Nam
(nguyen vinh nam)
New Member
, một năm học 3 cái quyển ném chó chó chết đấy mà anh bảo là chỉ à, với lị thêm 3 quyển bài tập nữa, mua rồi mới thấy tiếc quá
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Đúng thế, hê hê. Và phần lí thuyết vừa đủ để làm bài tập thì nằm ở bài ôn tập chương.Đi thi chỉ phải làm bài tập thôi chứ có bắt học thuộc lòng tất cả lý thuyết đâu mà lo,
Em có mấy ông anh rất thân K48 với K47 cả lớp đều học và thi qua mấy môn này dễ dàng nên anh đừng dọa em nhéNguyễn Minh Trung đã viết:Nhưng Cơ khí Đại cương chỉ là "muỗi" so với "Kỹ thuật nhiệt", hung thần của sinh viên tất cả các khóa, nỗi ám ảnh của các anh chị đi trước, làm cho mỗi lần thầy thông báo "Môn này được giở tài liệu khi thi" là sinh viên trong giảng đường mình mặt mày ... tái mét :biggrin:. Các em K49 cứ chờ đấy, hk 4 sẽ biết .
Rõ ràng là môn hay, nhưng bọn em vẫn chưa được học anh ạ, kì trước học Kinh tế chính trị [mà thực chất nhiều phần là Kinh tế đại cương] đã thích lắm rồi.À, có 1 môn rất hay được học ở hk 3 là "Quản trị học Đại cương", hầu hết các giảng viên ở bộ môn này (khoa Kinh tế) đều trẻ, năng động, có thực tế và rất nhiệt tình (theo cảm nhận chủ quan của mình). Các bạn năm thứ 2 nên chịu khó tìm tòi học thêm môn này, tài liệu có rất nhiều ở trên mạng. Mình nhớ 1 câu của thầy giáo dạy QTĐC là "Các anh cứ tinh vi là mình điểm cao, vào Khoa Điện, khinh mấy đứa điểm thấp vào khoa Kinh tế, cứ cẩn thận rồi về sau ra trường, chính các anh phải vác đơn đến xin việc ở chỗ cái bọn Kinh tế đó đấy" Nói thế để chúng ta hiểu mình là ai và nên làm gì .
Tóm tắt bài giảng trước khì đến lớp thì quả là... :-? kì quặc. Nhưng đọc lại bài thì rất nên đấy, đến cuối kì lúc đó không phải ôn lí thuyết nhiều, mà chỉ cần ngồi làm đề với bài tập thôi. Cái này rất quan trọng khi có một phần khó giữa chương trình mà lại liên quan đến nhiều phần khác, vì làm thế sẽ tránh hổng.Lê Hải Bình đã viết:Em ơi, chăm cũng vừa thôi, Đại học chứ có phải phổ thông đâu mà tóm tắt bài giảng trước khi lên giảng đường. Cái này chỉ dành cho bọn con gái, hoặc cái lũ mà bọn anh vẫn hay gọi là mọt sách.
Việc về nhà có đọc lại bài không đó là quyền của em Nhưng anh khuyên em là nên đọc lại còn không cũng chả sao (Nếu không thì chịu khó lên giảng đường nghe giảng nhé, chủ yếu để biết mình học cái gì thôi còn vấn đề tiếp thu kiến thức, không phải ở giảng đường )
Sách tham khảo quả thật là nhiều, đúng là cần phải chọn lọc. Chẳng hạn nếu em muốn tìm những quyển có nội dung sâu có thể đến NXB GD hoặc KHKT hay sang bên tổng hợp mà tìm, nhưng hiệu quả hơn là nên mua những sách mới XB gần đây để kỉ niệm 50 năm BK ý, viết rất gọn gàng và dễ hiểu, và dễ thực hành nữa. Còn sách chính trị chẳng hạn thì có thể mượn, hay thậm chí không cần mua [kì đầu bỏ tiền mua quyển Triết sau thấy quá phí nên kì sau không mua quyển CHXH hay KTCT nữa, và kì này nhất quyết không mua LS Đảng]. Còn photo thì em bỏ qua vì chất lượng quá tồi và nội dung quá cũ.Sách tham khảo à, nhiều lắm, chỉ sợ em không đủ đạn để tiếp ứng thôi! Phải biết chọn lọc sách. Mua những quyền cần mua, phô tô những quyển cần phô tô và bỏ qua những quyển cần bỏ. Nó tùy thuộc vào môn học, vào người dạy và vào cả em nữa
Em đồng ý rằng kiến thức ở đại học không thể đủ nếu chỉ học trên giảng đường. Nhưng mà không có cái giảng đường đấy thì không thể nào hệ thống kiến thức và bổ sung kiến thức cập nhật vào đúng vị trí được. Rồi sau thể nào nhiều kiến thức quá chắc chắn sẽ rối loạn, thế thì phí công mà chả làm được nghề ngỗng gì.Nói chung lại một điều thế này. Vào BK học theo anh, kiến thức em thu lượm được không phải ở những giờ trên giảng đường (Có ông anh K43, bỏ suốt thậm chí không thèm điểm danh điểm diếc gì - nhưng xin đi thi được - mà tốt nghiệp bằng giỏi đấy - tức trên 8.0).
Kiến thức học ĐH là những giờ tự học ở nhà hoặc trên thư viện, và cả những giờ chửi bới, tán phét với bạn bè về mọi vấn đề trong trường ĐH )
Đúng là chuyện bình thườngEm ơi, cũng có chứ không phải không, anh biết một thằng K45, giải quốc gia môn toán đàng hoàng nhưng mà thi lại giải tích, đại số điên cuồng. Chuyện bình thường thôi em ạ.
Đúng là cái quan trọng nhất mà mỗi sinh viên nên học ở BK là tư duy thực hành, cải tiến và sự kiên trì trong công việc. Tiếp đó sẽ là thông minh và vốn kiến thức. Thế nên em Nam không phải sợ gì cả, cứ cố gắng thôi.Học đại học là cần cù bù ... khả năng Nói chung muốn được điểm cao ở ĐH không nhất thiết phải thông minh xuất chúng, chỉ cần chăm + một chút ma lanh cuối kỳ, đời em sẽ khác )
Hoàn toàn nhất trí =D> =D> =D>Lê Hải Bình đã viết:Có nhiều cái, những người đi trước đã trải qua, nói cho người đi sau nhưng họ chưa thấm được. Họ lại đi vào vết xe đổ. Hehe, ai cũng biết tin học, ngoại ngữ quan trọng nhưng có ai thật sự đầu tư cho nó đâu.
Các em cứ học những gì mình thích là được, ra đời tính tiếp vì những gì trường BK trang bị cho các em đều rất cơ bản và chỉ cần một khoảng thời gian (từ 3 - 5 tháng) là các em có thể hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho công việc. Không việc gì phải lo xa cả. Hoàn cảnh ép người ta phải tự thích nghi thôi.
Cái anh muốn nhắn nhủ các em khóa sau nhiều nhất là, hãy đi chơi thật nhiều, đi thật nhiều nơi, thăm thú thật nhiều vào và đặc biệt là hãy làm tất cả những gì mình thích. Cứ có thời gian rảnh rỗi là đi, là làm, đi được đâu là đi liền, làm gì được là làm liền, đừng do dự tính toán. Tóm lại, thích làm gì thì hãy cố mà làm để rồi không sau này ra trường sẽ hối tiếc đấy!!!
Tất nhiên, đừng quên việc học
Đúng là học ở cái thư viện trường BK thì phải bịt mũi đấy. Nhưng mượn sách thì vẫn nên. Rồi sau đó kiếm thư viện khác yên tĩnh sạch sẽ hơn mà học, mà gợi ý có thể thêm vào danh sách ngoài thư viện KHKT, QG thì có thể vào mấy thư viện của mấy trung tâm nước ngoài như British Council, L'espace hay Goethe-Institut và đặc biệt thư viện của trường AMS nữa, cực kì vắng và yên tĩnh, chỉ tội không mượn được sách thôi. )Nguyễn Trung Dũng đã viết:Đồng ý cả 2 tay và một mớ chân.
Đáng lẽ nếu em hỏi trước thì sẽ đỡ tốn tiền hơn. 3 quyển lí thuyết Toán cao cấp thì không nên mua, em thử nhìn vào sẽ biết, trình bày lộn xộn và nhiều nội dung không chuẩn. Quyển bài tập thì nên mua, vì thực hành là quan trọng nhất. Để bổ sung lí thuyết thì em có thể mua quyển Đại số tuyến tính của thầy Dương Quốc Việt [ra hiệu sách BK ý], viết rất gọn và dễ hiểu, và rất thích hợp với dân BK. Còn về Giải tích thì có thể mua giáo trình 2 tập của thầy Nguyễn Xuân Liêm bên SP có lí thuyết chuẩn và rất nhiều bài tập tốt. Nhưng mà nếu em nghe giảng và làm bài tập trên lớp thì thậm chí mất ít thời gian hơn và không cần phải mua quyển đấy đâu.Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:, một năm học 3 cái quyển ném chó chó chết đấy mà anh bảo là chỉ à, với lị thêm 3 quyển bài tập nữa, mua rồi mới thấy tiếc quá
Trần Minh Tú đã viết:Em có mấy ông anh rất thân K48 với K47 cả lớp đều học và thi qua mấy môn này dễ dàng nên anh đừng dọa em nhé
QUOTE]
cái này tớ lại bọn khóa trên nói là khi học đã biết phải thi lại rồi (
Tú đã viết:Em có mấy ông anh rất thân K48 với K47 cả lớp đều học và thi qua mấy môn này dễ dàng nên anh đừng dọa em nhé
Thu à, đây là cái nhìn của các Đại Gia. Còn bọn mình thì lo dần đi thôi.Thu đã viết:bạn Tú đừng làm tớ sợ
Đồng ý. Nghe chua xót thật.Học đại học xong là để quên
Đại Gia đại giếc gì, vớ vẩn ) ) ) Này, nói một câu thế này nữa là tôi không thèm nói chuyện với ông đâu đấy! X(Nguyễn Trung Dũng đã viết:Thu à, đây là cái nhìn của các Đại Gia. Còn bọn mình thì lo dần đi thôi.
Tú đã viết:Này, nói một câu thế này nữa là tôi không thèm nói chuyện với ông đâu đấy!
Đừng sợ em, em tính tỉ lệ lí thuyết : bài tập ở phổ thông mà em đã học xem, khoảng 1 : 10 phải không? Trên đại học cũng khoảng thế nhưng cao hơn tí chút khoảng 1 : 8. Cái mà em thấy khó là vì lượng bài tập cần phải giải quyết quá nhiều [tăng khoảng 5 lần so với cấp III], nên lượng lí thuyết cần thiết cũng tăng theo. Vì thế em thấy không quen thôi.Nguyễn Vĩnh Nam đã viết:anh tú ơi, hồi cấp 3 em học kiểu học sổi, tức là chỉ học tí lí thuyết để còn làm được nhiều dạng thôi anh à, nhưng bi giờ bọn em toàn bị bắt học bản chất, như hôm nay học giới hạn daỹ, ngày xưa lớp em có ông hoàng béo dạy chán không chịu được, chỉ qua loa cho nó lấy lệ, bi giờ mới chết dở, thíe thì bít làm seo bi giờ
_________________
ngày đầu học đại học đúng là không wen, như môn hóa hôm nay em đếm ra học đến tám mấy trang, giáo viên nói chung chỉ giảng những phần thuộc dạng cực khó hiểu, gợi í những phần khá khó hiểu, và các phần nhìn chung là khó hiểu thì các em về nhà tự đọc. ). nói chung sống chết cũng phải học thoai, nhưng mà đến bi giờ lại thấy hơi bí phương pháp, không bít sau này qui luật có giống như các anh dự đoán không đây
Không bít
Biết rồi à, khổ thân. Sáng nay tôi cũng nghỉ 3 tiết đầu. Mà hôm sau nhớ đi môn Kĩ thuật điện nhớ, thầy này hôm trước nghỉ thì hôm sau điểm danh tiếp đấy, nói rồi mà. Còn Tính toán kĩ thuật thì không sợ lắm đâu, thầy trẻ và nhút nhát lắm ) ) , ông ấy dẫn bọn tôi đi thi hồi tháng 4 vừa rồi, tôi biết tỏng.Nguyễn Trung Dũng đã viết:Hôm nay tôi nghỉ một phát, thế là cả hai ông, một ông kiểm tra, một ông gọi tôi lên bảng )
Đúng là hết nạn nọ đến nạn kia.
May mà mình trơ tráo & bản lĩnh, chứ không thì uất mà chết rồi )
co cau day cung yen tam it nhieu,Thoải mái đi, trượt thì thi lại, sợ qué gì. Trước khi học mà đã có cái định kiến trong đầu là môn đấy học vẫn trượt thì tâm lý học đã không tốt rồi, làm sao kết quả tốt được. Mọi người có nhớ trước khi thi đại học áp lực đến thế nào không, nhưng thi xong rồi mới thấy chả việc gì phải thổi phồng nó lên thế cả. Ai mà chả qua, thậm chí đỗ cao ý chứ!