100 Khoa vào đây nào!!

Nguyễn Trung Dũng đã viết:

Ở trường chả có cái đ. gì cả, vì chính trong trường cũng ngập và cây thì đổ chắn cả lối đi. Chẹp, đi đường bị chết máy 4 lần, người chỉ còn một chỗ khô, buổi học có 3 tiết thì muộn xừ nó một tiết. Nhà để xe vắng hoe à, chứng tỏ nghỉ nhiều, yên tâm là không điểm danh đâu (nếu có thì đúng là mất hết tính người).
như ấy vẫn còn may lắm. tớ còn phải dắt xe lội bì bõm cơ, chỉ sợ ướt mất cặp 8-} . Đến muộn có 15 phút mà đã thấy thầy ghi được hết 1 bảng rồi
 
Nguyễn Hương Linh đã viết:
Tui vào ĐTVT nên chỉ chờ phân lớp thôi, ko có điểm phân ngành, hình như chiều thứ 6 là có

Tình cờ vào topic này. Tiện thể cho anh góp vui để mong trẻ đi vài tuổi cái nhỉ!!! :D

He he, welcome em gái vào khoa Điện tử - viễn thông. Năm thứ hai thì anh không rõ chứ từ năm thứ 3 trở đi, một thời kỳ khắc nghiệt nhất trong lịch sử đời sinh viên của em đang đón chờ :D

Thế có còn em nào vào khoa Điện tử - Viễn thông không? Hay là lập hiệp hội cựu học sinh Ams khoa ĐTVT cái nhẩy????

@ Trường Sơn: Tiếc quá, em không chọn khoa ĐTVT, anyway, Cơ khí hàng không cũng hay (Bên ĐTVT có cái ngành mà giờ vẫn chưa xin được tên: Điện tử - hàng không, thế mới đau)

Thấy ở đây có mấy em vào bộ môn cơ điện tử - chắc thuộc khoa cơ khí à??? Anh thấy ổn đấy, tích cực trao đổi nhé. Toàn ngành mình khoái cả :))

Vào năm học mới roài đúng không? Học ổn không mấy em? Giờ rảnh rỗi thất nghiệp qua chát chít với khóa dưới ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ai học Xác suất thống kê rồi cho mình hỏi là dùng giáo trình chung hay là riêng do trường soạn đấy ???

@anh Bình : nếu năm nay mà ĐTVT có lớp ĐTHK thì chưa chắc em đã vào CKHK đâu:D
 
Phan Trường Sơn đã viết:
Ai học Xác suất thống kê rồi cho mình hỏi là dùng giáo trình chung hay là riêng do trường soạn đấy ???

@anh Bình : nếu năm nay mà ĐTVT có lớp ĐTHK thì chưa chắc em đã vào CKHK đâu:D

Hồi bọn anh, giáo trình là chung, quyển gì đó anh cũng không rõ nữa (T/g: Tống Đình Quỳ thì phải)

Ngành điện tử hàng không không có trong danh sách ngành nghề giới thiệu vì nó chưa xin được tên nhưng năm thứ 5, bọn em sẽ phân chuyên đề thì vẫn có chuyên đề này, học về Radar, hệ thống định vị toàn cầu GPS, GLONASS hoặc GALILEO, ATM - Kiểm soát không lưu, ... Đây là ngành hẹp của anh mà ;) . Ngành này cũng hay, thường được thầy giới thiệu sang bên Nội Bài để thực tập và sau đó là thường bọn nó nhận luôn vì ở phía Bắc, lĩnh vực này duy nhất có khoa ĐTVT đào tạo (không tính bọn ĐH Lê Quý Đôn)!
 
À hóa ra ĐTHK là như vậy, thế thì em vẫn vào CKHK thôi:)
Khoa ĐTVT làm gì mà ghê gớm thế anh Bình, em cứ tưởng CK bọn em mới là nặng nhất chứ.
 
Phan Trường Sơn đã viết:
À hóa ra ĐTHK là như vậy, thế thì em vẫn vào CKHK thôi:)
Khoa ĐTVT làm gì mà ghê gớm thế anh Bình, em cứ tưởng CK bọn em mới là nặng nhất chứ.

Hic, mỗi khoa mỗi thế mạnh em ạ. Theo anh được biết, Cơ khí hàng không được Pháp đầu tư, chắc chất lượng đào tạo tốt. Hơn nữa, nếu thiên mạnh về lĩnh vực hàng không thì nên vào cơ khí.

ĐTVT cũng không có gì là ghê gớm đâu. Ai yêu thích ngành của mình hoặc học khoa nào đó đều có tinh thần "tự tôn" khá cao nhưng chung nhất vẫn là tinh thần bách khoa. Anyway, học ngành nào cũng thế thôi, miễn là yêu thích, tâm huyết là được, không nhất thiết cứ phải theo mốt CNTT, Tự động hóa, ... nhẩy ;)
 
anh Bình đã viết:
Thấy ở đây có mấy em vào bộ môn cơ điện tử - chắc thuộc khoa cơ khí à??? Anh thấy ổn đấy, tích cực trao đổi nhé. Toàn ngành mình khoái cả
anh Bình đã viết:
Theo anh được biết, Cơ khí hàng không được Pháp đầu tư, chắc chất lượng đào tạo tốt
Cơ điện tử (cơ điện - vào là tử luôn) có được chỗ nào đầu tư không anh? :D
Cho em hỏi luôn, cơ khí đại cương là cái môn kiểu gì mà toàn học những cái trời ơi đất hỡi ở đâu thế 1- toàn lí thuyết 2- chẳng biết dùng để làm cái gì
 
@anh Bình : ý em là em tưởng khoa CK học nặng và mệt hơn ĐTVT nhiều chứ ???

@Dũng : ông xem hộ tôi cái giáo trình XSTK đi !!!
 
Nguyễn Trung Dũng đã viết:
Cơ điện tử (cơ điện - vào là tử luôn) có được chỗ nào đầu tư không anh? :D
Cho em hỏi luôn, cơ khí đại cương là cái môn kiểu gì mà toàn học những cái trời ơi đất hỡi ở đâu thế 1- toàn lí thuyết 2- chẳng biết dùng để làm cái gì

Cơ điện tử là thuật ngữ mới "thâm nhập" vào VN, hồi khoảng năm 2002-2003, các nhà giáo dục, khoa học kỹ thuật còn tranh luận chán về chương trình đào tạo cơ điện tử. Giờ vẫn chưa ngã ngũ nên mỗi trường mỗi kiểu đào tạo, ở BK thì anh không biết thế nào nhưng dạo này có tiếng phết. Trong cuộc thi Robocon (Cuộc thi Robot mà VTV2 hay nói và tường thuật trực tiếp ý) thì có 3 đại gia lớn, thường là ứng viên vô địch BK và là ứng viên hạt giống của miền Bắc là: Bô môn Cơ điện tử (trước là Cơ tin kỹ thuật), Khoa Điện (2 bộ môn chính là tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, điều khiển tự động) và khoa Điện tử - Viễn thông.

Nếu là SV ngành cơ điện tử, em nên đặt mua tạp chí Tự động hóa ngày này (ra 15 hàng tháng, khoảng 17 là hiệu sách BK phía đường giải phóng, gần cổng Parabol có bán). Còn cơ điện tử có được đầu tư không thì anh không rõ vì không ở trong ngành này, anh tự tìm hiểu thôi :D

@Sơn và các bạn khác thuộc khoa cơ khí: Ở hiệu sách này, cũng có tạp chí CƠ KHÍ, anh thấy cũng hay và nhiều thông tin bổ ích, em có thể tìm đó

Môn: Cơ khí đại cương

Hồi anh học, nó là ác mộng, học thì lắm, rắc rối khó hiểu mà thi lại trắc nghiệm, anh không rõ bây giờ thì thế nào????

Anh nhớ mang máng thôi vì không phải môn cơ sở của ngành anh đang học. Anh cứ tóm tắt qua để bọn em thấy nó học những cái gì. Còn kinh nghiệm thi cử, khi nào đến thì anh em ta tiếp tục đàm đạo để ôn tập kiến thức :))

Nó cung cấp kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất và gia công các chi tiết cơ khí (phần sơ đồ chắc các thầy cũng cung cấp cho bọn em)

luyện kim (KL Đen, KL Màu) --> chế tạo phôi --> Gia công cơ --> Gia công nhiệt --> Chi tiết (thành phẩm cuối cùng)

Bọn anh không học gia công cơ, gia công nhiệt!

Đầu tiên học về kim loại học. Đầu tiên là các tính chất của KL như cơ tính (Độ bền, độ cứng, độ dẻo, độ dai), lý tính, hóa tính. Sau đó, đại loại là phải biết thế nào là hợp kim, gang (gang dẻo, gang biến tính,...), thép (thép carbon, thép hợp kim,...) gang và thép khác nhau thế nào, thành phần của mỗi loại ra sao (câu hỏi trắc nghiệm có đấy!).
Rồi phải nắm bắt được ký hiệu mỗi loại, từ kí hiệu mà suy ra được tính chất, thành phần, ... Ghét cái là các ký hiệu này toàn sử dụng bảng chữ cái tiếng Nga (hồi xưa LX giỏi nhất cái trò này)

Tiếp là cái trò Nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện, ... (Cái này chủ yếu định nghĩa và phân loại phương pháp). Học ít nhưng rắc rối, khó nhớ!

Đoạn sau, học về quy trình công nghệ chế tạo phôi, là quy trình thứ 2 sau luyện kim. Nó cung cấp quy trình công nghệ để tạo ra phôi bằng 3 phương pháp: Đúc, Rèn, Hàn.

- Với phôi Đúc thì anh nhớ chỉ có đúc trong khuôn cát, ngoài ra có đúc trong khuôn KL, đúc áp lực, đúc ly tâm, ... nhưng không đề cập nhiều do đúc trong khuôn cát được sử dụng chủ yếu.

- Với phôi Rèn-dập thì được học các phương pháp gia công áp lực như cán, kéo, ép KL và các phương pháp rèn như rèn tự do, rèn khuôn, dập tấm, ...

- Với phôi hàn thì có hàn hồ quang điện (Bọn Đê La Thành toàn xài cái này, nó hay vác theo một cái cục rất to là biến áp Hàn). Công nghệ này cần những thiết bị gì, que hàn chế tạo thế nào, ...

Với mỗi loại công nghệ nó thường nêu ra quy trình công nghệ thế nào, gồm bao nhiêu công đoạn để ra được phôi. Với mỗi công đoạn gồm bao nhiêu nguyên công, yêu cầu và mục đích của mỗi công đoạn là gì để đảm bảo phôi thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Tóm lược sơ qua thế, đi thi anh nhớ là trắc nghiệm, hỏi rất linh tinh và lung tung, cái gì nó cũng hỏi, có cái không được học cũng hỏi. Cái này, phù hợp với dân cơ khí hơn còn các dân khác, không phù hợp lắm nhưng có ích một chút vì sau này, khi ra làm nếu nắm bắt được công nghệ gia công chi tiết cơ khí thì cũng sẽ có lợi.

Ví dụ (cho dân cơ điện tử), họ muốn em làm một hệ thống lăn que hàn trong công nghệ chế tạo que hàn, em phải biết que hàn nó được chế tạo như thế nào, gồm những thành phần gì, công đoạn lăn que hàn yêu cầu những gì, hệ thống phải đảm bảo các tham số công nghệ của quy trình lăn que hàn để sản phẩm đạt chất lượng tốt. Nhờ đó, em sẽ thiết kế được thuật toán điều khiển tốt và nếu có điều kiện, còn làm được cả dây chuyền lăn que hàn thì tốt quá :D

Nếu nắm bắt được công nghệ, em cũng có thể nhảy vào sửa chữa nếu chẳng may hệ thống bị tịt, mất nhiều thời gian nhưng lương bổng cũng khá vì bọn nhà máy ít thích nuôi chuyên gia (Chi phí nuôi khá cao, như bọn Pháp là khoảng 300-500 EU một ngày sang VN sửa chữa hệ thống)!

Huyên thuyên nhiều roài, các em cứ học đi, thi rồi khắc qua hết ý mà :))
 
Phan Trường Sơn đã viết:
@anh Bình : ý em là em tưởng khoa CK học nặng và mệt hơn ĐTVT nhiều chứ ???

So sánh thế thì khập khiễng lắm, không thể quy khoa này học nặng hơn khoa kia được vì mỗi khoa có cái nặng và khó riêng. Học ngành ĐTVT cũng nặng nếu em muốn thành một chuyên gia xuất sắc. Cũng như vậy, học cơ khí cũng nặng nếu em muốn trở thành một chuyên gia giỏi.

Cũng không thể nói bọn CNTT học nhẹ được hay bảo Ngành hóa học nặng hơn dệt may thời trang.

Điều đó thật khó so sánh nhưng một niềm đáng tự hào là biểu tượng của BK là biểu tượng của ngành cơ khí.
 
anh Bình đã viết:
luyện kim (KL Đen, KL Màu) --> chế tạo phôi --> Gia công cơ --> Gia công nhiệt --> Chi tiết (thành phẩm cuối cùng)

Bọn anh không học gia công cơ, gia công nhiệt!

Đầu tiên học về kim loại học. Đầu tiên là các tính chất của KL như cơ tính (Độ bền, độ cứng, độ dẻo, độ dai), lý tính, hóa tính. Sau đó, đại loại là phải biết thế nào là hợp kim, gang (gang dẻo, gang biến tính,...), thép (thép carbon, thép hợp kim,...) gang và thép khác nhau thế nào, thành phần của mỗi loại ra sao (câu hỏi trắc nghiệm có đấy!).
Rồi phải nắm bắt được ký hiệu mỗi loại, từ kí hiệu mà suy ra được tính chất, thành phần, ... Ghét cái là các ký hiệu này toàn sử dụng bảng chữ cái tiếng Nga (hồi xưa LX giỏi nhất cái trò này)

Tiếp là cái trò Nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện, ... (Cái này chủ yếu định nghĩa và phân loại phương pháp). Học ít nhưng rắc rối, khó nhớ!

Đoạn sau, học về quy trình công nghệ chế tạo phôi, là quy trình thứ 2 sau luyện kim. Nó cung cấp quy trình công nghệ để tạo ra phôi bằng 3 phương pháp: Đúc, Rèn, Hàn.

- Với phôi Đúc thì anh nhớ chỉ có đúc trong khuôn cát, ngoài ra có đúc trong khuôn KL, đúc áp lực, đúc ly tâm, ... nhưng không đề cập nhiều do đúc trong khuôn cát được sử dụng chủ yếu.

- Với phôi Rèn-dập thì được học các phương pháp gia công áp lực như cán, kéo, ép KL và các phương pháp rèn như rèn tự do, rèn khuôn, dập tấm, ...

- Với phôi hàn thì có hàn hồ quang điện (Bọn Đê La Thành toàn xài cái này, nó hay vác theo một cái cục rất to là biến áp Hàn). Công nghệ này cần những thiết bị gì, que hàn chế tạo thế nào, ...

Với mỗi loại công nghệ nó thường nêu ra quy trình công nghệ thế nào, gồm bao nhiêu công đoạn để ra được phôi. Với mỗi công đoạn gồm bao nhiêu nguyên công, yêu cầu và mục đích của mỗi công đoạn là gì để đảm bảo phôi thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Lê Bình tiên sinh ngồi lướt web mà vẫn nhớ được một mớ lời thánh hiền để xuất ra như vầy. Khâm phục, khâm phục.
 
anh Bình đã viết:
một niềm đáng tự hào là biểu tượng của BK là biểu tượng của ngành cơ khí.
Cũng là biểu tượng của thời kì hợp tác hóa sản xuất và xây dựng xã hội chủ nghĩa... luôn hả anh :D
 
Nguyễn Trung Dũng đã viết:
Cũng là biểu tượng của thời kì hợp tác hóa sản xuất và xây dựng xã hội chủ nghĩa... luôn hả anh :D

Hờ hờ, cũng có thể coi là như vậy. Hehe, anh nghe nói là đang có trò tuyển chọn logo mới cho BK. Không biết thay hình gì ???
 
@ Lê Bình tiên sinh:
Theo như lời anh nói thì cái môn Cơ khí đại cương đó có thể xem như là một môn học thuộc lòng phải không?

Thôi sang phần thực tế hơn anh ạ: anh có thể cho biết để thi cử hiệu quả cao (và đương nhiên là tiết kiệm thời gian + công sức) thì phải học phần nào trong quyển sách, học như thế nào và học vào thời điểm nào không? 15 giây bắt đầu :p
 
Nguyễn Trung Dũng đã viết:
@ Lê Bình tiên sinh:
Theo như lời anh nói thì cái môn Cơ khí đại cương đó có thể xem như là một môn học thuộc lòng phải không?

Thôi sang phần thực tế hơn anh ạ: anh có thể cho biết để thi cử hiệu quả cao (và đương nhiên là tiết kiệm thời gian + công sức) thì phải học phần nào trong quyển sách, học như thế nào và học vào thời điểm nào không? 15 giây bắt đầu :p

Anh đang dỗi hơi thất nghiệp vào post lung tung, không ngờ được phong tiên sinh :D Anh lôi vở cơ khí đại cương, đọc phần tóm tắt của anh làm hồi còn học, post lên cho bọn em cái nhìn toàn cảnh môn học thôi.

OK, phần thực tế:
Anh đã thi môn này cách đây 3.5 năm, khó mà nhớ chính xác (hồi đó được 7 điểm). Kinh nghiệm nhé:
- Thi trắc nghiệm, khó mà nói là nên học phần nào trong vở tập trung. Anh hay ra hàng phô tô C11-C12 (Bây giờ nó gọi là D mấy anh cũng không rõ - Gần bọn khối D nó học ý) mua đề về thịt. Nói chung, nguyên tắc ra đề thi trắc nghiệm là có ngân hàng câu hỏi sẵn, xáo trộn lung tung cả câu hỏi lẫn câu trả lời nên đề thì có vẻ phong phú nhưng thực ra vẫn thế (Thằng bạn anh làm đề tài này, thấy nó nói thế). Bọn em cách kỳ thi khoảng 1 tuần, bắt đầu mua đề và thịt. Đảm bảo với bọn em chắc chắn không thể thi lại nếu làm tốt và nhớ dai :D

Còn điểm cao thì phải chờ may mắn ;)

Đó là cách bọn anh đối phó với thi trắc nghiệm cho tất cả các môn có đề thi trắc nghiệm. Ngoài ra còn cái trò liên thủ mỗi thằng một phần nắm cho thật chắc rồi trước ngày thi 3 ngày, tập trung lại bắt đầu hội nghị bàn tròn chửi bới nhau. Cái này nhớ dai và cũng ổn nhưng phải có bè :D
 
Cơ khí đại cương thi trắc nghiệm, 1 câu có thể có nhiều đáp án đúng, câu sai trừ điểm bằng 1 câu đúng, xem ra còn khốn nạn trên tài CNXH năm ngoái rùi
 
Hương Linh đã viết:
Cơ khí đại cương thi trắc nghiệm, 1 câu có thể có nhiều đáp án đúng, câu sai trừ điểm bằng 1 câu đúng, xem ra còn khốn nạn trên tài CNXH năm ngoái rùi

Tớ vừa xem qua cái đề Cơ khí đại cương. Tình hình đúng là chẳng có gì để mà lạc quan cả. Các câu hỏi đều thuộc loại: thuộc bài thì 10 điểm, không thuộc thì chơi xổ số. Chẳng có cái gì để mà "tư duy" hay "cân nhắc" cả :))
 
Nguyễn Hương Linh đã viết:
Cơ khí đại cương thi trắc nghiệm, 1 câu có thể có nhiều đáp án đúng, câu sai trừ điểm bằng 1 câu đúng, xem ra còn khốn nạn trên tài CNXH năm ngoái rùi

Thế này thì bằng giết nhau rồi còn gì.
 
Back
Bên trên