10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới

Trần Quang Sơn
(quangson)

New Member
Tớ vẫn nghe nói đến 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới trong đó Việt Nam có hai vị tướng tài là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp.
Câu hỏi của tớ là:
-So sánh tài của Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo với các vị tướng khác của thế giới.
-Kết quả này do tổ chức nào công nhận?
 
Tháng 2 năm 1984, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã xét phong 10 vị tướng tài của thế giới, chọn trong 98 vị từ cổ đại đến hiện đại. Chân dung 10 vị tướng được đung tượng vàng vàng và đặt trang trọng ở Viện bảo tàng lớn nhất Luân Đôn.

Việt Nam vinh dự là nước có có hai người con ưu tú, đó là An hùng dân tộc Trần Hưng Đạo- Đại vương Trần Quốc Tuấn (cháu của vua Trần Thái Tông) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thời kỳ Cổ đại:

1. Alexandre III le Grand: Hy Lạp (356- 323 TCN). Chúa tể của thế giới phương Đông. Số phiếu bầu chọn 100%.
2. Haniban: Hy Lạp (247- 183 TCN). Người hùng thời cổ đại Hy Lạp. Số phiếu bầu chọn 100%.
3. Xêza (César): La Mã (100- 44 TCN). Người sáng lập nền quân chủ đầu tiên ở La Mã. Số phiếu bầu chọn 100%.

Thời Trung đại:

4. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn: Việt Nam (1213- 1300). Anh hùng bểu thế gian. Số phiếu bầu chọn 100%. Ông là người đầu tiên ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đạo quân thiện chiến nhất thế giới thế kỷ XIII.
(Trong nhiều phiếu có gi cú thêm, Hưng Đạo Đại vương Trần Quôc Tuấn là người đã đánh thắng kẻ hù mạnh nhất thế giới thời đó- quân Nguên Mông, đánh thắng Thành Cát Tư Hãn).

Thời kỳ Dân chủ tư sản:

5. Kromoen: Huân tước bảo quốc Cromwel (1599- 1658): Anh. Số phiếu bầu chọn 70%. Người chiến thắng nền quân chủ, giáo hoàng và quý tộc nước Anh.
6. Phơ- rê- đê- rích Đại đế: Phổ (1712- 1786). Công dân nước Phổ vĩ đại, mộ hoàng đế văn võ song toàn của Châu âu theế kỷ XVIII. Số phiếu bầu chọn 71%.

Thời kỳ Cận đại:

7. Napoleon Đệ nhất: Hoàng đế Pháp (1804- 1815). Sinh ngày 15/8/1769, mất ngày 5/5/1821. Số phiếu bầu chọn 100%.
8. Mikhain Ilariơnôvích Kutudốp (1745- 1813). Nguyên soái Nga, người chiến thắng Napoleon (Pháp). Số phiếu bầu chọn 72%.

Thời kỳ Hiện đại:

9. Ghêoóghi Giucốp: Nguyên soái Nga (1896- 1974). Tướng quân của những mặt trận nóng bỏng nhất giaiải phòng Châu âu, tiêu diệt chủ nghĩa Pháp xít. Số phiếu bầu chọn 100%.

10. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Việt Nam. Sinh năm 1911 tại Quảng Bình. Ông là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
 
Tháng 2 năm 1984, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã xét phong 10 vị tướng tài của thế giới, chọn trong 98 vị từ cổ đại đến hiện đại. Chân dung 10 vị tướng được đung tượng vàng vàng và đặt trang trọng ở Viện bảo tàng lớn nhất Luân Đôn.

Chưa bao giờ có cuộc bình chọn này, bác Nguyễn Lân Dũng đã phải lên TV đính chính rồi.
 
bác Giáp nhà mình thì quá là kiệt xuất rồi. Trận Điện Biên Phủ là trận đánh vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự thế giới hiện đại nên bác Giáp đương nhiên cũng phải là vị tướng vĩ đại nhất của thế kỉ 20.
Hồi trước phái đoàn ngoại giao Việt Nam sang kí hiệp định Pari, bọn Pháp bày tỏ lòng ngưỡng mộ với tướng Giáp nhưng vẫn không quên tôn vinh Napoleon của bọn nó, đại khái bảo là tướng Giáp của bọn mày tài năng có thể sánh ngang Napoleon của bọn tao. Các bác nhà mình tủm tỉm đáp lại chúng nó: "Vâng nhưng tướng Giáp của chúng tôi thì chưa thua trận nào" :))
Napoleon thì thua 2 trận, 1 trận ở Nga thua Kutudốp, 1 trận Waterloo bị thua liên quân Anh-Áo-Phổ, làm sao bì được với bác Giáp trăm trận trăm thắng :))
VN mình còn 1 ông nữa đánh nhau rất giỏi là Nguyễn Huệ, đánh cho bọn Thái(hồi đấy là nước Xiêm) trận Rạch Gầm-Xoài Mút chết không còn mảnh giáp, đánh cho Tôn Sĩ Nghị xanh mặt chạy về nước, quân sĩ còn lại một mống, coi Càn Long chả là cái gì, không gả công chúa cho Nguyễn Huệ chắc mình đã sang chiếm thêm cả cái tỉnh của nó :)) Ông Quang Trung này thì cũng trăm trận trăm thắng ;))
 
Thời Trung đại:

4. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn:
(Trong nhiều phiếu có gi cú thêm, Hưng Đạo Đại vương Trần Quôc Tuấn là người đã đánh thắng kẻ hù mạnh nhất thế giới thời đó- quân Nguên Mông, đánh thắng Thành Cát Tư Hãn).

Loạn ngôn, Trần Hưng Đạo đánh thắng Thành Cát Tư Hãn thế nào được? 8-|,Thành Cát Tư Hãn chết từ năm 1227, lúc đấy có khi Trần Hưng Đạo mới chỉ là một đứa bé con
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ đọc tài liệu của Sparknotes bảo tuy rằng trận Điện Biên Phủ chúng ta thắng lợi nhưng quân đội của chúng ta hy sinh anh dũng nhiều hơn!
Thế Nguyễn Lân Dũng đính chính như thế nào?
 
đơn giản thôi mà :)
mình dùng human waves thì hi sinh nhiều là đúng.

Chiến thắng có phải là chỉ xét trên quân số đâu. Nói một cách tích cực thì tướng Giáp đã tận dụng thành công lợi thế quân số :))
 
VN mình còn 1 ông nữa đánh nhau rất giỏi là Nguyễn Huệ, đánh cho bọn Thái(hồi đấy là nước Xiêm) trận Rạch Gầm-Xoài Mút chết không còn mảnh giáp, đánh cho Tôn Sĩ Nghị xanh mặt chạy về nước, quân sĩ còn lại một mống, coi Càn Long chả là cái gì, không gả công chúa cho Nguyễn Huệ chắc mình đã sang chiếm thêm cả cái tỉnh của nó :)) Ông Quang Trung này thì cũng trăm trận trăm thắng ;))

Cái này em nghe ko đc dễ đồng ý cho lắm đâu àh nha ;)) ;))
 
đơn giản thôi mà :)
mình dùng human waves thì hi sinh nhiều là đúng.

Chiến thắng có phải là chỉ xét trên quân số đâu. Nói một cách tích cực thì tướng Giáp đã tận dụng thành công lợi thế quân số :))

Suốt ngày human wave :)|
Ai ở đây có thể nói được đặc điểm của 1 trận đánh công đồn ở ĐBP :)|
 
quái, sao em thấy 10 vị tướng tài ko có Thành Cát Tư Hãn ạ ?:D:-/
 
đơn giản thôi mà :)
mình dùng human waves thì hi sinh nhiều là đúng.

mình chết nhiều hơn, sách sử VN bao giờ cũng giấu số liệu. Số địch chết thì rất cụ thể nhưng số ta chết thì rất chung chung :)) Mậu thân 1968 thách tìm được số chết của ta đấy 8-}
chiến lược biển người là 2 ông tướng Trung Quốc, nhất là ông Vi Quốc Thanh sang cố vấn cho ta chơi thế đấy ạ. Ỷ đông nhưng chơi kiểu đấy mà đánh ở ĐBP thì chết chắc vì trận địa pháo của Pháp quá lợi hại, do một vị tướng pháo binh người Pháp giỏi nhất thế giới lúc bấy giờ bố trí.
Bác Giáp lúc đầu nghe theo Vi đại nhân nhưng về sau suy đi tính lại phải thay đổi cách đánh theo ý mình. Từ "đánh nhanh tiến nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc", bố trí lại trận địa pháo, chiếm các điểm cao, thì mới thay đổi được tình thế.
Nói chung người Pháp và người Mĩ mà đã nói "Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm" thì họ cũng có cái lí của mình, dễ đánh thì nói làm gì. Bởi thế nên thế giới mới ngả mũ trước tướng Giáp.
Btw, thất bại trong một trận chiến không phải mất nhiều hay ít quân mà ở chỗ có đạt được mục tiêu mình đã đề ra hay không :)
 
Cái bình chọn 10 vị tướng soái kia thấy lâu lắm rồi. :-? Nhưng chưa thấy đính chính. :-?
Btw, Hưng Đạo Vương Trần QUốc TUấn đánh quân Nguyên là lần đầu đánh thắng Ngột Lương hợp thai, 2 lần sau là Thoát Hoan :-? Vua Nguyên trong lần xâm lược thứ 1 là Môngke, 2 lần sau là Khubilai. (Hốt tất liệt)

Có cái bộ sách thập đại tùng thư cũng có phần 10 đại tướng thế giới, trong đó không có Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp. Cũng không có THiết mộc chân. :| nhưng lại có nhiều người trong đại chiến II. Phe Phatxit thì có Yamamoto Isoroku,Erwin rommel. Phe đồng minh thì có Zhukov
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Suốt ngày human wave :)|
Ai ở đây có thể nói được đặc điểm của 1 trận đánh công đồn ở ĐBP :)|

Em không giấu dốt đâu, theo em là thế này:
- Đầu tiên là pháo bắn dồn dập để đẩy địch vào lô cốt.
- Sau đó là ta xông từ chiến hào lên đánh.
- Nếu nó đánh lại mạnh quá thì mình lui. NÓ có dùng pháo bắn zero elevation để quét ng` mình đúng ko anh?
- Còn không thì chiếm được vị trí.

>> Cái này là em chỉ phân tích từ WW1 ra thôi, nếu sai mong anh chỉ bảo. Nhưng thực sự em không thích một tí nào cái mặt :)| của anh đâu.

mình chết nhiều hơn, sách sử VN bao giờ cũng giấu số liệu. Số địch chết thì rất cụ thể nhưng số ta chết thì rất chung chung :)) Mậu thân 1968 thách tìm được số chết của ta đấy 8-}
chiến lược biển người là 2 ông tướng Trung Quốc, nhất là ông Vi Quốc Thanh sang cố vấn cho ta chơi thế đấy ạ. Ỷ đông nhưng chơi kiểu đấy mà đánh ở ĐBP thì chết chắc vì trận địa pháo của Pháp quá lợi hại, do một vị tướng pháo binh người Pháp giỏi nhất thế giới lúc bấy giờ bố trí.
Bác Giáp lúc đầu nghe theo Vi đại nhân nhưng về sau suy đi tính lại phải thay đổi cách đánh theo ý mình. Từ "đánh nhanh tiến nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc", bố trí lại trận địa pháo, chiếm các điểm cao, thì mới thay đổi được tình thế.
Nói chung người Pháp và người Mĩ mà đã nói "Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm" thì họ cũng có cái lí của mình, dễ đánh thì nói làm gì. Bởi thế nên thế giới mới ngả mũ trước tướng Giáp.
Btw, thất bại trong một trận chiến không phải mất nhiều hay ít quân mà ở chỗ có đạt được mục tiêu mình đã đề ra hay không :)


Em đọc trong quyển gì mà hồi ký tướng Navarre thấy quân mình đông hơn cả về chất lẫn lượng, hơn cả về supply, có đúng ko anh?
 
nghe nói Tướng Giáp sang châu Phi thăm ngoại giao, người ta còn quỳ đón ở sân bay cơ mà :O
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mình chết nhiều hơn, sách sử VN bao giờ cũng giấu số liệu. Số địch chết thì rất cụ thể nhưng số ta chết thì rất chung chung :)) Mậu thân 1968 thách tìm được số chết của ta đấy 8-}

Chú muốn thách cái gì?

chiến lược biển người là 2 ông tướng Trung Quốc, nhất là ông Vi Quốc Thanh sang cố vấn cho ta chơi thế đấy ạ. Ỷ đông nhưng chơi kiểu đấy mà đánh ở ĐBP thì chết chắc vì trận địa pháo của Pháp quá lợi hại, do một vị tướng pháo binh người Pháp giỏi nhất thế giới lúc bấy giờ bố trí.
Bác Giáp lúc đầu nghe theo Vi đại nhân nhưng về sau suy đi tính lại phải thay đổi cách đánh theo ý mình. Từ "đánh nhanh tiến nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc", bố trí lại trận địa pháo, chiếm các điểm cao, thì mới thay đổi được tình thế.
Nói chung người Pháp và người Mĩ mà đã nói "Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm" thì họ cũng có cái lí của mình, dễ đánh thì nói làm gì. Bởi thế nên thế giới mới ngả mũ trước tướng Giáp.

Human wave là chiến thuật (tactic) chứ không phải chiến lược (strategy).

"Đánh nhanh thắng nhanh" và "đánh chắc tiến chắc" là cách đánh ở cấp chiến dịch chứ không phải ở cấp chiến thuật.

Tay chỉ huy pháo Pháp chưa phải là tướng và cũng chả phải giỏi nhất thế giới.

Btw, thất bại trong một trận chiến không phải mất nhiều hay ít quân mà ở chỗ có đạt được mục tiêu mình đã đề ra hay không :)

Nói câu này thì được.
 
Em không giấu dốt đâu, theo em là thế này:
- Đầu tiên là pháo bắn dồn dập để đẩy địch vào lô cốt.
- Sau đó là ta xông từ chiến hào lên đánh.
- Nếu nó đánh lại mạnh quá thì mình lui. NÓ có dùng pháo bắn zero elevation để quét ng` mình đúng ko anh?
- Còn không thì chiếm được vị trí.

>> Cái này là em chỉ phân tích từ WW1 ra thôi, nếu sai mong anh chỉ bảo. Nhưng thực sự em không thích một tí nào cái mặt :)| của anh đâu.

Không sai nhưng không đủ. Muốn hiểu được sự khác nhau giữa các chiến thuật tiến công cần tìm hiểu các yếu tố:

- Đặc điểm hệ thống phòng ngự: địa hình, công sự, vật cản, đường cơ động....

- Đặc điểm lực lượng phòng ngự: quân số, trang bị, khả năng hiệp đồng với các đơn vị khác....

- Đặc điểm lực lượng tiến công: quân số, trang bị, cách thức tổ chức và giao nhiệm vụ các thành phần trong tiến công....

- Đặc điểm cách thức tiến công: bố trí đội hình, tiếp cận, mở cửa, đột kích....

Về cơ bản, các trận đánh ở ĐBP không phải chiến thuật "biển người" (human wave).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nghe nói Tướng Giáp sang châu Phi thăm ngoại giao, người ta còn quỳ đón ở sân bay cơ mà :O

;)) biết đâu nghi lễ của người ta quỳ thay bắt tay ;))
;)) kiểu h Thủ tướng mình đi đâu bọn nó có phong tục cởi quần để tỏ lòng kính trọng chẳng hạn :))


Không sai nhưng không đủ. Muốn hiểu được sự khác nhau giữa các chiến thuật tiến công cần tìm hiểu các yếu tố:

- Đặc điểm hệ thống phòng ngự: địa hình, công sự, vật cản, đường cơ động....

- Đặc điểm lực lượng phòng ngự: quân số, trang bị, khả năng hiệp đồng với các đơn vị khác....

- Đặc điểm lực lượng tiến công: quân số, trang bị, cách thức tổ chức và giao nhiệm vụ các thành phần trong tiến công....

- Đặc điểm cách thức tiến công: bố trí đội hình, tiếp cận, mở cửa, đột kích....

Về cơ bản, các trận đánh ở ĐBP không phải chiến thuật "biển người" (human wave).

Anh nói cụ thể lấy trận ĐBP ra được không ạ? Coi như là một bài phân tích mẫu luôn.
 
Mượn cái hình bên TTVN cho nó dễ hình dung.

Doclap.jpg


Giờ thì, với hệ thống vật cản như thế này, 5-7 lớp rào thép gai + bãi mìn, chiều sâu 100-200m bao bọc toàn bộ cứ điểm, mà đánh theo kiểu biển người thì thế nào. Lớp lớp dàn hàng ngang chìa ngực hứng đạn, đạp lên dây thép gai, dẫm lên mìn mà xung phong? Cái đó chỉ có trong trí tưởng tượng của đám nhà văn nhà báo mà thôi. Những người chỉ huy thật sự, dù thuộc quốc tịch nào cũng không đủ thông minh để làm thế.

Muốn tiến công, người ta chỉ có thể đột phá trên 1 điểm. Mở đầu bằng việc dùng bộc phá mở ra một lối đi xuyên qua các lớp vật cản. Vì không ai đủ bộc phá mà dọn hết được vật cản, cửa mở này chỉ rộng vài mét. Và đương nhiên, với diện tích hẹp như vậy, không ai dại gì mà xung phong theo kiểu biển người. Đội hình xung phong chỉ gồm 1 hoặc 2 hàng dọc, nối tiếp nhau tiến vào và tỏa sâu vào trung tâm cứ điểm.

Để tóm lại, mời đọc phát biểu của 1 CCB ở ĐBP:

.....
Ở Điện Biên, bộ đội ta đã đào hàng trăm kilômét giao thông hào. Từ những chiến hào có những mũi chĩa thẳng vào hướng lô cốt giặc. Trong tất cả các trận đánh từ Him Lam, A1 đến lúc bắt sống Đờ Cát-tri bộ đội ta tấn công theo đội hình hàng dọc.

Từ chiến hào mở đường máu qua các bãi mìn lớp lớp rào kẽm gai, tạo thành những mũi xung phong tấn công kinh hoàng tiêu diệt địch. Cách đánh sấm sét ấy thể hiện phương châm tác chiến “Đánh chắc tiến chắc” – tư duy thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp!

Chúng ta không đánh theo kiểu “ào ạt xông lên” bằng đội hình hàng ngang dày đặc thường gọi là “chiến thuật biển người”; như trong phim đã nhiều lần thể hiện. Nếu đánh theo kiểu dàn hàng ngang xông lên thì không thể vượt qua những bãi rào kẽm gai và mìn dài hàng trăm mét. Chúng ta sẽ làm “bia sống” cho pháo binh và các loại hỏa lực của địch sát thương, chắc chắn không có chiến thắng lẫy lừng Điện Biên.
.....


http://www.sggp.org.vn/phimsachnhac/nam2004/thang8/14236/
 
Thik nhất cáo sa mạc Romel, trong chiến dịch Bắc Phi dùng một lực lượng thua kém rất nhiều mà đánh bại quân đồng minh :D .Ông này mà ko xuất hiện trong danh sách 10 vị tướng tài nhất thì đúng là sai lầm

Bọn phatxit ĐỨc có cái kiểu dùng sức mạnh của mình mình đòi chống lại cả Anh Mĩ cả LXo lạii cả dân quân du kích từ Hà Lan, Pháp, Bỉ... thì cuối cùng cũng kiệt quệ thôi. :|

Phatxit Ý ăn theo vai trò mờ nhạt. :-<
 
Tướng giỏi thì thiếu gì.
Vấn đề là ông ấy dùng cái giỏi của mình để làm cái gì ấy chứ.:))

Nhưng mà ko có Thành Cát Tư Hãn thì đúng là bôi bác quá.:| Khutuzov thì có gì đâu.:)|
 
Back
Bên trên