10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới

Tại sao nói Trần Hưng Đạo là tổ sư nghiệp võ của Việt Nam?
 
Hưng Đạo Vương là người đã phát minh ra cách đánh "lấy đoản binh chế trường trận" vô cùng nổi tiếng, cộng với cả "nhân trận" (thế trận hình người) nên mới chiến thắng được quân Mông Nguyên.
Nói rõ thêm: đoản binh tức là bộ binh chống lại trường trận là kị binh. Do địa hinh nước mình ko bằng phẳng lắm nên dùng chiến thuật này rất có lợi. Thực ra chiến thuật này đã được Mitiades là một vị tướng vĩ đại của Hi Lạp cổ đại đề ra và dùng nó để chiến thắng quân Ba Tư trong trận chiến lừng danh Maraton.
Nhưng chỉ có một vĩ tướng thật sự tài năng mới có thể chiến thắng được quân đội Mông Nguyên và Trần Quốc Tuấn là một vị tướng như thế.
 
Hiểu thế này thì hỏng hết bánh kẹo.

"Nhân trận" phải hiểu là "thế trận chiến tranh nhân dân" chứ "thế trận hình người" là cái gì, chả nhẽ đội hình 1 đầu, 2 tay, 2 (hay 3) chân
icon_smile_big.gif


Nếu chỉ đơn thuần là lấy bộ chống kỵ thì nó chả phải chiến thuật, chiến lược hay chiến gì hết. Cánh đánh của bộ binh Hy Lạp ở Marathon cũng khác xa cách đánh của Đại Việt trong các trận chống Nguyên. "Dĩ đoản chế trường" phải hiểu rộng hơn là tránh sở trường của địch và phát huy sở trường của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hưng Đạo Vương là tướng vĩ đại một phần vì có "Binh thư yếu lược".
Nhưng mà quyển đấy mất xừ nó rồi, quyển hiện nay chả ai chắc là của ông không.
Mà ông ấy vĩ đại ở nhiều cái khác: Bỏ qua hiềm khích gia đình, tiến lui đúng lúc, học Ngô Quyền đánh trận Bạch Đằng 1 cách sáng tạo.
Kết quả là 2 lần Nguyên Mông thua toé khói.:))
Thế là vĩ đại, chứ chả cần phải nghĩ ra xe tăng, tầu ngầm là vĩ đại.
Giống như các nhà khoa học, có 1 bài báo nhỏ về 1 ý tưởng thôi cũng đc giải Nobel rồi, còn cái thằng phát triển nó thành công nghệ này công nghệ nọ, được cục $ là cùng.:-j
 
VN thời nay có nhiều tướng lắm

Có ai dc. xếp trong top 100 ko nhỉ :)
 
Em nói thế trận hình người cũng có ý là nói đến chiến tranh nhân dân ấy chứ ko phải nói đến đội hình đâu. Tại ko viết hết nên anh hiểu nhầm ý.
Tất nhiên là cách đánh của quân Hi Lạp trong trận Maraton khác với cách đánh của quân ta nhưng người đầu tiên nghĩ ra cách đánh "lấy bộ binh chống kị binh" đương nhiên vẫn thuộc về Mitiades, ko thể chối cãi dc. Điểm khác nhau ở đây là vì Maraton chỉ là một trận đánh còn chúng ta đánh cả một chiến dịch lâu dài và lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên nói chung cách đánh vẫn giống với quân đội Athen hồi đó: sử dụng lợi thế về mặt địa hình và các vũ khí dài để thủ thắng, đồng thời đánh chậm đề cản chiến thuật đánh nhanh của kị binh Mông Nguyên.
Có thể Trần Quốc Tuấn chả liên quan gì đến Mitiades cả nhưng vì ông ấy thuộc làu sử sách và lỗi lạc nên đã phát triển chiến thuật "đoản chế trường" từ cấp chiến thuật (1 trận) lên chiến lược (cả một chiến dịch). CHỉ riêng điều này đã đủ để đưa TQT lên hàng top rồi.
 
Em nói thế trận hình người cũng có ý là nói đến chiến tranh nhân dân ấy chứ ko phải nói đến đội hình đâu. Tại ko viết hết nên anh hiểu nhầm ý.
Tất nhiên là cách đánh của quân Hi Lạp trong trận Maraton khác với cách đánh của quân ta nhưng người đầu tiên nghĩ ra cách đánh "lấy bộ binh chống kị binh" đương nhiên vẫn thuộc về Mitiades, ko thể chối cãi dc. Điểm khác nhau ở đây là vì Maraton chỉ là một trận đánh còn chúng ta đánh cả một chiến dịch lâu dài và lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên nói chung cách đánh vẫn giống với quân đội Athen hồi đó: sử dụng lợi thế về mặt địa hình và các vũ khí dài để thủ thắng, đồng thời đánh chậm đề cản chiến thuật đánh nhanh của kị binh Mông Nguyên.
Có thể Trần Quốc Tuấn chả liên quan gì đến Mitiades cả nhưng vì ông ấy thuộc làu sử sách và lỗi lạc nên đã phát triển chiến thuật "đoản chế trường" từ cấp chiến thuật (1 trận) lên chiến lược (cả một chiến dịch). CHỉ riêng điều này đã đủ để đưa TQT lên hàng top rồi.

Anh nói thật nhé, chú lung tung quá
icon_smile_big.gif


Thứ nhất, bộ binh Hy Lạp là lính thiện chiến, trang bị khiên giáp đầy đủ. Bộ binh Việt toàn nông dân cởi trần đóng khố, giáo tre với gậy tầm vông thì liệu chịu được mấy loạt tên của kỵ binh Mông Cổ mà đòi thủ thắng. Đó là chưa kể kỵ binh Ba Tư là đám ô hợp, vô kỷ luật, còn xa mới bằng được trình độ của kỵ binh Mông Cổ. Bộ binh Việt chưa bao giờ đánh thắng kỵ binh Mông Cổ. Trong lần duy nhất đối đầu với kỵ binh Mông Cổ xịn, từ vua đến lính đều chạy có cờ.

Thứ hai, trừ lần đầu tiên, trong 2 lần sau kỵ binh Mông Cổ không đóng vai trò quan trọng gì ở VN. Tuyệt đại đa số lính Nguyên lúc này là hàng binh TQ. Và có thể điều này sẽ gây ngạc nhiên, trong tất cả các trận đánh lớn, bất kể ai công ai thủ, ai thắng ai thua thì lực lượng nòng cốt của 2 bên đều là thủy quân. Việt thắng trận là thắng bộ binh-thủy quân Nguyên chứ không phải thắng kỵ binh Mông Cổ.

Thứ ba, về "dĩ đoản chế trường", đọc lại bài trước của anh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở cái xứ này, lấy đâu ra chỗ nào cho 1 đống ngựa nó phi.=))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có vẻ anh Sơn đọc tài liệu từ nguồn vớ vẩn nào đấy ko rõ nguồn gốc rồi nên mới bảo quân VN hồi đấy toàn cởi trần đóng khố, sử dụng tre nứa. Quân đội thời Trần được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ loại 1 trong lịch sử dân tộc ta cơ mà => đương nhiên là hơn hẳn quân Hi Lạp hồi 400 TCN rồi. Sao anh lại nói kém hơn là sao, từ thời đồ đồng đến thời đồ sắt, khác đến gần 17 thế kỉ cơ mà.
 
Có vẻ anh Sơn đọc tài liệu từ nguồn vớ vẩn nào đấy ko rõ nguồn gốc rồi nên mới bảo quân VN hồi đấy toàn cởi trần đóng khố, sử dụng tre nứa. Quân đội thời Trần được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ loại 1 trong lịch sử dân tộc ta cơ mà => đương nhiên là hơn hẳn quân Hi Lạp hồi 400 TCN rồi. Sao anh lại nói kém hơn là sao, từ thời đồ đồng đến thời đồ sắt, khác đến gần 17 thế kỉ cơ mà.

Chú thật là...
icon_smile_big.gif


Hơi nói quá lên tí chứ cởi trần đóng khố là thời trang của 50% dân VN thời đó
icon_smile_big.gif
, thành phần chính của quân đội là từ đây mà ra, chứ quân đội thường trực được bao nhiêu. Mà kể cả cấm quân thì cũng áo vải nón lá chứ còn lâu mới được trang bị mũ đồng, giáp đồng, khiên đồng, bọc cổ chân cổ tay... như lính Hy Lạp. Không kém thì hơn ở cái chỗ mô.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có vẻ anh Sơn đọc tài liệu từ nguồn vớ vẩn nào đấy ko rõ nguồn gốc rồi nên mới bảo quân VN hồi đấy toàn cởi trần đóng khố, sử dụng tre nứa. Quân đội thời Trần được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ loại 1 trong lịch sử dân tộc ta cơ mà => đương nhiên là hơn hẳn quân Hi Lạp hồi 400 TCN rồi. Sao anh lại nói kém hơn là sao, từ thời đồ đồng đến thời đồ sắt, khác đến gần 17 thế kỉ cơ mà.
:| Chú biết là lúc bên mình là thời Trần, vua quan còn phải ngồi chiếu thì bên Tàu, nhà Tống nhà Nguyên nó to đẹp thế nào chưa?:)) Mà cả cái thời Trung cổ bên châu Âu cũng chả đc như thời Hy La rực rỡ trước đó hơn 1 thiên niên kỷ, thế nên mới có cái gọi là Phục hưng. Tóm lại là đến bây h, thiên niên kỷ thứ 3, châu Phi có chỗ còn ko có khố mà đóng.=))=))=))

Mà ko biết chú có đọc LSVN bằng tranh ko nhở.:)) Nó là truyện tranh thôi nhưng mà vẽ nuột phết, dân mình thời Trần đóng khố trông đẹp trai lắm.:)) Kinh tế phong kiến suốt ngày bị chiến tranh tàn phá, lấy đâu ra đủ vải vóc chứ. Chưa kể đóng khố là đủ văn hoá rồi, tốn tiền mua áo làm j.[-(

Mà ai bảo chú là tinh nhuệ loại 1.:| Có cả tinh nhuệ loại 1,2,3 ah?:| Công trình nghiên cứu nào thế.:| Đến thời chống Pháp còn có chuyện tay không bắt giặc thì mấy ông đóng khố thời Trần tinh nhuệ sao lại.=))
 
Các nhà sử học đã chỉ ra là quân đội VN thời trần được đào tạo rất bài bản, tập trung vào sự tinh nhuệ hơn số lượng. Đồng thời còn luôn có một lượng quân thường trực khoảng 10 vạn người có sức chiến đấu rất cao. Thời Trần lúc đó nước ta còn giao thương buôn bán với một loạt các nước xung quanh, rất thịnh vượng. Nói chung là lúc quân Nguyên sang xâm lược thì nhà Trần đang ở thời kì hùng mạnh nhất. Thế nên làm sao có chuyện toàn quân đóng khố được, các anh đừng có bôi bác dân tộc.
Đến 20 vạn quân đội riêng của các thái ấp, phân nửa của Trần Hưng Đạo, còn được trang bị áo vải nữa là. Quân đội chính quy áo giáp sắt là đương nhiên rồi. Mấy ông họa sĩ vẽ truyện tranh ấy làm sao mà tin được. Phục hưng là phục hưng văn hóa và các giá trị tinh thần thôi chứ có phải là quân đội châu Âu thế kỉ 17 ko bằng quân Hi Lạp cách đó 2000 năm. Quân đội châu Âu thời đó đã có vũ khí bằng thép, chặt sắt như chặt củi rồi cơ mà, lại còn thêm cả súng thần công nữa, vượt xa 2000 năm trước. Các anh nhớ là Pizarro đã dùng 100 quân trang bị vũ khí thép đánh bại 5 vạn quân của đế quốc Aztec đấy (họ trang bị vũ khí bằng gỗ và bằng đá, đọ sao được).
 
Các nhà sử học đã chỉ ra là quân đội VN thời trần được đào tạo rất bài bản, tập trung vào sự tinh nhuệ hơn số lượng. Đồng thời còn luôn có một lượng quân thường trực khoảng 10 vạn người có sức chiến đấu rất cao. Thời Trần lúc đó nước ta còn giao thương buôn bán với một loạt các nước xung quanh, rất thịnh vượng. Nói chung là lúc quân Nguyên sang xâm lược thì nhà Trần đang ở thời kì hùng mạnh nhất. Thế nên làm sao có chuyện toàn quân đóng khố được, các anh đừng có bôi bác dân tộc.
Đến 20 vạn quân đội riêng của các thái ấp, phân nửa của Trần Hưng Đạo, còn được trang bị áo vải nữa là. Quân đội chính quy áo giáp sắt là đương nhiên rồi. Mấy ông họa sĩ vẽ truyện tranh ấy làm sao mà tin được. Phục hưng là phục hưng văn hóa và các giá trị tinh thần thôi chứ có phải là quân đội châu Âu thế kỉ 17 ko bằng quân Hi Lạp cách đó 2000 năm. Quân đội châu Âu thời đó đã có vũ khí bằng thép, chặt sắt như chặt củi rồi cơ mà, lại còn thêm cả súng thần công nữa, vượt xa 2000 năm trước. Các anh nhớ là Pizarro đã dùng 100 quân trang bị vũ khí thép đánh bại 5 vạn quân của đế quốc Aztec đấy (họ trang bị vũ khí bằng gỗ và bằng đá, đọ sao được).


Chú nói đúng, quân Trần không đóng khố, không cởi truồng. Nhà Trần thi hành chế độ "ngụ binh ư nông", những ngày nông nhàn đều phải tập đánh trận, quân quý tinh nhuệ không quý đông. Tuy nhiên ko ai bảo quân đó đủ tinh nhuệ để đối đầu với kỵ binh, bộ binh địch. DÙ có tinh nhuệ cỡ nào trang bị cũng ko bằng bọn Mông Cổ (ngựa tốt, khỏe, sức chiến đấu cao, cung nỏ tốt, giáp tốt, đao chém ngọt).

Trần Hưng Đạo nghĩ ra cách dùng "đoản binh chế trường trận" ko phải là lối chiến thuật đối đầu trực tiếp, mà là liên tục đột phá bằng những lực lượng nhỏ, tập kích vào hậu cứ của địch (cái này có mấy ông dân tộc ở miền núi phía bắc được Trần Hưng Đạo chỉ cho rất có hiệu quả). Đối đầu trực tiếp với quân Mông Cổ thì chưa có một dân tộc nào thắng lợi oanh liệt cả, vì chiến thuật của bọn này lấy cơ động làm đầu, ko có một đội hình bộ binh nào chống cự được cả, gần như thế.

Anh nghĩ sai lầm của chú là lầm tưởng quân dân Đại Việt có kế sách đối đầu trực tiếp với kỵ binh Mông Cổ, cái đó là rất sai. Chiến thắng lần thứ nhứt là do bọn kỵ binh mông cổ ko có tiếp vận, phải rút về do còn chưa chiếm đc đại tầu. Chiến thắng lần thứ hai cũng do chú Thoát Hoan ngu quá, ko nhân cơ hội vào Thăng Long mà đánh thẳng 1 lèo luôn, cộng với lực lượng tiếp viện của chú Toa Đô vào mồm hà bá hết nên quân ta mới có thời cơ tổ chức phản kích. Chiến thắng lần thứ ba, quân địch tự rút, THĐ biết sức quân dân Đại Việt ko chọi lại được với hơn 20 vạn quân bộ binh nên quyết định ... tha, chỉ làm gỏi 6-7 vạn thủy binh thôi. Hoàn toàn ko có trận nào quân ta đối đầu trực diện với quân Nguyên lẫn Mông mà thắng cả, anh nói thật.
 
Các anh nhớ là Pizarro đã dùng 100 quân trang bị vũ khí thép đánh bại 5 vạn quân của đế quốc Aztec đấy (họ trang bị vũ khí bằng gỗ và bằng đá, đọ sao được).

KO thể nói như vầy được. Cũng là Pizarro đó năm 1513 đặt chân lên Panama với nhiều quân hơn như vậy, trang bị chắc mạnh hơn mà bị quân Inca của Panama hiếp cho gần chết, xong mới quay trở về TBN, rồi đem quân đi đánh Peru. Người ta nói là lúc lên bờ biển Peru họ có 180 người chứ ai nói là có phải họ đi đánh cả đất Peru chỉ với 180 người đó đâu. Với lại vấn đề ở đây là chiến lược chứ ko phải vũ khí, mấy ông này băng rừng băng núi (chết hết ngựa) rồi đánh vào sau lưng quân địch nên có thể có lợi thôi.
 
@Chú Nghĩa và chú Đức: anh nhắc cho các chú là cởi trần đóng khố là thời trang của gần như toàn bộ nam giới thời đó (cổ sử chép đầy). Chú đã biết nhắc đến "quý hồ tinh bất quý hồ đa" với "ngụ binh ư nông" thì phải đủ thông minh để hiểu cơ cấu quân đội thời chiến là như thế nào chứ nhỉ. Thời chiến đa số quân đội là nông dân được tổng động viên, lấy đâu ra mà đòi trang bị được như quân thường trực, sử còn chép là lúc bị sung quân nhiều ông chỉ còn vác nhõn cây tầm vông mà đi chiến đấu kia kìa (mà kể cả quân thường trực cũng đừng mơ giáp sắt chú Đức nhá, nhìn sang Tầu xem lính nó mặc thế nào).

Còn cái đoạn sau thì chú Nghĩa hơi nhảm đấy, anh hỏi chú thế một loạt các trận trong giai đoạn phản công của kháng chiến lần 2 mà không phải đánh trực diện thì chú gọi là gì, kể cả trận công thành Thăng Long nữa?
 
Mấy lúc phản công đấy thì quân địch bị bệnh một nửa rồi còn đâu, với lại quân ta lúc đấy là đánh công kiên chứ có phải hai bên dàn hàng ngang ra oánh nhau như trong phim đâu nhở. Trận đánh vào Thăng Long thì hình như là quân ta đánh ở thế truy kích chứ ko phải là trực diện, sử sách có chép Trần Quốc Toản đuổi theo địch bị tên tẩm độc bắn tử thương. Nhà cháu có ý "đánh trực diện" là 2 bên dàn hàng ngang ra oánh nhau, kiểu đấy khả năng thắng ko cao cho lắm.

Về việc trang bị của quân dân Đại Việt nhà cháu cũng tìm cách sách chả thấy nói đến, thế đóng khố thật hả bác?
 
Mấy lúc phản công đấy thì quân địch bị bệnh một nửa rồi còn đâu, với lại quân ta lúc đấy là đánh công kiên chứ có phải hai bên dàn hàng ngang ra oánh nhau như trong phim đâu nhở. Trận đánh vào Thăng Long thì hình như là quân ta đánh ở thế truy kích chứ ko phải là trực diện, sử sách có chép Trần Quốc Toản đuổi theo địch bị tên tẩm độc bắn tử thương. Nhà cháu có ý "đánh trực diện" là 2 bên dàn hàng ngang ra oánh nhau, kiểu đấy khả năng thắng ko cao cho lắm.

Có phải nó chỉ bo bo thủ trong trại đâu. Các trại của nó toàn nằm cạnh sông, kiểu gì chả phải dàn thuỷ quân ra mà đánh.

Quân ta đánh Thăng Long mạnh quá, nó không chịu nổi phải rút thì lúc đấy mới có cơ hội truy kích chứ.


Về việc trang bị của quân dân Đại Việt nhà cháu cũng tìm cách sách chả thấy nói đến, thế đóng khố thật hả bác?

Thì làm gì còn kiểu underwear nào nữa.
 
Back
Bên trên