09-prepare for colleges

vâng đúng là không phải nơi nào cũng require SAT II
nhưng mà bây giờ nếu không thi SATII thì chắc cơ hội sẽ là con số không
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ cũng 06-09 :"> chào cả nhà \:d/
Hè này tớ mới bắt đầu tiếp xúc và đánh vật với Toefl ạ :">
Còn SAT thì để từ từ rùi tính :">
Chị Nga bảo chuẩn bị từ lớp 8 k sớm thế thì kiểu mình chắc non quá :D
 
các em yêu, hãy đọc lại bài chị Phương Dại để hiểu thế nào là "chuẩn bị từ lớp 8" :((
 
Chị Nga bảo chuẩn bị từ lớp 8 k sớm thế thì kiểu mình chắc non quá
Chị Nga chị ý thần kinh ấy mà em.
Tinh thần là sống hết mình, tự khắc application sẽ tốt, còn nếu chăm chăm làm mọi thứ chỉ vì application có khi phản tác dụng (em sẽ không thực sự có true feelings of passion để mà fake up).
 
ở Ams có bạn nào định apply vào boarding school từ cấp 3 ko?
 
@Thủy Tiên: chị ĐANG học boarding school bên này nè. Cushing Academy. nếu quan tâm đến trường chị thì gọi chị ở YM nhé!



Chị Nga chị ý thần kinh ấy mà em.
Tinh thần là sống hết mình, tự khắc application sẽ tốt, còn nếu chăm chăm làm mọi thứ chỉ vì application có khi phản tác dụng (em sẽ không thực sự có true feelings of passion để mà fake up).
x( cậu bảo ai thần kinh? thích chết hả? x(x(x(

đọc lại những gì đã viết trên kia, để hiểu thế nào là "chuẩn bị từ lớp 8" nhé [-( bản thân tôi following cái belief là mình phải enjoy và passionate với công việc mình làm. ngay cả việc thi SAT, tôi cũng coi trọng cảm giác của tôi khi làm bài thi (đề hay, tài liệu reading thú vị chẳng hạn) hơn là điểm. vì vậy, để "chuẩn bị," hãy làm cái mình thích và những gì mình đam mê :) xây dựng mục đích cho cuộc đời mình, những gì mình hướng đến, mình muốn làm. đó là cách mình enjoy life, cũng có thể được coi là sự chuẩn bị cho application vào college.

vì, suy cho cùng, học Yale hay ConnColl cũng đâu có đảm bảo chỗ nào là mình sẽ hạnh phúc hay sung sướng hơn đâu? cốt lõi của vấn đề thực ra là cuộc sống của mình trong và sau college, chứ đâu phải nhất định là một trường nào? hay bản chất chuyện đi du học as oppose to ở nhà, thì có khác gì nhau không, nếu mà mình vẫn có ích và sống đam mê như thế?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hay bản chất chuyện đi du học as oppose to ở nhà, thì có khác gì nhau không, nếu mà mình vẫn có ích và sống đam mê như thế?
hồi trước khi thi vào đại học anh cũng nghĩ giống như thế ,
nhưng cứ vào đại học Việt Nam thử một ngày xem ( với tư cách là sinh viên dài hạn , tức là em luôn phải bear in mind là "tương lai của mình , hoặc là sẽ gắn bó với cái môi trường này , nếu em không tìm ra lối thoát duy nhất là study-abroad) ,
em sẽ nhận ra ngay đấy là một sai lầm , sai lầm mà rất nhiều người mắc phải , kể cả một số người tuyệt vọng với cái gọi là " đại học Việt Nam" , nhưng vẫn cứ phải bám víu vào tư tưởng trên của Nga để mà tự lừa dối mình , mong kiếm tìm được đôi chút sự thỏa mãn về tâm lí , và cái đó nguy hiểm cực kỳ !
Quan điểm của anh là : học ở những môi trường nào mà nó tạo ra nhiều thời gian chết , nó ngấm ngầm tiêu diệt ý chí ham học , tìm hiểu , luôn luôn đổi mới của người trí thức , nó đưa đẩy con người ta đến chỗ phải lệ thuộc vào những luận văn được mua với giá rẻ mạt ngoài " chợ" , với quà cáp , xin điểm... như đại học ở Việt Nam , thì nơi ấy , con người không có tương lai .

Chán lắm , ấy thế mà vẫn cứ phải nói rằng : anh thấy tiếc cái công sức mà mình ôn thi đại học khốn khổ khốn nạn , và bây giờ thì mình phải đối mặt với thực tế là trong năm qua , sống trong cái môi trường giáo dục tuyệt vời , mái trường đại học XHCN , mình chẳng có trưởng thành lên được gì , trong khi bạn bè đi Tây đi Mỹ thì họ được hết cái này đến cái nọ !
Đó là nỗi nhục nhã ê chề cứ luôn dằn vặt , ám ảnh lương tâm .

Nói thế là để những em nào sắp vào hoặc có ý định vào đại học VN ( trong khi các em có khả năng du học ) biết mà chuẩn bị tinh thần , và đưa ra những quyết định đúng khôn ngoan .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em không tin là nền giáo dục Việt Nam hoàn toàn thảm hại. em biết là có nhiều bất cập, nhưng không đến nỗi là bỏ đi. bằng chứng là sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài đều rất giỏi.

quyết định đi du học hay không là phụ thuộc vào sự phù hợp. nếu mình phù hợp với nền giáo dục nào thì tới đó học. em chọn Mỹ, vì em nghĩ em phù hợp với nền giáo dục của họ. thực tế chứng minh là đúng như vậy. nhưng như thế không có nghĩa là em coi giáo dục Việt Nam không bằng giáo dục Mỹ. em tin nhiều sinh viên giỏi ở Việt Nam không nên sang Mỹ, nếu nền giáo dục Việt Nam phù hợp với họ hơn.

đi du học cũng không phải "lối thoát duy nhất" (thoát khỏi cái gì nhỉ?). anh có thể drop school đi làm, hoặc đi du lịch, hoặc học ở mấy trường liên kết (RMIT, Troy...), hay làm community service. đi du học không phải con đường duy nhất. cũng như đại học không phải con đường duy nhất.
 
À bây h thì em đã hiểu việc "chuẩn bị từ lớp 8" của chị Nga như thế nào rồi :D
Em cũng nghĩ học gì thì học, làm gì thì làm, ở VN hay du học ...đều là cuộc sống của mình và muốn nó tốt đẹp, thành đạt như thế nào thì đều fải xuất fát từ việc mình có đam mê thực sự không :p
Em cũng không biết quyết định app của mình có thực sự phù hợp với khả năng không :-s nhưng đam mê vào nó thì em tin là mình có :x nếu cứ keep cái belief như chị Nga í ...em hy vọng mình sẽ làm đc :x

...được k nhể :">
 
đọc lại những gì đã viết trên kia, để hiểu thế nào là "chuẩn bị từ lớp 8" nhé bản thân tôi following cái belief là mình phải enjoy và passionate với công việc mình làm. ngay cả việc thi SAT, tôi cũng coi trọng cảm giác của tôi khi làm bài thi (đề hay, tài liệu reading thú vị chẳng hạn) hơn là điểm. vì vậy, để "chuẩn bị," hãy làm cái mình thích và những gì mình đam mê xây dựng mục đích cho cuộc đời mình, những gì mình hướng đến, mình muốn làm. đó là cách mình enjoy life, cũng có thể được coi là sự chuẩn bị cho application vào college.

vì, suy cho cùng, học Yale hay ConnColl cũng đâu có đảm bảo chỗ nào là mình sẽ hạnh phúc hay sung sướng hơn đâu? cốt lõi của vấn đề thực ra là cuộc sống của mình trong và sau college, chứ đâu phải nhất định là một trường nào? hay bản chất chuyện đi du học as oppose to ở nhà, thì có khác gì nhau không, nếu mà mình vẫn có ích và sống đam mê như thế?

Vấn đề cơ bản: không phải ai cũng dám sống như thế, không phải ai cũng chấp nhận mạo hiểm, và có nhiều người coi applying vào college làm mục đích cuối cùng (không thể nhìn xa hơn). Bà không thể coi ai cũng như bà được. Vì vậy, khi đưa ra lời khuyên nên giải thích rõ.

quyết định đi du học hay không là phụ thuộc vào sự phù hợp. nếu mình phù hợp với nền giáo dục nào thì tới đó học. em chọn Mỹ, vì em nghĩ em phù hợp với nền giáo dục của họ. thực tế chứng minh là đúng như vậy. nhưng như thế không có nghĩa là em coi giáo dục Việt Nam không bằng giáo dục Mỹ. em tin nhiều sinh viên giỏi ở Việt Nam không nên sang Mỹ, nếu nền giáo dục Việt Nam phù hợp với họ hơn.

Education không chỉ dựa vào self alone. Một đất nước hạng nhất không thể có một nền giáo dục hạng ba, và một đất nước hạng ba mà có một nền giáo dục hạng nhất thì nó đã thành đất nước hạng nhất rồi. Cơ hội, bất cập, cạnh tranh... giải thích đầy đủ.
Nhưng đừng chú nào vin vào cớ đó để không phấn đấu, vì làm vậy chỉ tự thiệt bản thân.
 
Chuẩn bị từ lớp 8 không có nghĩa là học TOEFL ,SAT ,chọn trường hay blah...blah..các loại từ lớp 8.Chuẩn bị từ lớp 8 , em hiểu theo ý chị Nga là chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị niềm đam mê học hỏi.:D
Nói chung, chuẩn bị càng kĩ càng tốt, đặc biệc phải năng động, chăm làm, chăm hoạt động, không có gì băn khoăn!:D

Bạn Hà giờ mới chuẩn bị là không sớm đâu.Học SAT ngay đi không thì muộn.

Về vấn đề đại học, nói ở đây hơi lạc đề chút, đáng nói ở thảo luận nghiêm túc
em không tin là nền giáo dục Việt Nam hoàn toàn thảm hại. em biết là có nhiều bất cập, nhưng không đến nỗi là bỏ đi. bằng chứng là sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài đều rất giỏi.
Sinh viên Việt Nam sang nước ngoài thì thường giỏi thật, nhưng họ giỏi có vì đai học Việt Nam dạy họ giỏi, hay họ giỏi vì nỗ lực cố gắng của họ để vươn xa hơn, vượt ra khỏi môi trường không phù hợp hay không xứng tầm ấy?
So sánh hệ thống đại học tư nhân Mỹ nơi mà mỗi trường đều phải tự chịu trách nhiệm về sự giáo dục của mình, sống thực sự trên khả năng dạy và nghiên cứu của mình, với môi trường"
tạo ra nhiều thời gian chết , nó ngấm ngầm tiêu diệt ý chí ham học , tìm hiểu , luôn luôn đổi mới của người trí thức , nó đưa đẩy con người ta đến chỗ phải lệ thuộc vào những luận văn được mua với giá rẻ mạt ngoài " chợ" , với quà cáp , xin điểm
"Thì quả là khập khiễng.Ví dụ qua, nếu trường nào Việt Nam cũng một hội đồng tuyển sinh như chúng nó, thì chắc là không cần thi đại học mà chạy đại học!
Có lẽ chính đại học Việt không hợp với anh Bách vậy.Xem profie và mấy bài Viết của anh thì em tin là anh không hợp thật.Nhưng đừng vì thế mà đổ vạ sự trì trệ và vô dụng của giáo dục cho cái tên "XHCN"(không nên đưa vấn đề tư tưởng vào)
Đại học ta dạy không tốt là do thầy dở.trò lười, cơ chế giảng dạy vô dụng, thiều hiệu quả--->chung quy là phân bổ trách nhiệm quản lý ,giảng dạy,thực tập,các vấn đề xã hội(như vãn đề tổ chức kinh tế nhà nước lạc hậu ảnh hưởng đến tư tưởng sinh viên và giáo dục đại học)Sinh viên họ ra trường ai làm việc nấy,học ngành nào làm ngành ấy, còn sinh viên ta ra trường thì có mấy ai làm đúng việc?Giáo dục thế có khác nào bỏ đi?Đại học họ sống bằng tình cảm và tiền quyên góp của cựu sinh, thế nên danh tiếng và giảng dạy họ chăm từng ly từng tí ; Còn đại học ta sống nhờ ngân sách, chất lượng giảng dạy phụ thuộc điểm chuẩn bộ giao và giáo viên được cấp trên sắp xếp, thế thì giảng dạy hay dở thế nào, sinh viên ra trường giỏi hay dốt, tốt hay xấu ai lo?

Thôi nói thế thôi.Bây giờ quay lại vấn đề app.Cái bảng điểm(Transcript) của mình ai kí ,và lấy thế nào ạ?
Trường mình không có cousellor thì làm thế nào ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chú Toàn , chẳng qua từ nhỏ đến lớn làm văn mình hay nói là " mái trường XHCN" ( đem lại cjo ta đủ thứ tôt đẹp nhất trên đời) nên anh nhại lại cụm từ đó để thêm phần sarcastic thôi , ko có ý định ám chỉ gì đến tư tưởng chính trị đâu , hơn nữa đó cũng ko phải là thứ anh muốn nêu ra để cãi cọ !

Anh cũng ko muốn tranh luận về nguồn gốc , ngọn ngành của sự trì trệ yếu kém ở đại học VN , anh chỉ kể lại thực tế mà bản thân mình đang đối mặt hàng ngày , ko phóng đại , ko bịa đặt , ko bôi nhọ ( mà bôi đen thì ích lợi gì đâu )


@ Nga :

cần phải nói rõ lại một lần nữa là : sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học giỏi phần lớn là đã từng học ở các trường cấp 3 danh tiếng của VN . Nhờ học ở những môi trường mà mặc dù , ko thể so sánh với những trường top của quốc tế , nhưng dù sao cũng cho người ta có thêm động lực mà phấn đấu . Từ đó , khi ra nước ngoài học đại học , bằng nỗ lực cá nhân ( đã được tôi luyện trong những môi trường năng động như Ams ) , thì người ta cứ thế mà đi lên !

cho nên , câu này của Toàn là anh rất tâm đắc :
Sinh viên Việt Nam sang nước ngoài thì thường giỏi thật, nhưng họ giỏi có vì đai học Việt Nam dạy họ giỏi, hay họ giỏi vì nỗ lực cố gắng của họ để vươn xa hơn, vượt ra khỏi môi trường không phù hợp hay không xứng tầm ấy?
 
có mail hay nick YM của anh hưng không...ai đổi tên topic nhờ đi chứ!
Hic!06-09 ams đâu vào đi chứ thiếu không khí thế!:D
 
mem Ams ko vào thì cho mem Chuyên ngữ bon chen tí. Hè này các bạn ở Ams có tham gia vào cái hoạt động ngoại khóa nào hay ho ko? Inform tớ với
 
Có cái bring a smile với youth house đấy.Vào box 06-09 và 05-08 xem chi tiết nhé. Nhưng mà đi thế chỉ vì mấy dòng ghi trên EC thì đi làm gì.Rỗi và thích đi hẵng đi nhé.
Mà ấy định apply prep school à.Giờ apply prep school sang đó có kịp không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hmm,
Anh hoàn toàn thấy các em bắt đầu từ hè hết lớp 10 là 1 quyết định đúng đắn bởi lớp 12 cũng phải học trên lớp để còn thi đại học nữa, chắc gì đã biết được vào mĩ đâu. Trừ những bạn được Early decision thì hầu như mọi người đến tầm tháng 4 mới biết kết quả của các trường.
Tuy nhiên, anh 0 nghĩ các em đã phải học SAT vội, cái đó quá sớm với các em, 0 cần thiết. THeo kinh nghiệm của anh thì các em nên làm thế này:
Năm lơp 11 tập trung làm activities và ôn thi TOEFl. CỐ gắng get cái toefl out of the way as soon as possible. TOEFL 0 phải khó nhưng nó cũng gây stress cho mình, các em 0 muốn cáng đáng quá nhiều năm lớp 12.
Hè lớp 12 thì hẵng bắt đầu mở sách SAT ra, em nào học lớp 11 cũng được nhưng đừng intensive quá. Kinh nghiệm của anh là làm SAT muốn điểm cao thì làm liên tục, nếu làm sớm quá các em sẽ 0 liên tục được chỉ mất thời gian thôi. Vậy nên la SAT hãy để đến hè 12 mà chiến đấu rồi vào trong năm tháng 10, 11 thi luôn SAT I, II.
Chúc các em thành công
 
Các em 06-09, Bách là bạn của anh nên anh và bách cũng nói chuyện với nhau nhiều về vấn đề này.
Anh nghĩ là môi trường là 1 cái vô cùng quan trọng, for rất nhiều personal reasons anh 0 muốn nói ra ở đây. Anh nghĩ thực sự là đại học VN 0 thể được gọi là đại học bởi nó 0 phải nơi mà con người ta grow intellectually và mature được.
Tất nhiên các em nói đến niềm đam mê nhiều nhưng anh nghĩ rằng nếu niềm đam mê đó 0 ơ trong đúng môi trường thì nó 0 thể phát triển rãng rỡ được. Có thể niềm đam mê có thể đưa các em đến thành công nhưng ở môi trường thuận lợi, các em sẽ còn thành công hơn nữa. Như 1 bông hoa thôi. Hoa có đẹp hay khỏe đến mấy mà 0 có nước tười thì hoa có thể vẫn nở nhưng nở 0 rạng rỡ được băng f các hoa khác.

Anh hiểu anh Bách và các thứ anh Bách nói ở đây đều nói chung là những gì các anh chị lên học đại học ở VN nghĩ cả. Ở đây anh nghĩ chưa có ai trải qua thời gian ở đại học VN cả, những gì các em nói vẫn chỉ là những cái các em mong muốn là sẽ giải quyết được qua niềm đam mê hay thực lực nhưng thực sự anh nghĩ: Các em nên cố gắng đi, 0 thì phí lắm.;)

Về chuyện sao học sinh VN mình sang bên kia học giỏi, anh đồng ý với bách là hầu như những người học giỏi thì cũng là từ những môi trường tốt cả. Họ có cái background và cái drive sẵn rồi, sang bên kia lại vào đúng môi trường nên càng cố gắng. Tuy nhiên, các em có lẽ 0 biết nhưng nhiều học sinh VN sang bên này học 0 ăn ai đấu em. Một cái quan trọng các em cần nhớ nữa là: giỏi với ai. Nếu ai đi về cũng bảo con học tốt nhưng đó là tốt trong 1 môi trường toàn người 0 khá lắm thì chưa thể gọi là giỏi.

Anh chúc các em thành công trong quá trình apply.
 
em cũng 09 này \:D/
@ buồn anh Bờm( Nam Anh) quá cơ: ai lại nói là "Năm lơp 11 tập trung làm activities"

Cái activities đấy các em thích thì hẵng làm, đừng vì cái profile cho application mà làm cố. Anh thấy nhiều em hỏi xin làm tnv mà câu đầu hỏi là chương trình có certificate không anh 8-}?

Tham gia hoạt động ngoại khóa nên đặt mục đích là trưởng thành và kinh nghiệm thì tốt hơn là profile. Dù gì thì adcom họ cũng sẽ nhìn nhận qua cái essay nhiều hơn, ai đủ mature và creative...cho đại học thì họ sẽ coi trọng hơn.

1 note nữa là ai năng động, sáng tạo, dễ thích nghi môi trường thì hẵng tham gia hoạt đông nhiều, còn ai đam mê khoa học thì tham gia tìm tòi, học hỏi, research nọ kia, lấy mấy cái giải, tham gia mấy cái international conf.... Vì chắc hẳn người thành công phải là người hiểu được và biết phát triển thế mạnh của mình.;)

Còn về vấn đề trên kia, công nhận là cái background quan trọng thật, anh/mình/em quen nhiềuI( không phải tất cả nhé ;) ) người giỏi và nhận ra rằng họ đều có 1 đặc điểm chung là đã từng sinh sống ở nc ngoài. Lối sống, cách tư duy của họ rất khác mình, hiển nhiên là thành công hơn mình. Nhưng anh cũng nhận ra 1 điều là, họ hơn mình nhưng không bao giờ là mãi mãi cả, sẽ có lúc mình vượt được họ <:p. Chỉ đơn thuần là họ biết tới cái "văn minh" sớm hơn mình.
" mọi con đường đều dẫn tới rome " mà. ;)
Nhưng các em cũng phải chú ý là: mình đang ở độ tuổi có tiềm năng nhất, ;;) ;;) nếu không cố gắng thay đổi bản thân để thay đổi môi trường :D thì sẽ ko còn cơ hội đâu nhé. Anh biết mấy bác đi PhD( cũng ko phải tất cả nhé ;) ), nghe qua thì hơi hướng tây hóa nhưng mà thực là vẫn ko bằng mấy bấc đi sớm đâu em( về cách làm việc và lối sống)

Còn về môi trường hiện tại( Ams) , anh tin là tốt chẳng kém tây tàu gì đâu, vừa biết quen đc mấy bác như Bách, Bờm,...toàn tuyển cả, vừa tiếp xúc hàng ngày với cái thối nát>>> biết để sau này thay đổi chứ ;).

Anh 09 với các em, có gì ủng hộ nhé :)) (ngượng :"> )
Best,
Hiếu.
 
@Toàn: uhm, những cái đấy thì tớ cũng đang tham gia rồi. Thực sự mà nói thì với tớ lúc đầu tìm hiểu mấy vụ tình nguyện cũng chỉ để cho application process, nhưng sau khi đã tham gia rồi mới thấy hay ho và bổ ích, và cũng ko tham gia với mục đích "thực dụng" như trước nữa.
Những người khác tớ ko biết thế nào những theo tớ thấy ban đầu hầu như ai cũng tham gia vì mục đích cá nhân cả, sau này khi đã tham gia đc một thời gian mới yêu thích và thực sự commit với nó, thế nên cũng ko nên phê phán những người tham gia vì mấy cái certificate vội.
À, tớ định apply prep school cho năm sau cơ, chứ bây giờ thì hết hạn từ lâu rồi, có lẽ phải học lại năm lớp 11, nhưng có lẽ cũng ko là vấn đề to lớn lắm vì đổi lại sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn khi vào ĐH. Ở lớp ấy có bạn nào định đi boarding school ko?
 
Back
Bên trên