“Sao” và “Fan”: sự hâm mộ liệu có giới hạn ?

Đọc xong thấy thật ngớ ngẩn.
Trên đời lắm đứa thể loại 8-}

Mọi người xem thêm về cái này trên blog của chị Nga Linh( chị này cũng là HAOer đấy^^) nhé

Không thể chấp nhận được về cái người hâm mộ 1 cách dở hơi như thế :|
Chả nhẽ thần tượng hơn cả người thân ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cô ta thấy họ Lưu kia như một người đàn ông trong mơ, kiểu Vừa khỏe mạnh vừa đẹp trai, Tài cao học rộng lại dài ... bugi, thì làm gì mà chả chết mê chết mệt.

Bác Hoàng sao lại biết là LDH dài bugi thế, bác xem sex tape của nó rồi à :D
 
OK, có vẻ như tôi nói chưa rõ nên các bạn phản đối là đúng thôi.

Ta hãy xem tình huống cơ bản: người A yêu say đắm người B. Người B không yêu người A, và biết rõ rằng việc từ chối có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. Người A sau đó tự sát.

Người B có thể nói rằng “Tôi vô tội” mà lương tâm không day dứt một mảy may nào hay không?

Câu trả lời là “Không”.

Đến bây giờ câu chuyện đi vào logic của nó. Họ Lưu biết rõ là cô Dương mê đắm mình. Có việc mê đắm này, phần lớn do tác động của các chiêu thức đánh bóng và quan hệ công chúng mà họ Lưu bỏ tiền ra để làm. Ngay từ lúc Dương ông bán thận để lấy tiền cho con gái đi Hongkong, báo chí đã lên tiếng, họ Lưu không thể chối là không biết chuyện. Một người đã phải bán nhà, rồi túng quẫn tới mức phải bán cả thận, thì việc họ tự tử chỉ còn là vấn đề thời gian! Đây hiển nhiên là một cái chết đã được báo trước. Ai vẫn còn cố đứng ra biện hộ cho họ Lưu đây?

Các bạn đều biết là chứng sùng bái thần tượng khá phổ biến ở lứa tuổi teen và bớt dần khi người ta già dặn hơn. Không phải vì người ta già đi thì khôn ra đâu (thậm chí còn ngược lại ấy chứ!). Chủ yếu là do những người trẻ tuổi có nhu cầu tự hoàn thiện bản thân, có khát vọng hướng thiện, và họ cần có một ai đó làm tấm gương để noi theo. Nhưng họ dễ bị các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) và tuyên truyền (propaganda) lung lạc (hãy nhìn lại 3 ví dụ về thần tượng của tôi ở bài đầu tiên). Họ có ảo tưởng rằng chỉ có những con người của công chúng đó mới xứng đáng làm thần tượng. Đôi lúc ảo tưởng đó làm cho họ mù quáng làm theo những gì thần tượng làm – kiểu tóc, quần áo, dáng đứng và nụ cười – mà không hiểu rằng những điều quan trọng nhất là những điều không thể hiện trên báo chí. Bạn nào đã đọc hồi ký Lê Vân ắt biết cô ta phá hoại hạnh phúc gia đình người khác thế nào, phản bội và mang bầu với tình nhân trong khi vẫn sống với người khác ra sao, ly dị để chia tài sản của chồng như thế nào. Cũng có chút danh vị và tiếng tăm, cũng từng là thần tượng một thời, nhưng rốt cục cũng chỉ là một hạng voi dày khác mà thôi!

Trong khi đó, biết bao nhiêu người thầm lặng làm công việc của họ hàng ngày thì chẳng có báo chí nào nói đến. Tôi biết một bà cụ khoảng 70 tuổi, bán phở ở gần trường Mỏ, ngày nào cũng dậy từ 4h30 sáng nhóm bếp cho dù mưa gió rét mướt thế nào đi nữa. Bao nhiêu tiền bán phở cụ cất tiệt vào túi, và đừng hòng cụ chi ra một xu một cắc một hào nào cho báo chí để viết bài bốc thơm. Cụ cổ hủ quá, và như thế, không trở thành thần tượng cũng là hợp với lẽ trời vậy!
 
Có thể em trẻ con quá để hiểu những gì anh đã viết ở phía trên. Nhưng có phải anh đổ lỗi cho Lưu đức Hoa về cái chết của ông bố ạ?

Em muốn đặt ra 1 giả thiết.

Ví dụ em cũng là thần tượng của Lưu Đức Hoa.(Hoặc ca sĩ, diễn viên A. B .C nào đó) Và bố em cũng dọa tự tử để người ấy phải gặp em thì người đó nhất định phải gặp ạ? Và cô X. Y. Z nào đó cũng làm như em thì thần tượng của em cũng phải gặp họ ạ ?

Ca sĩ, diễn viên và những người hoạt động trong ngành giải trí vì sao cần được đánh bóng tên tuổi? Vì họ là người của công chúng. Họ là người cần công chúng.Tất nhiên là nếu không có công chúng thì họ không sống được, không làm nghề tiếp được. Nhưng thử hỏi nếu ai cũng như cô họ Dương kia (Đòi nói chuyện với thần tượng 30' ) thì hàng triệu người hâm mộ sẽ cần bao nhiêu thời gian , cướp đi của thần tượng của họ bao nhiêu thời gian ? Trong khi đó thần tượng của họ chẳng phải tự nhiên mà nổi tiếng được. Họ cũng phải lao động và áp lực công việc còn nặng gấp mấy lần những cô gái chỉ biết ngồi ăn , 28 tuổi còn phải để bố mẹ hầu hạ như cô nàng họ Dương kia. Thời gian của những người hoạt động trong ngành giải trí là tiền ạ.

Chưa kể đến xã hội ngày nay quá nhiều người bị những ảo tuởng làm cho phát điên lên. Cô họ Dương kia gặp được Lưu Đức Hoa rồi muốn cưới anh ta thì chắc anh ta cũng phải cưới ạ?

Khi mình làm cho người khác được việc gì thì tất nhiên mình sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng đó phải là người thế nào cơ ạ. Không phải ai cũng là thánh để có thể ban phát tình thương cho mọi người (kể cả những kẻ điên rồ)

Em không muốn đề cập đến vấn đề xã hội. Em chỉ muốn đề cập đến khía cạnh gia đình . Riêng chuyện cô họ Dương kia không để ý đến bố mình đang nằm đấy mà vẫn tiếp tục đòi được gặp Lưu đức Hoa và đòi được "anh ấy an ủi" đã là khó chấp nhận rồi ạ. Trong trường hợp này Lưu Đức Hoa đã hành động rất tỉnh táo ạ.
 
1) Người cha có lỗi, không biết giáo dục con, chọn con đường tự tử để giải quyết bĩ cực, gây thêm nhiều phiền hà cho xã hội.
2) Người mẹ có lỗi, không biết giáo dục con, không biết khuyên giải chồng, còn đòi kiện lấy tiền.
3) Đứa con có lỗi, cuồng si dẫn đến cha phải bán nhà, tự tử, chẳng để giải quyết việc gì. Dĩ nhiên cũng chẳng thể trách khi đầu óc cô ta không được bình thường.
4) Lưu Đức Hoa có thể day dứt, vì tại anh ta mà có người phải chết, nhưng anh ta không có lỗi. Sự day dứt của lương tâm không liên quan đến việc anh ta làm mà liên quan đến việc người khác làm.
5) Tại sao một người phải chịu trách nhiệm về một người khác, hoàn toàn không quen biết, không có quan hệ? Nếu lỗi là tại Lưu Đức Hoa nổi tiếng mà có 1 vài người chết thì cũng đáng. Riêng việc Lưu Đức Hoa thành danh đã tạo nên công ăn việc làm cho biết bao nhiêu người, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí Hồng Kông, nếu so sánh giữa 2 bên, thì một lần nữa, một vài người chết cũng chẳng vấn đề gì.
 
Câu trả lời "có" hoặc "không" điều đó tùy trường hợp nếu em có các hành động tán tỉnh có chủ ý thì tất nhiên em sẽ có phần trách nhiệm của với cô ta.Còn ngược lại với một người không quên biết tất nhiên tôi có quyền từ chối và chẳng lẽ tôi lại cảm thấy lương tâm minh cắn rứt vì từ chối một người mà tôi không yêu.CÒn việc cô ta làm gì sau đó làm sao tôi biết được cô ta dọa sẽ tự tử thì tôi phải yêu cô ta sao ?

Anh dựa vào đâu để mà nói
Họ Lưu biết rõ là cô Dương mê đắm mình.
vì lý do này sao
Ngay từ lúc Dương ông bán thận để lấy tiền cho con gái đi Hongkong, báo chí đã lên tiếng, họ Lưu không thể chối là không biết chuyện. Một người đã phải bán nhà, rồi túng quẫn tới mức phải bán cả thận, thì việc họ tự tử chỉ còn là vấn đề thời gian! Đây hiển nhiên là một cái chết đã được báo trước. Ai vẫn còn cố đứng ra biện hộ cho họ Lưu đây?
nhưng thông tin này chỉ được biết sau khi ông bố đã chết .

Có nhưng người hâm mộ biến sự hâm mộ của mình thành động lực để sống tốt hơn còn cô ta thị tự hủy hoại bản thân mình đó là trách nhiêm của cô ta.

Trong khi đó, biết bao nhiêu người thầm lặng làm công việc của họ hàng ngày thì chẳng có báo chí nào nói đến. Tôi biết một bà cụ khoảng 70 tuổi, bán phở ở gần trường Mỏ, ngày nào cũng dậy từ 4h30 sáng nhóm bếp cho dù mưa gió rét mướt thế nào đi nữa. Bao nhiêu tiền bán phở cụ cất tiệt vào túi, và đừng hòng cụ chi ra một xu một cắc một hào nào cho báo chí để viết bài bốc thơm. Cụ cổ hủ quá, và như thế, không trở thành thần tượng cũng là hợp với lẽ trời vậy!
có thể anh nghĩ răng sự thần tượng chỉ là do tiền tạo ra vậy anh cứ thử bỏ tiền ra để một bài báo viết về anh xem.Riêng với loại hình phim ảnh âm nhac là loại hình phuc vụ quần chúng nên những người trở thành thần tượng đều phải có đặc điểm hơn người có sức hút với người khác và họ đều có đóng góp nhất định trong nghề nghiệp của họ chứ không chỉ đơn giản là việc quẳng tiền ra mà được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em chỉ muốn hỏi thế theo anh Hoàng thì cần phải thế nào? Bỏ hết PR, quảng cáo, hay ko đóng phim hát hò gì nữa….. Chỉ lên án thôi thì có phải cố dồn ng ta vào chỗ khó không? Em hiểu ý anh, nhưng cuộc sống nó là thế, mà như thế nó mới là cuộc sống. Nó phức tạp và mỗi ng chọn cho mình một góc mà mình thích. Cụ bán phở đó có thể là thần tượng của anh, nhưng ng khác thì ko, ít nhất em ko thần tượng ng như vậy. Còn bảo vì có mặt trái mà vứt đi thì chúng ta còn lại cái gì? Phải xét giữa lợi và hại thì mới nói dc.
 
Cô gái kia thì khỏi nói......nói về cô ta thì đúng là ko còn từ nào để diễn tả ...

Có lẽ một ngôi sao như LDH ko đủ thời gian để quan tâm tới tất cả những người hâm mộ mình........Anh ta có quyền ko phải chịu trách nhiệm với những người anh ta ko quen biết.NHưng theo em trước đó anh ta cũng nhận được thư đe dọa do chính tay bố cô gái đó viết và cũng có nhưng thông tin về những lần gia đình đó phải bán nhà để theo bước chân anh ta.Phải chăng một " fan điên cuồng" vì anh ta như thế mà ko xứng đáng để cho anh ta quan tâm. Nhận được bức thư đó lẽ ra anh ta phải có một cách xử lí khác thay vì lờ nó đi......Một thần tượng chân chính sẽ ko bao giờ bỏ rơi fan của mình cho dù cô ta làm sai.
Còn nếu như anh ta ko biết gì cho đến khi mọi chuyện đã xảy ra.....im lặng..... nghĩ rằng cô ta bị tâm thần.Liệu 1 thần tượng cư xử với 1 fan như thế là đúng hay sai.Cái đáng quý nhất một ngôi sao có được khi nổi tiếng là cộng đồng những fan yêu quí và gắn bó với mình.Điều đó anh ta phải hiểu.
Tôi cũng là một fan của một người và tôi hiểu được tình cảm anh dành cho chúng tôi.Tôi tin ở anh.......
 
Vậy em có nghĩ nếu Lưu Đức Hoa đồng tình làm theo yêu của ông bố thì chuyên gì sẽ xảy ra , liệu sẽ có bao nhiêu crazyfan khác cũng làm như vậy.Những hành động như vậy là không đúng và không thể đông tình.Theo anh nghĩ một thần tượng tốt thì phải khuyến khích các em sống tốt hơn chứ không phải khuyến khích các em cố gắng thể hiện mình là một fan cuồng nhiệt nhất sẵn sàng làm tất cả mọi thứ vì anh ta.
 
Vậy em có nghĩ nếu Lưu Đức Hoa đồng tình làm theo yêu của ông bố thì chuyên gì sẽ xảy ra , liệu sẽ có bao nhiêu crazyfan khác cũng làm như vậy.Những hành động như vậy là không đúng và không thể đông tình.Theo anh nghĩ một thần tượng tốt thì phải khuyến khích các em sống tốt hơn chứ không phải khuyến khích các em cố gắng thể hiện mình là một fan cuồng nhiệt nhất sẵn sàng làm tất cả mọi thứ vì anh ta.

Anh hiểu sai ý em rồi........em ko muốn LDH đồng tình với cô ta mà em nghĩ anh ta nên có một cách giải quyết khác thay vì chỉ nói rằng " tôi rất buồn và xấu hổ ....." Và thay vì tránh mặt, LDH nên dành thời gian cho cô gái ấy....khuyên bảo cho cô ta sống tôt hơn ,càng làm vậy càng khiến cho cô gái ko biết suy nghĩ đó suy sụp hơn Nếu anh có thần tượng thì chắc chắn anh sẽ nghe lời khuyên của người đó (thần tượng luôn là cái "bóng lớn" để fan noi theo mà ;) )....Đôi lúc bọn em cũng cho rằng có thể làm tất cả mọi thứ vì thần tượng nhưng "tất cả mọi thứ đó" luôn chỉ dừng ở một giới hạn nào đó.Em tự hiểu thần tượng ko phải là điều quan trọng nhất:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chuyện này có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, và những ý kiến của các bạn ở trên cũng thể hiện điều đó rất rõ ràng.

1. Nếu đứng trên cơ sở pháp luật, Lưu Đức Hoa hoàn toàn không có bất cứ trách nhiệm pháp lý nào với gia đình cô gái (trừ phi LĐH mưu sát bố cô gái). Khi luật được viết và ban hành, nhà nước và công dân hiểu rằng người có trách nhiệm là người tuân thủ luật pháp và ngược lại.
Như vậy, Lưu Đức Hoa không chịu trách nhiệm trước cái chết của bố cô gái.

2. Nếu đứng trên cơ sở đạo lý con người, Lưu Đức Hoa ít hay nhiều cũng có trách nhiệm với bất cứ ai bị thương và tổn hại về cơ thể, vật chất hay tinh thần vì anh ta. LDH không bắt buộc phải làm bất cứ gì để thể hiện trách nhiệm của mình, nhưng anh ta không phải là không liên quan.
Ví dụ: Khi thấy một cụ già hoặc em nhỏ qua đường, mình có trách nhiệm phải giúp đỡ họ qua đường hay không? Nếu chẳng may họ bị tai nạn giao thông thì mình có nên tự trách bản thân vì không giúp họ qua đường hay không? Và liệu đưa đến nửa đường thôi có được không? Chẳng may cụ già hoặc em nhỏ đó rất khó tính, hoặc cứ chạy nhảy không ngừng, liệu mình có nên tìm cách giải quyết vấn đề không, hay cứ "thích thì đi một mình"?
Cách giải quyết vấn đề của LDH rất chuyên nghiệp, thể hiện anh là người có trách nhiệm với công việc. Nhưng liệu cư xử như vậy liệu có nảy sinh mẫu thuẫn gì không? Có, vì có người mở topic để thảo luận, và có người đánh giá bài viết của người mở topic là hay. Như vậy là đủ để thấy LDH cần phải thay đổi một chút, nhưng thay đổi gì và như thế nào thì thực sự mình chưa đủ kinh nghiệm để trả lời.

3. Nếu đứng trên cơ sở kinh tế, cả Lưu Đức Hoa và gia đình cô gái đều là sản phẩm của nền công nghiệp điện ảnh. Ai là người được lợi, đó là các công ty truyền thông báo chí và thậm chí là chúng ta, có thêm chuyện để đọc, để xem và để bàn bạc. Gia đỉnh cô gái đau khổ rồi, còn LDH thì chắc chắn cũng không hạnh phúc gì khi chuyện này xảy ra. Nói cho cùng cả hai phía đều là nạn nhân, đều bị mọi người phán xét này nọ. Cả hai phía đều là những người theo đuổi ước mơ của mình, LDH thích đóng phim, thích nổi tiếng, còn cô gái thích gặp thần tượng, không ai là ăn trộm, ăn cắp, hiếp dâm, đốt nhà....
Đồng tiền chính là thủ phạm đứng đằng sau, vì tiền mà người ta mới tìm cách lăng-xê LDH bằng đủ trò, bằng đủ những lời lẽ tuyệt vời, đẹp đẽ. Rồi các tour du lịch cũng kiếm bộn từ những người như cô Dương Lệ Quyên, đi đi về về chỉ để gặp thần tượng.
Nếu ai đó phải đứng ra xin lỗi, đó phải là những người đã viết, đã tâng, đã vẽ nên LDH ngày nay một cách thái quá, nhưng không đúng chuẩn mực. Chẳng ai tự tử để con gái được gặp Bác Hồ, Albert Einstein... vì những người này họ biết cách sống sao cho họ luôn tồn tại trong tim người hâm mộ. Cứ yên tâm là lượng fan của hai người vừa kể trên còn đông và cuồng nhiệt hơn lượng fan của Lưu Đức Hoa nhiều. Chẳng có cửa nào lại có người lấy máu mình vẽ LDH, sau hàng chục năm còn xếp hàng để được nhìn thi thể LDH, hay giữ não LDH để nghiên cứu cả.

4. Một số vấn đề khó xếp loại, hoặc chưa đủ lớn và thiếu thông tin để phát triển:
- Cô Dương Lệ Quyên có thực sự muốn gặp LDH hay không, hay vì cái gì khác (tiền, danh tiếng)?
- Chuyện bố cô Dương Lệ Quyên bán nhà, bán thận... LDH có biết từ trước hay không?
- Nếu cô DLQ bị điên thật, thì có nên chê trách những hành động của một người điên hay không?
- Bố cô gái tự tử là thực sự vì mong cô được gặp thần tượng, hay đơn giản là vì quá chán cuộc sống với 2 mẹ con rồi? Hơn nữa ông đã lớn tuổi, lại bán thận, cũng có thể sức khỏe quá kém rồi.
- Cô gái nói muốn gặp LDH, nhưng liệu có phải để xin chữ ký thần tượng không? Hay chỉ muốn mắng vào mặt LDH vì bố cô chết?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chà, topic này đông vui đấy nhỉ. Cám ơn bạn Hoàng Duy, bạn có những suy luận khá giống với tôi và thể hiện một cách mạch lạc trong bài viết. Ví dụ về người qua đường của bạn rất có sức thuyết phục.

Tôi hoàn toàn không có ý nghĩ cực đoan như bạn Hữu Quang suy đoán. Công nghiệp điện ảnh và các công nghiệp giải trí khác có rất nhiều mặt tích cực, tạo ra nhiều công ăn việc làm và là một công cụ truyền thông hữu hiệu. Nhưng từ phía khác, chúng ta cũng cần thấy rõ những mặt trái của nó để phòng ngừa.

Trong trường hợp này, mặt trái của nó là tạo ra những fan cuồng như cô Dương. Nhẽ ra có thể có một cô Dương bình thường, ăn học tử tế, nếu như cô ta không bị truyền thông nhồi sọ cho đến mức nằm mơ thấy diễn viên Lưu, và sùng bái anh ta như lẽ sống của mình. Phòng ngừa điều này như thế nào? Chúng ta lại quay về bài đầu tiên trong topic, khi tôi đã đề nghị mọi người cùng giúp một tay để trị chứng cuồng này. Giải pháp của riêng tôi rất đơn giản, vạch ra cho mọi người thấy thần tượng cũng là người, thậm chí trong nhiều trường hợp còn có tư cách đạo đức thấp kém hơn những người bình thường khác (một lần nữa – hồi ký Lê Vân). Sùng bái những cá nhân như thế, tôi tự thấy xấu hổ với bản thân mình! Và bạn Phương Liên, bạn đừng nghĩ rằng thần tượng nên cho bạn lời khuyên, còn bạn chắc chắn làm theo lời khuyên của thần tượng. Trong đại đa số các trường hợp, thần tượng không có thời gian để nghe bạn kể lể. Ngay cả khi anh ta / cô ta có thời gian, tôi cũng rất hoài nghi vào khả năng xét đoán sự việc của họ. Mạn phép khuyên bạn nên hỏi cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những anh chị lớn tuổi (anh chị ruột hoặc họ hàng). Ít nhất họ cũng là những người chắc chắn hành động vì lợi ích của bạn, thậm chí cả khi lợi ích ấy xung đột với lợi ích của cá nhân họ.

Còn lại với bạn Hoàng Duy, tôi không nghĩ rằng Lưu diễn viên là một con cừu non ngây thơ, nạn nhân đau khổ trong vụ này. Anh ta bỏ tiền ra để làm PR, để tung hô và đánh bóng tên tuổi, chứ có phải tự dưng báo chí đưa anh ta tới trời xanh đâu. Khả năng đổi trắng thay đen, tung hô và xỉ vả của báo chí ngày nay đã tới mức “lư hỏa thuần thanh”, kinh mạch khí huyết là “hiện kim”, một khi đã xuất chiêu là chưởng phong ào ạt, nội công đạo hạnh dù cao thâm đến đâu cũng khó mà đương đầu lại được. Ví dụ với chính tôi, nếu muốn báo chí ngay lập tức tung hô là một diễn viên trẻ tuổi đẹp trai, hay giọng ca đầy triển vọng thì hơi khó, chứ còn vẽ râu ria cho thành “sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt kiêm nhà tạo mẫu thời trang có tư tưởng bình dân, nam nữ bình quyền” thì thật là dễ ngoài sức tưởng tượng.
 
Nguồn: Báo điện tử VnExpress <http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2007/04/3B9F49EE/>
Thứ ba, 3/4/2007, 08:33 GMT+7
Bỏ học để theo thần tượng


“Cơn sốt” các fan tuổi học sinh. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.
Quên ăn, quên ngủ, nhiều em bỏ bê cả việc học để cùng thần tượng trên từng cây số. Có em trở nên ngơ ngác chỉ vì thần tượng sụp đổ. Đó là những biểu hiện không còn quá hiếm trong giới học sinh cấp 2, 3 ở TP HCM.

Mặc dù mới 18h30, nhóm Hân, Lan, Thi đã có mặt tại cổng sau của sân khấu ca nhạc Trống Đồng, nơi hôm nay có lịch diễn của ca sĩ ca sĩ T. Là fan của ca sĩ này từ nhiều năm nay, các em hầu như không bỏ sót buổi biểu diễn nào, dù ở phòng trà, tụ điểm sân khấu… từ sang trọng đến bình dân.

Các fan học trò đến sớm 2 tiếng trước giờ biểu diễn để phát hình “thần tượng” cho khán giả. Một fan tên Minh cho biết, sau buổi diễn này, sẽ sang sang phòng trà ở quận 10. Khi có người thắc mắc đi nhiều thế thời gian đâu mà ôn bài, Minh hồn nhiên trả lời: “Học hay không học cũng thế, năm nào cũng lên lớp đều đều có sao đâu”.

Trên sân khấu, lần lượt các fan lên tặng hoa cùng với những cái hôn trong tiếng cười reo của khán giả trẻ. Diễn xong 2 ca khúc, T. vào phòng ca sĩ nhận tiền, theo sau là một fan hâm mộ mang chai nước suối chạy vào đưa. Uống vội một hớp, cô ca sĩ vội phóng xe đi. Các fan đã chuẩn bị từ trước, cùng theo sang phòng trà ở quận 10.

Theo người quản lý phòng trà này, từ lúc về hát ở đây, đêm nào T. cũng dành cho các fan của mình một chai rượu ngoại. Sau khi uống vài ly như được tiếp thêm “lửa”, hai fan bước ra khỏi bàn và nhảy theo điệu của bài Hãy hát lên. Những cánh tay giơ cao, đưa qua đưa lại, hòa cùng điệu nhạc sôi động…

Tốn tiền

Không phải đêm nào thần tượng cũng mở hầu bao để lo cho fan. Sau mỗi đêm đồng hành, cả nhóm phải mất ít nhất là 300.000 đồng để chi cho việc mua hoa, quà, nước và tiền ăn uống… Vị chi mỗi người đóng góp 50.000-60.000 đồng.

Ngọc, một fan của ca sĩ T. cho biết, các bạn trong nhóm đều là con của “đại gia” và các quan chức trong thành phố. Họ thường đi @, Attila, PS, SH… và ăn ở những quán sang trọng, mặc hàng hiệu đắt tiền. Thường thì thần tượng của nhóm có trang phục nào thì nhóm có trang phục ấy. Nếu không có ở shop thì phải tìm vải rồi đi may.

Để có được một bộ trang phục như vậy thì số tiền bỏ ra không nhỏ, có bộ lên đến bạc triệu. Trước khi ra về, Thi gọi mọi người và bảo: “Chiếc áo lúc nãy chị T. mặc được bán ở một shop trên đường Nguyễn Trãi, trưa mai tụi mình đi nhé”.

Trầm cảm, bỏ học

Cách đây vài năm, là học sinh giỏi nhiều năm liền được thày cô tin yêu, bạn bè quý mến, nhưng gần đây Linh, lúc này đang học lớp 11, trông thảm hại. Mỗi sáng Linh đến trường với cặp mắt lừ đừ, dần dà những buổi đến trường ấy càng thưa dần mà gia đình không biết.

Ngọc, một người bạn của Linh giải thích: “Giờ nó còn đầu óc đâu mà học với hành. Thần tượng của nó là ca sĩ H., từ vụ xì căng đan với một cô bé Việt kiều thì tinh thần nó suy sụp hẳn”. Hàng đống đĩa của ca sĩ này đã bị Linh đem nghiền nát và đốt cho hả giận vì đã làm “phật ý”, uổng công lâu nay ngày đêm mong mỏi, ủng hộ.

Đau khổ hơn, fan Vy sau “cú đá” của thần tượng T., ngôi sao dòng nhạc hip-hop mới lên, trở nên tuyệt vọng. Mỗi khi nghe ai đó nhắc đến tên T. là Vy chửi bới thậm tệ. Sự việc rồi cũng được gia đình phát hiện vì triệu chứng trầm cảm, u uất. Phải mất một thời gian dài Vy mới hồi phục, nhưng vẫn “ngơ ngơ ngác ngác”.

Ở trường THPT, cả thày và trò không ai cũng biết đến Ly. Trên cặp, trong ví, cây bút, thậm chí trên cả mặt dây chuyền của Ly đều dán ảnh ca sĩ Q. Sau thời gian dài “đóng đô” ở các tụ điểm ca nhạc, việc học của Ly cũng chấm dứt và hiện mới 17 tuổi, em đã là mẹ của đứa trẻ 3 tháng tuổi. Cha của đứa trẻ không ai khác là một “đồng minh” sớm tối đi về cùng Ly cổ vũ cho thần tượng của mình.

Theo tiến sĩ xã hội học Trần Thị Kim Xuyến, những bạn trẻ khi đã quá ngưỡng mộ thần tượng thì bất kỳ một cú sốc dù lớn hay nhỏ cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý các em. Để tránh cú sốc ấy thì gia đình phải luôn làm tốt công tác quản lý và hướng các em đến với những hoạt động giải trí khác, đặc biệt là những hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc học.

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
 
thần tượng cũng có thể ghê gớm
cũng có thể có những hành vi như thế
nhưng chỉ là cá thể nhỏ thui
ko phải tất cả đâu
đừng nghĩ xấu xa như vậy
 
Rất may là bố cố gái đã tự tử thật, chứ không phải dọa. Bởi nếu không, chắc chắn gia đình cô sẽ bị kiện về tội Quấy rối Tình dục.
 
Em nghĩ không phải là quấy rối tình dục, mà chỉ là quấy rối thông thường thôi chứ? Những lời cô gái nói, thư cô tả gửi, abc,...có liên quan gì tới xxx đâu?
 
Chà, topic này đông vui đấy nhỉ. Cám ơn bạn Hoàng Duy, bạn có những suy luận khá giống với tôi và thể hiện một cách mạch lạc trong bài viết. Ví dụ về người qua đường của bạn rất có sức thuyết phục.

Tôi hoàn toàn không có ý nghĩ cực đoan như bạn Hữu Quang suy đoán. Công nghiệp điện ảnh và các công nghiệp giải trí khác có rất nhiều mặt tích cực, tạo ra nhiều công ăn việc làm và là một công cụ truyền thông hữu hiệu. Nhưng từ phía khác, chúng ta cũng cần thấy rõ những mặt trái của nó để phòng ngừa.

Trong trường hợp này, mặt trái của nó là tạo ra những fan cuồng như cô Dương. Nhẽ ra có thể có một cô Dương bình thường, ăn học tử tế, nếu như cô ta không bị truyền thông nhồi sọ cho đến mức nằm mơ thấy diễn viên Lưu, và sùng bái anh ta như lẽ sống của mình. Phòng ngừa điều này như thế nào? Chúng ta lại quay về bài đầu tiên trong topic, khi tôi đã đề nghị mọi người cùng giúp một tay để trị chứng cuồng này. Giải pháp của riêng tôi rất đơn giản, vạch ra cho mọi người thấy thần tượng cũng là người, thậm chí trong nhiều trường hợp còn có tư cách đạo đức thấp kém hơn những người bình thường khác (một lần nữa – hồi ký Lê Vân). Sùng bái những cá nhân như thế, tôi tự thấy xấu hổ với bản thân mình! Và bạn Phương Liên, bạn đừng nghĩ rằng thần tượng nên cho bạn lời khuyên, còn bạn chắc chắn làm theo lời khuyên của thần tượng. Trong đại đa số các trường hợp, thần tượng không có thời gian để nghe bạn kể lể. Ngay cả khi anh ta / cô ta có thời gian, tôi cũng rất hoài nghi vào khả năng xét đoán sự việc của họ. Mạn phép khuyên bạn nên hỏi cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những anh chị lớn tuổi (anh chị ruột hoặc họ hàng). Ít nhất họ cũng là những người chắc chắn hành động vì lợi ích của bạn, thậm chí cả khi lợi ích ấy xung đột với lợi ích của cá nhân họ.

Còn lại với bạn Hoàng Duy, tôi không nghĩ rằng Lưu diễn viên là một con cừu non ngây thơ, nạn nhân đau khổ trong vụ này. Anh ta bỏ tiền ra để làm PR, để tung hô và đánh bóng tên tuổi, chứ có phải tự dưng báo chí đưa anh ta tới trời xanh đâu. Khả năng đổi trắng thay đen, tung hô và xỉ vả của báo chí ngày nay đã tới mức “lư hỏa thuần thanh”, kinh mạch khí huyết là “hiện kim”, một khi đã xuất chiêu là chưởng phong ào ạt, nội công đạo hạnh dù cao thâm đến đâu cũng khó mà đương đầu lại được. Ví dụ với chính tôi, nếu muốn báo chí ngay lập tức tung hô là một diễn viên trẻ tuổi đẹp trai, hay giọng ca đầy triển vọng thì hơi khó, chứ còn vẽ râu ria cho thành “sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt kiêm nhà tạo mẫu thời trang có tư tưởng bình dân, nam nữ bình quyền” thì thật là dễ ngoài sức tưởng tượng.
Tất nhiên điều anh nói ko hề sai......thần tượng của tôi hay của bất kì ai khác đều ko có đủ thời gian để lắng nghe fan của mình.Còn chúng tôi khi nghe lời khuyên của bất kì ai khác cho dù là của thần tượng thì cũng đều phải suy nghĩ xem điều đó là nên hay ko nên.Họ làm rất nhiều việc cho cộng đồng: nào là lập quỹ từ thiện, trích số tiền công diễn của họ,.... để làm giúp đỡ người nghèo, người tàn tật.Và tất nhiên những việc làm đó của họ theo một số người chỉ là để đánh bóng tên tuổi, dùng tiền để mua lấy sự nổi tiếng cho riêng họ.Bởi họ cũng là con người, trước tiên họ phải sống vì họ đã.Nhưng ko phải ai cũng có thể được nổi tiếng nếu như ko có tài năng và niêm đam mê thực sự. Bởi cuộc sống của họ ko đơn giản như những người bình thường khác.Họ phải chịu sức ép từ báo chí, truyền thông và cả những fan yêu quí họ.Đó là cái điều mà một người bình thường sẽ ko bao giờ có thê làm nổi."Sùng bái những cá nhân như thế, tôi tự thấy xấu hổ với bản thân mình! ". Và cũng đã có lần tôi thấy buồn cười khi nhận được tin trên FC "thần tượng tôi từng sang Lào làm từ thiện từ kha khá lâu trong khi các fan anh ko ai nhận được tin tức gì cả " Tôi tự hỏi anh được lợi gì khi sang đó.một nơi mà ko ai biết anh ấy là ai :D trong khi thông thường đối với một ngôi sao nếu như họ phải đến một nơi hẻo lánh thì họ sẽ thông báo cho giới truyền thông trước cả tháng trời và tất nhiên chuyến đi đó sẽ được nhiều người biết đến hơn.Phải chăng tất cả những công việc từ thiên mà họ làm chỉ để đánh bóng tên tuổi của chính họ..........
Và anh cũng đừng đánh đồng tất cả các ngôi sao lại với nhau. Và trong thực tế, có bao nhiêu kiểu thần tượng cũng có từng đấy kiểu fan.Có những fan thịk anh ta/ cô ta chỉ vì họ đẹp trai,xinh gái, nổi tiềng hay hát hay và thậm chí thik họ bởi vì "nhiều người yêu thik anh ta/cô ta sao mình lại ko nhỉ ". Và khi anh ta/ cô ta ko còn nổi tiếng nữa thì họ đối sang thík một ngôi sao khác...Nhưng cũng có nhiều người âm thầm theo dõi bước chân người mà họ thik. hạnh phúc khi được nhìn thấy họ. khi được thấy họ mỉm cười.Thế là đủ!!!Có thể anh thấy sống như kiểu đó hơi bị ảo tưởng,chả đem lại cái gì cho mình cả.Nhưng chúng tôi lai thấy dễ chịu hơn khi được sống như vậy.
Và khi bạn bè, người thân ko ở bên cạnh bạn, ko hiểu được bạn.....có thần tượng ko phải tôt hơn sao. Thần tượng đôi khi đem lại cho chúng tôi nhiều hơn những thứ mà anh thấy.......
Còn 1 điêu nữa : Cái mà thần tượng đem lại cho chúng ta tốt hay xấu tùy thuộc và việc bạn thần tượng người đó theo kiểu nào thôi !"
 
Ôi :-j
Mình thần tượng nhg ng xung quanh mình chứ chưa bao h thần tg mấy ông ca sĩ diễn viên :-j
 
Thần tượng mấy thứ xa vời chỉ càng làm mình thêm tự ti thôi.:))
Thần tượng mà chỉ biết chiếm đoạt chứ ko biết vươn theo thì là tự haị mình trước rồi./:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhưng ko phải ai cũng có thể được nổi tiếng nếu như ko có tài năng và niêm đam mê thực sự. Bởi cuộc sống của họ ko đơn giản như những người bình thường khác.Họ phải chịu sức ép từ báo chí, truyền thông và cả những fan yêu quí họ.Đó là cái điều mà một người bình thường sẽ ko bao giờ có thê làm nổi.

Có phải cái 'tài năng' chịu đựng kiểu 'sao' đấy là điều đáng mong muốn không? Có phải là cứ là 'sao' thì họ là cá nhân xuất sắc không? Hay đơn giản, hệ thống hâm mộ chỉ là một sản phẩm của bộ máy tuyên truyền, chẳng liên quan gì đến phẩm chất cá nhân của cái con người bị đẩy ra làm bình phong cho sự tham lam của bên truyền thông, và sự mù quáng của những người không tự điều khiển được cuộc sống tinh thần của mình?

Nhưng cũng có nhiều người âm thầm theo dõi bước chân người mà họ thik [tức thần tượng.] hạnh phúc khi được nhìn thấy họ. khi được thấy họ mỉm cười.Thế là đủ!!!

Vô trách nhiệm với bản thân!

Lý do gì khiến cho một người hâm mộ vui khi một người vu vơ nào đấy mỉm cười, mà chỉ là cái người vu vơ đấy? Bỏ thời gian, công sức, dù chỉ là một chút, để thụ động vui cái niềm vui được ban phát ấy, phải chăng người hâm mộ không đủ khả năng thấy rằng họ đang/đã mất đi khả năng tự tạo ra hạnh phúc cho bản thân mình bằng việc 'ký sinh' cuộc sống tinh thần của họ lên người khác, ở đây là những nhân vật được thần tượng kia?

Mọi thứ quanh mỗi con người chỉ là nguyên liệu cho cuộc sống của chính bản thân họ. Mất khả năng tự tạo ra sản phẩm của cuộc sống, con người ấy mất quyền tồn tại!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên