“Sao” và “Fan”: sự hâm mộ liệu có giới hạn ?

Đọc lướt qua một số bài viết ở đây, mình mới thấy vô cùng ngạc nhiên, tại sao người Việt Nam lại có thể giỏi phán xét đạo đức người khác đến thế? Bản thân Lưu Đức Hòa không có bất cứ một hành động có chủ ý nào gây tổn hại đến gia đình cô Quyên, và xét cho cùng, một cô gái nhà quê như Dương Lệ Quyên đâu có đáng để anh ta phải bận tâm. Vậy mà mọi người cũng có thể lôi LDH ra lên án được, cho mình hỏi, đó là cái kiểu gì?

Mọi người hãy dừng lại suy nghĩ một chút trước khi lên giọng phê phán tư cách của bất kỳ một ai. Đạo đức vốn dĩ là một phạm trù rất mông lung, từ xưa đến nay chưa có một định nghĩa chính xác nào vế nó cả. Chúng ta chỉ có thể tạm coi đạo đức là một tập hợp những quy tắc bất thành văn trong cách ứng xử của mỗi con người với đồng loại của mình. Nhưng ngay cả khi đã công nhận điều đó, chuẩn mực đạo đức của mỗi quốc gia, vùng miền, là không giống nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển, tầm cao về văn hóa, hệ tư tưởng của từng nơi. Rất có thể những điều mà chúng ta coi là không hợp tình hợp lý ở nước Việt nam, lại được coi là cách ứng xử văn minh ở một xã hội như Hồng Kông.

Có thể nói là chuẩn mực đạo đức của ta là tốt hơn Hồng Kông hay không? Hãy nhìn nhận một cách trung thực xem chúng ta có gì? Mình e rẳng ngoài những tư tưởng nhân văn dân chủ tiến bộ mà chúng ta tiếp nhận từ phương Tây, thì cái mà chúng ta có chỉ là phế phẩm của một thời kì phong kiến - cộng sản u tối và lạc hậu. Trong khi đó Hồng Kông là một thành phố phát triển ở đẳng cấp hàng đầu thế giới, với mật độ tỉ phú / triệu phú chẳng kém gì New York. Ta so thế nào được với họ?

Ở một xã hội văn minh, sự tự do về tư tưởng, chủ nghĩa cá nhân, luôn hết sức được coi trọng. Mỗi người có quyền phát triển bản thân, theo đuổi ước mơ, hoài bão, mưu cầu hạnh phúc theo bất cứ cách nào mà họ muốn, miễn là điều đó nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Tuy nhiên, như thế cũng có nghĩa, mỗi cá thể phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuộc sống của mình, và không thể đỗ lỗi cho người khác về những bất hạnh do chính mình tạo ra. Cô Quyên được lớn lên trong một nơi như thế, cô mơ được gặp LDH, nhưng gặp thôi chưa đủ, rất có thể trong ý nghĩ sâu thẳm của mình, cô có một ham muốn cháy bỏng là have sex với LDH rồi quay phim ghi hình :p. Nhưng dù thế nào, cô đã có hai người cha mẹ, theo một khía cạnh nào đó, rất đáng ngưỡng mộ. Họ là những người biết tôn trọng những hoài bão của con mình, cho dù nó điên rồ. Nhưng cô Quyên dường như không biết ơn điều đó, bán trâu, bán ruộng, bán nhà cô vẫn chưa thỏa mãn, thái độ ngoan cố không biết điều của cô đã như một sự bức tử đối với người cha. Tự mình gây ra tai ương, cô Quyên liệu còn có thể trách ai đây, trách thần tượng của mình ư?

Dân Việt Nam ta với lịch sử vài ngàn năm đói rách, luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người giàu có. Chúng ta không thích những sự nổi trội, phô trương, ghét những người nổi tiếng, trong khi đó sẵn sàng tỏ ra bao dung khôn xiết với những người nghèo đói, như bà bán phở, cô gái bán hàng rong, em bé bán vé số. Tại sao vậy? Vì họ là những người yếu đuối hơn ta, họ kém hơn ta, họ thậm chí còn ít tiền hơn ta, chứ họ không giàu, họ không đi xe hơi, họ không có nhà lầu, họ không lên ti vi, lên báo. Do dó mình không thấy ngạc nhiên khi mọi người lại ác cảm với LDH đến vậy.

Nhưng nếu LDH không giỏi, làm sao anh ta có thể trở nên nổi tiếng đến thế. Điện ảnh Hồng Kông tuy chưa thể so với Hollywood, Bollywood, nhưng chắc chắn là không hề tầm thường. Một diễn viên muốn thành công ở TVB ở tầm cỡ như LDH sẽ phải trải qua một quá trình phấn đấu không ngưng nghỉ để khẳng định mình. Đành rằng anh ta đẹp trai, cao to, lại hát hay. ( Bugi anh có dài hay không, thì mình không được biết. Mình chỉ có một mong ước , một mong ước tột cùng đó là làm sao cặp đôi đẹp nhất trong tất cả các bộ tiểu thuyết của Kim Dung, Dương Quá và Tiểu Long Nữ, have sex với nhau dù chỉ một lần. Rất tiếc là điều đó đã không xảy ra dù là ở trong truyện hay là trên phim, và do đó, người hâm mộ cũng chẳng có cơ hội đo bugi của LDH :p.) Với một lợi thế ngoại hình như thế, nhưng nếu không có khả năng diễn xuất, thì LDH cũng chỉ làm được người mẫu thôi, và anh sẽ không bao giờ được mời diễn một vai quan trọng như Dương Quá, chứ đừng nói đến chuyện nổi tiếng, hút fan như bây giờ.

Liệu đã ai trong chúng ta, thử đặt mình vào địa vị của LDH để nhìn nhận vấn đề? Một người quan trọng, thần tượng của giới trẻ Hồng Kông như anh, vì lý do gì mà phải đến gặp một cô gái tầm thường như Dương Lệ Quyên? Điều đó sẽ gây hại đến mức nào cho hình ảnh của anh? Liệu chúng ta có thể biết được, sự tổn hại về mặt hình ảnh sẽ gây thiệt hại tài chính cho LDH đến mức nào? Rất có thể đó là những hợp đồng quảng cáo trị giá hàng chục, trăm nghìn nhân dân tệ, lớn hơn tài sản nhiều đời của cô Quyên cộng lại. Và nếu gặp rồi, thì sau đó sẽ có bao nhiêu Dương Lệ Quyên mới xuất hiện?

Xét cho cùng, LDH không có trách nhiệm phải giúp đỡ cô Quyên. Nếu cô ta muốn bán nhà để gặp anh, đó là việc của cô. Nếu cô ta vì mê anh mà phát điên, đó là việc của ...nhà thương điên :p.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phương Liên đã viết:
Tất nhiên điều anh nói ko hề sai......thần tượng của tôi hay của bất kì ai khác đều ko có đủ thời gian để lắng nghe fan của mình.Còn chúng tôi khi nghe lời khuyên của bất kì ai khác cho dù là của thần tượng thì cũng đều phải suy nghĩ xem điều đó là nên hay ko nên.Họ làm rất nhiều việc cho cộng đồng: nào là lập quỹ từ thiện, trích số tiền công diễn của họ,....
.
.

Cám ơn bạn Phương Liên, tôi đánh giá cao bài viết của bạn vì tính trung thực. Vào thời tôi bằng tuổi bạn, chắc là tôi không thể có được một bài viết thẳng thắn và rõ ràng như vậy. Qua bài viết này, bạn đã giúp những người như tôi và bạn bè của tôi có thể hiểu thêm về các bạn. Đối thoại là quan trọng, phải vậy không ?

Bài viết của tôi rất rõ ràng – các sao nói chung chỉ là những người bình thường, thậm chí trong nhiều trường hợp, khá tầm thường. Tôi chắc là nếu biết toàn bộ sự thật về Sao của mình, về con người, về tư cách đạo đức, lối sống, etc., có khối bạn trẻ phải vỡ mộng như bài báo ai đó trích trên đây.

Đó không phải là lỗi của Sao. Họ không phải thần thánh gì để cái gì cũng hay cái gì cũng tốt. Nhưng họ bị guồng máy cuốn đi. Đầu tiên họ phải kiếm được bầu tốt nếu muốn dấn thân vào nghiệp. Sau đó họ phải kiếm được tài trợ để làm album. Sau đó họ phải đánh bóng trên báo chí để bán được album. Sau đó phải giao lưu với fan để có thêm nhiều fan hơn. Đến một lúc họ sẽ thấy báo chí bắt đầu viết về họ, tâng bốc họ lên, tạo ra hình ảnh một Sao, lý do chủ yếu là để cho bán được nhiều báo. Rồi họ lại phải cố gắng để theo kịp với cái image mà báo chí đã tạo ra, cứ thế tạo ra một vòng xoay bất tận. Họ sẽ phải xa rời con người thật của họ, tiếp tục tung ra các sự kiện để báo chí có cái mà viết, duy trì sự hứng khởi của fan. Nếu khác đi, số lượng fan của họ sẽ teo lại, thậm chí có thể image có thể nổ bụp như bong bóng xà phòng. Báo chí sẽ ngay lập tức rủa xả Sao hết lời, lý do cũng để cho bán được nhiều báo! Công chúng thì quay lưng lại với họ - đó chính là án tử hình của Sao.

Nhưng như vậy có nghĩa là họ (a) giỏi hơn người bình thường – một người trung bình – khác trong xã hội hay không? (b) vô tội trước những hoàn cảnh thương tâm mà họ góp phần tạo ra - dù là vô tình hay hữu ý – như cô Dương kia?

Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi (b) rồi. Bạn Hoàng Duy đã đưa ra một ví dụ tuyệt vời với người già và trẻ em qua đường. Nếu muốn, bạn có thể phản bác trong một bài viết khác. Còn tôi sẽ đưa ra câu trả lời cho (a).

Các Sao là “người của công chúng”, một danh xưng mỹ miều nhưng về bản chất, họ chỉ làm công việc của họ. Một số người đáng được tôn trọng hơn những người khác, vì họ thật sự làm tốt hơn những gì mà đồng nghiệp của họ đang làm. Thậm chí như thế, hoàn toàn không có nghĩa là họ hơn hẳn một công dân trung bình của xã hội. Mỗi người làm cái việc mà họ làm giỏi nhất, và mỗi người đều đáng kính trọng như nhau nếu họ làm tốt công việc như nhau. Tôi tôn trọng Ngọc Châu, vì anh ta có thể vừa sáng tác vừa hát, và tôi cũng tôn trọng bà bán phở y như vậy, vì sáng nào bà ấy cũng dậy vào lúc 4h30 sáng. Ngọc Châu không giỏi giang hay đáng được tôn thờ hơn bà bán phở, vì Ngọc Châu sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, và từ bé đã làm quen với môi trường nghệ thuật. Nếu Ngọc Châu sinh ra trong nhà bán phở, chắc hẳn bây giờ cậu ta đã quen dậy vào lúc 4h30 sáng!

Nhưng còn các Sao khác thì tệ hại hơn thế nhiều. Theo tôi hiểu thì Sao của bạn là người Việt nam, lẽ dĩ nhiên là mức độ ảnh hưởng cũng như số lượng fan còn thua Britney Spears xa. Thế mà cách đây ít lâu, chính Britney tung ra một chiêu PR bằng cách đi dự tiệc mà không mặc quần lót, và cố tạo điều kiện cho giới săn ảnh chụp được càng nhiều càng tốt. Cô ta làm tôi phát buồn nôn. Bạn có đồng ý với tôi đó là một cách thức PR vô cùng thô bỉ và hạ tiện không? Nhưng tôi sẽ hoàn toàn không ngạc nhiên, nếu một ngày đẹp trời nào đó, một sao khác ở VN bắt chước chiêu PR này.

Thật ra, tôi nghĩ bạn nên bắt đầu cầu nguyện để người đó không phải là Sao mà bạn ngưỡng mộ!

Bạn không có lỗi gì nếu giữ một hình bóng ai đó để mơ ước. Nhưng đừng tôn thờ và thần thánh hóa họ như vậy. Bạn càng tôn thờ thần tượng bao nhiêu, sự thất vọng về thần tượng sẽ càng lớn bấy nhiêu. Bạn than vãn là người thân và bạn bè không hiểu được bạn, vậy thần tượng của bạn hiểu được bạn hay sao? Bạn hạnh phúc khi nhìn thần tượng mỉm cười, vậy bạn có biết bố mẹ bạn hạnh phúc thế nào khi nhìn bạn mỉm cười hay không? Cứ cho là thần tượng mang lại cho bạn nhiều thứ mà tôi không thể thấy, nhưng tôi thấy rõ ràng bố mẹ bạn đang mang cho bạn cơm để ăn cho no, áo để mặc cho ấm, sách để học cho khôn. Và đó là điều quan trọng.

Đến một ngày nào đó, bạn sẽ hiểu rằng, không phải bỗng dưng mà Hồ Chí Minh lại mong ước “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cụ chẳng bao giờ mong ước “Ai cũng có một thần tượng” cả!!!
.
 
- Thứ nhất thế nào gọi là hành động vô lương tâm cần lương tri thức tỉnh ?
VD:Anh đang đi xe trên một con đường cao tốc ,phía trước anh có một chiêc xe khác,bất ngờ chiếc xe phía trước dừng lại và anh đã không phanh kịp lại và gây ra tai nạn.Lúc này anh đến cái xe kia để xem người trong xe có bị sao không và phát hiện người trong xe bị thương tích khá nặng .Giờ anh có 2 lựa chọn một là chạy trốn để tránh khỏi phiền phức(bởi nếu nạn nhân chết thì anh sẽ bi tội ngộ sát) ,hai là anh ở lại giúp nạn nhân gọi xe cấp cứu và biết đâu có thể cứu sống nan nhân.Vậy hành động nào là vô lương tâm ? Rất rõ ràng chỉ có hành động chạy trồn là hành động vô lương tâm ,còn hành động đâm xe là một tai nạn nó nằm ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của anh vì thế nó không phải là hành động vô lương tâm.Còn trong trường hợp cứu người kia dù anh ta có chết thi anh cũng không phải là kẻ vô lương tâm ,anh chỉ có thể cảm thấy có lỗi gây ra cái chết cho người đó thôi và anh chẳng làm gì để cảm thấy xấu hổ với lương tâm của mình cả.

Các Sao là “người của công chúng”, một danh xưng mỹ miều nhưng về bản chất, họ chỉ làm công việc của họ. Một số người đáng được tôn trọng hơn những người khác, vì họ thật sự làm tốt hơn những gì mà đồng nghiệp của họ đang làm. Thậm chí như thế, hoàn toàn không có nghĩa là họ hơn hẳn một công dân trung bình của xã hội. Mỗi người làm cái việc mà họ làm giỏi nhất, và mỗi người đều đáng kính trọng như nhau nếu họ làm tốt công việc như nhau. Tôi tôn trọng Ngọc Châu, vì anh ta có thể vừa sáng tác vừa hát, và tôi cũng tôn trọng bà bán phở y như vậy, vì sáng nào bà ấy cũng dậy vào lúc 4h30 sáng. Ngọc Châu không giỏi giang hay đáng được tôn thờ hơn bà bán phở, vì Ngọc Châu sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, và từ bé đã làm quen với môi trường nghệ thuật. Nếu Ngọc Châu sinh ra trong nhà bán phở, chắc hẳn bây giờ cậu ta đã quen dậy vào lúc 4h30 sáng!
Sự hâm mộ không đơn giản là phép toán logic ai làm được nhiều thì được hâm mộ mà đó còn tùy thuộc vào tình cảm mỗi người.Có phải anh cho rằng chẳng ai là giỏi giang trên đời này chăng cái họ làm được chỉ do hoàn cảnh do số phận mà không cần phải phấn đấu không cần tài năng thật sự ?

Nhưng còn các Sao khác thì tệ hại hơn thế nhiều. Theo tôi hiểu thì Sao của bạn là người Việt nam, lẽ dĩ nhiên là mức độ ảnh hưởng cũng như số lượng fan còn thua Britney Spears xa. Thế mà cách đây ít lâu, chính Britney tung ra một chiêu PR bằng cách đi dự tiệc mà không mặc quần lót, và cố tạo điều kiện cho giới săn ảnh chụp được càng nhiều càng tốt. Cô ta làm tôi phát buồn nôn. Bạn có đồng ý với tôi đó là một cách thức PR vô cùng thô bỉ và hạ tiện không? Nhưng tôi sẽ hoàn toàn không ngạc nhiên, nếu một ngày đẹp trời nào đó, một sao khác ở VN bắt chước chiêu PR này.
Vậy anh có biết vì hành động đó mà một forum của fan hâm mộ của BS đã dừng hoạt động vậy đâu phải cứ là fan hâm mộ thì họ là những người không biết đâu là đúng đâu là sai.Không phải cái gì đăng lên báo cũng là pr cả.Chả lẽ những người làm từ thiện nếu người nào đóng góp nhiều được đăng báo thì là một kế hoạch được tính toán chứ không phải là lòng hảo tâm cái đó chỉ là do suy luận chủ quan của riêng anh thôi còn họ có thực sự là người tốt bụng hảo tâm hay không thì khó mà biết được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em biết ở vào cái tuổi của bọn em suy nghĩ ko thể đủ chính chắn như người lớn....Nhưng mỗi độ tuổi lại có một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.suốt 5 năm qua em chưa từng coi thần tượng như "thần thánh" hay cái gì đó đại loại như thế đơn giản chỉ như một người anh trai. Thần tượng trong mắt em ko phải là một con người hoàn hảo thậm chí trước đây người đó rất yếu đuối, dễ rơi nước mắt.Đã từng có thời gian em-người mà thần tượng ko bao giờ biết là ai...giận thần tượng gần 5 tháng chỉ vì ko đồng tình với thần tượng.
Nhưng thần tượng em biết sửa sai và đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã ......... đó là điều em học được ở thần tượng.
VÀ ko phải là em chỉ biết yêu quý nụ cười của một ngôi sao mà quên mất nụ cười của người thân. Nên nhớ trái tim mỗi con người luôn đủ rộng để yêu thương. Chả lẽ cứ có thần tượng là quên mất tình cảm của những người khác dành cho mình hay sao.
Em dám khẳng định em ko phải phải là một con người vô trách nhiêm với bản thân. Khi bạn yêu quí một người và cảm thấy hạnh phúc khi người đó mỉm cười thì cái hạnh phúc đấy là ta đang được người đó ban phát sao.Nếu vậy sẽ chẳng có định nghĩa nào dành cho cái gọi là "hạnh phúc nhất là khi ta được chia sẻ hạnh phúc cho người khác " cả.Chúng ta sẽ chỉ có thể hạnh phúc với chính cái hạnh phúc mà chính chúng ta tạo ra thôi, còn người khác hạnh phúc thế nào thì đó là việc của người ta..... Nụ cười gọi là sự ban phát ấy suốt 5 năm qua chúng tôi vẫn luôn yêu quí nó và bây giờ vẫn vậy.
Chắc em sẽ dừng cuộc tranh luận ở đây cho dù em vốn là một đứa cứng đầu và theo bạn bè em là hay cãi cùn nhưng có lẽ đã quá đủ để mọi người hiểu quan điểm của em cho dù đồng tình hay ko đồng tình.
P/s: Nói nhỏ tý, thần tượng em ko phải là người Việt đâu :D Và tất nhiên mức độ ảnh hưởng của anh ấy cũng ko phải là nhỏ nhưng cũng tùy từng nơi và từng thời điểm mà thôi....
 
Như em Liên là "giai đoạn cuối" rồi còn gì nữa :D.
 
Đọc lướt qua một số bài viết ở đây, mình mới thấy vô cùng ngạc nhiên, tại sao người Việt Nam lại có thể giỏi phán xét đạo đức người khác đến thế? Bản thân Lưu Đức Hòa không có bất cứ một hành động có chủ ý nào gây tổn hại đến gia đình cô Quyên, và xét cho cùng, một cô gái nhà quê như Dương Lệ Quyên đâu có đáng để anh ta phải bận tâm. Vậy mà mọi người cũng có thể lôi LDH ra lên án được, cho mình hỏi, đó là cái kiểu gì?
.
.
.

Chúng ta hãy xem xét từng điểm trong lập luận của bạn Hoàng Dũng nhé.

(a) Tự mình gây ra tai ương, cô Dương chỉ nên tự trách mình mà thôi. OK, nhưng như thế có lẽ chưa đủ. Cô Dương cần phải sám hối vì là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây ra cái chết của Dương ông.

(b) Ác cảm với Lưu và ghen tị vì anh ta giàu có hơn chúng ta. Tôi không nghĩ thế, mọi người trên forum chắc cũng không nghĩ thế. Có thể gọi là không có thiện cảm – ví dụ như tôi – nhưng không phải vì anh ta giàu có. Bạn bè tôi hầu hết đều giàu có hơn tôi, nhiều người trong số họ có thể còn giàu hơn Lưu nữa kìa. Nếu tôi và các bạn mà cứ thấy ai giàu có hơn là bắt đầu ghen tị và ác cảm, thì làm sao sống được nữa đây hở trời? :) Còn việc họ Lưu là diễn viên giỏi hay không giỏi nằm bên ngoài chủ đề thảo luận này. Tôi sẽ không bình luận gì thêm về tài năng của anh ta.

(c) Chuẩn mực đạo đức của VN và HK. Bạn có ý gì khi so sánh mức độ phát triển của nền kinh tế rồi rút ra kết luận về chuẩn mực đạo đức? Hai cái này khác nhau hoàn toàn, và từ cái này không suy ra được cái kia. Nền tảng chung của đạo đức mang một giá trị phổ quát, bất biến cho mọi xã hội và mọi cấp độ phát triển. Chỉ có điều ở các nước phát triển, đạo đức được luật hóa nhiều hơn. Ví dụ mọi xã hội đều coi nói dối là vi phạm chuẩn mực, nhưng ở các nước phát triển thì có quy định rõ ràng nói dối như thế nào thì bị pháp luật xử trí ra sao, tất nhiên luật pháp VN cũng có nhưng chưa hoàn chỉnh bằng. Ngay cả bạn đi sang mấy nước chậm tiến ở châu Phi hay các bộ lạc thổ dân đi chăng nữa, bạn cũng sẽ thấy họ trọng chữ tín như thế nào, cho dù kinh tế hay luật pháp của họ còn rất sơ khai. Lập luận đạo đức xã hội phụ thuộc vào số lượng tỷ phú của bạn không có sức thuyết phục. Nói thế chẳng khác nào bảo đạo đức của Trương Gia Bình cao gấp mấy triệu lần đạo đức của tôi và bạn, hay đạo đức của vợ Lê Quang Tiến tăng vọt vì mới được chia một nửa số cổ phiếu của chồng :)

Vấn đề ta đang bàn luận ở đây liên quan đến mạng sống của con người, cụ thể là của Dương ông. Và tính mạng con người thì ở đâu cũng quan trọng. Mỗi người ra đi đều là một tổn thất lớn cho xã hội. Ai mà không xúc động trước cái chết của người khác, nhất là khi nguyên nhân của cái chết ấy hết sức vớ vẩn: thói sùng bái thần tượng.

Họ Lưu nên giúp cô Dương, bằng cách này hay cách khác, dù sao cô ta cũng có một số phận không lấy gì làm may mắn. Đây hoàn toàn là từ phía cá nhân, tôi không nói là họ Lưu có nghĩa vụ phải giúp đỡ. Tôi cũng không nghĩ là anh ta nên gặp cô Dương, chủ yếu để tránh tạo ra một tiền lệ xấu. Tuy nhiên, tôi cho là Lưu có nghĩa vụ ngăn chặn chứng sùng bái thần tượng. Đây là việc anh ta, và những ngôi sao giải trí khác, cần phải làm. Họ có thể cho tiến hành một chiến dịch truyền thông để cảnh báo mọi người về chứng sùng bái, yêu cầu các tổ chức xã hội và các fan-club hỗ trợ. Tôi biết điều này xung đột trực tiếp với lợi ích của nền công nghiệp giải trí, nên cơ may thành công khá là khiêm tốn. Nếu các Sao không tự nguyện làm, cơ quan lập pháp cần cân nhắc một dự luật về hạn chế quảng cáo giải trí, giống như rượu và thuốc lá bị hạn chế quảng cáo. Đồng thời có thể đưa ra một dự luật khác để hạn chế các fan cuồng, ví dụ cấm các fan cuồng đến các show diễn trực tiếp, hay buộc các fan cuồng đi trị liệu tâm lý.

Có nhiều việc Lưu có thể làm, tôi có thể làm và bạn có thể làm, để thế giới đừng có thêm những cô Dương. Mở ra topic này, thực không nằm ngoài mục đích đó vậy.
 
Ở nước ngoài, các fan cuồng bị tòa ra quyết định cách ly với ngôi sao<ko đc ở gần quá 1km chẳng hạn>, cũng bị bắt đi chữa bệnh mà anh...Ở Mỹ bọn fan cuồng còn đông đảo gấp mấy lần TQ, và còn điên rồ hơn ấy chứ:|<điển hình là vụ ám sát John Lennon>Một khi đầu óc người ta đã không bình thường thì làm thế nào cho bình thường đc ngoài cách cho đi trị liệu đây? Muốn hết fan cuồng thì chỉ có cách cấm diễn viên ca sĩ người mẫu xuất hiện trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng:)) Đành rằng muốn giải quyết tận gốc chuyện này thì phải hạn chế sự xuất hiện đánh bóng tên tuổi của ngôi sao, nhưng xu hướng chung là điều đấy chỉ có tăng chứ ko giảm, cùng với sự hỗ trợ của internet với youtube, google,... và hàng ngàn fanclub online. Mà ngay từ khi chưa có internet với truyền hình cáp đã hàng trăm cô gái ngất xỉu lúc gặp Beatles;))Do đó tốt nhất là cần sự giáo dục từ trong nhà trường, gia đình một cách lành mạnh. Nếu bị thần kinh bẩm sinh thì chịu thôi, ai làm thần tượng người đó thì khổ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguồn: Báo điện tử VnExpress http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2007/04/3B9F4AE7/
Thứ tư, 4/4/2007, 15:02 GMT+7
'Fan cuồng' của Lưu Đức Hoa lên phim

Một đạo diễn không mấy tên tuổi của Trung Quốc tuyên bố sẽ dựng phim về lòng hâm mộ cuồng nhiệt của Dương Lệ Quyên - cô gái có cha tự tử tuần trước để con gái được gặp thần tượng.

Đạo diễn Chen Tianxing cho biết, bi kịch gia đình họ Dương vì lòng si mê của Lệ Quyên suốt 12 năm qua khiến anh có cảm hứng làm phim. Thông qua tác phẩm của mình, anh muốn giúp fan hiểu rằng, phải biết hâm mộ và trân trọng thần tượng đúng đắn. Tianxing từng làm nông nghiệp tại tỉnh Lô Châu (Tứ Xuyên) rồi trở thành diễn viên hành động kiêm đạo diễn. Anh là fan cuồng nhiệt của Lý Tiểu Long.

Chen Tianxing tuyên bố, bộ phim về Dương Lệ Quyên sẽ không bình luận, chê trách gì nhân vật chính mà chỉ kể lại một câu chuyện không nhẹ nhàng, để khán giả tự hiểu, tự cảm nhận. Anh dự định dành toàn bộ doanh thu để tặng cho con gái và bà quả phụ của ông Dương Cần Ký. Anh đã liên lạc với Lệ Quyên, đề nghị hợp tác, nhưng cô từ chối vì đang quá đau khổ.

Ông Cần Ký, 68 tuổi, người tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) đã nhảy sông tự tử ở Hong Kong hôm 28/3, sau khi bán thận và bán nhà cho con gái đi gặp Lưu Đức Hoa. Cô gái 28 tuổi cứ dằn vặt vì chỉ được chụp ảnh chứ không được trò chuyện riêng với thần tượng. Người cha xấu số để lại thư tuyệt mệnh, yêu cầu chàng ca sĩ - diễn viên dành thêm thời gian cho con gái ông. Ý nguyện này chưa được thực hiện, vì Lưu Đức Hoa đang bận đóng phim, đồng thời không muốn dính dáng đến "fan cuồng" đáng sợ như Lệ Quyên.

Sáng 4/4, Lưu Đức Hoa viết trên website riêng: "Các bạn không thể hiểu được nỗi lòng của tôi đâu". Anh cảm ơn bạn bè và người hâm mộ đã quan tâm, thăm hỏi anh trong tuần qua. Anh khẳng định đây là lần cuối cùng đề cập đến chuyện "fan cuồng".

Mai Trần (theo CRI)
Bến Thượng Hải - Lưu Đức Hoa (diễn viên chính + ca sỹ)
http://www.youtube.com/watch?v=rY8ivssvCUE

Nguyễn Hưng và Như Quỳnh hát tiếng Việt
http://www.youtube.com/watch?v=9Z1FcZ7EhOU
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ anh Doãn Hoàng: :D em ko nghĩ là ông LĐH có nghĩa vụ j hay phải ngăn chặn chứng cuồng thần tượng j của DLQ cả, vì xét cho cùng, cái lỗi này bắt nguồn từ cái nhận thức quá ấu trí, thiếu đầu óc của DLQ. Và chính cái sự thiếu suy nghĩ đó, thêm 1 gia đình có ông bố nhu nhược đến mức ko cấm cản khuyên răn con mà còn bán đủ mọi thứ thực hiện hy vọng của con, rồi đến mức phải tự vẫn . Theo quan điểm của riêng em thôi, em chẳng đánh giá cao cái chết của ông bố, vì nó chỉ làm rối thêm cái mớ bòng bong của gia đình ông ta mà thôi.. và ở đây thì LĐH chẳng có lỗi j cả :D... và tất cả những j mà mọi ng cần phải làm là nên có 1 cuộc nói chuyện, chỉ ra những sai lầm và yêu cầu cái cô DLQ đó xem lại hành vi của mình trong suốt vụ việc vừa qua..
Mà thêm nữa, cái chuyện đòi tiền bồi thường, rồi ko nhận xác cha, rồi yêu cầu này yêu cầu nọ, tự ra đường ngồi như những ng ăn xin của 2 mẹ con DLQ là hành động dường như muốn ép buộc LĐH phải lên tiếng trả lời, và việc này đáng bị lên án và trở thành 1 bài học cho nhìu ng mắc chứng cuồng thần tượng lắm :D... và em thấy LĐH đã hành động khá đúng , tuy có thiếu sót 1 chút.. từ chối ko gặp cô DLQ là hoàn toàn đúng, trừ khi cô ta nhận ra sai lầm và lỗi của bản thân đã, nếu ko cứ đến gặp xin lỗi cô ta thì chả hóa ra bảo DLQ đã làm đúng chăng... :D
 
Thực ra cái gì xảy ra cũng có lỗi của mình và của người khác. Em thì quan niệm "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Nhà cô Dương kia xem lại mình đi đã rồi hẵng đi nói người khác. Hơn nữa tự nhiên bảo một người phải chịu trách nhiệm cho việc làm của một người thần kinh không bình thường mà mình không bao giờ có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp thì hơi quá. Việc thế giới này bớt người như cô Dương là nhiệm vụ của mỗi gia đình. Giống như quảng cáo trên ti vi, quyết định mua hay không vẫn là của người mua, không thể nói là tại người quảng cáo được. Người quảng cáo không ép buộc, thôi miên khách hàng tiềm năng của mình mua đồ.

Ngoài ra em thấy có điểm không hợp lý trong bài anh Hoàng là tại sao anh lại cho rằng nghĩa vụ của họ Lưu là giúp đỡ ngăn chặn tình trạng thần tượng quá đáng? Tại sao không nói đó là nghĩa vụ của gia đình, cụ thể ở đây là gia đình cô Dương. Mình không biết dạy con cho tử tế tại sao lại đi đổ cho người khác? Nếu trách nhiệm của anh Lưu là 1 thì trách nhiệm của gia đình dạy dỗ là 10. Chẳng thà con cái ở xa xôi cách trở, không liên lạc, không lo lắng, không dạy dỗ được là một nhẽ, đây con gái ở ngay cạnh mà không dạy được thì chẳng còn trách ai ngoài bản thân cả. Rõ ràng việc tránh cho con cái có những hành vi trái khoáy là nhiệm vụ của mỗi gia đình, không phải của một người mà chưa tiếp xúc với con mình bao giờ.
 
Em thì quan niệm "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Nhà cô Dương kia xem lại mình đi đã rồi hẵng đi nói người khác.
Hoàn toàn đúng.

Tại sao không nói đó là nghĩa vụ của gia đình, cụ thể ở đây là gia đình cô Dương. Mình không biết dạy con cho tử tế tại sao lại đi đổ cho người khác?

Bạn cần đọc kỹ lại các bài viết của tôi. Khi tôi nói về trách nhiệm của diễn viên Lưu là để trả lời cho vài ý kiến, nói rằng diễn viên Lưu không phải làm gì hết, hay là đã làm mọi việc có thể làm rồi, kiểu "cư xử cực chuẩn luôn" :) Còn lại, như tôi đã nói rất rõ, trách nhiệm lớn nhất và đến bây giờ vẫn chưa hoàn thành, là của bà mẹ. Như một người phụ nữ lớn tuổi, có hiểu biết và có kinh nghiệm sống, lại là một người mẹ, bà có trách nhiệm tối thượng (ultimate responsibility) trong việc giáo dục con gái. Nhưng bà đã không làm được. Hơn thế còn hùa theo con gái để mặc xác chồng ở nhà táng, hòng gây sức ép. Tôi hết sức phẫn nộ với cách cư xử thiếu tình người này.

Đồng ý với bạn nếu trách nhiệm giáo dục của Lưu diễn viên là một thì trách nhiệm của gia đinh là một trăm hay một ngàn. Nhưng bạn cũng nên hiểu tâm lý của lứa tuổi thành niên và vị thành niên, nhất là các vị thành niên mắc chứng sùng bái, thần tượng mà nói ra một câu thì tác động có khi bằng gia đình nói nhai nhải cả năm. Thần tượng mà tóc tai quần áo tử tế thì mấy quý vị fan choai choai ăn mặc có khi không đến nỗi, thần tượng mà cạo đầu mào gà sơn xanh đỏ vuốt keo đeo khuyên mũi thì ngay lập tức mấy quý vị này đánh đu theo ngay, nhanh lắm chả ai phải bảo. Hoặc giả thần tượng có khuyên một câu - chưa biết đúng sai thế nào - thì các fan đã nghe răm rắp. Bạn đọc mấy bài viết trong topic này thì biết là tôi không nói quá.

Như vậy việc các thần tượng giúp một tay để loại trừ chứng sùng bái sẽ giúp giảm bớt rất nhiều công sức và thời gian chung của xã hội. Ngược lại nếu các thần tượng cứ tiếp tục ném tiền làm PR thì các vị phụ huynh còn vất vả dài dài. Bạn sẽ nói gì nếu thấy em gái bạn về nhà có xăm một cái đầu lâu trên má, nói thế nào cũng cương quyết không chịu đi tẩy chỉ vì thần tượng của nó làm thế? Bạn mà nói bạn không muốn táng cho nó một bạt tai, có nghĩa là bạn nói dối :) (j/k, nhưng hoàn toàn là sự thật).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giống như quảng cáo trên ti vi, quyết định mua hay không vẫn là của người mua, không thể nói là tại người quảng cáo được. Người quảng cáo không ép buộc, thôi miên khách hàng tiềm năng của mình mua đồ.

À, còn vụ này thì tôi không đồng ý với bạn, nhưng có lẽ tôi sẽ nói ngắn gọn vì nó hơi xa chủ đề ta đang bàn luận. Bạn hãy xem 2 ví dụ cơ bản:
- Hầu hết các quốc gia đều cấm quảng cáo rượu và thuốc lá.
- Luật của VN cấm quảng cáo sữa cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi (bạn không bao giờ thấy quảng cáo sữa Similac đúng không?). Các loại sữa khác có thể quảng cáo, nhưng phải nói một câu mở đầu bất di bất dịch: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Như vậy các tổ chức và quốc gia thừa nhận quảng cáo có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thói quen tiêu dùng của khách hàng (nếu không như vậy thì công nghiệp quảng cáo đã đi tong từ lâu rồi!). Người quảng cáo không ép buộc bạn mua đồ của họ, họ chỉ dùng một từ mỹ miều là "xây dựng thương hiệu". Cái này không gì khác hơn là thôi miên bạn, để bạn có ấn tượng rằng hàng được quảng cáo tốt hơn hàng không được quảng cáo. Trăng nước Nga tròn hơn trăng nước Mỹ, Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ kia mà :)
 
Bác Hoàng : Hư hỏng thì có cả trăm đường, sùng bái thần tượng chỉ là cái biểu hiện bên ngoài. Các cô ý hư không phải vì có thần tượng, không có thì các cô cũng hư sẵn rồi. Cô Dương không hỏng vì LDH thì cũng sẽ hỏng vì cái khác.=;
 
Em thấy trong việc bác Lưu và cô Dương báo chí và PR có lỗi lớn nhất là sao cứ tranh nhau đưa tin về nhà cô này để cô í và một số kẻ muốn ăn theo lên bìa báo mà ăn vạ. Cứ lờ tịt nhà cô này đi, ăn vạ ko ai nghe rồi cũng phải cun cút nhận xác ông bố mà về quê thôi :| Mà có khi bác Lưu ( hoặc là bầu bác í ) lại chả muốn làm to chuyện này ra để đánh bóng thêm cho bác í tí :|
 
Sao bạn lại có thể nghĩ rằng tay diễn viên kia vô can ?

Điện ảnh là một nền công nghiệp giải trí, và cũng như các nền công nghiệp giải trí khác, nó chi ra những khoản tiền khổng lồ cho PR. Có những công ty chuyên lo việc đánh bóng cho các Sao, các xưởng phim hay là các phim mới ra lò. Việc của các công ty này là tăng cường số lượng Fan của Sao, nâng cao uy thế và thương hiệu của các xưởng phim, và làm sao móc tiền nhiều nhất từ túi các khán giả đi xem phim.

Việc một cô bé tỉnh lẻ như cô Dương, bị cả nền công nghiệp này thôi miên, là chuyện không hiếm và không mới. Làm sao mà cô ta kháng cự được với những thủ pháp mà giới quảng cáo ngày đêm tung ra. Cô ta thấy họ Lưu kia như một người đàn ông trong mơ, kiểu Vừa khỏe mạnh vừa đẹp trai, Tài cao học rộng lại dài ... bugi, thì làm gì mà chả chết mê chết mệt. Thử hỏi nếu họ Lưu kia không chi tiền ra làm PR, liệu tiếng tăm của anh ta có lan đến tận Cam Túc không nào?

Lưu không thể chối rằng đấy là do cô Dương bị tâm thần nên mới ra nông nỗi này. Đông ý rằng cô ta tâm thần thật, nhưng Lưu gián tiếp có lỗi trong chuyện này, chứ không phải hoàn toàn vô can. Tôi không nói rằng Lưu có tội theo pháp luật, nhưng nếu như anh ta còn một chút lương tri, tôi nghĩ rằng Lưu sẽ hiểu ra.

Em cực kỳ đồng ý với anh, nhân đây em biết rất nhiều chuyện giống thế này, kể ra để mọi người cùng biết:
Hàng xóm nhà cô Dương có đứa con trai thích Ipod, nhưng nhà nghèo, ông bố phải bán... phổi để mua Ipod cho con. Ông sau đó ốm đau bệnh tật qua đời. Gia đình đang kiện Steve Jobs, Apple và bộ phận PR của họ. Lý do thì anh Doãn Hoàng đã phân tích đầy đủ.
Em họ cô Dương lấy trộm tiền bạc, đem đồ của gia đình đi bán để trốn đi ăn Big Mac. Gia đình này cũng... kiện. Hệ thống MacDonald ở TQ đang sắp phải ra hầu tòa.
Thằng bạn em thấy quảng cáo Windows Vista quá hấp dẫn, nhưng không đủ tiền nên bán máy tính để mua Vista. Nhưng sau đó không biết cài vào đâu nên viết thư cho Microsoft đòi bồi thường. Sự việc sẽ còn đi xa nếu vừa rồi Gates không qua Việt Nam, thằng bạn em đã gặp trực tiếp và đòi được hẳn 1000$. Cũng may là Gates còn một chút lương tri nên đã hiểu ra.
 
Đọc lướt qua một số bài viết ở đây, mình mới thấy vô cùng ngạc nhiên, tại sao người Việt Nam lại có thể giỏi phán xét đạo đức người khác đến thế?
Đạo đức vốn dĩ là một phạm trù rất mông lung, từ xưa đến nay chưa có một định nghĩa chính xác nào vế nó cả.
Dân Việt Nam ta với lịch sử vài ngàn năm đói rách, luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người giàu có.
Em thấy nó cứ... sao sao. Anh em Haoers lên đây bàn chuyện mà làm mang tiếng cả một dân tộc sao bác. Đấy là dân tình mới chỉ phán xét LDH một tí, còn bác nện cho một phát "vài ngàn năm đói rách, luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người giàu có".
"Sao người VN lại có thể giỏi phán xét đạo đức người khác đến thế"?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy nó cứ... sao sao. Anh em Haoers lên đây bàn chuyện mà làm mang tiếng cả một dân tộc sao bác. Đấy là dân tình mới chỉ phán xét LDH một tí, còn bác nện cho một phát "vài ngàn năm đói rách, luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người giàu có".
"Sao người VN lại có thể giỏi phán xét đạo đức người khác đến thế"?

-Thế anh lại hỏi chú, người VN có hay phán xét không? Trong suốt lịch sử, có lúc nào dân Việt không nghèo đói không?

-Anh lại hỏi thêm là, thế mấy cái chuyện chú kể, có nguồn không vậy. Nghe nó giật gân quá, khi spread những cái mẩu chuyện như vậy, người có trách nhiệm nên đề rõ nguồn.

-Thằng bạn chú làm sao vậy, thần kinh không bình thường?
 
:))
hôm nay mới phát hiện ra topic này để mà cười :))
chuyện của chú Cương là bịa ra để nói kháy bác Hoàng mà :D

cách vận hành xã hội nó là thế mà, trách thì trách bọn média truyền hình báo chí tham tiền chứ trách gì mấy anh chị star suốt ngày nhe răng chụp ảnh ấy^^mà cũng chả trách đc chúng nó tham tiền, ai mà chả tham, chả phải kiếm sống theo cách của mình.
 
Back
Bên trên