Hoàng Đạo Hiệp
(Hoang-Dao Hiep)
New Member
Nhân dịp bạn Nhung xù xui mình nói tiếng H'Mông cho thằng Vinh nó sợ, mình "tiện tay dắt dê" mở thêm cái bài này, về cái sự đi lại lang thang chắc mẩm rằng lắm bạn hưởng ứng lắm đây... Chẳng gì thì hai chủ đề "Món ăn Hà Nội" và "Đẻ" do mình xui các bạn mở đã thành ra hào hứng lắm đấy sao.
Nói đi đó đi đây, chắc 87-90 ôi thôi thì là lang thang nhiều lắm, tỉ dụ như thằng Vinh ở Liên Xô có khi phải đi đến tận Bắc Cực ấy chứ lị, cũng như một số bạn khác ở Tân Tây Lan ở Úc Đại Lợi có nhẽ vui chân đi đến tận Nam Cực chứ chẳng chơi...
Quay lại cái anh tiếng H'Mông. Ngày xưa do hoàn cảnh xô đẩy có một số thời gian "ba cùng" với đồng bào (bây giờ người ta gọi là "homestay" cho nó nhã), đâm ra tao võ vẽ biết một tí thật, không thì đói, quanh đấy đồng bào có mấy người giỏi tiếng Kinh đâu.
Tiếng H'Mông, là "thổ ngữ" (dialect), và không có chữ viết. Đồng bào bảo rằng ông tổ người H'Mông và ông tổ người Dao ở bên Trung Quốc lánh nạn bơi vượt sông vượt suối sang đây, đều mang theo giấy viết chữ của dân tộc mình, vượt qua bao hiểm nguy mới thoát không chết đuối, nhưng có điều là ông người H'Mông giắt giấy chữ viết vào cạp quần, trôi tuột đi cả, đâm ra người H'Mông không còn chữ. Còn ông người Dao lại ngậm trong mồm, đến nơi nhè ra thì vẫn còn chữ, tuy là nhòe lắm chữ được chữ không, đâm ra chữ viết người Dao bây giờ cũng hơi bị lủng củng. Nhưng cũng còn để soạn được một bộ sách, gọi là "Lỷ Su", tức là "Lý Sự" đấy, để dạy làm người, để giải thích vũ trụ, thần linh và quan hệ xã hội.
Anh em H'Mông diễn đạt thô sơ lắm, và rất thật tình, ví dụ "lù" là to, thì "lù lù lù" là to vừa vừa, mà "lù lù lù lù lù lù lù lù lù lù..." là to lắm. Cũng theo kiểu ấy "Mí mí mí mí mí mí..." nghĩa là bé lắm. Chả cần từ ngữ phụ trợ điêu chác các kiểu như tiếng Kinh. Và đại từ nhân xưng cũng đơn giản như tiếng Anh, "cú" là tao, "cầu" là mày, "cú nhả cầu thể, nhả nhả thể" tức là "tao thích mày lắm, thích thích lắm", đơn giản thế thôi. Mẫu câu tao hay sử dụng nhất, là "cú xáng tháo cầu", nghĩa là "tao muốn xin mày" - "cú xáng tháo cầu ao, pê, lu chí đùa" có nghĩa là "tao muốn xin mày một, hai, ba quả đào", hay "cú xáng tháo cầu hầu giàng dinh" là "tao muốn xin hút thuốc phiện với mày".
Đến nhà đồng bào H'Mông, thì chả cần chào, cứ tự nhiên thôi, nhưng khi về, thì cái kiểu chào tạm biệt lại lưu luyến lắm, vì mỗi bản cứ cách nhau cả ngày đường. Chủ nhà bảo "Nhào chế", tức là "về nhá", thằng khách đáp "ừ", thằng chủ nhà còn nghe tiếng "ừ' của thằng khách thì còn chào "nhào chế" cho đến lúc tiếng thằng khách nó khuất xa sau núi mới thôi. Cảm động thế.
Đám ma, thì ví dụ như thằng Vinh mà là người H'Mông, mà là chả hiểu thế nào lại bị chết chẳng hạn (ví dụ thôi đấy), thì nhà thằng Vinh lại tổ chức viên một số viên cơm nếp với lại có cái bát rượu ngô, để cạnh thằng Vinh nằm đấy. Thế là thằng Hiệp hàng xóm mò sang ngay. Ngồi cạnh, nói chuyện với thằng Vinh (lúc ấy đã chết đứ đừ rồi), bảo là "Thằng Vinh ơi mày mệt à / mày ốm à / mày ngủ à, mày dậy mà ăn cơm uống rượu đi chứ?", nói đoạn cầm viên cơm nếp dí vào mồm thằng Vinh, lấy bát rượu kê vào mép. Thằng Vinh thì rõ là chết rồi, ăn cơm uống rượu thế nào được. Tập tục là làm vài ba lần hỏi han như thế, ("triple-checking" cho nó chắc), thì thằng Hiệp mới thốt lên "Ối giời ôi thế mày không ăn được à? Thế này thì mày không ăn không uống được thật rồi! Thế này thì mày chết thật rồi!..." Đoạn nổi khóc om lên, kể lể vớ vẩn thằng Vinh ơi con ma nó bắt mày đi mày thì bỏ vợ bỏ con...
Các thằng hàng xóm khác, thằng Thường thằng Sơn thằng Dương Anh... mò sang cũng đều thực hiện từng ấy bước, thế là cả lũ chúng nó ăn uống hết sạch cả mấy viên cơm nếp với mấy bát rượu ngô, sau khi đã gí làm phép vào mồm cái thằng đã chết rồi. Lại còn tiện tay cắt hết cả tí thịt lợn ướp san-pết trên gác bếp xuống nữa. Suốt đêm khóc than, thằng nào cũng say túy lúy hết sất cả.
Vợ chồng con cái người H'Mông xuống đến chợ thì thôi rồi. Vợ làm tất cả các thứ, mua bán khuân vác nọ kia, còn cái thằng chồng thì chỉ uống rượu, hết bát nọ bát kia, cầm cái can nhựa thì hết nắp can nọ nắp can kia, mời mọc lướt khướt với bao nhiêu thằng khác nữa. Xong rồi thì say quá, mềm xác ra nằm vắt người lên lưng con ngựa, như cái bao tải, vợ địu con đi bộ đằng sau mà về. Đàn ông dân tộc thiểu số nói chung lười lắm, lười quá thể. Có ông ngồi bần thần cả ngày ở suối, bên cạnh có nắm lá, ông ý câu lên mấy cái con cá bé tí tẹo, được con nào thì ông ý cứ quấn thẳng vào lá ông ý ăn luôn, sang thì kèm theo tí muối. Cứ thế đến chiều tối về cũng chả mang được cái gì về nhà. Phụ nữ khổ lắm, chắc chả bạn nữ nào muốn mình sinh ra lại là phụ nữ H'Mông phụ nữ Mán phụ nữ Hà Nhì.
Người Mán, có tục quý chó lắm, vì theo truyện cổ tích thì con chó nó cứu ông tổ. Đâm ra trong bản có chó nhưng lại không được cho chó ăn thức ăn thừa. Báo hại mấy ông chó phải tự lực cánh sinh đi kiếm ăn. Người ta bảo "khổ như chó Mán" là vì thế. Khách lạ qua bản, mấy con chó Mán nó thường phải kiếm chỗ hàng rào mà dựa lưng dựa sườn vào, rồi mới sủa. Nếu không thì chó ngã quay ra đấy, đói quá đấy mà...
Cách đặt tên địa phương, đồng bào dùng những cách đặt tên rất điển hình và mô tả được đặc điểm nơi ấy, rất cụ thể. Tỉ dụ như Sử Pán, thì là chỗ có hòn đá phẳng to. Hay Hầu Thào là đất ruộng của cái ông họ Thào. Tả Trung Hồ là cái bản ở chỗ có con suối to, Séo Trung Hồ là bản ở suối nhỏ, Séo Mí Tỉ, là nơi làm ra "lương thực nhỏ", tức là hạt kê, còn nơi trồng được nhiều ngô, thì tên rất buồn cười là Tả Cu Tỉ, quê đồng chí Tráng A Pao chủ tịch ủy ban dân tộc Quốc hội đấy. Cán bộ ta ngày xưa có đợt đổi hết cả địa danh sang tiếng Kinh, những là Quyết Thắng với Tiền Phong lại Đồng Tiến... nhưng sau thì phải thôi, vì là bất tiện quá, gây khó khăn cho chính các cán bộ. Tỉ như hỏi đồng bào rằng đường đi về xã Quyết Thắng ở đâu thì y như rằng đồng bào lại hỏi "cán bộ hỏi thăm về cái chỗ nào ý nhỉ?"
Bây giờ đồng bào Mông, đồng bào Tày, Dáy, Thái, Dao Đỏ, Xa Phó... mà ở huyện Sa Pa hay huyện Mường Hum chẳng hạn, thì sướng hơn trước nhiều, vì rằng có dự án nọ kia của nhà nước, của ngành du lịch, của "Tây" ("en-gi-ô" phi chính phủ đấy) giúp đồng bào ăn ở sạch hơn, sống sướng hơn, nhiều tiền hơn. Tây du lịch đến nhà "homestay" cứ lũ lượt đợt nọ đợt kia vui lắm. Nhưng mà những đồng bào ở xa - Người H'Mông ở Sìn Hồ, ở Hoàng Su Phì, hoặc gần hơn nữa là Suối Giàng, Văn Chấn (từ những chỗ đấy đi nhiều nơi chỉ có đi bộ mấy ngày mới vào được thôi) - thì vẫn còn khổ lắm.
Vài chuyện ba lăng nhăng nửa thật nửa bịa thoang thoáng bề ngoài về mấy chỗ tao đã đi lang thang qua... chỉ để kiếm chuyện mua vui một tí với chúng mày, như bạn Hoa Vịt nói. Đứa nào muốn nghiên cứu chuyên sâu thì đi mà đọc khảo cứu nhá. Chính xác hơn Hiệp hấp kể vớ kể vẩn nhiều. Cựu học sinh trường Am, nhiều tay sau này anh hùng lăn lộn hải hồ lắm.
Bây giờ thì chả còn thời gian nào công tác nào để mà ở với bà con dân tộc lâu được. Nhưng mà nếu có bạn nào muốn đi chơi, du lịch thôi, chỗ bà con - chả cần đi hẻo lánh đâu xa, lên ngay quanh quanh Sa Pa cho nó lành, thì cứ bảo tao, tao "the rough guide" cho. Lên Sa Pa rồi thì bỏ ra mấy ngày đi xe u-oát xe com-măng-ca xe min-khù-khờ đi sâu hơn về các bản, chỗ nào xe đi không được thì đi bộ. Đi chơi với đúng người, ăn uống rượu thịt bắt cá suối hít thở ngắm cảnh núi non mây khói mấy ngày thì sướng nhớ đời chả muốn về nữa.
Nói đi đó đi đây, chắc 87-90 ôi thôi thì là lang thang nhiều lắm, tỉ dụ như thằng Vinh ở Liên Xô có khi phải đi đến tận Bắc Cực ấy chứ lị, cũng như một số bạn khác ở Tân Tây Lan ở Úc Đại Lợi có nhẽ vui chân đi đến tận Nam Cực chứ chẳng chơi...
Quay lại cái anh tiếng H'Mông. Ngày xưa do hoàn cảnh xô đẩy có một số thời gian "ba cùng" với đồng bào (bây giờ người ta gọi là "homestay" cho nó nhã), đâm ra tao võ vẽ biết một tí thật, không thì đói, quanh đấy đồng bào có mấy người giỏi tiếng Kinh đâu.
Tiếng H'Mông, là "thổ ngữ" (dialect), và không có chữ viết. Đồng bào bảo rằng ông tổ người H'Mông và ông tổ người Dao ở bên Trung Quốc lánh nạn bơi vượt sông vượt suối sang đây, đều mang theo giấy viết chữ của dân tộc mình, vượt qua bao hiểm nguy mới thoát không chết đuối, nhưng có điều là ông người H'Mông giắt giấy chữ viết vào cạp quần, trôi tuột đi cả, đâm ra người H'Mông không còn chữ. Còn ông người Dao lại ngậm trong mồm, đến nơi nhè ra thì vẫn còn chữ, tuy là nhòe lắm chữ được chữ không, đâm ra chữ viết người Dao bây giờ cũng hơi bị lủng củng. Nhưng cũng còn để soạn được một bộ sách, gọi là "Lỷ Su", tức là "Lý Sự" đấy, để dạy làm người, để giải thích vũ trụ, thần linh và quan hệ xã hội.
Anh em H'Mông diễn đạt thô sơ lắm, và rất thật tình, ví dụ "lù" là to, thì "lù lù lù" là to vừa vừa, mà "lù lù lù lù lù lù lù lù lù lù..." là to lắm. Cũng theo kiểu ấy "Mí mí mí mí mí mí..." nghĩa là bé lắm. Chả cần từ ngữ phụ trợ điêu chác các kiểu như tiếng Kinh. Và đại từ nhân xưng cũng đơn giản như tiếng Anh, "cú" là tao, "cầu" là mày, "cú nhả cầu thể, nhả nhả thể" tức là "tao thích mày lắm, thích thích lắm", đơn giản thế thôi. Mẫu câu tao hay sử dụng nhất, là "cú xáng tháo cầu", nghĩa là "tao muốn xin mày" - "cú xáng tháo cầu ao, pê, lu chí đùa" có nghĩa là "tao muốn xin mày một, hai, ba quả đào", hay "cú xáng tháo cầu hầu giàng dinh" là "tao muốn xin hút thuốc phiện với mày".
Đến nhà đồng bào H'Mông, thì chả cần chào, cứ tự nhiên thôi, nhưng khi về, thì cái kiểu chào tạm biệt lại lưu luyến lắm, vì mỗi bản cứ cách nhau cả ngày đường. Chủ nhà bảo "Nhào chế", tức là "về nhá", thằng khách đáp "ừ", thằng chủ nhà còn nghe tiếng "ừ' của thằng khách thì còn chào "nhào chế" cho đến lúc tiếng thằng khách nó khuất xa sau núi mới thôi. Cảm động thế.
Đám ma, thì ví dụ như thằng Vinh mà là người H'Mông, mà là chả hiểu thế nào lại bị chết chẳng hạn (ví dụ thôi đấy), thì nhà thằng Vinh lại tổ chức viên một số viên cơm nếp với lại có cái bát rượu ngô, để cạnh thằng Vinh nằm đấy. Thế là thằng Hiệp hàng xóm mò sang ngay. Ngồi cạnh, nói chuyện với thằng Vinh (lúc ấy đã chết đứ đừ rồi), bảo là "Thằng Vinh ơi mày mệt à / mày ốm à / mày ngủ à, mày dậy mà ăn cơm uống rượu đi chứ?", nói đoạn cầm viên cơm nếp dí vào mồm thằng Vinh, lấy bát rượu kê vào mép. Thằng Vinh thì rõ là chết rồi, ăn cơm uống rượu thế nào được. Tập tục là làm vài ba lần hỏi han như thế, ("triple-checking" cho nó chắc), thì thằng Hiệp mới thốt lên "Ối giời ôi thế mày không ăn được à? Thế này thì mày không ăn không uống được thật rồi! Thế này thì mày chết thật rồi!..." Đoạn nổi khóc om lên, kể lể vớ vẩn thằng Vinh ơi con ma nó bắt mày đi mày thì bỏ vợ bỏ con...
Các thằng hàng xóm khác, thằng Thường thằng Sơn thằng Dương Anh... mò sang cũng đều thực hiện từng ấy bước, thế là cả lũ chúng nó ăn uống hết sạch cả mấy viên cơm nếp với mấy bát rượu ngô, sau khi đã gí làm phép vào mồm cái thằng đã chết rồi. Lại còn tiện tay cắt hết cả tí thịt lợn ướp san-pết trên gác bếp xuống nữa. Suốt đêm khóc than, thằng nào cũng say túy lúy hết sất cả.
Vợ chồng con cái người H'Mông xuống đến chợ thì thôi rồi. Vợ làm tất cả các thứ, mua bán khuân vác nọ kia, còn cái thằng chồng thì chỉ uống rượu, hết bát nọ bát kia, cầm cái can nhựa thì hết nắp can nọ nắp can kia, mời mọc lướt khướt với bao nhiêu thằng khác nữa. Xong rồi thì say quá, mềm xác ra nằm vắt người lên lưng con ngựa, như cái bao tải, vợ địu con đi bộ đằng sau mà về. Đàn ông dân tộc thiểu số nói chung lười lắm, lười quá thể. Có ông ngồi bần thần cả ngày ở suối, bên cạnh có nắm lá, ông ý câu lên mấy cái con cá bé tí tẹo, được con nào thì ông ý cứ quấn thẳng vào lá ông ý ăn luôn, sang thì kèm theo tí muối. Cứ thế đến chiều tối về cũng chả mang được cái gì về nhà. Phụ nữ khổ lắm, chắc chả bạn nữ nào muốn mình sinh ra lại là phụ nữ H'Mông phụ nữ Mán phụ nữ Hà Nhì.
Người Mán, có tục quý chó lắm, vì theo truyện cổ tích thì con chó nó cứu ông tổ. Đâm ra trong bản có chó nhưng lại không được cho chó ăn thức ăn thừa. Báo hại mấy ông chó phải tự lực cánh sinh đi kiếm ăn. Người ta bảo "khổ như chó Mán" là vì thế. Khách lạ qua bản, mấy con chó Mán nó thường phải kiếm chỗ hàng rào mà dựa lưng dựa sườn vào, rồi mới sủa. Nếu không thì chó ngã quay ra đấy, đói quá đấy mà...
Cách đặt tên địa phương, đồng bào dùng những cách đặt tên rất điển hình và mô tả được đặc điểm nơi ấy, rất cụ thể. Tỉ dụ như Sử Pán, thì là chỗ có hòn đá phẳng to. Hay Hầu Thào là đất ruộng của cái ông họ Thào. Tả Trung Hồ là cái bản ở chỗ có con suối to, Séo Trung Hồ là bản ở suối nhỏ, Séo Mí Tỉ, là nơi làm ra "lương thực nhỏ", tức là hạt kê, còn nơi trồng được nhiều ngô, thì tên rất buồn cười là Tả Cu Tỉ, quê đồng chí Tráng A Pao chủ tịch ủy ban dân tộc Quốc hội đấy. Cán bộ ta ngày xưa có đợt đổi hết cả địa danh sang tiếng Kinh, những là Quyết Thắng với Tiền Phong lại Đồng Tiến... nhưng sau thì phải thôi, vì là bất tiện quá, gây khó khăn cho chính các cán bộ. Tỉ như hỏi đồng bào rằng đường đi về xã Quyết Thắng ở đâu thì y như rằng đồng bào lại hỏi "cán bộ hỏi thăm về cái chỗ nào ý nhỉ?"
Bây giờ đồng bào Mông, đồng bào Tày, Dáy, Thái, Dao Đỏ, Xa Phó... mà ở huyện Sa Pa hay huyện Mường Hum chẳng hạn, thì sướng hơn trước nhiều, vì rằng có dự án nọ kia của nhà nước, của ngành du lịch, của "Tây" ("en-gi-ô" phi chính phủ đấy) giúp đồng bào ăn ở sạch hơn, sống sướng hơn, nhiều tiền hơn. Tây du lịch đến nhà "homestay" cứ lũ lượt đợt nọ đợt kia vui lắm. Nhưng mà những đồng bào ở xa - Người H'Mông ở Sìn Hồ, ở Hoàng Su Phì, hoặc gần hơn nữa là Suối Giàng, Văn Chấn (từ những chỗ đấy đi nhiều nơi chỉ có đi bộ mấy ngày mới vào được thôi) - thì vẫn còn khổ lắm.
Vài chuyện ba lăng nhăng nửa thật nửa bịa thoang thoáng bề ngoài về mấy chỗ tao đã đi lang thang qua... chỉ để kiếm chuyện mua vui một tí với chúng mày, như bạn Hoa Vịt nói. Đứa nào muốn nghiên cứu chuyên sâu thì đi mà đọc khảo cứu nhá. Chính xác hơn Hiệp hấp kể vớ kể vẩn nhiều. Cựu học sinh trường Am, nhiều tay sau này anh hùng lăn lộn hải hồ lắm.
Bây giờ thì chả còn thời gian nào công tác nào để mà ở với bà con dân tộc lâu được. Nhưng mà nếu có bạn nào muốn đi chơi, du lịch thôi, chỗ bà con - chả cần đi hẻo lánh đâu xa, lên ngay quanh quanh Sa Pa cho nó lành, thì cứ bảo tao, tao "the rough guide" cho. Lên Sa Pa rồi thì bỏ ra mấy ngày đi xe u-oát xe com-măng-ca xe min-khù-khờ đi sâu hơn về các bản, chỗ nào xe đi không được thì đi bộ. Đi chơi với đúng người, ăn uống rượu thịt bắt cá suối hít thở ngắm cảnh núi non mây khói mấy ngày thì sướng nhớ đời chả muốn về nữa.