Đôi chút nghĩ về nhạc cổ điển

Nghe mọi người nói hay quá! Em cũng đang muốn "học nghe" nhạc cổ điển. Không hiểu có thể nghe các bài mọi người giới thiệu ở đâu? Có thể down trên mạng hay mọi người có biết địa chỉ tin cậy nào ở Hà Nội không?
 
Bác Hùng Dương xem ra có vể mê tác giả Tố Giao và Nhật Minh, mỗi người được 2 bài. Em không hiểu có mối liên hệ gì ở đây không?

Bạn Lan Anh muốn học nghe nhạc cổ điển có thể liên hệ với anh Tống Tuấn (học nhanh, mức độ an toàn cho học viên thấp), chị Tố Giao (học lâu hơn, mức độ an toàn cho học viên cao hơn). Nhạc cổ điển chắc nhiều cửa hàng băng đĩa nhạc đều có. Tớ hay mua ở Fox Music, không nhớ bao nhiêu Hàng Bạc nhưng đối diện với rạp hát gì đấy, hình như là Chuông Vàng.
 
Mấy bản mọi người recommend đều hay cả. EM thích nhất là Moonlight Sonata với Swan Lake.

Còn cái bản Marriage d'amour cũng hay lắm. Mỗi lần nghe lại nhớ đêm ở nhà,,,
 
Nhưng mà có mỗi bài In a Persian Market và Blue Danube là hiểu được toàn bộ, còn mấy bài kia thì thấy hay nhưng cũng chỉ cảm nhận được một phần thôi. Moonlight Sonata thì có mỗi đoạn đầu là hay, The Four Seasons thích mỗi đoạn tả Spring, đoạn sau dài lê thê làm lẫn hết cả.
Còn bài The Light Cavalry Overtune của Đốm thì đúng là đạp xe nhong nhong thật :).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế có ai thử mix Moonlight với tiếng mưa rơi chưa ạ :p, nghe cứ hay hay kiểu gì ấy.
 
Mix Moonlight với mưa nghe cũng hay, tuy nhiên nó có vẻ làm tăng cảm giác cô độc.
Theo như phân tích thì các bản sonatas đều được chia làm ba đoạn, đoạn dạo đầu là phần mô tả, đoạn giữa là phần diễn tiến và đoạn kết là phần bày tỏ, thâu tóm. Thông thường trong các bản sonatas, phần đầu nhanh và sống động, phần giữa chậm và mơ màng, và phần kết lại trở nên sinh động.

Bản Moonlight Sonata được viết vào năm 1802, là khoảng thời gian mà Beethoven bắt đầu bị điếc nhẹ. Ông cũng bị thất tình vào thời điểm này. Như đã nói, thông thường đoạn dạo đầu nhanh và sống động. Nhưng trong Moonlight Sonata, phần dạo đầu thể hiện nỗi buồn sâu lắng với nhịp điệu đều đặn và chậm rãi (nhưng mà hay :) ). Phần giữa với nhịp điệu nhanh hơn. Phần này như một cành hoa kẹt giữa hai vách núi, cô đơn, đau khổ và buồn bã (thực sự nghe mãi không ra bông hoa và sự buồn bã :D ). Đoạn kết nhanh và mạnh mẽ nhất thể hiện sự giận dữ khi không thể nghe được và lòng thì thất vọng vì mất người yêu (về ý kiến cá nhân tôi thấy đoạn kết có cảm giác như một chiến binh đang đánh nhau trong mưa bão vậy :)) ).

Đại thể là như thế, nhưng thực sự chỉ thích mỗi đoạn đầu...
 
Lan Anh thích nghe thì việc gì phải ra chỗ nào cho mệt.. đặt thẳng qua đây tớ thu đĩa cho :D Vừa rẻ vừa nhiều.. bài gì cũng có hehe:D
 
Thêm nốt cái bài mình thích: Phiên chợ Ba Tư.

In A Persian Market cũng là một bản nhạc rất hay, sinh động và vui vẻ. Bản này mô tả về một phiên chợ ở Trung Đông thời xưa.

Đoạn đầu là cảnh bắt đầu một ngày mới đẹp trời với chợ phiên đang dần trở nên tấp nập. Có cảm giác như mọi người đang gánh hàng ra chợ, sắp xếp lại các mặt hàng và vui vẻ chào hỏi nhau (hơi bị ảnh hưởng bởi phim Aladin và bài hát A Whole New World :) ). Tiếp đến là cảnh xe giá của công chúa đi chơi chợ, với đoàn binh lính tiền hô hậu ủng. Đoàn kiệu đang tiến dần vào chợ.

Đoạn tiếp theo chậm rãi, êm đềm như gót chân của công chúa đang dạo bước xuống kiệu và uyển chuyển đi vào chợ. Mọi người nghiêm trang, im lặng bày tỏ sự tôn kính. Trời cũng bắt đầu sáng rõ. Tiếp đến phiên chợ trở nên nhộn nhịp và ồn ào. Tiếng bước chân của công chúa vẫn đều đặn cất lên giữa tiếng nhạc nền. Tiếng mọi người trao đổi, tiếng vũ nữ và những người hát rong nhảy múa. Một đoạn ngắn tiếp là tiếng sáo đan xen của người điều khiển rắn múa. Tiếng trống kèn của đoàn hộ tống đan xen trong chợ phiên. Phiên chợ lên đến giai đoạn đông đúc nhất.

Chợ tàn, các đoàn lạc đà dần rời xa. Đoàn hộ tống cũng đưa công chúa về. Tiếng bước chân dần xa. Và phiên chợ đã kết thúc...
 
Đoạn tả trên có cái ông gì trong nhạc viện bảo với em là đấy là người ta nghe sau này gần như ai cũng thấy thế nên họ bốc phét thế :D, chứ tác giả biết quái gì Phiên chợ ba tư :D.

Còn bài Moonlight thì theo nhiều người nhận xét bản này phải càng nghe trong sự yên lặng, không gian càng trong trẻo thì mới càng thấy cái đẹp của nó hiện ra mờ mờ ảo ảo. Thường thì nên nghe vào đêm khuya hoặc ngồi một mình, âm lượng thì phải càng nhỏ càng hay nên không mấy ai chơi bài này mà lại chơi to cả. Nghe trong mưa thì ồn bỏ xừ :D.
Bài này chuyển soạn cho guitar chơi ở Am cũng khá hay
 
Ơ này các bác, em biết nhõn bài William Tell Overture, k0 biết có phải nhạc cổ điển k0? :D Nếu có thì cho em thêm vào CD của bác Minh:D
 
William Tell Overture của Gioachino Rossini, dân đen chúng mình gọi là cổ điển còn dân chuyên nghiệp gọi thế nào thì phải hỏi anh Tuấn :D
 
Anh thử nói xem thế nào là cổ điển, tiền cổ điển, lãng mạn..v..v.. Em chả bao giờ phân biệt được mấy cái đấy, trừ nhạc của Bach thì công nhận là hơi cổ cổ.
 
Ma n'atu sole
cchiu' bello, oi ne'.
'O sole mio
sta 'nfronte a te!


Bài này thì sao, có phải cổ điển ko: Ôi mặt trời của tôi ;) ???
 
Linh Ngân tinh nhỉ :) đã nghe Robertino hát chưa?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dang Hoang Vu đã viết:
Anh thử nói xem thế nào là cổ điển, tiền cổ điển, lãng mạn..v..v.. Em chả bao giờ phân biệt được mấy cái đấy, trừ nhạc của Bach thì công nhận là hơi cổ cổ.

Medieval (trước 1450)
=> Music of the Medieval period is, for the most part, sacred, and characterized by the slow development of more rhythmic independence between voices in polyphonic textures

Renaissance (1450-1600)
=>With the Renaissance, more complicated and broader harmonic and contrapuntal structures emerge.The late Renaissance does see a great increase in sophistication for instrumental composition, as well as the emergence of secular madrigals, dramatic works and the first operas

Baroque (1600-1750)
=>was characterized by vastness of proportion, rich counterpoint, great splendor and a highly ornamented melodic line.

Classicism (1750-1820)
=>concern for musical form with a greater emphasis on clarity with more concise melodic expression and clarity of instrumental color.

Romanticism (1810-1910)
=>Formal concern, intellectuality and concise expression have now been augmented by sentiment, imagination and effect.


20th Century (1900-hiện tại)
=>no compact definition of the contents of this list except to state that it is music written since the turn of the century which does not fit into the category of Romanticism purely for chronological reasons, but which, via either orchestral technique or mode of expression, is attempting to further broaden the horizons of music, though not to such an extent that it belongs to the modern era

Modern (1945-hiện tại)
=>composers in this list represent such divergent styles as Serialism, Minimalism, Chance or Electronic music.

:D
P.S:
Nhạc cổ điển nghe trong hoạt hình Tom&Jerry là thích nhất!!!!Nhất là đoạn mèo Tom biểu diễn piano:lol:
Em mà đi xe đạp phải nghe nhạc dance hoặc gì đó điên cuồng để đạp cho nhanh chứ nghe nhạc cổ điển đến đêm mới về đến nhà mất!!:rolleyes:
 
Nhạc trong TOm&Jerry có phải là Hungarian Rhapsodi của Liszt không nhỉ (tớ ít xem hoạt hình quá :D nên chả nhớ)
 
Ừ đúng rồi! Trong Tom & Jerry còn nhiều bài khác nhưng mà bài này trong tập mèo Tom đánh đàn để "nện" Jerry đang nằm ngủ phía trong đàn! Rồi còn đánh bằng hai ngón, đánh bằng ngón chân nữa! Đỉnh cao thật!! Phim làm giỏi thật!! ;)
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Nocturnes hoặc Waltz đúng là 2 đỉnh nhất của Chopin còn gì, đời có mấy chân lý chú nói hết thế này anh nói thế nào được nữa:D...

Nghệ thuật lãng mạn của Chopin nằm hết ở 2 bài này..
Anh Tuấn với chị Giao chắc là cao thử trong này rồi, cho em nhờ một tí nhé. Em cũng nghe Chopin nhiều rồi chỉ tội :D chưa nghe Rubinstein chơi nhạc của Chopin lần nào hết. Vậy 2 bác có bác nào có đĩa của Rubinstein thì cho em mượn để copy với chứ bên này nó bán 17$ :mrgreen: mà em thì lại out of money rồi :D. Nêu ai có mp3 thì gửi qua ym cho tớ cũng được :)
 
Back
Bên trên