Ngô Tố Giao
(togiao)
Administrator
Nhiều người quan niệm nhạc cổ điển là thứ nhạc bác học, chỉ những người có trình độ văn hoá cao mới thưởng thức nổi . Thực ra không hẳn là như vậy.
Thời ấy cả Hà Nội chỉ có cửa hàng sách ngoại văn ở phố Tràng Tiền là bán đĩa hát . Ở đó đĩa nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng thì bán tự do nghĩa là bất kỳ ai dù bác học hay thứ đân đều có thể mua được. Những đĩa nhạc kiểu như nhạc nhẹ, nhạc pop, nhạc khiêu vũ ... thì chỉ những nhà nghiên cứu, những nhạc sỹ, nghệ sỹ mới được mua bằng thẻ đặc biệt . Vì thế chiều chiều dân tình đứng chật cả một quãng hè phố từ cửa hàng ăn “Bodéga” cho đến gần nhà Thông tin Thành Phố để há mồm và “nghe chực” như muốn nuốt lấy từng câu nhạc từ mấy cái loa sắt của cửa hàng sách ngoại văn những bản nhạc như La Paloma, Tango Blue, La Cumparsita, A Dieu Terre D’Espagne, Sobreros et Les Mantilles, O’Cangaceiros, Les Enfants du Mer, Qui sait, Que sera sera ... Vì túi tiền mỗi người đều có hạn thành thử có một nghịch lý là bình dân thì mua đĩa nhạc cổ điển, "cao dân" thì mua đĩa nhạc nhẹ, nhạc pop ...
Ngày đó bố tôi sưu tầm mua những đĩa nhạc cổ điển . Ông tha về một đống những đĩa nhạc của A. Mozart, của F. Chopin, của Fr. Shubert, của Hayden, của Litz, của Meldenson, của Stravinsky, của Shumann, của Procofiev... và tất nhiên là có cả của Beethoven . Thật tình ông mua về, bật lên thì tôi nghe. Nghe thì cứ nghe chứ có hiểu gì đâu . Nhiều khi phải cố mà nghe , dù không thấy thích vẫn cứ cố ép mình nghe . Cũng có thể vì đã bỏ tiền ra mua mà không nghe thì cũng thấy tiếc, cũng có thể nghe để cho bên hàng xóm thấy mình là sành điệu, là trí thức . Ấy thế mà lâu dần thành nghiện, thành thích thật sự lúc nào không biết. Trong cái dở lại có cái hay. Giá như ngày ấy đĩa nhạc nhẹ, nhạc pop sẵn như bây giờ thì có lẽ tôi đã chẳng bao giờ có thể thưởng thức được dẫu chỉ là chút ít cái hay cái đẹp của nhạc cổ điển.
Tôi đã làm quen với âm nhạc cổ điển nói chung và Beethoven nói riêng như thế đó. Tác phẩm đầu tiên của Beethoven mà tôi cho rằng mình đã "nghe" được ít nhiều và do đó cảm thấy âm nhạc cổ điển không cao siêu quá, là bản Sonate (hình như là số 5), bản Sonate mà người ta thường gọi là Mùa Xuân (Spring). Trong đó lúc thì tiếng Violon réo rắt như suối chảy, lúc thì piano thánh thót như chim ca, lúc cả hai tiếng đàn hoà quyện vào nhau thì lại cho ta liên tưởng đến bướm lượn tung tăng, đến trăm hoa đua nở, đến các thiếu nữ với các bộ váy áo nhiều tầng với rất nhiều đăng ten trong các điệu dân vũ trên bãi cỏ bên sông... Sau này với chút vốn tiếng Anh còm cùng với một ít kiến thức âm nhạc trong trường phổ thông tôi đã cố công đọc và dịch những bài phân tích tác phẩm in trên các vỏ đĩa nhạc và nhờ đó tôi đã hiểu và thích được cho dù chỉ là một phần rất nhỏ một số các tác phẩm âm nhạc cổ điển tỷ như bản Sonate số 9 của Beethoven - bản sonate Kreutzer. Những lúc cô đơn tôi thường hay nghe chương I của bản Sonate mà người ta gọi là Sonate Ánh trăng. Không hiểu sao nghe nó tôi thường hay mường tượng tới không phải là một vầng trăng sáng tỏ mà là một vầng trăng mờ ảo trôi cô đơn trên nền trời trong một đêm thu đầy sương . Bạn khiêu vũ thich điệu nhảy Van (nhanh) chắc củng đã quen với Beethoven qua bản Thư gửi cô Elise ( Pour Élíse ). Tôi nghĩ đây là một bản nhạc dễ nghe, dễ thích cho tất cả mọi người . Tôi hầu như không hiểu được bao nhiêu các bản Symphonie của Beethoven. Symphonie số 9 hoặc Anh Hùng thi thấy nó kỳ vĩ quá, symphonie Định Mệnh thì lại thấy nó “thân phận” quá, giầu tính triết học quá. Nhưng tôi rất thích nghe symphonie có tên Appassionatta được chuyển soạn cho Piano độc tấu.
Vậy thì nhạc cổ điển có lẽ cũng không cao siêu quá đâu. Có điều chúng ta phải tập làm quen dần với nó. Hãy bắt đầu bằng những tác phẩm nhỏ đã. Trước khi nghe Symphonie, hãy làm quen với các bản nhạc thính phòng kiểu như các bản Sérenade của Toricelli, các khúc nhạc ngắn của Chopin như Etude cung Mi trưởng còn gọi là Nhạc buồn (Tritesse) hoặc Prélude cung Ré thứ còn gọi Giọt mưa (Goutte d’eau). Không ai có thể không thích Prélude có tên gọi Ánh trăng của De Bussy . Không ai có thể không rung động với khúc nhạc Rêverie của Shumann (Nhạc sỹ Dương Thiệu Tước có viết lời tiếng Việt rất hay với tựa đề Trầm mơ) . Sau khi đã làm quen với những ca khúc, các Aria của các vở nhạc kịch, các bản nhạc ngắn dưới dạng các Etude, ta có thể tiến lên nghe các bản Sonate, các Concerto và một ngày kia bạn có thể nghĩ đến các Symphonie chẳng hạn giao hưởng Những Bức Tranh Trong Viện Bảo Tàng của Mussorski, hay Sheherazade của Rimski Corsakov .
Ngày nay xã hội ta, từ thành thị tới thôn quê, tràn ngập các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Băng đĩa nhạc thì như rừng và trong hoàn cảnh, cứ cho là trời cho, ta sao chép thoải mái nên giá lại quá bèo (âu cũng là trời thương con dân đát Việt còn đang nghèo khó) . Nhưng hình như đối tượng nghe nhạc cổ điển thì có khi lại ít dần . Thỉnh thoảng xem chương trình trò chơi âm nhạc trên TV, tôi rất nể phục các bạn trẻ ngày nay. Họ dễ dàng nhận ra ca sỹ này (nào Britney Spears, nào là Bryan Mc Faden ...) , bài hát nọ (nào I can’t stop falling to love with you, nào Day Dream ...) giữa hàng nghìn hàng vạn ca sỹ, hàng vạn, hàng triệu bài hát đủ các thể loại từ Hard Rock đến Blue hoặc Country...trên thị trường mênh mông của âm nhạc thế giới hiện đại. Thậm trí họ còn biết cả tay trống Jon Lee của nhóm nhạc Rock Feeder đã tự tử tại nhà riêng ở Miami, bang Florida , hoặc chuyện tình giữa cặp Justin Tim bertake & Britney Spears đã chấm dứt như thế nào... Nhưng tôi cũng thấy buồn khi trong số không nhiều lắm các tác phẩm quen thuộc của các nhạc sỹ cổ điển thì họ lại không nhận ra được “Khúc Hát Của Nàng Solveig” của nhạc sĩ Grỉeg, hoặc không phân biệt được một Ave Maria của Bach-Gunod với một Ave Maria của Shubert .
Nếu bạn chưa thích nhạc cổ điển, bạn hãy thử tìm đọc các truyện ngắn Ông Già Nấu Bếp và Lẵng Quả Thông của nhà văn Nga Pautopski đi. Biết đâu sau đó bạn sẽ có cái nhìn khác đối với nhạc cổ điển. Trong cuộc sống có nhiều thứ mà ta gặp cái là yêu thích ngay. Nhưng tình cảm đó thường không bền. Ta chỉ có thể yêu thích thực sự và lâu bền cái gì mà ta hiểu được và càng hiểu ta càng yêu thích nó hơn. Âm nhạc cổ điển là một thứ như thế và nó xứng đáng để chúng ta tìm hiểu và yêu thích.
Thời ấy cả Hà Nội chỉ có cửa hàng sách ngoại văn ở phố Tràng Tiền là bán đĩa hát . Ở đó đĩa nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng thì bán tự do nghĩa là bất kỳ ai dù bác học hay thứ đân đều có thể mua được. Những đĩa nhạc kiểu như nhạc nhẹ, nhạc pop, nhạc khiêu vũ ... thì chỉ những nhà nghiên cứu, những nhạc sỹ, nghệ sỹ mới được mua bằng thẻ đặc biệt . Vì thế chiều chiều dân tình đứng chật cả một quãng hè phố từ cửa hàng ăn “Bodéga” cho đến gần nhà Thông tin Thành Phố để há mồm và “nghe chực” như muốn nuốt lấy từng câu nhạc từ mấy cái loa sắt của cửa hàng sách ngoại văn những bản nhạc như La Paloma, Tango Blue, La Cumparsita, A Dieu Terre D’Espagne, Sobreros et Les Mantilles, O’Cangaceiros, Les Enfants du Mer, Qui sait, Que sera sera ... Vì túi tiền mỗi người đều có hạn thành thử có một nghịch lý là bình dân thì mua đĩa nhạc cổ điển, "cao dân" thì mua đĩa nhạc nhẹ, nhạc pop ...
Ngày đó bố tôi sưu tầm mua những đĩa nhạc cổ điển . Ông tha về một đống những đĩa nhạc của A. Mozart, của F. Chopin, của Fr. Shubert, của Hayden, của Litz, của Meldenson, của Stravinsky, của Shumann, của Procofiev... và tất nhiên là có cả của Beethoven . Thật tình ông mua về, bật lên thì tôi nghe. Nghe thì cứ nghe chứ có hiểu gì đâu . Nhiều khi phải cố mà nghe , dù không thấy thích vẫn cứ cố ép mình nghe . Cũng có thể vì đã bỏ tiền ra mua mà không nghe thì cũng thấy tiếc, cũng có thể nghe để cho bên hàng xóm thấy mình là sành điệu, là trí thức . Ấy thế mà lâu dần thành nghiện, thành thích thật sự lúc nào không biết. Trong cái dở lại có cái hay. Giá như ngày ấy đĩa nhạc nhẹ, nhạc pop sẵn như bây giờ thì có lẽ tôi đã chẳng bao giờ có thể thưởng thức được dẫu chỉ là chút ít cái hay cái đẹp của nhạc cổ điển.
Tôi đã làm quen với âm nhạc cổ điển nói chung và Beethoven nói riêng như thế đó. Tác phẩm đầu tiên của Beethoven mà tôi cho rằng mình đã "nghe" được ít nhiều và do đó cảm thấy âm nhạc cổ điển không cao siêu quá, là bản Sonate (hình như là số 5), bản Sonate mà người ta thường gọi là Mùa Xuân (Spring). Trong đó lúc thì tiếng Violon réo rắt như suối chảy, lúc thì piano thánh thót như chim ca, lúc cả hai tiếng đàn hoà quyện vào nhau thì lại cho ta liên tưởng đến bướm lượn tung tăng, đến trăm hoa đua nở, đến các thiếu nữ với các bộ váy áo nhiều tầng với rất nhiều đăng ten trong các điệu dân vũ trên bãi cỏ bên sông... Sau này với chút vốn tiếng Anh còm cùng với một ít kiến thức âm nhạc trong trường phổ thông tôi đã cố công đọc và dịch những bài phân tích tác phẩm in trên các vỏ đĩa nhạc và nhờ đó tôi đã hiểu và thích được cho dù chỉ là một phần rất nhỏ một số các tác phẩm âm nhạc cổ điển tỷ như bản Sonate số 9 của Beethoven - bản sonate Kreutzer. Những lúc cô đơn tôi thường hay nghe chương I của bản Sonate mà người ta gọi là Sonate Ánh trăng. Không hiểu sao nghe nó tôi thường hay mường tượng tới không phải là một vầng trăng sáng tỏ mà là một vầng trăng mờ ảo trôi cô đơn trên nền trời trong một đêm thu đầy sương . Bạn khiêu vũ thich điệu nhảy Van (nhanh) chắc củng đã quen với Beethoven qua bản Thư gửi cô Elise ( Pour Élíse ). Tôi nghĩ đây là một bản nhạc dễ nghe, dễ thích cho tất cả mọi người . Tôi hầu như không hiểu được bao nhiêu các bản Symphonie của Beethoven. Symphonie số 9 hoặc Anh Hùng thi thấy nó kỳ vĩ quá, symphonie Định Mệnh thì lại thấy nó “thân phận” quá, giầu tính triết học quá. Nhưng tôi rất thích nghe symphonie có tên Appassionatta được chuyển soạn cho Piano độc tấu.
Vậy thì nhạc cổ điển có lẽ cũng không cao siêu quá đâu. Có điều chúng ta phải tập làm quen dần với nó. Hãy bắt đầu bằng những tác phẩm nhỏ đã. Trước khi nghe Symphonie, hãy làm quen với các bản nhạc thính phòng kiểu như các bản Sérenade của Toricelli, các khúc nhạc ngắn của Chopin như Etude cung Mi trưởng còn gọi là Nhạc buồn (Tritesse) hoặc Prélude cung Ré thứ còn gọi Giọt mưa (Goutte d’eau). Không ai có thể không thích Prélude có tên gọi Ánh trăng của De Bussy . Không ai có thể không rung động với khúc nhạc Rêverie của Shumann (Nhạc sỹ Dương Thiệu Tước có viết lời tiếng Việt rất hay với tựa đề Trầm mơ) . Sau khi đã làm quen với những ca khúc, các Aria của các vở nhạc kịch, các bản nhạc ngắn dưới dạng các Etude, ta có thể tiến lên nghe các bản Sonate, các Concerto và một ngày kia bạn có thể nghĩ đến các Symphonie chẳng hạn giao hưởng Những Bức Tranh Trong Viện Bảo Tàng của Mussorski, hay Sheherazade của Rimski Corsakov .
Ngày nay xã hội ta, từ thành thị tới thôn quê, tràn ngập các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Băng đĩa nhạc thì như rừng và trong hoàn cảnh, cứ cho là trời cho, ta sao chép thoải mái nên giá lại quá bèo (âu cũng là trời thương con dân đát Việt còn đang nghèo khó) . Nhưng hình như đối tượng nghe nhạc cổ điển thì có khi lại ít dần . Thỉnh thoảng xem chương trình trò chơi âm nhạc trên TV, tôi rất nể phục các bạn trẻ ngày nay. Họ dễ dàng nhận ra ca sỹ này (nào Britney Spears, nào là Bryan Mc Faden ...) , bài hát nọ (nào I can’t stop falling to love with you, nào Day Dream ...) giữa hàng nghìn hàng vạn ca sỹ, hàng vạn, hàng triệu bài hát đủ các thể loại từ Hard Rock đến Blue hoặc Country...trên thị trường mênh mông của âm nhạc thế giới hiện đại. Thậm trí họ còn biết cả tay trống Jon Lee của nhóm nhạc Rock Feeder đã tự tử tại nhà riêng ở Miami, bang Florida , hoặc chuyện tình giữa cặp Justin Tim bertake & Britney Spears đã chấm dứt như thế nào... Nhưng tôi cũng thấy buồn khi trong số không nhiều lắm các tác phẩm quen thuộc của các nhạc sỹ cổ điển thì họ lại không nhận ra được “Khúc Hát Của Nàng Solveig” của nhạc sĩ Grỉeg, hoặc không phân biệt được một Ave Maria của Bach-Gunod với một Ave Maria của Shubert .
Nếu bạn chưa thích nhạc cổ điển, bạn hãy thử tìm đọc các truyện ngắn Ông Già Nấu Bếp và Lẵng Quả Thông của nhà văn Nga Pautopski đi. Biết đâu sau đó bạn sẽ có cái nhìn khác đối với nhạc cổ điển. Trong cuộc sống có nhiều thứ mà ta gặp cái là yêu thích ngay. Nhưng tình cảm đó thường không bền. Ta chỉ có thể yêu thích thực sự và lâu bền cái gì mà ta hiểu được và càng hiểu ta càng yêu thích nó hơn. Âm nhạc cổ điển là một thứ như thế và nó xứng đáng để chúng ta tìm hiểu và yêu thích.
Chỉnh sửa lần cuối: