Nghiêm Diệu Oanh
(dieuoanh86)
New Member
Đúng là mấy đứa con trai ,cứ mở miệng ra là bóng đá.
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Những “nốt nhạc đen” của xẩm, rap, rock !
09:21' 27/12/2004 (GMT+7)
(VietNamNet) - “Công cha như chiếc “xì- po”, nghĩa mẹ như chiếc “en- rồ” tám mươi”… “Phải chi hôm ấy đừng mưa phải chi hôm ấy đừng đưa em… lên giường”. Đây mới chỉ là những ca từ rất “nhẹ nhàng” trong một đĩa “nhạc xẩm” hiện đang cực kì phổ biến trong các quán băng đĩa và nhiều trang web trên mạng. Văn hóa âm nhạc đang bị những “nốt nhạc đen” làm vẩn đục ghê gớm.
Bùng phát nhạc tự chế dung tục
Tiếng một cây ghi ta lúc trầm lúc nhanh lùng bùng không rõ nét đệm cho một giọng hát nhừa nhựa như người say xỉn. CD có tên “nhạc xẩm”, dung lượng khoảng 60 phút, toàn bộ đĩa nhạc được thể hiện theo kiểu liên khúc với chất giọng duy nhất của một người đàn ông miền Nam. Rất dễ nhận ra cả “ca sĩ” thể hiện, nhạc nền và kĩ thuật thu âm đều nghiệp dư. Chất lượng âm thanh tồi, khi to khi nhỏ, chất giọng và âm nhạc không có tính nghệ thuật.
“Nhạc xẩm”, hay còn gọi là “nhạc chế”, “nhạc tự chế” là kiểu âm nhạc do một số người chế lời khác cho các ca khúc quen thuộc đủ mọi thể loại, với “văn hóa giải trí” kém. Nhạc kiểu này thường là hát với tiếng đệm của một cây đàn ghi ta như kiểu mấy người tàn tật, ăn xin hay biểu diễn trên phố xin tiền người qua đường.
Nói là kém văn hóa bởi lời chế của loại nhạc này rất khủng khiếp, thường là nhảm nhí, vô nghĩa và dung tục. Cá biệt còn có những câu rất bậy bạ và cả chửi thề. Kiểu như : “Yêu em anh chẳng biết để đâu, để trên tấm thớt lấy dao anh chặt đầu/ Yêu em anh chẳng biết để đâu, để trong chậu nước lâu lâu anh dội cầu…”…Và còn nhiều câu khủng hơn nữa mà người viết thực lòng không dám nêu ra đây làm ví dụ. Vậy mà, độ phát tán của nó thật khủng khiếp. Lần đầu tiên tôi nghe đĩa nhạc này cách đây đã 3, 4 tháng. Khi đó một cậu bạn sau chuyến đi miền Nam đã mua tại chợ đen với giá 8.000 đồng/đĩa với lí do “nghe ngồ ngộ vui tai”.
Không lâu sau đó tôi liên tục bị tra tấn bởi cái giọng “ngồ ngộ vui tai” ấy ở nhà hàng xóm, trong quán nước, các ngõ ngách, kí túc xá, trên ôtô khách… Bất ngờ nhất là trong chuyến đi Móng Cái (Quảng Ninh)- mấy phen giật mình vì cứ tưởng mình say xe khi vừa bước chân đến đây đã văng vẳng nghe “ Hết tiền tiêu người yêu anh cũng bán ...ơh… hơ…”. Về Tuyên Quang, Bắc Kạn …cũng thấy “Xẩm” ngự tràn lan trong các điểm bán băng đĩa.
Nguy hiểm hơn, nhạc xẩm – nhạc chế cùng một số loại nhạc kém văn hóa khác được đẩy lên rất nhiều trang Web điện tử. Ngoài CD xẩm kể trên còn có nhiều ca khúc xẩm khác chiếm vị trí rất hoành tráng, thậm chí bài nhạc chế “Trúng lô tô” rất bậy bạ được trang này thống kê là có lượng người nghe nhiều nhất trong tuần bên cạnh Thương hoài ngàn năm, Anh không muốn bất công với em Only love…
Thú thật là chưa bao giờ tôi phải nghe nhạc một cách …sợ hãi như thế! Thực sự, nghe nhạc mà phải… giấu mọi người, vừa nghe vừa phải… để ý xung quanh thì liệu có thể gọi là thưởng thức được không?
Ráp…. bá láp
Nếu nghe nhạc chế – nhạc xẩm đã thấy kinh khủng nhường ấy, thì khi nghe nhiều ca khúc rock, rap trên một số trang Web như : “www.D...com”; “www.B….com”; “www.H... com…” v.v… chắc rằng bạn cũng như tôi vừa phẫn nộ vừa… hãi đến mức lợm giọng. Một thứ nhạc bệnh hoạn được người ta đưa lên mạng như những câu chửi thề tục tĩu. Đáng tiếc là cũng lại có không ít những kẻ bệnh hoạn không kém nghe và khen ngợi ầm ĩ thứ được gọi sang trọng là âm nhạc ấy trên các Forum.
Một trong các bản nhạc rap kinh khủng đó có tên: “Tao là Trung” được chính webmaster của trang “www.D... com” đề tựa là “cực hay” có ca từ phản động và tục tĩu thế này: “Trung là tên của tao, tao bước tới để phá tan thế giới…ông bà già mày phải quỳ xuống lạy, khi tay tao cầm khẩu Aka 47”… thậm chí “Bọn cảnh sát mà nhìn thấy tao, quỳ xuống lạy khi tay tao cầm đao”…Không hiểu những ca từ như… chửi người nghe ấy được khen là “cực hay” thì thử hỏi tác giả của nó “có vấn đề” ở chỗ nào?
Một bản nhạc rap khác mà tôi ngờ là được sản xuất từ hải ngoại qua việc nhạc đệm rất chuẩn, âm thanh được thu với kỹ thuật cao và hòa âm khá tốt có tựa đề “Ơ kìa cô Thắm”. Nhưng ca từ thì bất cứ một người nào có văn hóa cũng khó mà chấp nhận: “Ơ kìa ai như cô Thắm, con bác Năm đằng xa tắm kìa dáng người sao mà sexy thế…Đứng trên cao nhìn qua nhà em, anh thấy em đang tắm dưới hoa sen, anh mon men anh chạy ra xem…”. Và càng về sau càng nhiều những ca từ bệnh hoạn, khiêu dâm cực kỳ vô văn hóa. Lần đầu nghe nó trong máy tính của một cậu sinh viên, không hỏi mà anh ta còn chỉ cho tôi “nguồn” của bài hát nghe muốn “hắt xì hơi” này…
Rock “bẩn”!
Nếu lý luận tren đây chỉ là những loại âm nhạc ngoài luồng được đăng tải trên các trang web “chui” của bọn phản động nước ngoài, thì nhiều người sẽ không biết nói sao trước những bản nhạc mà ai cũng biết chắc chắn có nguồn từ trong nước nhưng nhảm nhí không kém. Tôi xin được gọi những thứ này là một loại “roock bẩn” để phân biệt với phong trào rock lành mạnh đang lên của những ban nhạc rock trong nước như Bức Tường, Thủy triều đỏ…
Trên một website tôi thấy một bản nhạc rock của ban nhạc rock Việt Nam Motorbreath mang tên: “Cô và mẹ”. Click vào nghe thử mới ngã ngửa: Đây là nguyên văn từ giai điệu đến ca từ của “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết cho các em mẫu giáo!
Chỉ có điều, những câu hát ngây thơ: “lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo…” giờ đây bị “gào” lên bởi chất giọng nhừa nhựa man rợ và ma quái như kẻ điên. Bậy bạ hơn, họ dám đề tên bài hát là “cô v/s mẹ” cứ như đặt hai danh từ thân thương này vào cảnh tử đối đầu! (kí hiệu “v/s” thường được sử dụng trong các trò chơi điện tử giữa tên của hai đối thủ chiến đấu đối kháng). Trong một lần gặp nhạc sĩ Phạm Tuyên tại nhà riêng, khi nghe xong bản nhạc do chúng tôi copy mang đến, ông chỉ biết lắc đầu thở dài : “Cả đến trẻ con mẫu giáo mà cũng không tha…”!
Cũng trong trang web này, nhìn xuống phía dưới, một bài hát khác có cái tên ngồ ngộ là “Đào tôi” (?)… Dù cố gắng vận dụng hết IQ nghe đi nghe lại nhiều lần tôi cũng không hiểu nổi bài hát: “…Đào tôi, chúng nó đào tôi, chúng nó không ngại gian khó…hùng hục trên từng cây số…đào tôi…”. Đào tôi là cái gì? May sao, một cậu choai choai ngồi bên cạnh thấy tôi cứ nhăn mặt nhăn mũi mới “chỉ bảo”: “Bài hát này tác giả mượn lời một con đường đang được mở để viết lời hát…” Nhảm nhí đến thế là cùng!
Ca khúc trên ghi tên sáng tác và biểu diễn bởi ban nhạc rock Sài Gòn có tên Atmosphere. Một ban nhạc mới thành lập năm 2003 và từng là ban nhạc đại diện cho Rock Sài Gòn tham dự show Rock Ba Miền tổ chức tại công viên nước Hồ Tây mấy tháng trước đây.
Xin được khẳng định là hiện nay, những thứ nhạc nhẽo bệnh hoạn như kể trên là rất phổ biến, thậm chí còn được bật mở công khai trong một số quán cafe trên địa bàn Hà Nội. Trên mạng thì vô số kể. Không thể đổ hết trách nhiệm cho các nhà quản trị mạng hay cơ quan văn hóa thông tin vì việc tiêu diệt những “nốt nhạc đen” này dường như là quá sức đối với bất kì cơ quan nào. Cái chính là thái độ của chúng ta, những người có văn hóa với thứ rác rưởi âm nhạc ấy phải thật kiên quyết, không để nó “đầu độc” văn hóa ở những nơi công cộng như thế này nữa.
Thế Phong
Đào Tôi
Mặc cho bao nhiêu khó khăn
Chúng nó vẫn luôn cố gắng
Dù cho trời mưa hay nắng
Mình tôi nằm phơi ruột gan
Mặc bao hiểm nguy đáng lo
Chúng nó vẫn không ngại khó
Người già, trẻ em sập hố
Gr..."chỉ là rủi ro"
Đào tôi, đào tôi,
Đào tôi, chúng nó đào tôi
Bất kể là ngày hay đêm
Chúng nó vẫn muốn đào thêm
Người tôi chằng chịt mảnh vá
Vết thương bao giờ mới êm
Mỗi khi vết thương sắp lành
Chúng lại cấu xé tranh giành
Hùng hục trên từng cây số
Đào tôi, chúng lại đào tôi
Đào tôi, đào tôi
Tại sao vẫn mãi đào tôi