Áp dụng cung cách giáo dục của Mĩ vào VN?

Nguyễn Minh Hiền
(talawas)

New Member
Chào mọi người, em xin phép được nói một điều là em rất ít kinh nghiệm về giao lưu trong diễn đàn. Vì vậy nếu em có gì sơ xuất mong mọi người có thể chỉ bảo.

Em có một người anh ở Mĩ và cũng đã được nghe kể rất nhiều về giáo dục ở Mĩ, bên cạnh đó chính em cũng đã được trải nghiệm qua cung cách giáo dục của Mĩ. Em đôi khi tự hỏi mình rằng: NÊN HAY CHĂNG KHI ÁP DỤNG CUNG CÁCH GIÁO DỤC CỦA MĨ VÀO NƯỚC TA?

Em xin mạn phép nói qua về phương thức giáo dục của Mĩ. Nếu có gì sai cũng mong mọi người giúp đỡ để em có thể hiểu thêm, Giáo dục Mĩ miễn phí cho cấp học từ tiểu học đến phổ thông. Em xin nói sâu về giáo dục ở cấp phổ thông vì em hiện đang là senior của 1 trường cấp III ở đây. Học sinh được chọn khóa học (course) theo sở thích ( mà theo em có thể giúp phát huy khả năng của học sinh) và bên cạnh đó để có thể tốt nghiệp ( graduate) thì học sinh phải bắt buộc phải hoàn thành một số khóa học mà theo em cũng khá hợp lí : English- 4 năm, Mathematics- 3 năm, Natural Science- 3 năm, Social Study- 3 năm, Foreign Language ( 2 units), Addition Course.

Những học sinh muốn tốt nghiệp bắt buộc phải hoàn thành được những khóa học nêu trên, và nếu hoàn thành được, có thể nói rằng, họ có một nên tảng khá hợp lí về tất cả các lĩnh vực: họ hiểu được lịch sử của đất nước mình ( qua môn American History), hiểu được cấu trúc của chính phủ mình ( qua US gov ), có kiến thức nền tàng về toán, lý, hóa v.v. Mạn phép so sánh với giáo dục nước nhà: đối với em mà nói, toán+lý+hóa+sinh lớp 11 đã vượt quá nhu cầu dùng của một người trong suốt cuộc đời ( trừ trường hợp họ là nhà khoa học), em muốn làm Business man thì tại sao em phải học về toán cao cấp (thứ mà chỉ có các nhà khoa học mới cần). tại sao không có khóa Business law, Financal Literacy, Accouting? Thay vì học những kiến thức mà em có thể chắc chắn rằng mình sẽ không dùng trong suốt cuộc đời, tại sao em không thể chọn cho mình những kiến thức phù hợp hơn với ngành học mà em muốn theo đuổi? Vấn đề em muốn đề cập ở đây là: giáo dục VN quá coi trọng vào khoa học cơ bản, cố gắng nhồi nhét vào đầu học sinh càng nhiều kiến thức khoa học càng tốt,đó là lối suy nghĩ của các nước XHCN những năm 80,họ không nhận ra rằng thế giới đang phát triển, còn nhiều ngành nghề khác cũng rất cần nhân lực, lấy ví dụ là kinh doanh, ngân hàng v.v. Thay vì cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng về các ngành nghề đó ở cấp phổ thông, để học sinh có thể định hướng được tưong lai, họ lại bắt học sinh phải lựa chọn một cách may rủi ngành nghề mà mình muốn theo đuổi ( may rủi ở đây là học sinh hoàn toàn không biết 1 chút định nghĩa nào về ngành nghề của mình, họ chỉ đơn thuần lựa chọn mà không có suy nghĩ nghiêm túc về nó-đó không phải lỗi ở học sinh, vì họ không được kiến thức cơ bản về ngành nghề đó để mà lựa chọn). Lấy ví dụ ở các nước phát triển, VD như Mĩ, học sinh được chọn khóa học phù hợp với sở thích của mình, họ có thể có được kiến thức cơ bản về lĩnh vực mà họ sẽ theo đuổi, từ đó định hướng được chính xác ngành nghề của mình trong tương lai. Theo em, đó là ưu điểm của nên giáo dục Mĩ.

Em cũng xin mạn phép nói thêm về cấp đại học. Ở VN, truyền thống là: bắt buộc phải là sinh viên mới có thể tồn tại được. Điểm bất cập là: các ngành công nghiệp rất cần công nhân kĩ thuật cao, và nguồn cung ứng thường là từ các trường cao đẳng công nghiệp, nhưng thực tế là trường cao đẳng công nghiệp thường không phải là đích nhắm của các tân sinh viên. Phần lớn các sinh viên vào cao đẳng là vì họ không đủ khả năng để vào đại học. Và với tư tưởng không tích cực đó, họ không tiếp thu được nhiêu điều từ ngôi trường mà họ theo học. Và khi tốt nghiệp, liệu họ có phải là những công nhân kĩ thuật cao mà nước nhà đang mong mỏi không? Thử nhìn vào kì thi ĐH nước ta, cao đẳng bị xếp vào thứ yếu, chỉ khi trượt đại học các thí sinh mới nhắm vào cao đẳng. Họ rõ ràng không hiểu được tầm quan trọng của công nhân kĩ thuật cao. Tự hỏi liệu mấy ai trong chúng ta mong ước tương lai mình sẽ là công nhân? Nhưng hãy nên nhớ rằng, công nhân kĩ thuật cao chính là sinh mạng của công nghiệp, và nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa. Nhưng công nghiệp hóa như thế nào nếu các trường cao đẳng cung cấp những công nhân tương lai chưa đủ tiêu chuẩn, thậm chí còn không mong muốn được làm công nhân, được đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa của nước nhà? Trái lại, lấy ví dụ như Mĩ, học sinh phổ thông rất hiểu và việc mong muốn trở thành công nhân cũng là một điều rất bình thường. Vì thế, các trường cao đẳng không bao giờ bị xếp vào hàng thứ yếu. Và khi họ ra trường, họ đã sẵn sàng để trở thành một công nhân đủ trình độ, đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước.

Tất cả những gì em nói trên đây đều đúc rút từ kinh nghiệm bản thân. Hi vọng mọi người có thể đóng góp ý kiến để có em có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này.
Cám ơn vì đã đọc :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có mấy điều quan trọng em không nói rõ là :
Thời gian đi học của học sinh bên đó là mấy tiếng một ngày ??
Khối lượng bài tập học sinh Mĩ phải giải quyết là bao nhiêu, và làm như thế nào ??
Học sinh Mĩ được chọn khóa học thì học sinh có những điều kiện thuận lợi gì để hoàn thành tốt khóa học đó ?
 
Thời gian đi học của học sinh bên đó là mấy tiếng một ngày ??

cái này dựa theo tiểu bang (state), bởi vì mỗi bang khác nhau về hệ thống giáo dục. mình lấy ví dụ ở Florida thì mình đang học là từ 7h20 đến 2h10...còn hồi trước ở Minnesota là 7h45 tới 2h05.

Khối lượng bài tập học sinh Mĩ phải giải quyết là bao nhiêu, và làm như thế nào ??

ở Mỹ khác ở 1 chỗ là, 1 môn có nhiều cấp bậc khác nhau. Lấy ví dụ Math thì có Algebra 1, Geometry, Algebra II, Pre-calculus, Calculus (còn nhiều cái khác nữa, nhưng cũng tùy theo bang, mình chỉ kể 1 số cái cơ bản thôi).Nếu bạn vượt qua 1 lớp thì lên lớp trên, còn kô thì học lại lớp đó; hoặc là nếu bạn kô muốn lên cao thêm thì có thể thôi (nếu bạn có đủ credits để tốt nghiệp); và hơn nữa mỗi cấp bậc còn có mức độ khác nhau ví dụ như là regular (bình thường), Honor (giỏi), Advanced Placement (xuất xắc)....cho nên mức độ bài tập nhiều hay ít, tùy thuộc vào bản thân bạn thôi...nếu bạn muốn nhiều, xin lên lớp cao và ngược lại.

==> 1.cái này giúp hạn chế sự cách biệc khá xa trong trình độ của học sinh trong 1 lớp, kô có những học sinh quá giỏi, hoặc quá dở -> dễ cho giáo viên chuẩn bị bài giảng
2. Tạo điều kiện cho những người xuất sắc vươn lên, bởi vì nếu bạn giỏi và yêu thích 1 môn nào đó, bạn luôn có thể xin vào những lớp khó hơn để thử thách bản thân mình.

và ngược lại nếu bạn kô thích 1 thứ nào đó, bạn vẫn học, nhưng bạn có thể chọn mức độ dễ, chỉ biết sơ, kô cần chuyên sâu --> dành thời gian cho những môn quan trọng hơn. ( thời gian là cố định và hạn chế cho nên phải phân phối nó hiệu quả để tạo ra kết quả tốt nhất)

Học sinh Mĩ được chọn khóa học thì học sinh có những điều kiện thuận lợi gì để hoàn thành tốt khóa học đó ?

mình kô hiểu cho lắm câu hỏi của bạn? <--- sách vở, thầy cô, internet....?


p/s: áp dụng thì mình đồng ý; nhưng sao chép thì mình kô đồng ý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
VN và US khác nhau nhiều lắm, em thắc mắc là sẽ áp dụng để dùng được cho VN ntn ?
 
Các câu hỏi của anh Đinh Xuân Tú đã được anh Trần Thiên Phước trả lời đầy đủ rồi nên em cũng không muốn nói thêm.

Em cũng đồng ý với anh Trần Thiên Phước, áp dụng không có nghĩa là bắt chước, vì VN ta có giống Mĩ đâu. Có quá nhiều điểm khác biệt từ văn hóa, chính trị, kinh tế, vì vậy việc muốn bắt chước là không thế. Chỉ có thể nói rằng, nếu có cơ hội thì VN nên học hỏi 1 phần nào đó ưu điểm của nền giáo dục Mĩ. Em không nói là Mĩ là tuyệt đối, em chỉ muốn nói rằng cung cách giáo dục VN đã cũ rồi, và cần được thay đổi, và Mĩ cũng xứng đáng là một tấm gương để có thể học hỏi.

Còn việc học hỏi thế nào thì lại cần những người có trình độ hơn em ra tay nghĩa hiệp. Em thấy mình chưa đủ trình độ để có thể vạch ra đường lối rõ ràng trong cải cách. Hi vọng anh chị nào cảm thấy có hứng thú về vấn đề này có thể góp tiếng nói vào topic. Hihihihi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mình nghĩ kô cần phải có kiến thức rộng rãi để nhìn ra cái gì cần phải áp dụng, bởi vì mình nghĩ, kô ít học sinh VN có để kiến thức để nhận biết cái gì cần sửa đổi. Những cái mà mọi người bàn luận ở trên là những ý kiến để mà áp dụng...

Còn thay đổi như thế nào (vd như, số môn học, độ nhấn mạnh lên chuyên môn nào, rồi phát triển thế nào để phù hợp với cơ sở vật chất của VN và kô quá đột ngột với những truyền thống giảng dạy của VN...từ từ)...thì phải cần ý kiến từ nhiều phía kia, như thầy cô, phụ huynh , học sinh, doanh nghiệp vv...ở đây chỉ có học sinh...thì mình nên bắt đầu với hs trước đi, tạo 1 điểm khởi đầu trước.^^
 
Các bạn vẫn chưa trả lời một câu hỏi quan trọng của tôi:
"Học sinh Mĩ được chọn khóa học thì học sinh có những điều kiện thuận lợi gì để hoàn thành tốt khóa học đó ?"
Chỉ cần bạn trả lời được câu hỏi này và so sánh nó với điều kiện của học sinh Việt Nam là có thể biết được nên áp dụng đến đâu.

Còn hai câu hỏi trên, nếu theo như câu trả lời của bạn Thiên Phước thì tôi thấy rất nên áp dụng ở Việt Nam. Cá nhân tôi ủng hộ việc học từ sáng đến chiều ( tất nhiên là học theo một khung chương trình khác chứ không phải như của VN bây giờ )
 
"Học sinh Mĩ được chọn khóa học thì học sinh có những điều kiện thuận lợi gì để hoàn thành tốt khóa học đó ?"
Em thực sự không hiểu rõ về câu này lắm, mong anh có thể nói rõ là anh muốn biết về vấn đề gì không? Em xin trả lời qua theo ý hiểu của em vậy
Trong quá trình học cũng không có gì quá đặc biệt: cũng làm project, research, presentation .... Theo em thì Vn hoàn toàn có thể làm được. Tất nhiên là về điều kiện vật chất Mĩ có thể hơn nhưng làm project, research hay presentation thì ở VN vẫn làm đó thôi?
Anh thông cảm nếu câu trả lời của em không phải là cái anh muốn. Mong anh giải thích câu hỏi của anh nha.

@ bác Long: bác giải thích cái câu ở bên trên được ko? Tại sao cứ oánh ko dấu vậy, tính làm em cận thêm hả :))
 
đinh xuân tú đã viết:
Học sinh Mĩ được chọn khóa học thì học sinh có những điều kiện thuận lợi gì để hoàn thành tốt khóa học đó ?

thuận lợi:

1. được phát triển lĩnh vực mình yêu thích
2. có đam mê với lĩnh vực đó, vì thế sự phát triển này diễn ra thuận lợi hơn
3. được phát triển đa dạng về số lĩnh vực
4. được học tập cùng với những người có cùng đam mê và trình độ
5. lựa chọn được mức độ khó và nội dung học cụ thể phù hợp với bản thân
---> phát triển những cái vốn có và bổ sung những cái chưa có ---> hoàn thiện bản thân tốt hơn. thêm nữa, một chương trình học với những môn học gây hứng thú như thế ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ quá trình học tập.

tuy nhiên, những điểm bất lợi cũng hoàn toàn có. dù vậy, không thể phủ nhận ích lợi lớn của các khóa học đặc biệt trong chương trình học chọn môn (2 khóa hữu ích nhất là Pre và AP :D). nhờ đó mà học sinh có những nền tảng kiến thức cực kỳ vững chắc, chuẩn bị cho những năm học college. sinh viên cũng được chú trọng vào một số lượng phân môn nhất định, do đó dễ tập trung cho những môn học cần thiết đối với việc apply vào college, không bị phân tán bởi những môn không liên quan. những môn đó có thể được take như là non-credit --> vẫn có kiến thức mà không phải lo lắng đến các kỳ kiểm tra...
 
Em Nga ơi, ý của anh Đinh Xuân Tú không phải là hỏi về những điểm thuận lợi nào khi học sinh được chọn khóa học cho mình, mà ý của anh Tú là muốn hỏi về điều kiện vật chất ( hoặc tinh thần- mà chẳng hiểu tinh thần là cái gì :p) để học sinh có thể hoàn thành khóa học. Còn ưu điểm của chuyện chọn khóa học thì có lẽ ai trong chúng ta cũng đã phần nào cảm nhận được.

Theo anh thì chuyện được chọn khóa học có rất nhiều ưu điểm và theo anh, điểm quan trọng nhất là học sinh sẽ có một cái nhìn tổng quát về ngành học của mình, từ đó lựa chọn một cách ĐÚNG ĐẮN nghề nghiệp mà mình sẽ theo đuổi. Ý của anh là nó giúp học sinh ĐỊNH HƯỚNG.

( Anh xin mạn phép xưng anh vì thấy em khóa 04- 07, hi vọng đừng chửi anh đã già lại còn đú nha :)))
 
"Học sinh Mĩ được chọn khóa học thì học sinh có những điều kiện thuận lợi gì để hoàn thành tốt khóa học đó ?"

mình cũng kô hiểu rõ lắm về câu hỏi của Tú...lúc đầu mình đã để dấu chấm hỏi ở bên cạnh, nhưng chắc tại mình sơ ý kô nói rõ ràng...mình xin lỗi.

Mình sẽ thử trả lời câu hỏi theo cách hiểu của mình, nếu kô phải ý của bạn thì xin sửa mình...cám ơn.

Điều kiện thuận lợi (cái này rất là chủ quan, bởi vì mình chỉ có kinh nghiệm ở 3 trường trung học Mỹ, và ở 2 bang khác nhau...nên những gì mình nói, chỉ là dực trên cách nhìn nhận của mình):

+ Cơ sở vật chất: ví dụ các môn học như thị trường chứng khoáng (investing), tin học vv được trang bị với máy tính, và 1 digital màn ảnh rộng ở lớp dành cho thuyết giảng. Trong khoa học thì co những dụng cụ để làm thí nghiệp như các loại khí khác nhau, máy đo tốc độ, máy động lực. Trong photographagh (chụp ảnh) thì mỗi học sinh được phát máy chụp. Các lớp học đề có tivi, hoặc màn hình digital giành cho thuyết trình.

+ Thư viện: số lượng sách để tham khảo tương đối nhiều (2 trường cũ của mình thì nhiều, nhưng trường hiện tại thì kô...nên rất tùy trường), máy tính với kết nối internet

+ Đối với thể thao thì có sân tập riêng (sân tennis riêng, gym riêng, football - bóng bầu dục- riêng, soccer riêng) vv

+Sách được phát cho học sinh, và đặc biệt là Mỹ kô có 1 bộ sách chung cho cả nước...mỗi thầy trường, sau khi bàn luận với nhau sẽ chọn mua cuốn sách do tác giả nào...và thường thay đổi 2-3 năm là trung bình của sách khoa học, 5-7 năm là của toán, nhiều lớp AP về xã hội học thay đổi hàng năm, hoặc giữa năm bởi vì rất nhiều thứ thay đổi.

+Tiếp xúc thực tế: lớp học thường có những project đòi hỏi học sinh phải thực hành...ví dụ như năm ngoái, đối với minh lịch sử Mỹ, mình phải làm 1 bài khảo sát về tình trạng và những chi tiết cụ thể của đế chiến thứ 2...mình phải đi kiếm những người đã từng tham gia cuộc chiến, tham khảo ý kiến của họ và lên thuyết trình trên lớp...hoặc là cái project vừa rồi cũa mình về tình trạng lạm phát ở thập niên 70 và phản ứng người dân...và 1 project lớp mình sắp làm tới trong lớp Statistics đó là khảo xác xem báo chí, truyền hình những ý kiến ngoài đường có ảnh hưởng thế nào đến hình ảnh của 1 trường (how the media and gossips influence the public opinion about a school's image)...tụi mình sẽ phải đi làm survey (tham khảo ý kiến) của những người buôn bán nhà đất, doanh nhân, phụ huynh, và thầy cô....

+Đa phần là thầy cô rất cởi mở, và họ rất hứng thú với những người thật sự ham học hỏi, và rất nhiệt tình (ý kiến cá nhân của mình, với lại...lương giáo viên rất thấp...họ chấp nhận làm ngành này chỉ vì họ thích được dạy thôi...đa phần)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
có một điều chắc chắn chúng ta không thể thực hiện được - đó là lớp học bé - mỗi lớp học chỉ hơn 10 học sinh, cùng lắm là 20. VN vẫn còn thiếu về cả số lượng, chưa bàn gì đến chất lượng. Chúng ta có quá ít lớp học, trường học và giáo viên. Vì thế có lẽ nên tập trung phát triển cái này trước nhỉ?
 
--Em thấy vẫn còn có cái chưa ổn

1. Đúng như anh Thành nói: lớp học để thực hiện mô hình này phải là lớp học ít người thì mới có hiệu quả.

2. Chất lượng giáo viên ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu dạy sát thực tế

3. Chương trình học quá nặng, thiên về các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh văn, lại còn học thêm nữa, nên thời gian để thực hành hay đi thực tế các môn Sinh, Sử, Địa là hoàn toàn không có.

--Vậy thì muốn áp dụng mô hình này có hiệu quả thì phải giảm nhẹ hệ thống giáo dục hiện nay đi đã, không thì chương trình lại nặng hơn thì vừa hại học sinh, vừa tốn tiền vô ích.
 
có một điều chắc chắn chúng ta không thể thực hiện được - đó là lớp học bé - mỗi lớp học chỉ hơn 10 học sinh, cùng lắm là 20. VN vẫn còn thiếu về cả số lượng, chưa bàn gì đến chất lượng. Chúng ta có quá ít lớp học, trường học và giáo viên. Vì thế có lẽ nên tập trung phát triển cái này trước nhỉ?

kô chỉ lớp học...mà cơ sở vật chất...rất thiếu thốn...ví dụ như thay đổi sách, thiết bị trong trường học, sân vận động (VN rất nhỏ so với Mỹ, nên đất quý hơn nhiều...1 sân vận động trong thành phố...>__< kô thể)...chỉ là những ý kiến thôi, chưa áp dụng vào với thực tế...

Giáo viên...cũng là 1 vấn đề nan giải

nhưng những cái này...thì giống như là "làm thế nào cải cách giáo dục VN" hơn, mình nghĩ nó hơi lạc đề 1 chút...và nó sẽ làm khó thảo luận về chủ để của topic này bởi vì sẽ kéo theo phần ý kiến từ các chính trị gia, và kinh tế gia, trong khi cái thread này chủ yếu chỉ deal with the content part. Mình cũng rất muốn bàn rộng hơn về vấn đề này và nhiệt tình tham gia, nếu anh Thành chịu khó tạo 1 thread về vấn đề đó.^^

p/s:nhưng cái này làm nảy sinh ra option là "tư nhân hóa" giáo dục.


3. Chương trình học quá nặng, thiên về các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh văn, lại còn học thêm nữa, nên thời gian để thực hành hay đi thực tế các môn Sinh, Sử, Địa là hoàn toàn không có.

An định giữ cái cũ cộng thêm cái mới à?...mình kô thấy nó compatible (thích hợp) chút nào...chỉ có thể có 1 trong 2.

Vậy thì muốn áp dụng mô hình này có hiệu quả thì phải giảm nhẹ hệ thống giáo dục hiện nay đi đã, không thì chương trình lại nặng hơn thì vừa hại học sinh, vừa tốn tiền vô ích.

Mình kô nghĩ chỉ giảm nhẹ kô thôi, mà phải thay đổi, bởi vì nó rất là inefficient (kô hợp lý và kô hiệu quả)...

An nghĩ thế nào và mọi người nghĩ thế nào?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình nghĩ có 3 cái vn mình thiếu :
- Vấn đề đầu tiên , tiền đâu
- Vấn đề trình độ .
- Vấn đề tư tưởng của mấy ông to .
=> 3 vấn đề đều quan trọng như nhau , đề khó như nhau => muốn giải quyết chắc đành chờ thế hệ trẻ giải quyết thôi . Ko một sớm 1 chiều được
 
Chờ khi nào các ônng ý về hưu hết thì mình sẽ thay đổi, nhỉ? Chắc là phải 50 năm nữa.
 
Đó >> vậy là các bạn đã trả lời câu hỏi của mình rồi đó thôi.
Theo như các bạn trả lời thì chúng ta có thể hiểu phần nào những thuận lợi của học sịnh Mĩ khi được học theo cách " chọn khóa học". Vậy bây giờ tôi sẽ nêu ra những khó khăn của học sinh VN khi đi học nhé.

1 - Học sinh VN bây giờ học theo kiểu "bị động".
tức là ngày ngày cắp sách tới trường >> ngồi vào bàn >> cô giáo đọc >> cắm cúi ghi ghi chép chép >> về nhà làm bài học bài >> hôm sau cô giáo kiểm tra lấy điểm >> cuối năm thi. Chấm hết.

Tất cả những gì học sinh được học đều là của cô giáo chứ không phải những gì học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu ( mà giáo viên chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ như của học sinh Mĩ. ) Nếu các bạn cho rằng có thể áp dụng cách học như trên của HS Mĩ thì tôi thấy là không nên chút nào. VÌ SAO ?

Vì cơ sở vật chất: HS VN thiếu hoàn toàn những cơ sở vật chất thiết yếu để có thể tự mình học. Thư viện thì coi như không có rồi, máy tính thì không phải ai cũng có ( nhất là các vùng nông thôn ), INTERNET thì chập cheng ( hầu hết HS phải dùng INTERNET ngoài hàng ), mỗi môn học cần phải có những thiết bị chuyên dụng để có thể nghiên cứu thì HS VN được chiêm ngưỡng nó qua những tấm ảnh hoặc qua những cái tủ kính trong thư viện nhà trường.

Vì ngôn ngữ : các bạn đều hiểu rằng HS MĨ được lợi rất lớn là họ sử dụng Tiếng anh cho nên việc tìm thông tin của họ rất dễ dàng ( nhất là qua INTERNET ), còn HS VN thì tư liệu bằng Tiếng Việt còn rất thiếu ( thiếu trầm trọng luôn ) mà nếu bắt HS tìm kiếm thông tin bằng TA thì...( các bạn biết rồi đấy ).

Vì giáo viên: hầu hết GV còn rất thiếu và yếu, tư tưởng dạy học rất bảo thủ, ( cái gì của cô giáo phải trả lại đúng như thế cho cô giáo ), hầu như HS không được phép sáng tạo trong cách học. Còn chuyện GV " hỗ trợ " học sinh ư ? MONEY MONEY >> đến nhà cô mà học thêm.

Để hoàn thành một project hiệu quả phục vụ cho việc tự học thì mất khá nhiều thời gian, nếu bắt HS VN làm việc này thì cứ gọi là HS đó chạy mấy vòng Hà Nội cũng chưa tìm ra đủ tư liệu.

Tạm thời thế đã vì tôi cũng chưa nghĩ ra được gì thêm :). Vào lớp học đã... ;;) có gì các bạn cứ góp ý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hiền tuy còn rất rẻ nhưng đã có những quan sát của nhà cải cách giáo dục, đúng là "đi 1 ngày đàng học một sàng khôn", thật đáng tuyên dương =;

Hệ thống giáo dục phổ thông của Mỹ phong phú đa dạng như XH Mỹ, công, tư, tôn giáo, sắc tộc, vv. có cả. Chất lượng giáo dục ở trường công của Mỹ (khoảng 2/3 hs Mỹ học tại trường công) cũng chỉ là hạng trung bình trên thế giới, đã và đang bị chỉ trích ghê lắm. Một số trường tư đắt tiền có chất lượng giáo dục cao hơn nhiều so với những trường công loại TB. Dĩ nhiên dù bị thiệt thòi như thế, học sinh học ở trường công loại TB cũng vẫn có cơ hội vươn lên trong XH Mỹ.

Luật GD VN được thông qua 1998 chính thức cho phép thành lập trường tư, nhưng do các văn bản hướng dẫn của BGD-ĐT ra chậm nên mãi 2004, trường tư đầu tiên mới bắt đầu được hình thành. Các trường dân lập (THCS,THPT,CĐ,ĐH) trong 1 tương lai gần nhanh chóng sẽ chuyển thành những trường tư. Sau 50 năm sống với chủ nghĩa Mác, mô hình GD đa thành phần lại được chấp nhận, quay về với cội nguồn là mô hình tư sản có ở HN trước 1954.

Khả năng áp dụng mô hình giáo dục đa dạng phục vụ nhiều đối tượng với nhu cầu và khả năng khác nhau ở VN là có thể thực hiện được. Bước đầu có thể áp dụng thí điểm ở một số trường ở 1 số địa phương, sau một thời gian quan sát và sửa chữa sai phạm có thể phổ biến kiến thức và kinh nghiệm áp dụng trên quy mô cả nước.

Vấn đề lớn nhất không phải là không có tiền, vì tùy theo lượng tiền có được mà tiến hành thực hiện nó trên quy mô ntn. Vấn đề nằm ở chỗ khác, những ng muốn có những cải cách giáo dục thực sự (không phải hình thức như cải cách chữ viết, etc.) dựa trên phân tích mô hình của những nước G7, hiện đang ở ngoài lề XH chưa có tiếng nói và không có ảnh hưởng. Chẳng có social support từ phía phụ huynh, học sinh, nhà giáo tâm huyết, media ... thì chẳng bao giờ có được sự thay đổi nào hết. Từ xưa tới nay XH ta vẫn có mentality quen kiểu điều hành với những người cầm lái vĩ đại, với những thay đổi phải từ trên dội xuống, chứ không quen với những vận động lobby cho thay đổi từ dưới đi lên. XH dân chủ phải vận hành như vậy, và các bạn phải tập làm quen với những hoạt động XH như thế.

Ví dụ như trong trường hợp bạn nào tâm huyết với cải cách hệ thống GD, phải đồng thời tiến hành phổ biến kiến thức và vận động sự ủng hộ của đông đảo mọi ng trong XH, viết đề nghị/yêu cầu, tiếp sau đó là vận động để ng ta cho phép áp dụng thí điểm ở 1 số trường để quan sát hoàn thiện mô hình.

Không có gì tốt đẹp trong XH, tự nhiên mà có được. Thay đổi mô hình giáo dục cũng vậy thôi.

Nguyễn Minh Hiền đã viết:
Em có một người anh ở Mĩ và cũng đã được nghe kể rất nhiều về giáo dục ở Mĩ, bên cạnh đó chính em cũng đã được trải nghiệm qua cung cách giáo dục của Mĩ. Em đôi khi tự hỏi mình rằng: NÊN HAY CHĂNG KHI ÁP DỤNG CUNG CÁCH GIÁO DỤC CỦA MĨ VÀO NƯỚC TA?

Em xin mạn phép nói qua về phương thức giáo dục của Mĩ. Nếu có gì sai cũng mong mọi người giúp đỡ để em có thể hiểu thêm, Giáo dục Mĩ miễn phí cho cấp học từ tiểu học đến phổ thông.
 
NG Quang Hưng đã viết:
Từ xưa tới nay XH ta vẫn có mentality quen kiểu điều hành với những người cầm lái vĩ đại, với những thay đổi phải từ trên dội xuống, chứ không quen với những vận động lobby cho thay đổi từ dưới đi lên. XH dân chủ phải vận hành như vậy, và các bạn phải tập làm quen với những hoạt động XH như thế.

Ví dụ như trong trường hợp bạn nào tâm huyết với cải cách hệ thống GD, phải đồng thời tiến hành phổ biến kiến thức và vận động sự ủng hộ của đông đảo mọi ng trong XH, viết đề nghị/yêu cầu, tiếp sau đó là vận động để ng ta cho phép áp dụng thí điểm ở 1 số trường để quan sát hoàn thiện mô hình.

Anh Hưng nói đúng nhưng ở VN mấy khi anh được nói những gì anh muốn nói. Để vận động lobby được thì chí ít cũng phải có một cách nào đó để tiếng nói của anh tới được người nghe. Nhưng khi nhất cử nhất động của báo chí bị giám sát chặt chẽ thì anh nói hay cách mấy / đúng cách mấy / chặt chẽ và lôgic cách mấy cũng khó mà lọt lên mặt báo được. Vậy liệu nó gây ảnh hưởng tới bao nhiêu người ?

Vả lại, cứ nhìn vào hiện trạng nền GD VN thì ai cũng phải bi quan :) Có mỗi bệnh thành tích (là cái không khó chữa lắm) mà còn chẳng biết bao giờ mới chữa được, thì đổi mới hệ thống giáo dục hiển nhiên là điều không tưởng. Vài tỉ bạc ném phí qua cửa sổ để coi dạy chữ a trước hay chữ e trước thì dân đóng thuế ở VN còn cố gắng cày cuốc bán thóc gạo mà bù thêm vào ngân sách, chứ mà ném tiếp vài trăm tỉ để cải cách GD VN cho giống ... Mĩ thì em xin vái cả nón :)
 
Back
Bên trên