Đỗ Thành Phan
(Terror Overlord)
New Member
bạn có ngồn ngữ lịch thiệp quá
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
giờ các bạn thấy chúng ta nên hay ko nên duy trì bộ luật nàyNói tục để giảm stress và thể hiện 'bản lĩnh'
Minh và nhóm bạn đang học trường Trần Phú, Hà Nội, cho biết: "Trong nhóm nếu nói kiểu lịch sự sẽ bị coi là khách sáo và sến. Xưng hô mày - tao, nói đệm, nói tục khiến bọn em thấy vui vẻ, bình đẳng và sòng phẳng hơn, dễ phê phán nhau hơn".
Minh kể em mắc thói quen nói bậy từ khi phải chuyển từ một trường học nổi tiếng sang trường mới do học lực hơi đuối. Ở lớp mới có một nhóm bạn khá ồn ào và nổi bật, nói tục dường như trở thành phong cách của nhóm, nhất là những khi đi chơi riêng. Minh thích sự vô tư và ồn ào nên nhanh chóng nhập hội. Dần dần, em bắt đầu nói tục và không cảm thấy những từ đó quá xấu nữa. "Nhiều khi bọn em còn cố tình nói tục, nói lớn vì muốn được người khác chú ý", Minh thật thà.
Từ ngày 15/12/2003 đến 5/2/2004, VnExpress đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến về thói quen nói tục, nói đệm. Trong số 2.924 độc giả tham gia, có 54,2% thường xuyên nói tục, nói đệm; 25% thi thoảng nói và 20,8% không bao giờ sử dụng "những từ thô lỗ".
Thói quen nói tục dường như không phân biệt tuổi tác. Ngoài đường phố, trẻ con, thanh niên văng bậy, chửi thề ầm ĩ thì trong quán nước, những nơi công cộng, thậm chí ngay cả trong nhiều gia đình, người lớn cũng hồn nhiên nói những từ không đẹp. "Sống bằng này tuổi rồi, còn sợ gì mà không nói những điều mình thích!", một người đàn ông trung niên nói.
Bác bán hàng nước ở cửa ga Long Biên thì kết luận: "Ngồi ở chợ, ga tàu, bến xe chỉ một ngày là miễn dịch với những từ bậy bạ vì dân chợ búa không ai không nói đệm, chửi thề". Phần lớn những người này nói tục như một thói quen không thể bỏ được, nói để giải toả cảm giác bực dọc, căng thẳng. Sâu xa hơn, họ nói để chứng tỏ chất "anh chị" của mình, và khẳng định cảm giác mình không nể sợ ai.
Không chỉ những người có trình độ học vấn thấp, sống trong những môi trường kém văn hoá mới nói tục, chửi bậy. Hiện tượng sinh viên, công chức... những người có học hàm, học vị, làm việc trong môi trường rất văn hoá, nhưng "nói tục thành thần" không phải hiếm. Khi giao tiếp với sếp Tây, với khách hàng, anh T., nhân viên một công ty liên doanh về thương mại, lịch thiệp bao nhiêu thì những lúc giải lao, anh nói đệm, văng tục bấy nhiêu khiến các đồng nghiệp nữ chỉ còn cách bỏ chạy. Anh bảo: "Công việc căng thẳng, chỉ có nói như vậy mới cảm thấy đỡ stress!".
Người có thói quen này thừa biết những người xung quanh không đồng tình, thậm chí khinh ghét cách nói năng của mình, nhưng vì "quen mồm", không thể sửa được. Thói quen này rất dễ lây nhiễm, giữ lâu sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cách, lối sống của người đó. Minh nói: "Chúng em cũng biết nói tục là không hay lắm, nhưng vì khó bỏ nên thường tìm lý do biện hộ thôi".
Minh Sơn(st)