[WARN] Dịch Tả Tại VN....

Thêm nữa, trước đây mình có đọc ở sách về chuyện là càng ở đô thị hiện đại, những tưởng là an toàn, thì lại càng dễ nhiễm những bệnh mà họ ko có khả năng chống đỡ (sốt rét, tả, sốt nhiệt đới), thậm chí nhiễm cấp tính hơn tại những nơi mà hay bị những bệnh đó.

Túm lại là cứ như sách giáo dục sức khỏe cấp 1 dạy , ăn chín uống sôi, đi vệ sinh xong nhớ rửa tay :)).
Chị ơi, ở quê giờ cũng chả trong lành đâu :|
Đang sợ lắm :|
làng thì làm chì tái chế từ pin hỏng cũ (chảy nước) , làng đặt cạnh nhà máy đốt rác, làng thì ăn nước giếng nhiễm hóa chất nhà máy ---> cả làng ung thư>
làng thì thở chung với ống khói nhà máy diêm :|
Nói chung bệnh thì đâu cũng có :|
 
Thôi em ạ, mình có tránh bệnh ko được thì bị bệnh chậm hơn cũng tốt em ạ. Như kiểu trước sau gì cũng chết, nhưng chết già vẫn hơn chết trẻ ấy 8-X:

em cũng công nhận với chị :D chết kiểu gì mà chết vì đi nặng thì đau lắm :))
 
giảm tải gì mà bắt học sinh thi từ 7h sáng đến 11h trựa rồi sau 1h thi tiếp --> ép học sinh phải ăn hàng
cái trường tổng hợp nhà mình vui anh Long nhỉ
Dịch bệnh lần này không biết bao giờ mới hết nữa ? Hết đi để cho chuyên hóa còn được đi chơi
=)) Anh vừa nghe được tin là chuyên hóa tổ chức đi chơi chào mừng 15 năm thành lập. Biết là đã bị hoãn =)) Tự nhủ, cái dịch tiêu chảy cấp này cũng hay, đỡ tốn cho chuyên hóa 1 khoản =)) =)) =)) Bây giờ ai cũng sợ ăn mắm tôm và hàng quán, thế là các cửa hàng bún đậu thịt chó bánh đa cua có vẻ không được ngon lành cho lắm :-< Chỉ tổ làm mình thèm mắm tôm chết đi được.
 
=)) Anh vừa nghe được tin là chuyên hóa tổ chức đi chơi chào mừng 15 năm thành lập. Biết là đã bị hoãn =)) Tự nhủ, cái dịch tiêu chảy cấp này cũng hay, đỡ tốn cho chuyên hóa 1 khoản =)) =)) =)) Bây giờ ai cũng sợ ăn mắm tôm và hàng quán, thế là các cửa hàng bún đậu thịt chó bánh đa cua có vẻ không được ngon lành cho lắm :-< Chỉ tổ làm mình thèm mắm tôm chết đi được.

thèm thì cứ ăn, nếu mà bị bệnh thì nhớ cách ly, kẻo lây cho người khác đó :|
Thân!
 
Vấn đề là bây giờ hình như ko kiếm được mắm tôm, bạn Vũ Anh ạ. Với cả, nếu có muốn ăn thì tớ cũng phải đem mẫu đi xét nghiệm đã =)) =)) =)) Dù sao, nhà tớ cũng còn 1 chai :D
 
nhà em chả có :))
@ anh Long : mà buồn nhất là năm nay cái khối chuyên hóa hết lấy lý do này lý do khác để gây cho học sinh ức chế. Dịch tả là một phần thôi. Không đi chơi. 15 năm chắc bị hoãn không thời hạn. Chết vì nuốt cục ức không trôi.
 
Cái gì mà mắm tôm 20% thì ko có bệnh, nhưng bà bán hàng pha loãng ra nên bị dính.=))
 
Để có thể nói được đến dịch(epidemie) người ta phải có điền đủ một số điều kiện, để tránh khả năng nhầm với các "trường hợp bệnh lác đác". Vì thế mình nghĩ Bộ cũng phải cân nhắc, việc công bố chính thức chậm hơn hiện trạng thực cũng kô có gì quá khó hiểu.

Việc gọi là "dịch tiêu chảy cấp" lúc ban đầu, mình nghĩ đơn giản là do nguyên nhân thực sự của tất cả các ca chưa được xác định một cách chính xác có phải tất cả là do Vibrion Choléra gây ra hay kô ?. Như bài báo nói ở trên, một năm có bao nhiêu ca tiêu chảy cấp trên cả nước do nguyên nhân đa dạng, càng phải cẩn thận khi công bố cái gì đó.


Để cách li được Vibrion Choléra trong môi trường nuôi cấy để có cái quyết định chính xác cũng tốn it nhiều thời gian, cộng thêm với điều kiện máy móc cũng kô phải lúc nào cũng ok.

Mãi tới ngày 30 tháng 10, khi con số người mắc bệnh tả lên đến 36, Bộ Y tế mới tuyên bố “Dịch” với cái tên như chúng ta biết, “Dịch Tiêu chảy Cấp”. Cho dù các quan chức Y tế đã cố gắng nhấn mạnh hai chữ “nguy hiểm”, sức khuyến cáo của “tiêu chảy” đã không khiến cho dân chúng quan tâm đúng mức như điều mà Bộ Y tế cần. Thông thường, mỗi tháng, trên cả nước có khoảng 70 nghìn ca tiêu chảy, giờ công bố mấy chục ca, làm sao dân tình nghĩ, có gì là “cấp” với “nguy hiểm” đây.

Lấy một ví dụ đơn giản là dịch SRAS, dịch nôm na là "Hội chứng hô hấp cấp nặng", tập hợp của một số triệu chứng: ho, sốt, chảy nước mũi...Hồi đó thế giới kô biết nguyên nhân, việtnam cũng chịu, đành phải gọi như thế khi mà người ta chưa rõ về nguồn gốc của dịch. Nếu cứ suy luận theo bài báo trên, thì cái cách gọi là SRAS cũng còn đáng chỉ trích hơn vì "tiêu chảy" thì ít chứ "ho với viêm mũi" thì ai chả bị một lần trong năm, nó có thể là bất cứ cái gì. Chỉ đến khi tìm được nguồn gốc là một con virus mới SRAS mới được coi là một bệnh.
Còn rất nhiều trường hợp như thế trong lịch sử bệnh dịch, như Leishmaniose ở châu Phi, khi người ta kô biết nguyên nhân đành gọi là dịch "sốt đen"...

Cái bài báo trên chắc tư tưởng trong đầu đã là muốn chỉ trích, nhìn cái gì cũng có thể chỉ trích cả thôi.

Còn nếu muốn thật sự tuyệt trùng, thì lời khuyên duy nhất là tự tay mọi người làm lấy, tự trồng lấy rau, tự nuôi lấy thịt mà ăn:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mãi tới ngày 30 tháng 10, khi con số người mắc bệnh tả lên đến 36, Bộ Y tế mới tuyên bố “Dịch” với cái tên như chúng ta biết, “Dịch Tiêu chảy Cấp”.
Đúng là cái bài này ko có tý nào gọi là khách quan,chỉ nhăm nhe chỉ trích.
chả lẽ ở HN này 1 ngày ko có đến 36 người bị Tào tháo đuổi :|
chả lẽ như vậy cũng phải công bố dịch :|
 
Tớ nói rồi, ít học nhưng to mồm. Có khi, ông ý còn chả phân biệt nổi bệnh với dịch :-<
 
Hà Mỹ Ngọc đã viết:
Nói túm lại thì có thể thấy việc dịch tả lan truyền cũng là 1 trong những hậu quả dĩ ngẫu của sự tắc trách và thiếu hệ thống trong quản lí ăn uống của bộ y tế. Rồi đây ko chỉ có tả đâu, mà còn có thể bùng phát dịch do E. Coli, bệnh do đồ ăn có hormone tăng trưởng, etc. Chưa kể sắp tới trời lại, dịch SARS và cúm gia cầm có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Nói thế ko phải là chỉ có VN quản lí về mặt ăn uống kém, mà chuyện dịch do ăn uống có thể xảy ra tại các nước phát triển.

Cái đặc điểm của nước mình là NÓNG ẨM. Mà khi nói đến vấn đề "bệnh truyền nhiễm" thì cái khoản nóng ẩm là cứ phải lên đầu tiên trong các "yếu tố gây nguy cơ". Vì thế cả Phương Tây khi viết sách về "bệnh truyền nhiễm" thường xuyên cũng phải thêm từ "vùng nhiệt đới" vào đằng sau, mặc dù chả phải là nước họ. Điểm thứ hai nữa là, nước đang phát triển, bụi bặm kô tránh khỏi...Trung tâm Châu Âu tầm thế kỉ 19 chao đảo vì dịch Tả, chết nhiều hơn việt nam nhiều vì cái thời đó họ cũng sống bẩn thỉu, cũng bày bán thức ăn cạnh thùng rác...

Thấy cái gì Bộ Y Tế cũng lên thớt. Tất nhiên sẽ rất ngây thơ khi nghĩ là người ta sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu dân, nhưng còn ngu ngốc hơn khi nghĩ là những người có liên quan mặc kệ tất cả, chả làm cái gì, vô trách nhiệm...

Nhớ ngày xưa khi SARS đến nhà, bệnh viên Việt-Pháp bó tay đóng cửa cổng trong cổng ngoài cách li nhưng hồi đó viện lây lại có phác đồ điều trị hiệu quả dù chưa biết nó là cái gì. Họ quen chữa "xơ vữa động mạch" với "ung thư" này nọ, mình thì quen chữa tả, thương hàn...Nói chung cũng dễ hiểu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo như anh hiểu thì bản thân tả cũng không khó chữa ghê gớm và sức lây lan cũng không mạnh đến vậy, y tế hiện đại vượt qua tả từ lâu rồi. Có vẻ như bộ Y Tế bây giờ đang suy diễn là dịch này lây lan qua đường thức ăn. Phán đoán này thì cũng hợp lý nhưng anh không cho rằng dịch có thể phức tạp, khó đoán trước nếu lan qua đường này vì y học hiện tại có nhiều kinh nghiệm về đường này rồi, bảo là khó đoán, phức tạp thì chắc không phải là đường ăn uống. Bộ lúc trước thì bảo nguồn tồn tại trước chế biến (do dân ăn đồ chưa nấu), nay là sau chế biến (ăn đồ chế biến rồi vẫn có thế dính chấu). Có người phán đoán là do nguồn nước nhưng anh nghĩ là nguồn nước khó là đường lây lan được đối với thức ăn sau chế biến. Có người bảo là do tay chân không được vệ sinh nhưng nếu như vậy thì dịch sẽ mang tính cục bộ hơn. Anh ban đầu đoán là có thể do ruồi nhưng thực sự cũng không có cơ sở khoa học chắc chắn là phẩy khuẩn tả có sống được trên ruồi không? Nguồn lây lan dịch bệnh thì có thể hơn một nguồn nhưng nguồn nào thì cũng chưa thấy có lời giải thích hợp lý nào.

Y dược thì tất nhiên không phải là mặt mạnh của mình nên có gì cần sửa thì mọi người cứ sửa. Bộ Y Tế thì mình cứ quy trách nhiệm sau, trước mắt thì có ai trong HAO mình có cao kiến phán đoán được đường lây truyền của vụ này để anh em tránh không nhỉ?
 
Theo như anh hiểu thì bản thân tả cũng không khó chữa ghê gớm và sức lây lan cũng không mạnh đến vậy, y tế hiện đại vượt qua tả từ lâu rồi. Có vẻ như bộ Y Tế bây giờ đang suy diễn là dịch này lây lan qua đường thức ăn. Phán đoán này thì cũng hợp lý nhưng anh không cho rằng dịch có thể phức tạp, khó đoán trước nếu lan qua đường này vì y học hiện tại có nhiều kinh nghiệm về đường này rồi, bảo là khó đoán, phức tạp thì chắc không phải là đường ăn uống. Bộ lúc trước thì bảo nguồn tồn tại trước chế biến (do dân ăn đồ chưa nấu), nay là sau chế biến (ăn đồ chế biến rồi vẫn có thế dính chấu). Có người phán đoán là do nguồn nước nhưng anh nghĩ là nguồn nước khó là đường lây lan được đối với thức ăn sau chế biến. Có người bảo là do tay chân không được vệ sinh nhưng nếu như vậy thì dịch sẽ mang tính cục bộ hơn. Anh ban đầu đoán là có thể do ruồi nhưng thực sự cũng không có cơ sở khoa học chắc chắn là phẩy khuẩn tả có sống được trên ruồi không? Nguồn lây lan dịch bệnh thì có thể hơn một nguồn nhưng nguồn nào thì cũng chưa thấy có lời giải thích hợp lý nào.

Y dược thì tất nhiên không phải là mặt mạnh của mình nên có gì cần sửa thì mọi người cứ sửa. Bộ Y Tế thì mình cứ quy trách nhiệm sau, trước mắt thì có ai trong HAO mình có cao kiến phán đoán được đường lây truyền của vụ này để anh em tránh không nhỉ?

Chào anh,

Bản thân tả kô khó chữa, vì con vi khuẩn tả chỉ dùng con người là một chỗ trú thân trong thời gian ngắn rồi nó sẽ ra ngoài theo phân (hoặc dịch nôn nếu người bệnh nôn). Trong hầu hết các trường hợp, cách điều trị duy nhất chỉ là cho người bệnh uống nước liên tục để bù lại lượng nước mất khi bị tiêu chảy, tránh để bị rơi vào tình trạng mất nước nặng.

Nhưng khả năng lây lan có mạnh hay kô thì còn phải bàn. Vibrion choléra xuất phát điểm là từ môi trường nước ngọt. Lây lan chủ yếu là theo đường nước đến người, vì thế cả làng có cái ao mà một nhúm VB vào đó thì cả làng bị
Bệnh nhân đầu tiên là một ông cụ 73 tuổi, bị tiêu chảy sau khi ăn cỗ “thịt chó, mắm tôm” về. Ngành Y tế đã dùng tới 7 tạ Chloramin B khử trùng một cái ao làng rộng hơn 8000m2 ở xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, nơi có chứa khuẩn tả sau khi người nhà đổ dịch nôn của cụ già xuống đấy.
Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng, Nguyễn Huy Nga, hôm qua xuất hiện trên website của Bộ với vẻ mặt lo lắng, “Nếu nguồn nước nhiễm khuẩn, nguy cơ đại dịch tới gần”. Ông Nga sợ rằng, sẽ không có đủ lượng Chloramin B để diệt khuẩn, nếu Dịch tiếp tục lây lan như thế.

Bộ suy diễn là lây lan theo đường thức ăn vì ngay cả các nhà khoa học cũng kô chắc chắn về khả năng lây truyền thứ 2 của Choléra: theo đường cá tôm (đặc biệt là tôm).Đó là một giả thuyết rất có thể nhưng chưa được chắc "như đinh đóng cột". Nếu cứ giả dụ như nó đúng, thì cách thức làm mắm tôm cổ truyền kô phải thuộc vào diện ăn chín uống sôi ai cũng biết.

Tay chân kô được vệ sinh là một yếu tố lây truyền của tả từ người sang người vì như đã nói ở trên, cuối cùng VB sẽ ra theo đường phân, nếu người bệnh rửa tay kô sạch, mang VB đi khắp nơi nhiễm vào thức ăn và nguồn nước lân cận thì...Một điểm quan trọng là khi VB vào người, nó có một thời gian ủ bệnh khá lâu (VB nói riêng và vi khuẩn nói chung trải qua 7 bước khi lây nhiễm, đến những bước cuối cùng khi nó bắt đầu tiết toxines thì mới có dấu hiệu bệnh) Tức là người ta có thể hoàn toàn khỏe mạnh như thường mà phân vẫn có VB, làm cho mất cảnh giác vệ sinh.

Ruồi cũng là một yếu tố có thể, khi mà nó bay từ bãi thải bệnh mang theo VB đến các nguồn nước...Phẩy khuẩn tả sống trong nước nhưng khả năng thích nghi bên ngoài rất cao.

Nói thể để thấy được là khi mà có dịch lan rộng, phải nghĩ đến mọi con đường lây lan có thể, kô có cái gì bị loại trừ cả.

Ps: khi mọi người rửa tay xà phòng, phải vừa cọ vừa đếm đến 30 nhé rồi hãy xả nước:p
 
Back
Bên trên