[WARN] Dịch Tả Tại VN....

Nguyễn Lê Hưng
(-=Bulf=-)

New Member
Em nghe nói ở HN và 1 số tỉnh thành miền bắc đang có dịch tả tốc độ lây lan rất nhanh mà bộ y tế gọi dưới cái tên là "dịch tiêu chảy cấp" ý ạ>"< (bưng bít thông tin >"< )
Không biết đúng sai thế nào nữa nhưng mà sợ quá >"< cứ nghĩ đến cảnh 1 ngày tự nhiên lăn đùng ra đi ỉa mất nước đến chết....

Nguồn.
Bộ ý tê bưng bít thông tin về dịch tả đã viết:
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]122 bệnh nhân được chính thức công bố “dương tính với phẩy khuẩn tả”, tính đến chiều [/FONT]6-11-2007[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]. Nếu tính cả số bệnh nhân tả được phát hiện ở các bệnh viện địa phương, con số này còn cao hơn rất nhiều. Khả năng phát hiện khuẩn tả của các bệnh viện địa phương cũng rất đáng tin cậy. Bệnh viện Hải dương gửi 22 mẫu lên Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương kiểm tra, kết quả xét nghiệm cho thấy, cả 22 ca đều nhiễm bệnh tả như kết quả mà bệnh viện Hải Dương xét nghiệm.[/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Theo Quyết định số 4233, do chính Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu ký, thì: “Một vụ dịch tả được xác định khi có ít nhất một ca bệnh tả được xác định”. Thế nhưng cho tới chiều 6-11, khi đã có hàng trăm người mắc bệnh tả, các quan chức y tế vẫn gọi trận Dịch đang đe doạ tính mạng dân chúng này là: “Dịch Tiêu Chảy Cấp”. Không chỉ dân chúng, ngay cả các nhà chuyên môn cũng không hiểu chắc chắn, “tiêu chảy cấp” đích xác là loại bệnh gì.[/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]“Dịch Tả” đã được phát hiện từ hai tuần trước. Bệnh nhân đầu tiên là một ông cụ 73 tuổi, bị tiêu chảy sau khi ăn cỗ “thịt chó, mắm tôm” về. Ngành Y tế đã dùng tới 7 tạ Chloramin B khử trùng một cái ao làng rộng hơn 8000m2 ở xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, nơi có chứa khuẩn tả sau khi người nhà đổ dịch nôn của cụ già xuống đấy. Theo đúng nguyên tắc do chính ông Bộ trưởng Y tế đưa ra, ngay lúc ấy, Bộ Y tế, lẽ ra, phải tuyên bố: Dịch Tả xuất hiện![/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Mãi tới ngày 30 tháng 10, khi con số người mắc bệnh tả lên đến 36, Bộ Y tế mới tuyên bố “Dịch” với cái tên như chúng ta biết, “Dịch Tiêu chảy Cấp”. Cho dù các quan chức Y tế đã cố gắng nhấn mạnh hai chữ “nguy hiểm”, sức khuyến cáo của “tiêu chảy” đã không khiến cho dân chúng quan tâm đúng mức như điều mà Bộ Y tế cần. Thông thường, mỗi tháng, trên cả nước có khoảng 70 nghìn ca tiêu chảy, giờ công bố mấy chục ca, làm sao dân tình nghĩ, có gì là “cấp” với “nguy hiểm” đây. [/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Phải thừa nhận, ngành Y tế đã hành động khá quyết liệt: ra lệnh cấm mắm tôm và một số loại thức ăn; hướng dẫn điều trị bệnh theo phác đồ bệnh tả; cử nhiều đoàn đôn đốc kiểm tra; đích thân Bộ trưởng cũng có mặt ở những nơi dịch bệnh vừa bùng phát… Nhưng, làm sao Bộ có đủ người. Với những loại bệnh mà tốc độ lây lan rất nhanh như dịch tả, nếu người dân không được biết để chủ động phòng ngừa, dịch bệnh không dễ gì ngăn chặn được. [/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Vì thông tin “dịch tả” không xuất hiện trên báo chí chính thức, người dân phải thông báo cho nhau thông qua các phương tiện như blog, tin nhắn. Nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài chủ động cập nhật thông tin dịch tả cho nhân viên của mình qua email. Những ai biết được “Dịch Tả” đều bày tỏ sự phản ứng một cách có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Làm sao có thể thờ ơ với loại dịch bệnh có thể giết chết một con người đang khoẻ mạnh chỉ sau mười mấy tiếng đồng hồ. Mới năm ngoái đây thôi dịch tả xuất hiện ở Angola đã giết chết hơn 2000 người. Nhưng, đa số dân chúng, cho đến nay, vẫn không nghĩ “Tiêu Chảy Cấp” chính là “Dịch Tả” đang trở lại đe doạ ngay chính họ. [/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, chiều 5-11 đã phải thừa nhận: “Ở nhiều nơi, nhiều địa phương, người dân chưa thấy hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh”. Website của Bộ Y tế ghi nhận, tại Hà Nội, mắm tôm, loại thức ăn mà ngành Y tế tin rằng có nguy cơ chứa vi khuẩn tả cao, vẫn được thản nhiên bày bán. Ngay cả các đại biểu đang dự họp Quốc hội cũng hết sức chủ quan trước những cảnh báo của ngành Y tế. Ngày 4-11, khi cán bộ Y tế kiểm tra nơi ở của 3 Đoàn Đại biểu Quốc hội, các loại mắm có nguy cơ lây dịch cao vẫn được các đại biểu thản nhiên sử dụng.[/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Từ 1 ca nhiễm dịch hôm 23-10 đến 36 ca, một tuần sau đó; hôm qua, 6-11, con số người bị tiêu chảy lên đến xấp xỉ 1000 với hàng trăm ca được xác định là mắc bệnh tả. Khi công bố “Dịch”, “Tả” chỉ mới xuất hiện ở 5 tỉnh, thành; nay có tới 11 tỉnh, thành có người mắc “Dịch”. Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng, Nguyễn Huy Nga, hôm qua xuất hiện trên website của Bộ với vẻ mặt lo lắng, “Nếu nguồn nước nhiễm khuẩn, nguy cơ đại dịch tới gần”. Ông Nga sợ rằng, sẽ không có đủ lượng Chloramin B để diệt khuẩn, nếu Dịch tiếp tục lây lan như thế.[/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Cho dù vẫn gọi “Tả” là “Tiêu Chảy Cấp”, ông Nguyễn Huy Nga phải thừa nhận hết sức xót xa: “Chúng ta không thể ngờ một loại dịch bệnh chỉ xảy ra ở những nơi lạc hậu thì lại đang xảy ra ngay giữa Thủ Đô”. Dịch Tả đúng là một chỉ dấu có thể dùng để đánh giá mức độ văn minh ở nơi mà nó xảy ra, tuy nhiên, văn minh cũng thể hiện thông qua cách mà chúng ta hành xử mỗi khi có dịch bệnh. Thật là không may, đại dịch xảy ra giữa khi bão lụt vẫn đang đe doạ cuộc sống của người dân ở Miền Trung. Thật là bất lợi khi một nước đang vất vả mời gọi khách du lịch lại phải công nhận, giữa Thủ Đô, xảy ra dịch tả. Nhưng, nếu thẳng thắn thừa nhận để ngăn chặn dịch hữu hiệu hơn, uy tín của chúng ta sẽ không bị tổn thương quá lớn. Năm 2003, Bộ Trưởng Y tế Trung Quốc đã từng bị kỷ luật vì bưng bít dịch SARS xảy ra ở Bắc Kinh. Không phải dịch bệnh, mà chính sự bưng bít ấy, đã làm Trung Quốc mất uy tín.[/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Không phải Bộ Y tế giấu giếm. Bộ cũng đã ban hành phác đồ điều trị bệnh tả, thông tin diễn tiến thường xuyên và làm mọi cách để ngăn chặn trận dịch này. Nhưng, nếu như khi phát hiện, Bộ Trưởng Bộ Y tế, xuất hiện ngay trên truyền hình tuyên bố tình trạng dịch bệnh và khuyến cáo dân chúng tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn phòng và trị “Dịch” thì tình hình có thể đã khác. Nếu như ngay từ ngày 23-10, khái niệm “Dịch Tả” đã được dùng thay vì nhọc công tu từ “Dịch Tiêu chảy Cấp”. Thì 2 tuần qua, ngành Y tế có lẽ đã nhận được sự hợp tác có trách nhiệm hơn của dân chúng và tình hình có thể đã không diễn ra càng ngày càng phức tạp như vậy. Phải nhanh chóng cho dân chúng biết chúng ta đang bị “Dịch Tả” đe dọa. Đây không chỉ là vấn đề “uy tín”, đây là vấn đề tính mạng của người dân.[/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Verdana,Arial,Helvetica,sans-serif]Huy Đức[/FONT]
 
Chúng ta không thể ngờ một loại dịch bệnh chỉ xảy ra ở những nơi lạc hậu thì lại đang xảy ra ngay giữa Thủ Đô
Vớ vẩn. Thế nào gọi là bệnh chỉ xảy ra ở nơi lạc hậu? Nơi nào có mầm bệnh, nơi đó có dịch bệnh. Nếu mầm bệnh đem từ nơi khác đến, thì sẽ đem dịch đến. Thế thì cứ nơi nào có dịch thì là nhà quê hết à?

Tiêu chảy cấp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, và nó cũng là một triệu chứng của bệnh tả. Tả do phẩy khuẩn Vibrio cholerae gây ra, nhưng hiện nay, theo thông tin thì chỉ có 10% bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn. Dương tính với phẩy khuẩn cũng không có nghĩa là bị tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn, với lí do: phẩy khuẩn V. cholerae là một vi khuẩn yếu, không chịu được môi trường quá khắc nghiệt, cần một số lượng phẩy khuẩn nhất định để có thể gây bệnh ... Tả chỉ là một trong số các bệnh có biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy cấp. Do đó, không thể đánh đồng tả và tiêu chảy cấp.

Nếu muốn biết thông tin chính xác, nhà báo nên trực tiếp đến Viện các bệnh nhiệt đới của bệnh viện Bạch Mai (dân trong ngành gọi là viện Lây), điều tra trực tiếp số liệu cụ thể từ đó, chứ đừng ngồi hóng hớt xong phán bừa. Việt Nam nhà mình không phải chỉ một lần gặp tình trạng tương tự.

Mình thì chả dám nói là bộ Y tế có làm gì bưng bít hay không, nhưng thực tế, nếu đúng là bộ Y tế giấu thật, thì cũng là hành động đúng. Thử nghĩ mà xem, bây giờ bạn đang ôn thi, người thân của bạn qua đời, người ta có đến trước mặt bạn và nói: "Ông ta chết rồi" không? Phải đợi bạn thi xong chứ, đúng không? Bây giờ, Bộ Y tế đã có cảnh báo rõ ràng, mọi người cứ theo thế mà làm, đợi nó hết dịch, rồi thích gì thì chiều. Lúc này, không phải lúc để gây hoang mang. Nhất là trên YM xuất hiện các tin đồn thất thiệt. Chỉ làm hại chính bản thân mình mà thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không biết đúng sai thế nào nữa
... Anh còn ở VN không ạ :|

À, thứ 2 vừa rồi thầy Điện đọc công văn của Sở yêu cầu cả trường thực hiện an toàn VSTP :|

Tính đến hiện tại chưa có ai chết vì dịch này ( Đấy là kết luận của Bộ Y Tế, tuy nhiên có 1 vài trường hợp tử vong, nghi ngờ có dính lứu đến dịch tả, nhưng "khoa học chưa chứng minh" :| )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chết thì khó lắm, làm như chết là ra ăn con gà mà lăn đùng ra ngay được á?=))
Nhưng mà ốm vào lúc này thì gay go đấy, sắp thi rồi, lại còn mùa đông nữa, hồi phục khó. Như thế thì ảnh hưởng việc học tập và lao động lắm.
Tóm lại là cứ về nhà ăn cơm với mẹ cho an toàn.:))
 
Cái thằng Huy Đức đấy bốc phét đấy, bộ y tế nào bưng bít, điên àh, bưng bít thì chết hết dân àh.
Ngày nào thời sự chả update thông tin, hình như ở HN và các tỉnh lân cận có khoảng hơn 560 người bị bệnh rồi.
Lưu ý là ko nên ăn ở ngoài đường, tiết canh và mắm tôm xin miễn thế thôi :D
 
Nguồn ở blog ~~

“Chúng ta không thể ngờ một loại dịch bệnh chỉ xảy ra ở những nơi lạc hậu thì lại đang xảy ra ngay giữa Thủ Đô”
Cũng đúng 1 phần là thực sự ở HN nói riêng và VN nói chung vấn đề VSTP kinh bỏ ** :-ss

Không biết đúng sai thế nào nữa nhưng mà sợ quá >"< cứ nghĩ đến cảnh 1 ngày tự nhiên lăn đùng ra đi ỉa mất nước đến chết....
Bây giờ năm nào chả có vài dịch
Chết vì ỉa chảy hay chết vì cúm gà thì cũng thế thôi =))
 
Tiêu chảy cấp có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, và nó cũng là một triệu chứng của bệnh tả

Tiêu chảy mới là bệnh, còn tả hình như là dịch ( hy vọng em ko nhầm :-/ ) :p

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA TIÊU CHẢY CẤP VÀ TẢ:
DẤU HIỆU CẢNH BÁO DỊCH CỦA A00

http://www.pasteur-hcm.org.vn/ytecongdong/chongdich/tuongquan.htm


Cái thằng Huy Đức đấy bốc phét đấy, bộ y tế nào bưng bít, điên àh, bưng bít thì chết hết dân àh

Thưa anh chưa bàn đúng sai nhưng thứ nhất, anh phát ngôn nên nghĩ trước nghĩ sau, anh học 03 06 _ trừ phi không đi học đúng tuổi thì anh sinh năm 1988, còn chú Huy Đức là một nhà báo đã lớn tuổi.

Tiếp nữa, chẳng phải là bộ y tế thì lúc nào cũng công khai thành thật mọi thông tin. Chết dân hay không thì đây là vấn đề chúng ta đang bàn :)


Chết thì khó lắm, làm như chết là ra ăn con gà mà lăn đùng ra ngay được á?

:)) Tiêu chảy cấp có thể làm người ta chết chỉ sau mười mấy tiếng đấy em :))
 
Tiêu chảy mới là bệnh, còn tả hình như là dịch
Tiêu chảy là tình trạng, còn tả là bệnh.

Trích http://en.wikipedia.org/wiki/Diarrhea

Diarrhea, also spelled diarrhoea (see spelling differences), is a condition in which the sufferer has frequent watery, loose bowel movements

Nói chung, tình trạng tiêu chảy là một dấu hiệu trên lâm sàng gợi ý bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Trích http://en.wikipedia.org/wiki/Cholera

Cholera (or Asiatic cholera or epidemic cholera) is a severe diarrheal disease caused by the bacterium Vibrio cholerae.

Hi vọng em hiểu rõ hơn về sự phân biệt này.

Tiếp nữa, chẳng phải là bộ y tế thì lúc nào cũng công khai thành thật mọi thông tin. Chết dân hay không thì đây là vấn đề chúng ta đang bàn
Người ta cân nhắc cả rồi chứ đâu đến lượt bọn trẻ con như chúng ta được lạm bàn? Nói gì và không nói gì, đó là nghệ thuật điều hành cả đấy. Còn "chết dân", anh sợ là nếu nói hết ra thì mới chết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lưu ý là ko nên ăn ở ngoài đường, tiết canh và mắm tôm xin miễn thế thôi :D

Anh ơi thế cho em hỏi nếu em ăn nui ở Famous/Jojo thì có nên không ạ hay cũng bị liệt vào ăn ngoài đường:((

Mà em thấy mấy hôm nay Thanh vẫn nườm nượp:)) Có vẻ như là lấy độc trị độc:))
 
Người ta cân nhắc cả rồi chứ đâu đến lượt bọn trẻ con như chúng ta được lạm bàn? Nói gì và không nói gì, đó là nghệ thuật điều hành cả đấy. Còn "chết dân", anh sợ là nếu nói hết ra thì mới chết.

1. Cân nhắc cả rồi, đồng ý. Nhưng không có nghĩa trẻ con không được bàn. ( sao lại là lạm bàn? )

2.Nghệ thuật, đồng ý.

Nhưng cái nghệ thuật này vị bộ máy điều hành hay vị quần chúng thì chưa khẳng định được. Và cả khi với mục đích vị quần chúng thì kết quả có vị quần chúng hay không cũng chưa khẳng định được.

^_^

_Chue_
 
Hãy coi xem trẻ con hoặc là một số những người không phải là trẻ con, nói gì về việc này? Cái gì mà bưng bít, cái gì mà giấu giếm. Cân nhắc khi dùng từ. Không cân nhắc thì lạm bàn chứ sao?
 
chưa biết dịch này thế nào, chỉ biết là Kí túc xá Mễ Trì của Tổng hợp là một trong những vùng có nhiều bệnh dịch nhất với đợt dịch tiêu chảy cấp lần này + đợt sốt xuất huyết vừa qua.
Và đặc biệt ức chế là chuyên Hóa phải hoãn đi chơi thường niên vì cái trò này. :-w ức :-w
 
Các chú mà lên Ba Vì đợt này, thì chưa biết chừng ối đứa phải xuống xe dọc đường :)) Thôi, ngoan ở nhà cho lành. Ít ăn cơm hàng thôi, ăn cơm nhà nhiều vào. Anh biết sợ rồi. Hồi xưa bị tiêu chảy một lần, suýt chết. Mà đây còn là tiêu chảy cấp cơ đấy :-ss
 
Đi thì đi tuần trc đi.:-j Bây h thì ko kịp nữa rồi.;)) Ở nhà.
 
Nói thật tớ thấy ăn uống ngoài hàng ở Hà Nội cứ như là chơi đánh bạc ấy. Ngu vào hàng nấu bẩn, thì về Tào Tháo cưỡi moto đuổi cả ngày 8-X: . Đọc báo thấy hết cái bẩn này đến cái bẩn khác, chán mà ko ăn thì cũng chẳng sống được (ko còn cách nào khác ):-t .
-Này nhé đồ nhựa ăn uống thì làm từ nhựa từ bệnh viện (các thể loại ống tiêm, ống thuốc)
-Đồ nhựa ăn uống còn có thể làm ra từ bao cao su phế thải nhé (từ nay cạch ko dùng đồ nhựa nữa, ghê vãi )
-Rau thì thuốc sâu, bảo quản thực phẩm, đất đèn , ko nói thêm nữa.
-Thuốc Bắc thì tẩm diêm sinh khi nấu khô.
-Thịt thà làm sẵn thì dùng thịt lợn gà chết thối, rồi lợn tai xanh, lở mồm long móng.
- Phở thì ngâm formol (cái này sau đợt cách đâu 5 năm truy quét, giờ nó lại phổ biến lắm rồi )
Rồi thói quen của nhiều người là ăn thịt lợn, bò sống trộn với thính và chanh làm gỏi. Làm sao mà lại chả sán lá gan to ự ra nó làm tổ trong người.

Nói về dịch tả, các thể loại mắm tôm, mắm tép 1 là làm từ tôm ,tép mà ko ai biết là có tươi hay ko, nguồn nước dùng để chế biến là nước sông hồ nơi nào (ai cũng biết là nhiều nơi người ta có thói quen tắm rửa, đi vệ sinh ở sông hồ), chai lọ đựng có được tẩy trùng ko hay cũng đồ nhựa y tế như trên .

Nói túm lại thì có thể thấy việc dịch tả lan truyền cũng là 1 trong những hậu quả dĩ ngẫu của sự tắc trách và thiếu hệ thống trong quản lí ăn uống của bộ y tế. Rồi đây ko chỉ có tả đâu, mà còn có thể bùng phát dịch do E. Coli, bệnh do đồ ăn có hormone tăng trưởng, etc. Chưa kể sắp tới trời lại, dịch SARS và cúm gia cầm có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Nói thế ko phải là chỉ có VN quản lí về mặt ăn uống kém, mà chuyện dịch do ăn uống có thể xảy ra tại các nước phát triển. Đơn cử tại Mỹ, cách đây vài năm đã có hiện tượng nhiều người phải nhập viện vì dịch do E. Coli gây ra. Tại sao? Vì ăn rau chân vịt (spinach) sống nhiễm E Coli. Phần nhiều nơi sản xuất rau này là ở California. Rau spinach bị cấm và bị mọi ng tẩy chay trong suốt 1 năm, rồi...hết cấm đâu lại vào đấy. Ai biết được!
Thêm nữa, trước đây mình có đọc ở sách về chuyện là càng ở đô thị hiện đại, những tưởng là an toàn, thì lại càng dễ nhiễm những bệnh mà họ ko có khả năng chống đỡ (sốt rét, tả, sốt nhiệt đới), thậm chí nhiễm cấp tính hơn tại những nơi mà hay bị những bệnh đó.

Túm lại là cứ như sách giáo dục sức khỏe cấp 1 dạy , ăn chín uống sôi, đi vệ sinh xong nhớ rửa tay :)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chị ơi, ở VN có ăn chín thì thức ăn đó cũng chưa chắc đc đảm bảo, có uống sôi thì nguồn nước đó chưa chắc đảm bảo, và có rửa tay trước khi ăn thì xà phòng cũng chưa chắc được đảm bảo :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:-< Con vi khuẩn tả nó chết khi đun sôi mà.

Việc bạn Vũ Anh nói "chưa chắc được đảm bảo" chỉ là biện hộ thôi. Chẳng có gì tuyệt đối được cả. Vì thế, thay vì việc ta tìm phương án "100% đảm bảo" thì ta tìm phương án "giảm được càng nhiều nguy cơ càng tốt". Và rõ ràng, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, là một trong nhiều phương án hỗ trợ giảm nguy cơ bị bệnh còn gì. Nếu nó không giảm được, người ta đã chẳng hô hào. Tớ nói thật, suy cho cùng, bệnh tại nhân, chứ đâu phải tại thiên. Do mình thiếu ý thức vệ sinh cả.
 
Chị ơi, ở VN có ăn chín thì thức ăn đó cũng chưa chắc đc đảm bảo, có uống sôi thì nguồn nước đó chưa chắc đảm bảo, và có rửa tay trước khi ăn thì xà phòng cũng chưa chắc được đảm bảo :D

Thôi em ạ, mình có tránh bệnh ko được thì bị bệnh chậm hơn cũng tốt em ạ. Như kiểu trước sau gì cũng chết, nhưng chết già vẫn hơn chết trẻ ấy 8-X:
 
:-s giảm tải gì mà bắt học sinh thi từ 7h sáng đến 11h trựa rồi sau 1h thi tiếp --> ép học sinh phải ăn hàng =))
cái trường tổng hợp nhà mình vui anh Long nhỉ =))
Dịch bệnh lần này không biết bao giờ mới hết nữa ? Hết đi để cho chuyên hóa còn được đi chơi :((
 
Mình thì chả dám nói là bộ Y tế có làm gì bưng bít hay không, nhưng thực tế, nếu đúng là bộ Y tế giấu thật, thì cũng là hành động đúng. Thử nghĩ mà xem, bây giờ bạn đang ôn thi, người thân của bạn qua đời, người ta có đến trước mặt bạn và nói: "Ông ta chết rồi" không? Phải đợi bạn thi xong chứ, đúng không? Bây giờ, Bộ Y tế đã có cảnh báo rõ ràng, mọi người cứ theo thế mà làm, đợi nó hết dịch, rồi thích gì thì chiều. Lúc này, không phải lúc để gây hoang mang. Nhất là trên YM xuất hiện các tin đồn thất thiệt. Chỉ làm hại chính bản thân mình mà thôi.

Trời, có bao nhiêu người dân có niềm tin sắt đá như thế này? chắc con số cũng không nhỏ. Thật là tài tình khi tính mạng của mình được trao trọn vẹn cho người dẫn đường mà kỳ thực mình chẳng biết họ là ai và liệu họ có quan tâm đến sự sống chết của mình k?
 
Back
Bên trên