Vnd

anh Dũng giải thích rõ thêm về cái " thả nổi " tiền đuợc ko ạ, em ko hiểu lắm , mấy hôm nay news mãi mà chả hiểu rõ :D :x em cảm ơn anh
 
em thấy anh nói hay thì biết nói gì nữa :D
chị yến định thi vào LSE à :-? :D
 
uớc mơ thế chú ạ, chết truờng đấy lâu lắm rồi 8-}
biết có vào đuợc ko :D , nhưng chị ko học econ đâu 8-} học HRM :x :x :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Yến đinh học ngành gì thế em.
anh nói môt chút về cái fixed, float policy nhé.Cái môn econ nay lau lam roi ko hoc quen sạch. Trong ngân hàng nhà nước của mỗi quốc gia luôn có một khoản foreign currency asset dùng đê thanh toán quóc tế. Nó xuất hiện trong balance sheet cua ngan hàng như mọi tài sản khác.

Đối với fixed policy ngân hàng sẽ dùng khoản này để mua ra bán vào đồng nội tệ nhằm duy trì tỉ giá dói với đòng ngoại tệ. Khi đồng nội tệ depreciate tưc là bị sụt giá thì ngân hàng sẽ tung ngoại tệ ra mua domestic currency vào nhằm nâng giá của dồng nội tệ và nguợc lại nếu nó tăng giá thì lập tưc bán ra để giư nguyên tỉ giá.

Đối với floating thì ngâng hàng se ko can thiệp vào việc tỉ giá trao đổi biến chuyển thé nào. Tuy nhiên trong thực tế thì luôn có sự can thiệp nào đó của chính phủ cho dù là ít hay nhiều.

Việc có một đồng tiền ổn định về tỉ giá rất quan trọng đối với các nhà xuất nhập khẩu cũng như các công ty đa quóc gia, bởi lợi nhuận của họ thay đổi rất nhièu và phụ thuộc vào tỉ giá trao đổi, cho nên những quốc gia có đồng tiền ổn định luôn là điểm ngắm của các công ty này. Tạo ra một thị truờng ổn định là mục đích của chính phủ để đảm bảo an toàn cho nhưng nguòi tham gia.

Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế mà anh vừa nói thì luôn là do chính phủ đã duy trì chính sách fixed exchange rate trong một thời gian rất dài và do đó dẫn đến việc cạn kiệt ngoại tệ và ko thể nào duy trì việc mua bán như đã nói ở trên nữa. vậy là khi chính phủ tuyên bố ngưng việc can thiệp lại các nhà đầu tư lập tức dự đoán là tiền sẽ rớt giá. do vậy họ ồ ạt bán hết đồng nội tệ nhằm tránh sự sụt giá này dẫn đến tinh trạng không thể tránh khỏi trên. Chính phủ buộc tội cho các hành dông dự đoán vì chính hoạt dộng speculation đã khiến cho thị truờng điên dảo. Tuy nhiên néu họ ko dự đoán thì có lẽ đã không phải là thị truờng.

Đối với những nên kinh tế thực sự đang phát triển như mexico thì khủng hoàng chỉ diển ra trong một thời gian ngắn, nhưng đối với bong bóng châu á năm 97 thì thực sự là thảm họa. Bởi các hoạt dộng đầu tư ở Mex là nhằm vào xuất khẩu và tiêu dùng nên chỉ một thời gian là có thể khôi phục , nhưng với các nước châu á, hiên tượng tăng truỏng vùn vụt chỉ là cái bong bóng được thổi phồng do các khoản đầu tư nhằm vào thị truờng nhà đất phần lớn. Vì thế khi khủng hoảng xảy ra nó vỡ toác và ko co cách nào để tự khôi phục.

Quĩ IMF do đó được lập ra để giúp đỡ các nứoc trong những tình hình như thế này. Các nuớc sẽ đựoc vay ngoại tẹ để cứu vãn tình thế. Đối với mexico thì chỉ sau một thời gian là họ có thể hoàn nợ xong với các nước kia thì nợ vẫn còn chất đống thậm chí còn phải tiép tục vay thêm.

Chan quá anh chẳng viết nũa đâu:D .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ơ kìa đang hay anh ơi :((
em học Human Resources management ạ :D
hóa ra cái thả nổi này nghĩa là floating...8-} :p
thế theo anh thì fixed hay floating hợp lý hơn...nếu monetarists thì họ sẽ theo truờng phái nào ạ?
em ko hiểu lắm đoạn anh nói theo đuổi việc fixed currency bằng mua vào bán ra ngoại tệ trong thời gian rất dài...sau đó thì kiệt quệ ko làm đuợc nữa thì thả nổi....nhưng sao lại kiệt quệ ạ ...chỗ này em ko hiểu lắm...cứ mua vào rồi lại bán ra :D em ngu quá anh giải thích thêm cho em nhé :D
anh nghĩ tình hình kinh tế Châu á thế nào....ví dụ tiêu biểu là TQ và Vn...có hiểm họa trong tuơng lai gần ko ?
:D
 
Đây là ý kiến của mình:

- To anh Trung: Theo số liệu em tìm hiểu thì năm 2004, IMF thống kê nợ nước ngoài của Việt Nam là 13,3 tỷ USD, trong khi theo thống kê của WB con số này là là 15 tỷ (trong đó 3,5 tỷ là nợ WB). Theo CIA - The World factbook thì khoản nợ này là 16,55 tỷ. Trung bình mỗi người dân Việt Nam nợ khoảng 180USD nhưng mỗi năm chỉ phải trả 5USD.
Lấy con số 14 tỷ USD như anh chắc là ổn nhất.

- Theo CIA - The World factbook, thì năm 2004, GDP Việt Nam tính theo PPP ước tình khoảng 2.700$ chứ không phải chỉ 2000$ --> Làm tròn thành 3000$ cho oai, dù thuộc vào 1/4 thế giới có chỉ số này thấp nhất.

- Trong hoàn cảnh một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì việc nhập siêu là rất bình thường bởi Việt Nam cần ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ CNH-HĐH, 2/3 nguồn thu ngoại tệ này là nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên việc nhập siêu trong một thời gian dài là điều không thể chấp nhận được, và biểu hiện sự "có vấn đề" của nền kinh tế. Trong mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển Ngoại thương 2001-2010 chúng ta tính toán từ 2006 đến 2008 nhập siêu phải liên tục giảm và đến 2008 cân bằng xuất nhập hàng hóa, và bắt đầu xuất siêu. Đến năm 2010 sẽ xuất siêu khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên theo nhiều nhận định thì những con số này có thể rất khó đạt được.

- Trong việc quản lý ngoại hối, ngoài chế độ tỷ giá cố định và thả nổi còn có chế độ khung tỷ giá (tỷ giá được phép dao động trong một biên độ nhất định), hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (Không có mức tỷ lệ cụ thể được nhà nước cam kết giữ ổn định mà sẽ can thiệp một cách có cân nhắc), hệ thống tỷ giá cố định có khả năng bị điều chỉnh (CP cam kết giữ ổn định ở mức tỷ giá đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài nhưng vẫn giữ nguyên quyền thay đổi tỷ giá khi hoàn cảnh yêu cầu)

- Trong hoàn cảnh thực hiện CNH hướng về XK như Việt Nam bây giờ thì một đồng VND được định giá thấp (1 VND mua được ít ngoại tệ thanh toán trên hợp đồng, ví dụ USD, hơn) sẽ có lợi hơn. Tương tự như vậy, hiện nay Trung Quốc đang bị Mỹ gây sức ép trong vòng 6 tháng phải nâng giá đồng nhân dân tệ vì nước này định giá đồng tiền quá thấp làm hàng hóa TQ tràn ngập thế giới. Vào khoảng giữa những năm 80s, 6 nước G7 còn lại cũng đã từng tạo sức ép bắt Nhật nâng giá đồng Yên lên gấp đôi để giảm bớt tính cạnh tranh của hàng Nhật tại nước mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên