Vnd

Nhập siêu từ Trung Quốc cũng tới gần 1,4 tỷ USD, Thái Lan gần 1 tỷ USD, Hong Kong trên 0,6 tỷ USD, Malaysia gần 0,5 tỷ USD. Chỉ với 7 nước và vùng lãnh thổ trên, VN đã nhập siêu đến 9,6 tỷ USD, gần gấp đôi tổng nhập siêu của VN. Do vậy, việc xuất siêu sang các châu lục khác cũng không đủ bù cho nhập siêu từ châu Á, làm cho tổng nhập siêu của cả nước gia tăng nhanh.
Chu' xem ho^. ddoa.n ni` ca'i. :)) Chu' co' hie^?u nha^.p sie^u & xua^'t sie^u no' la` ca'i ri`ko dda^'y??
 
Chỉnh sửa lần cuối:
dạ thưa, nó là cái này ạ, mong đi ngẫm nghĩ cắn lưỡi 7 lần hộ cho :
mà việt nam có xuất khẩu được mấy đâu
thưa vâng, nhà kinh tế học vĩ đại của chúng ta(dù không thèm có bằng cấp gì, chỉ cần vài thông tin cóp nhặt là có thể tự định ra 1 thuyết kinh tế thiên tài mới). Và lần này là học thuyết so sánh xuất khẩu của Việt Nam với nhập khẩu và rút ra kết luận "Việt nam có xuất khẩu được mấy đâu", bất chấp những thông tin mà cái mắt toét của ông không thể nhìn thấy được, là những cái mà tất yếu hỏi ai cũng biết.
Đúng là người viết bài này chẳng biết gì nhiều, chỉ thỉnh thoảng bốc phét vài câu vớ vẩn nhưng đọc xong cái mớ lý thuyết bòng bong mà nhà-kinh-tế-học-không-bằng-cấp của chúng ta đưa ra, + thêm những đoạn cãi chày cối và cố tình bẻ lệch vấn đề để không phải sai, đọc xong thấy buồn cười quá, nghĩ rằng chắc cũng phải dạy lại vài khái niệm cơ bản cho nhà kinh tế học này, cho nó đỡ ngượng mặt (dạ, ai ngượng người đấy tự biết). Ở đời phải biết phải trái, đây có những người trình độ thì không bao nhiêu mà chỉ thích "nổ", "khoe", cãi chày cãi cối, không thích sai, không thích sự thật, tự nghĩ, chẹp, tốn tiền bố mẹ bỏ công đưa đi du học quá.
 
DDu'ng la` ca'i the`ng tre? con, suy nghi~ ko he^'t. Ca'i ri` ko bi't thi` xin ddu+`ng bo^'c phe't ko ngu+o+`i ta cu+o+`i cho. DDa^y, ddo.c tie^'p ba`i ni`, mo+'i ho^m nay thui, no'i ro~ la` gia' tri. xua^'t kha^?u ko nhie^`u, gia' tri. gia ta(ng xua^'t kha^?u tha^'p: http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/02/3B9DBCC4/, ye^u ca^`u chu' ddu+a anh ca'i nguo^`n ne`o no'i VN xua^'t kha^?u nhie^`u ca'i (tre^n ta^'t ca? mo.i ma(.t no'i chung chu+' ko pha?i rie^ng ma^'y thu+' nhu+ ga.o & cafe,...) The^m va`o ddo' nu+~a, VN la` nu+o+'c co' da^n so^' lo+'n thu+' 13 tre^n TG.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhập siêu từ Trung Quốc cũng tới gần 1,4 tỷ USD, Thái Lan gần 1 tỷ USD, Hong Kong trên 0,6 tỷ USD, Malaysia gần 0,5 tỷ USD. Chỉ với 7 nước và vùng lãnh thổ trên, VN đã nhập siêu đến 9,6 tỷ USD, gần gấp đôi tổng nhập siêu của VN. Do vậy, việc xuất siêu sang các châu lục khác cũng không đủ bù cho nhập siêu từ châu Á, làm cho tổng nhập siêu của cả nước gia tăng nhanh.

đoạn này lúc đầu đọc chị cũng nhầm. Nhưng có lẽ nói lại một tí vậy vì thực ra ko sai đâu, và có lẽ cũng là ý của anh/bạn? Hiếu post cái link trên kia .

ở đây có lẽ là do tách riêng xuất và nhập của khu vực 7 nước Châu á và xuất nhập chung với cả thế giới. Do tính thị trường và mặt hàng, VN chủ yếu nhập của 7 nước trên nên thiếu hụt do nhập siêu nặng nề với 7 nước Châu Á ko thể bù lại đuợc bằng một vài vị trí xuất khẩu mạnh hàng nông sản ra thế giới...vì vậy mà toàn cuộc vẫn là nhập siêu ( cụ thể là số liệu bằng 1/2 nhập siêu châu á )

Còn Vn mạnh xuất khẩu và là yếu tố làm nền kinh tế đi lên Long nói cũng đúng thôi. Nhưng chưa chính xác em ạ vì thực tế Vn vẫn là nhập siêu , tức là bị hụt tiền ..nôm na vậy..cứ lôi cái công thức cổ điển là C+I+M+(X-M) ra thì nhìn thấy 2 người cãi nhau vì sao... VN tuy xuất khẩu nhiều nhưng vẫn nhập siêu , mà nền kinh tết lại vẫn tăng trưởng điên cuồng mới khiếp chứ :D, vì ngoài xuất nhập còn 3 chú đứng kia chi phối mà.;)
thế thôi, ti toe một tí vì cũng ko biết gì....:)...vì topic này đang hay nhưng lại ko thấy ai nói gì nữa lại vào vác ra:p


Cái đo GDP kiểu $2000 nghe thích quá nhỉ, mà đúng là đó là Consumer purchase chứ đâu phải GDP. Có ai hiểu rõ hơn có thể giải thích cho em thêm về cách quy đổi ra purchase index này ko ạ. Ví dụ như ai đó lấy ví dụ giữa Vn với td chẳng hạn, hehe, đúng là ..loạn...nhưng làm thế nào để quy đổi kiểu đó theo quy mô thế giới được ạ? hay nó cũng làm như kiểu CPI của từng nước, hay HICP, kiểu bỏ chung vào một rổ hàng rồi so sánh tỉ lệ số lượng dùng và phần trăm giá tính theo thu nhập ạ?


Theo các chuyên gia kinh tế, mở cửa hội nhập là để xuất khẩu được nhiều hơn nhằm nhập khẩu kỹ thuật công nghệ. Nếu càng mở cửa hội nhập mà nhập siêu càng gia tăng thì hội nhập sẽ không thành công

--> đoạn này đang gay cấn quá :D có ai phân tích giúp em rõ thêm được ko ạ...chuyên gia kinh tế ở đây là chuyên gia nào thế ạ, cuối cùng là ở giai đoạn như nước mình hiện này thì nhập siêu mà kinh tế vẫn tăng ầm ầm thì có báo hiệu cái gì nguy cơ ko ạ? hay đấy là dấu hiệu bt của nền kt mới bùng phát? hay lại ko thành công do khâu quản lý hàng vào kém ?
các chuyên gia cao thủ đi đâu hết rồi ạ :>
 
Theo các chuyên gia kinh tế, mở cửa hội nhập là để xuất khẩu được nhiều hơn nhằm nhập khẩu kỹ thuật công nghệ. Nếu càng mở cửa hội nhập mà nhập siêu càng gia tăng thì hội nhập sẽ không thành công.

Tương truyền vào đầu thế kỷ 20, nhà bác học Albert Einstein đã phát hiện ra định luật sau: "Ngoại tệ không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ người này sang người khác, từ nước này sang nước khác."

Thế nên để có tiền trả cho 31,5 tỷ USD nhập khẩu năm 2004, Việt Nam không thể tự in ra ngoại tệ mà phải thu ngoại tệ từ 26 tỷ đô la xuất khẩu, từ 2 tỷ đô la đầu tư nước ngoài FDI, từ 2 tỷ đô la hỗ trợ phát triển ODA, và từ 3,8 tỷ đô la của kiều bào, người lao động tại nước ngoài và các em học sinh đi du học nhưng vẫn cố kiếm thêm việc làm để gửi tiền về cho gia đình. Thế nhưng FDI hay ODA rồi cũng sẽ có đến lúc phải trả lại tiền cho người ta, các em học sinh đi du học cũng còn nhiệm vụ chính là học tập. Vì vậy, xuất khẩu vẫn là nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước để nhập khẩu hàng hóa.

Một tỷ lệ lớn trong nhập khẩu là các loại máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên phụ liệu mà trong nước chưa sản xuất được. Nhập khẩu chúng là cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Kinh tế càng phát triển, nhu cầu nhập khẩu càng tăng, đòi hỏi xuất khẩu cũng có nhiệm vụ phải tăng theo để thu được đủ ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu.

Nếu xuất khẩu tăng không theo kịp với nhập khẩu, nhập siêu sẽ ngày càng lớn. Trước mắt, nhập siêu có thể bù đắp được bằng FDI, ODA, hay ngoại tệ chuyển về, nhưng đến một lúc nào đó khi ngoại tệ thu về không đủ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
 
đúng là nhập khẩu thì là ko thể thiếu của nền kt rồi, nhưng chỉ khác nhau là nhập cái gì thôi, ví dụ như mình thì nhập công nghệ, nhập nguyên liệu, máy móc chủ yếu, còn như nước phát triển thì lại nhập sản phẩm hàng hóa phong phú để đáp ứng nhu cầu đa dạng của tiêu dùng.
Em muốn hỏi là nước đang trong giai đoạn kinh tế phát triển nhanh như VN thì nhập siêu là điều tất yếu hay là thể hiện của sự ko thành công của nền kt và nguy cơ cao? với cả bây giờ anh có biết nợ nước ngoài của VN lên đến bao nhiêu rồi và lãi suất hàng năm cho nợ chiếm bao nhiêu % GDP ko ạ?
 
Việt Nam năm 2004 nhập siêu 5,5 tỷ USD, chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Nhập siêu là hiện tượng bình thường đối với một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển. Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc cho đến tận những giữa những năm 95 vẫn còn là những nước nhập siêu. Năm 95, Thái Lan nhập siêu 14,3 tỷ USD, Malay 3,7 tỷ USD, Philippines 10,8 tỷ USD, Hàn Quốc 10,1 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu càng cao thì sức ép lên cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ càng lớn. Tỷ lệ nhập siêu 10% là tương đối lớn nhưng cũng không thể kết luận là đó là sự không thành công của nền kinh tế. Năm 85, nhập siêu của Phillipines còn chiếm tới gần 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (4,9 tỷ/21,1 tỷ).

Mình không nắm được cụ thể lắm về số liệu nợ nước ngoài của Việt Nam. Một số nguồn thì nói là vào khoảng 14 tỷ USD, chiếm khoảng 25-30% GDP. Theo số liệu của UNDP, tỷ lệ nợ phải trả trên GDP năm 2002 là 3,4%, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 6,0%.
 
Chu Thắng Trung đã viết:
Tương truyền vào đầu thế kỷ 20, nhà bác học Albert Einstein đã phát hiện ra định luật sau: "Ngoại tệ không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ người này sang người khác, từ nước này sang nước khác."
Định luật bảo tồn tiền tệ đúng không ạ :mrgreen:
 
Mình không nhớ rõ tên chính xác lắm. Chỉ thấy bảo năm 1921 vì phát hiện ra định luật này Einstein được nhận giải Nobel về Kinh tế. :)
 
:O em tưởng bác đùa nên đùa theo bác. cái chuyện "bảo tồn tiền tệ" cũng gần giống như "bảo tồn năng lượng" trong vật lý... em thấy bác lôi Einstein ra nên tưởng bác định đùa cái đấy :mrgreen:
Nobel kinh tế trao giải lần đầu vào nắm 1969. Einstein chưa bao giờ được giải Nobel kinh tế cả :D năm 1921 bác ý được giải vật lý.
 
hic, em đã đinh thắc mắc xong lại nghĩ sao mình ngu chẳng lẽ nobel kinh tế lại ko nghe bao h :(( , einstein đuợc nobel kinh tế thì nghe cứ choáng váng :((

cuối cùng là có định luật tiền tệ như thế hay ko ạ, và chuyện nobel kinh tế cho E là mơ hay thật ạ ? :mrgreen:
 
còn cái câu từ nãy em argue là "Việt nam có xuất khẩu được mấy đâu".
Hơi chán :(.
 
Sự mất giá của VND kô hẳn tệ lắm, VN là 1 export-oriented nation...sự mất giá của VND sẽ làm hàng hóa VN rẻ hơn --> more competitive...

nhưng đồng thời nếu VND mất giá thì số nợ của của foreign investment sẽ lớn hơn ( foreign investment = foreign currency, nếu VND mất giá --> đổi ra foreign currency kô = so với lúc trước khi bị mất giá --> trả nhiều thêm)

Như vậy...em chỉ ko hiểu ở vấn đề giữ currency mình ở mất giá nào là hợp lý? Xin mọi người chỉ bảo về vấn đề này.
 
rẻ quá hóa dở hơi nên cứ bị nó kiện phá giá , mà nhà nuớc mà bảo trợ đuợc để phá giá thì đã chẳng nghèo thế này x(
cái cần là nâng cao chất luợng đóng gói, sơ chế, xử lý thành phẩm, quảng cáo, tiếp thị, bao bì thì lại chưa làm đuợc tốt, tính cạnh tranh chất luợng+ tiếp thị còn chưa cao....cái này là cái cần nâng giá lên thì lại chưa đuợc xử lý chuyên nghiệp...đúng là nghịch lý là ở đấy....
 
Việt Nam bé nhất là 100 đồng, nó bé nhất, không tính penny, dime, quarter gì đấy là 1 dollar. Nghe 1$ ~16.000 vnd nghe có vẻ kinh. Chứ thực ra tại mình đặt to nên nghe nó to thôi (chả hiểu bác nào nghĩ ra kiểu để trăm đồng, ngày xưa xu, hào nghe có phải hay không). Chứ các bác để trong túi vài chục "nghìn" là chuyện bình thường. Các bác cứ bỏ đi vài số 00 là hết to ngay ý mà. Chứ có bác nào mua hàng hóa đơn không có ít nhất hai số 0 ở cuối không ^^

Nhưng cũng buồn cười, bên này bọn nó hỏi em $1 = bao nhiêu tiền Việt Nam em nói nó nghe nó sợ vãi ... . Rút ra tờ 10 000 nó nhìn thấy một đống số 0 nó cứ gọi là trố hết cả mắt.

Hàng Việt Nam xuất khẩu số liệu thế nào em chả biết, nhưng mác "made in Vietnam" thì bên này nhiều lắm đấy. Thậm chí lên DC, vào mấy shop đồ hiệu có tiếng hẳn hoi, hàng may mặc lật ra "made in Vietnam" đầy.
 
Đồng tiền mất giá sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế có đúng không các anh các chị? :)

Ví dụ giá nhân công giảm.
 
may mà em không phải bộ truởng bộ tài chính ^ ^.
Dồng tiền mất giá có lợi cho xuất khẩu vì lúc này giá của các sản phẩm trong nước trở nên rẻ hơn so với ngoại tệ. Nhưng điều này cũng có nghĩa là giá cả của các sản phẩm nhập khẩu tăng vọt: xăng, dầu, oto, xe máy... Nó làm cho giá cả của mọi thứ đều leo thang vì chi phí sản xuát tang.Đến cơm bình dân cũng tăng giá :D Vậy là sức mua giảm nhanh chóng khiến cho đàu tư chậm lại và tụt dóc. các nhà đâu tư nước ngoài nhanh chóng rút tiền về vì lo sợ nền kinh tế tụt dốc. Nợ nước ngoài tăng vì biến động tỉ giá trao đổi . Đầu tư càng thêm dình trệ.
Khủng hoảng kinh tế ở châu á năm 97 , Argentina năm 2002 , mexico năm 1995 là bằng chứng rõ nhất về hiện tuợng này. Sau khi chình phủ không còn khả năng duy tri tỉ giá của đồng domestic currency vì dự trữ ngoại tệ cạn kiệt và buộc phải thả nổi nội tệ , lập tức tiền rớt giá một cách thảm hại kéo theo một thời gian dài tối tăm. Thị truờng chứng khoán vốn là phản ánh của nền kinh tế cũng tụt dốc không phanh. Đầu tư ngưng trệ.
Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa thì lại là bắt nguồn từ nhưng yếu tố khác mà việc dông nội tệ mất giá chỉ là điểm khởi đầu cho khủng hoảng. Ví dụ vừa rồi chỉ là để mô tả một số hậu quả có thể dẫn đến sau khi đồng tiền mất giá chứ không có ý nói rằng mất giá nội tệ là bắt đầu cho một giai đoạn khủng hoảng.
Điều này dễ thấy hơn cả khi nhìn vào mĩ. Do tình trạng xuất khẩu khá là mịt mờ, Mĩ bất đầu theo đuổi chính sách đồng dollar mất giá (thuật ngữ không biết có đúng không vì không đọc báo mấy :D) để đẩy mạnh xuất khẩu, trong khi đó kêu gọi trung quóc thả nổi dông nhan dan tẹ vi nuóc này đã duy trì chính sách pegged ex bám vào dồng dollar quá lâu khiến cho hang hóa của mĩ khó cạnh tranh tại thị truờng rộng lớn này.
Khục thôi không nói nữa , chả biết đi đến đâu .
 
Back
Bên trên