Nhập siêu lớn từ châu Á
Trong quan hệ buôn bán với châu Âu, châu Mỹ, VN luôn ở vị thế xuất siêu, còn với các nước và lãnh thổ châu Á, lại luôn nhập siêu lớn. Nhập siêu từ Đài Loan hiện đã gần 2,2 tỷ USD, Hàn Quốc trên 2,1 tỷ USD, Singapore gần 1,9 tỷ USD.
Nhập siêu từ Trung Quốc cũng tới gần 1,4 tỷ USD, Thái Lan gần 1 tỷ USD, Hong Kong trên 0,6 tỷ USD, Malaysia gần 0,5 tỷ USD. Chỉ với 7 nước và vùng lãnh thổ trên, VN đã nhập siêu đến 9,6 tỷ USD, gần gấp đôi tổng nhập siêu của VN. Do vậy, việc xuất siêu sang các châu lục khác cũng không đủ bù cho nhập siêu từ châu Á, làm cho tổng nhập siêu của cả nước gia tăng nhanh.
Châu Á là thị trường gần, chi phí vận chuyển ít, có nhiều mặt hàng tương đồng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả. Các nước đã tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu hơn VN. Nếu thuế suất thuế nhập khẩu giảm xuống nữa theo cam kết thì nhập siêu ở khu vực châu Á sẽ còn gia tăng hơn.
Nhiều người cho rằng, đối với những nước đang phát triển - nhất là mới mở cửa hội nhập - thì nhập siêu là khó tránh khỏi và là rất cần thiết để đổi mới kỹ thuật công nghệ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng lên cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, mẫu mã... Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra trên thế giới thì không hoàn toàn như vậy. Các nước phát triển đã chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu, trong đó Mỹ hiện nhập trên 500 tỷ USD, Anh gần 60 tỷ USD, Tây Ban Nha trên 40 tỷ USD. Các nước và vùng lãnh thổ đang phát triển lại chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Nga hiện xuất siêu trên 40 tỷ USD, Trung Quốc trên 30 tỷ USD, Indonesia gần 13 tỷ USD, Hàn Quốc trên 10 tỷ USD, Singapore gần 9 tỷ USD, Thái Lan trên 4 tỷ USD.
Khi VN mới mở cửa hội nhập, Thủ tướng Thái Lan trong một lần tới thăm VN đã nói câu nổi tiếng “biến chiến trường thành thị trường”. Thái Lan đã tận dụng thời cơ này và ngay sau đó VN trở thành thị trường không nhỏ của Thái Lan, nhập siêu từ Thái Lan cũng gia tăng (năm 1995 là 338 triệu USD, năm 2003 là 946 triệu USD).
Theo các chuyên gia kinh tế, mở cửa hội nhập là để xuất khẩu được nhiều hơn nhằm nhập khẩu kỹ thuật công nghệ. Nếu càng mở cửa hội nhập mà nhập siêu càng gia tăng thì hội nhập sẽ không thành công.
Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu của VN đi các nước nếu có kim ngạch lớn lên đến một mức độ nhất định thì thường bị các rào cản như hạn ngạch, kiện bán phá giá... Trong khi đó, hàng hóa của các nước đang “thoải mái” nhập khẩu vào VN, không bị ràng buộc về tiêu chuẩn kỹ thuật, thậm chí còn nhập cả rác. Châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là thị trường có công nghệ nguồn có tác dụng đổi mới kỹ thuật công nghệ, song việc nhập khẩu từ đây còn ít. Thị trường châu Á nhìn chung chưa phải là công nghệ nguồn, có cả công nghệ trình độ thấp do không tiêu thụ được ở thị trường khác nên đưa vào VN. Điều đó cho thấy khâu tiêu chuẩn và kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật hàng nhập khẩu của VN chưa được quan tâm đúng mức.
Cũng chẳng muốn nói nữa nhưng thấy buồn cười quá
Trên đây là nội dung nguyên bài quote, chẳng thấy câu nào có nói tổng giá trị nhập khẩu lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu cả, trên phần liên quốc gia.
Bài viết chỉ đánh gái hẹp phương diện Châu Á
Muốn đúng nhiều quá mà hướng bài đọc của người Viết về cái đấy sao?
Đã xuất khẩu được mà lại để thiếu hàng, phải mất tiền nhập khẩu thêm, điên thật. Việt Nam từ thời chiến tranh đã cố gắng tự cung tự cấp được cái nào hay cái đấy. Euro/US/Nhật bản và những nước có nền kt phát triển khác là mục tiêu của Việt Nam. Chẳng có cái lý thuyết kinh tế cơ bản nào nói nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu mà có Việt Nam như ngày nay cả.
Thấy buồn cười sao là sai rành rành vẫn cãi được.
Còn vấn đề thì nó là cái này :
nhu+ng VN co' xua^'t kha^?u dd.c ma^'y dda^u.
đọc thế này hóa ra quá nói không suy nghĩ?
tưởng như cái này hóa ra ai cũng biết rồi mà nói 1 câu thì chịu thật.
riêng xuất khẩu gạo, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan.
Gia công phần mềm xuất khẩu Việt Nam có khả năng cạnh tranh với Ấn Độ.
Và 10 năm các công ty của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm dịch vụ ra nước ngoài (dịch vụ 1 kết nối của One Connection tại Singapore....).
Nếu bảo Việt Nam xuất khẩu không là bao thì quả thật ngây thơ quá.
Ở trong nhà đóng cửa mà vẫn giàu lên thì chỉ có chuyện cổ tích, 1 Nền kinh tế đóng luôn là 1 nền kinh tế yếu và dậm chân tại chỗ.
Tổng giám đốc công ty viễn thông 1 Kết Nối : "Khi xưa nhà Nguyễn thi hành chế độ Bế Quan Tỏa Cảng trong khi Nhật Bản mở cửa kinh tế. Kết quả là Việt Nam trở thành thuộc địa còn Nhật Bản thành Siêu Cường quốc".
Vẫn quả thật ngây thơ quá.
biện luận 1 cách ngây ngô những tưởng lái vấn đề sang hướng khác thì không ai nói mình sai được nữa.