Về lợi ích của văn chương

  • Bắt đầu roboman
  • Ngày bắt đầu
hê hê,nói hay nói rất hay,vỗ tay khen cô bạn cùng lớp cái nào
 
Học văn nó rất khác cảm thụ văn chương. Không thể đòi hỏi ai cũng phải có khả năng cảm thụ văn chương, cách tiếp cận với văn chương mỗi người lại càng khác nhau lăm.

Mình không đồng tình với quan điểm trên của bạn:
-Thứ 1 : không thể tách rời việc học văn và cảm thụ văn chương, bởi chúng là 1 mà thôi.
-Thứ 2: mình khẳng định bất kì ai cũng có khả năng cảm thụ văn chương, có điều nó còn phụ thuộc vào việc xuất phát từ góc độ nhìn và đòi hỏi 1 vốn hiểu biết nhất định của người đọc . Cụ thể hơn , ví dụ như 1 người đọc với trình độ kiến thức giới hạn thậm chí non kém vẫn có khả năng cảm nhận sau khi đọc 1 tác phẩm văn học có điều có thể không hoàn toàn tiếp thu được chính xác và trọn vẹn cái hay , cái đẹp của người viết mà thôi... Đồng thời , vì ai ai cũng có 1 trái tim nên nếu trước 1 tác phẩm văn học mà người đọc xem với 1 thái độ open-minded và học hỏi thì mình tin là họ hoàn toàn có thể rung động và thấm được cái đẹp của tác phẩm... Tóm lại ý của mình là bất kì ai cũng có khả năng hiểu và cảm nhận văn chương có điều người ta có sẵn sàng và cởi mở để cho phép bản thân sử dụng cái khả năng đó của mình không mà thôi
 
Ối giời ơi, mọi người làm gì mà bất bình thế. Thảo luận mỗi người một giọng điệu, nhưng cũng nên để ý xem người nói nói đùa hay nói thật, không thì nổi giận phí công lắm. Trên diễn đàn có những người thích nói thật những gì mình nghĩ, nhưng không ít người cũng chỉ nói vừa phải, vì thế mọi người không nên kích động. Tuy nhiên dù nói gì thí nói, trong môt diễn đàn văn học không nên chỉ nói vài ba câu không liên quan đến chủ để như Sơn Nam Nguyễn, mọi người rút kinh nghiệm cái nhá.

Lại bàn về chuyện học văn. Tất nhiên nói học văn là không cần thiết thì hơi ấu trĩ và chủ quan quá, vì học cái gì cũng cần thiết cả thôi. Học văn đối như chúng ta đã luôn được dạy phải nhớ nằm lòng là để làm người, để giáo dục tình yêu cái đẹp, vv. Nhưng mà cũng có một khía cạnh thực tế khác của học văn. Học văn để học chính tả, ngữ pháp, học cách diễn đạt, học viết sao cho thuyết phục, cho đúng mục đích. Trong đời sống sau này kĩ năng viết cũng rất cần thiết như các kĩ năng tính toán khác, cũng là 1 kí năng communicate nữa. Về việc này thì bộ môn văn ở nước nhà chưa làm tốt, thế nên sinh viên mình đi ra ngoài thường gặp khó khăn trong khi viết. Nếu bạn thấy không cần thiết lắm phải biết cái hay cái đẹp, đào sâu tâm hônf hay học đạo làm người qua văn chương (which is fine), thì vẫn còn có 1 lí do khiến mình nên học văn,để trau dối kĩ năng viết, thế thôi.
 
Em thấy chị Linh nói thế hơi nghiêng về học Tiếng Việt thì đúng hơn gồm có Từ ngữ , Ngữ pháp và Tập Làm Văn , còn Văn học là người ta thiên về cảm thụ văn chương ... Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên là không ổn về việc học Văn rồi , không phải tự nhiên mà Bộ Giáo Dục lại giành nhiều thời giờ , số lượng các tiết cho mỗi 1 nhánh của bộ môn Văn như thế , và như chúng ta đều thấy Văn học được ưu tiên nhiều tiết giảng dạy nhất vì nó quan trọng nhất đối với bộ môn Văn...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Diệu Linh đã viết:
Học văn để học chính tả, ngữ pháp, học cách diễn đạt, học viết sao cho thuyết phục, cho đúng mục đích

Hì hì Tiếng Việt nó chỉ là cái technical thôi em ạ, còn áp dụng những cái đấy nhuần nhuyễn thì phải qua văn học chứ. Đọc nhiều thì diễn đạt sẽ lưu loát phong phú hơn. Phân tích bình giảng, tức là trình bày ý kiến của mình, lại đòi hỏi em phải viết, áp dụng những cái technique đã học trong Từ Ngữ, Ngữ Pháp. Chứ như mình học tiếng Anh, làm gì đảm bảo em giỏi ngữ pháp mà đã viết tốt, phải học style, học form từ các kiểu văn mà mình học qua. Tất nhiên đối với 1 số người có khả năng thì học văn là học cảm thụ, nhưng mà với số đông thì nó nên là học trình bày rõ ràng ý kiến của mình; vấn đề không phải là ý kiến của mình thế nào, mà vẫn đề là trình bày thế nào.
 
em nghĩ chị Linh hiểu nhầm ý em ở trên , cái em muốn nói ở đây , vì bài trước chị có post , nếu ai không thấy cần thiết đối với việc học cái hay cái đẹp của văn chương ( which is fine ) <=== thì em nói là nó không thể fine , bởi vì như thế là đã bỏ qua cái phần thiết yếu và quan trọng nhất của bộ môn Văn ( lí do đã giải thích như ở bài post trước)... Còn học Văn học không nhất thiết là chỉ để viết được cái bài bình hay, vì cái này là cấp cao nhất của mục đích học Văn học rồi , đầu tiên đến với Văn học là để được giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn và lí trí cao đẹp và sáng suốt hay tóm gọn lại là học làm người sao cho phải đạo, và sau đó cuối cùng mới đến để có khả năng bình cái hay , cái dở về người khác, hoặc trình bày , diễn đạt những ý kiến và tiếng nói riêng của mình... Chị Linh nói đúng , học Từ Ngữ , Ngữ Pháp và Tập làm văn , là những bước cơ bản để mình luyện tập những cái yếu tố công cụ , phương tiện của việc diễn đạt, nhưng mà trước hết nên học để có nếp nghĩ và nếp sống đúng đắn ( bằng việc học Văn học ) thì mới là nền tảng để dẫn tới những động cơ , ý kiến đúng đắn... Chị có nhớ câu các cụ ngày xưa dậy : có tài mà không có đức thì vứt , vâng , cho nên em mới nói học cái đức trước rồi sau mới quan tâm đến học làm sao cho thành tài , cụ thể là phải quan tâm và luyện tập nhiều ở Văn học hơn ,thay vì chỉ quan tâm tới những bộ môn Tiếng Việt đơn thuần...

Còn đọc bài chị Linh post em cũng không rõ ý định chị muốn tranh luận về khía cạnh nào ???
 
doan thu trang đã viết:
em nghĩ chị Linh hiểu nhầm ý em ở trên , cái em muốn nói ở đây , vì bài trước chị có post , nếu ai không thấy cần thiết đối với việc học cái hay cái đẹp của văn chương ( which is fine ) <=== thì em nói là nó không thể fine , bởi vì như thế là đã bỏ qua cái phần thiết yếu và quan trọng nhất của bộ môn Văn (lí do đã giải thích như ở bài post trước)...

Còn đọc bài chị Linh post em cũng không rõ ý định chị muốn tranh luận về khía cạnh nào ???

Có lẽ là tranh luận không cùng trên 1 vấn đề. Chị đang nói đến lợi ích thực tế của việc học văn, còn em đang nói đến khía cạnh tinh thần :D. Khía cạnh thực tế là học văn cho ta kĩ thuật thuyết phục và hùng biện. Khía cạnh kia em đã nói rồi
Tất nhiên là về lý thuyết thì học văn là để bồi bổ tinh thần, giáo dục đạo đức v.v.Nhưng thực ra cái đấy học ở trong đời sống, gia đình, bạn bè tốt hơn là văn chương. Những người nông dân có thể cả đời chẳng đụng đến quyển sách vẫn có thể nhân hậu gấp nhiều lần người tụng cả pho kinh Phật. Thế nên việc giáo dưỡng con người qua VH vốn đã có tính tương đối. Nếu nhìn vào chương trình VH phổ thông hiện nay lại càng tương đối hơn. Em có chắc rằng sau khi ra rả học những bài ca dao, dân ca của các dân tộc miền núi trong chương trình lớp 10, hay phân tích chán những truyện ngắn của phong trào hiện thực năm lớp 11, hoặc bới qua những truyện ngắn giàu nhân văn lớp 12 như Mùa lạc, Vợ Nhặt, Rừng Xà Nu...thì em sẽ có cái nhìn độ lượng hơn với đồng bào thiểu số, cảm thương các số phận...như người ta vẫn bảo em phân tích không? Có thể 1 số ít học sinh cảm nhận được, nhưng số đông thì không nhất thiết, có thể họ chỉ dừng lại ở việc biết và hiểu tác phẩm là đủ. Vì thế, my point is, nên chuyển cái cliché học văn để giáo dưỡng tâm hồn cho số ít thành 1 cái thực tế hơn cho số đông: là học văn để ít ra biết, hiểu, và diễn đạt khúc chiết ý kiến của mình. Again, cái này không phải là phản đối việc bồi dưỡng tâm hồn :D, mà chỉ nghĩ là làm thế thì học văn sẽ effective và stimulating hơn với nhiều người thôi.
 
Vầng , cuối cùng thì chị cũng đã xác định được vấn đề đem ra tranh luận ở đây là : "mục đích học Văn nào mới thật sự là đúng đắn và thiết thực ". Để em tóm tắt lại cho những người sau vào đọc tiện nắm bắt và theo dõi cuộc tranh luận ( nếu có , heh heh)
Cá nhân em cho rằng : "mục đích quan trọng nhất của học Văn là để học đạo làm người ." còn chị Linh cho rằng :"cái luận điệu xưa cũ đấy là không thực tế, là không phục vụ thiết thực cho số đông những người học Văn," mà theo chị "học Văn hơn cả là học để biết cách thuyết phục và hùng biện".<=== em đã trình bày ngay ở trên rồi là trước hết phải học làm người tốt , để có những động cơ tốt, và suy nghĩ tốt ( cụ thể ở đây là qua việc học và cảm thụ Văn học ) sau đó mới tiếp đến là học cách trình bày , diễn đạt vì cái đức quan trọng gấp bội phần cái tài , cái thằng có đức mà không có tài thì là tầm thường , nhưng cái thằng có tài mà không có đức là cái thằng đáng chém, bởi những thằng giỏi nhưng mà ác thì nó hại đời mới gọi là kinh khủng ( kiểu như Hitle)...Nên chị không thể nói quan niệm của em đơn thuần là khía cạnh tinh thần....
Theo như ý kiến chị đưa ra thì :"việc Văn dạy làm người là chỉ đơn thuần mang tính lí thuyết mà thôi, bởi mọi người có thể học qua cuộc sống, gia đình , bạn bè thì tốt hơn là văn chương"<=== em thấy không có cái nào tốt hơn cái nào cả, mà chúng có quan hệ mật thiết,hỗ trợ , bổ sung cho nhau, bởi ở Văn chương, qua nhiều tác phẩm có thể khắc họa cho ta nhiều hình tượng lí tưởng và chân lí sống cao đẹp mà ngoài xã hội ít nơi có được ...Ngoài ra việc chị lấy ví dụ cụ thể là :"Những người nông dân có thể cả đời chẳng đụng đến quyển sách vẫn có thể nhân hậu gấp nhiều lần người tụng cả pho kinh Phật"<=== cái này hoàn toàn là ý kiến chủ quan , và không mang tính tuyệt đối, chính xác ...
Chị cho rằng "học Văn mang tính tương đối, bởi đa số người học văn chỉ đơn thuần dừng lại ở việc hiểu và biết tác phẩm"<=== em không hiểu chị dựa vào đâu nói đó là con số chiếm phần đông những người học văn??? Đồng thời trong quá trình giảng dạy , thầy cô đã phân tích và truyền đạt những điều hay lẽ phải , lí tưởng và quan niệm sống cao đẹp của các tác phẩm văn học tới học sinh, còn việc người học có chịu tiếp thu hay không , tuyệt đối không thể đổ tại " Văn không dạy người" , mà có chăng chỉ là vì Người không chịu học Văn mà thôi !!! thái độ này hoàn toàn phụ thuộc và quyết định bởi người học !!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Omg, dunno why I fall into this trap. Thôi hôm nay đang buồn, để hầu chuyện em Trang nốt vậy.

doan thu trang đã viết:
1.Cá nhân em cho rằng : "mục đích quan trọng nhất của học Văn là để học đạo làm người ." còn chị Linh cho rằng :"cái luận điệu xưa cũ đấy là không thực tế, là không phục vụ thiết thực cho số đông những người học Văn," mà theo chị "học Văn hơn cả là học để biết cách thuyết phục và hùng biện".<=== em đã trình bày ngay ở trên rồi là trước hết phải học làm người tốt , để có những động cơ tốt, và suy nghĩ tốt ( cụ thể ở đây là qua việc học và cảm thụ Văn học ) sau đó mới tiếp đến là học cách trình bày , diễn đạt vì cái đức quan trọng gấp bội phần cái tài , cái thằng có đức mà không có tài thì là tầm thường , nhưng cái thằng có tài mà không có đức là cái thằng đáng chém, bởi những thằng giỏi nhưng mà ác thì nó hại đời mới gọi là kinh khủng ( kiểu như Hitle)...Nên chị không thể nói quan niệm của em đơn thuần là khía cạnh tinh thần....

2. Theo như ý kiến chị đưa ra thì :"việc Văn dạy làm người là chỉ đơn thuần mang tính lí thuyết mà thôi, bởi mọi người có thể học qua cuộc sống, gia đình , bạn bè thì tốt hơn là văn chương"<=== em thấy không có cái nào tốt hơn cái nào cả, mà chúng có quan hệ mật thiết,hỗ trợ , bổ sung cho nhau, bởi ở Văn chương, qua nhiều tác phẩm có thể khắc họa cho ta nhiều hình tượng lí tưởng và chân lí sống cao đẹp mà ngoài xã hội ít nơi có được ...Ngoài ra việc chị lấy ví dụ cụ thể là :"Những người nông dân có thể cả đời chẳng đụng đến quyển sách vẫn có thể nhân hậu gấp nhiều lần người tụng cả pho kinh Phật"<=== cái này hoàn toàn là ý kiến chủ quan , và không mang tính tuyệt đối, chính xác ...

3.Chị cho rằng "học Văn mang tính tương đối, bởi đa số người học văn chỉ đơn thuần dừng lại ở việc hiểu và biết tác phẩm"<=== em không hiểu chị dựa vào đâu nói đó là con số chiếm phần đông những người học văn??? Đồng thời trong quá trình giảng dạy , thầy cô đã phân tích và truyền đạt những điều hay lẽ phải , lí tưởng và quan niệm sống cao đẹp của các tác phẩm văn học tới học sinh, còn việc người học có chịu tiếp thu hay không , tuyệt đối không thể đổ tại " Văn không dạy người" , mà có chăng chỉ là vì Người không chịu học Văn mà thôi !!! thái độ này hoàn toàn phụ thuộc và quyết định bởi người học !!!

1. Chị cũng biết em đã trình bày là như Bác HỒ dạy, có tài mà không có đức thì vô dụng. Chị cũng đồng ý với Bác. Nhưng khổ nỗi việc học văn hiện nay không đảm bảo người ta có đức và cũng không nói lên là người ta có tài. Cái quan niệm học văn là học làm người nó bắt nguồn từ Nho học thời xưa, thời mà sĩ tử cắp sách lên trường thi chủ yếu là thi văn chương, thời đấy thì quả là "Văn dĩ tải đạo", học văn là học làm người thật. Nhưng ngày này có bào nhiêu thứ khác phải học, văn học chỉ là một trong số đó. Liệu có còn phù hợp không khi lấy cái đạo đức trong những áng văn xưa cũ ấy làm benchmark cho lối sống bây giờ?
Thế nên không sai khi nói là học văn bây giờ dừng lại ở khía cạnh tinh thần, chứ khoôg phải đạo đức và lí tưởng. Với những người không cần trau dồi khía cạnh tinh thần, nó cũng nên dừng ở mức độ kĩ năng, thế cũng là lí tưởng lắm rồi.

2. Thế em có cho rằng chính những hình ảnh do văn học vẽ nên có thể khiến một số người sống xa rời thực tế hơn nếu cứ bám vào cái hay, cái đẹp ấy không? VÍ dụ như " Những người khốn khổ", nếu dừng lại ở việc appreciate tài xây dựng nhân vật của Hugo thì được, nếu cố gắng vươn tới sự thanh bạch và cao thượng của Fantine, chắc gì đã là tốt trong đời thực? Học cais cao đẹp trong trí tưởng tượng của 1 số thiên tài tốt hơn, hay học cái cao đẹp tai nghe mắt thấy trong đời thực tốt hơn?

3. Dựa vào tình trạng không yêu thích môn văn của những lớp học đã học, dựa vào điểm văn kém đáng kinh ngạc của các thí sinh thi vào ĐH mà báo chí không ngớt kêu ca mối kì tuyển sinh. Mà họ cũng không đáng trách vì họ ko có incentive để học văn. Em Trang đã bao giờ đi học thêm văn chưa? Cho rằng thầy cô giảng lời hay ý đẹp, nhưng mà chẳng lẽ việc đọc đi đọc lại 1 bài giảng i xì nhau cho hàng trăm học sinh mỗi tuần, hết năm này qua năm khác không phải là bào mòn sáng tạo à? Tại sao học sinh lại phải tiếp thu những cái giống nhau nêus tự họ sẽ phân tích được bài văn theo các cách khác? Sau hai năm, học sinh nào sẽ nhớ cách phân tích bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi giống thày đã làm? Tốn thời gian, bào mòn sáng tạo, minimum gain, tất nhiên là họ ko có incentive để học. Thà chuyển quan niệm học văn thành trau dồi kĩ năng, ít ra còn thu được cái gì.

1,2,3 => nên thay đổi suy nghĩ học văn là học làm người.
 
Thế thì phải nói là tính tương đối của môn Văn ở Việt Nam thì đúng hơn , chứ chẳng phải mang tính khái quát bộ môn Văn nói chung nữa...Vả lại ở đất nước nào cũng thế thôi, người ta cũng chọn lọc những tác phẩm văn học vào trong quá trình giảng dạy, có nhiều tác phẩm trong quá khứ, nhưng nếu những thầy cô tham gia giảng dạy bộ môn biết tinh tế và khéo léo liên hệ những giá trị sống cao đẹp thời trước vào dưới con mắt thời đại bây giờ thì chúng sẽ không chỉ đơn thuần là những giá trị chết... Giả dụ như các tác phẩm thời chiến, người ta kêu gọi tinh thần hi sinh quyền lợi riêng để phục vụ cho mục đích chung, còn bây giờ người ta sống chỉ lúc nào cũng lăm lăm làm giàu , vụ lợi cho cá nhân , thì cái lẽ sống kia lại càng cần được nêu cao hơn bao giờ hết , và có thể giúp thay đổi mối quan hệ giữa người với người...Còn về độ lí tưởng hóa ở các hình tượng văn học trong nhiều tác phẩm không phải là không có dụng ý khi các tác giả muốn hướng người đọc tới những giá trị sống cao cả , chứ không tầm thường , và nhỏ nhen như người đời trong thực tế, người ta tốt rồi vẫn chưa đủ mà còn phải phấn đấu không ngừng hoàn thiện để vươn tới những cái cao đẹp hơn..." DONT BE GOOD , BE GREAT !!!"
 
Chỉnh sửa lần cuối:
khi phân tích một tác phẩm văn học , chúng ta thắc mắc vì sao nhà văn có thể nhìn nhận cuộc sống dưới góc độ khác biệt so với chúng ta như thế! họ không những nhìn cho ra cái cốt lõi của cuộc sống mà còn có khả năng khái quát rất cao . học văn , ở một mức nào đó , cũng là học một cách nhìn.
 
Back
Bên trên