Về hưu tuổi 20

Phạm Quang Minh
(Minh172)

New Member
Các em bé cứ thắc mắc tại sao 25 tuổi đã già, vậy anh xin post bài này hộ chị momo iu quí để trả lời sao các cụ già nhanh thế :) ;)



Về hưu tuổi 20

Phía sau vẻ sôi động của thành thị là bao nhiêu trí thức trẻ đang bức tử thời gian sống của chính mình. Bi kịch là khi cả tuổi trẻ và cuộc sống đều không còn làm cho họ ngây ngất và muốn hành động nữa.

Số Một đi du học về. Đám phụ nữ trong viện, từ con gái Viện trưởng đến chị bóc thư đều xao xác, anh ta đi xe bình thường, điện thoại cũng thường chỉ mỗi laptop là xịn, nhưng quả quyết đó là một @ gần như hoàn hảo.

Số Một không thuộc diện du học vì trượt đại học trong nước nên đương nhiên thông minh và cấp tiến. Nhưng, ố la la, trong một viện toàn là những thâm niên lão làng mà một tay vừa trẻ tuổi, vừa ở Tây về, lại còn tỏ ra cấp tiến nữa thì rất có thể ba lần mất điểm.



Này, cấp cho cậu chức phó phòng, nhé, khỏi mang tiếng chúng tớ không quan tâm lớp trẻ. Ưu tiên phòng 4C (con cháu các cụ) buôn dưa lê hảo hạng. Nhưng đề tài nghiên cứu thì nói trước cậu phải xếp hàng, mỗi năm toàn viện chỉ được trên rót kinh phí cho vài cái. Về đây phải biết uống nước chè và xếp hàng.

Những đề án Số Một đưa lên đều được trang trọng buộc kỹ đặt trên nóc tủ. Số Một cảm thấy thời gian vừa vô giá, vừa vô giá trị. Một tập tài liệu được chuyển đến chậm vài phút làm anh giận dữ, nhưng cũng chính anh nhận ra cả tháng mình chẳng có việc gì làm ở đây.

Giống như vô số những “@ gần như hoàn hảo” khác, Số Một rơi tõm vào thất vọng. Từ chối hai công ty săn đầu người để trở về xây dựng đất nước là thế này à?

Một thằng bạn gọi điện thoại đến cười khành khạch. Ông đang mặc áo trắng đi giữa trời mưa đấy, hoặc là ông khổ sở giữ gìn, hoặc ông cứ để cho nó bẩn, còn mình thì thưởng thức trời mưa. Anh hiểu. Nhưng anh không thể thưởng thức nổi những bài phát biểu nhạt, những đề tài không hơn một luận văn tầm tầm của SV mà tiêu tốn tiền tỷ của ngân sách, cũng không thể thưởng thức những cuộc tán gẫu xuyên tường. Tóm lại là không thể xực những thứ thiếu văn minh hoặc không đạt chuẩn, mặc dù biết rằng nếu chấp nhận nó sẽ sống dễ dàng hơn.

Những ngày cuối cùng họp bạn bè anh gặp lại tâm trạng của mình - của những người “sống một nơi nhớ một nơi”. Một ông anh tiến sĩ ở Đức về lang thang đi dịch thuê vì không xin được việc. Một bà chị học ở Harvard mở quán cà phê.

Số Một nghĩ đến cái viện nghiên cứu đầy ma lực bên kia đại dương nơi sẵn sàng đón chào anh trở lại. Để chấm dứt những ngày về hưu leo lét.

Số Hai là sinh viên nhạc viện năm cuối. Nhà cực giàu. Chơi violon đủ để đứng trong dàn nhạc. Nghĩ đến cả đời chìm khuất trong đám đông anh lại muốn học kèn. Anh đã nghĩ suốt hai năm xem có nên bỏ tám năm violon để chuyển sang học kèn lại từ đầu không, nhỡ mà vẫn đứng trong dàn nhạc thì sao. Bây giờ vẫn còn trăn trở. Tuy chưa quyết định, nhưng vì nhà giàu nên nếu tính số kèn của anh thì sinh viên khoa kèn cũng phải nghiêng mình. Ban đêm không cần bật điện nó vẫn hắt đủ ánh sáng để đọc sách.

Bố mẹ Số Hai có một cửa hiệu trên phố Hàng Gai trị giá khoảng nghìn cây vàng. Lợi tức hàng tháng “bà bô” tự động cho người chuyển vào tài khoản của hai anh em, thành ra anh thấy chuyện đi đánh đấm ở các quán bar nhạt hoét.

Ngày ngày Số Hai dính chặt ở cà phê Hàng Hành như là nô lệ của nó. Đó cũng là thời điểm các quá cà phê, nhà hàng ở Hà Nội đầy nghẹt bọn 8X lẫn 7X. Đừng tưởng ngồi quán toàn vô công rồi nghề. Khối con bộ trưởng thứ trưởng học hành đàng hoàng nhưng vẫn thấy cuộc đời vô vị quá, vì chẳng biết làm ra tiền để làm gì.

Có những buổi chiều mùa đông bầu trời màu xám và mưa không có thanh âm quán cà phê rất đông mà vẫn im lặng. Như bị bốc ra khỏi đô thị. Số Hai không buồn không vui ngồi ở cà phê Con Ếch Xanh ở Hàng Hành nhìn sang bar Chú Khỉ Con, đếm những khách Tây xem menu dựng trước cửa rồi bỏ đi vì chê đắt hoặc nhìn con chó tai cụp tai xoè đi tìm bạn dọc bức tường xây dở. 5 giờ chiều mấy em vè vè Dylan đến trình diễn thời trang hè phố thì Số Hai đứng dậy trả tiền. Bốn góc phòng các vest khác vẫn đang ngồi nhìn khói thuốc bay, đờ đẫn.

Và theo phỏng đoán của PV Sinh Viên VN, vài năm nữa Số Hai sẽ chọn một em xinh tươi ngoan hiền làm vợ trong một cái nhà 5 tầng có thang máy. Cuộc đời đã được lập trình có lẽ từ lúc Số Hai chưa ra đời. Ngoại trừ không biết nên học kèn hay tiếp tục học violon anh chẳng có điều gì để suy nghĩ. Khổ thế!

Số Ba là một phóng viên trong một tờ báo lớn. Chuyên viết những điều tử tế, nhưng nghèo rớt mùng tơi, nhất là so với mấy tay ăn theo đề tài cướp - giết - hiếp. Cứ ở đâu có máu đổ là bài của anh bị bật ra để lấy chỗ. Điều này lý giải vì sao ở tòa soạn anh làm việc nghiêm túc nhất nhưng cũng là người ít hoàn thành định mức nhất. Cuối tháng lĩnh lương bao giờ anh cũng được khuyến mại thêm một cái nguýt của thủ quỹ. Bài đâu chả thấy cứ lĩnh tiền tì tì, ý chắc là thế!

Anh cảm thấy lạc lõng và đơn độc. Người có tài mà vẫn nghèo, có tài mà bị bọn bất tài khinh như mẻ chứng tỏ xã hội vẫn còn quá nhiều người dốt! Anh kết luận. Mà dốt gần gũi và điển hình nhất là sếp anh. Có lần anh định lên mạng lập hẳn một cái forum mới dành riêng cho những người “ghét sếp”. Còn hiện tại thì anh vẫn chờ thời. Ít nhất là một ông sếp mới. Một ông sếp có thể hiểu được giá trị thực của những người giỏi. Tóm lại là để có một sự thay đổi anh sẵn sàng chờ 5 năm 10 năm hoặc lâu hơn nữa.

Công bằng thì đôi khi trong cuộc họp anh định giơ tay định nói một điều gì đó nhưng anh kịp dừng lại. Bởi vì dù sao anh cũng chỉ là một toa tàu ở giữa đoàn tàu. Nếu chạy nhanh quá, người ngoài có cớ để so chiếu tất nhiên đầu tàu sẽ không thích. Mà những toa cuối đang nhởn nhơ bỗng phải co cẳng chạy theo cũng bực mình. Đó là chưa kể sự xô lệch do anh chạy không đúng tốc độ có thể gây ra nguy hiểm cho bao nhiêu con người. Sự cố tàu Bắc - Nam 29 tiếng vừa rồi là một ví dụ nhãn tiền đó.

Trong ba sáu cách tính toán, cách tốt nhất là không cộng tác với kẻ dốt. Thế là công việc - niềm đam mê của anh bỗng chốc bị hạ bệ xuống thành một chiếc cần câu cơm. Những cuồng nhiệt ham muốn của anh mủn ra. Bọn dốt nát quanh anh là thủ phạm huỷ diệt năng lực sáng tạo, hủy diệt cuộc đời anh. Bây giờ Số Ba vẫn cho là thế.

Số Bốn đi làm công sở. Đời công chức mà các em SV bạc mặt mơ hình dáng thế này: Sáng trang điểm rồi úp khẩu trang vào mặt. Quá trình đi làm đến đoạn tắc đường phải móc điện thoại ra nghe rồi nhìn đồng hồ nhăn mặt. Bận rộn như thể công chức mà! Đến văn phòng 8 giờ lượn qua chỗ sếp ngầm điểm danh, bật máy tính xem offline mess, đọc báo và giết chết buổi sáng bằng game Đế chế. Thế nào cũng có mấy đứa mặt vàng choé trên YM. Cà phê? Ok chỗ cũ. Sau đó là ăn trưa, tất nhiên. Bôi son dưỡng chống nẻ môi, sắp xếp lại tài liệu.

Có những tuần những tháng không có sự kiện bất thường nào lọt vào thời gian biểu, một năm không có kế hoạch gì cả. Chán đọc chán hôn và cuối cùng sự đều đặn làm tê liệt luôn cảm giác về sự nhàm chán. Mỗi ngày mong đến năm giờ chiều mỗi tuần mong đến thứ sáu. Không phải để được xả hơi mà để được sống thực cuộc sống của mình. Sự mẫn cán giả tạo làm người ta kiệt sức. Số Bốn nghĩ cô được trả lương để chịu đựng. Tệ nhất là xung quanh chẳng ai cảm thấy điều gì không bình thường.

Chỉ có hai lần Số Bốn cho là mình hơi dũng cảm. Lần thứ nhất dám mơ một căn hộ trên tầng 21 khu Mỹ Đình giá 700 triệu đồng. Số Bốn sẽ mua những chậu hoa nho nhỏ đủ màu sắc treo trên ban công. Nhưng hôm sau thì cô không mơ nữa vì nhớ ra đi làm đã 8 năm, lương hợp đồng vẫn 1,2 triệu trừ mất 400.000 thuê nhà, 600.000 tiền ăn, 200.000 tiền cho 2 đám cưới. Tiền kem đánh răng P/S, xà phòng Omo và băng vệ sinh Kotex vẫn mẹ gửi ở quê lên.

Lần dũng cảm thứ hai là ý định nhảy việc. Sang một công ty tư nhân để bị "bóc lột” sức lao động và thấy mình còn có ý nghĩa. Nhưng nghĩ đến cái đận đi xin việc mặt vàng ệch ra lại hãi.

Hôm nọ về quê, Số Bốn buột miệng ao ước “Mẹ, bao giờ con 60 tuổi như mẹ nhỉ?”. “?”. Để được về hưu thật, không phải giả vờ bận rộn”.
 
Bon chen các cụ 1 chút, ở HAO nhiều người thành đạt, đặc biệt là các cụ ở đây :) Vậy các cụ thử cho ý kiến xem, họ là người cùng thời, sao ko thoát ra khỏi được cái thời thế để mà đi lên :) Bài viết này khá là chi tiết, đủ loại người, đủ tầng lớp. Tất cả đều "nghỉ hưu" Hay vì thật sự họ ko có tài, ko có chí?
 
Cứ từ minh mà suy ra thì là vừa ko có tài, vừa ko có chí. Tốt nhất là về hưu cho nó nhàn. Sáng đi uống cà fe đọc báo, chiều lại đọc báo uống cà fe. Tối về nhà cho con cháu nó phụng dưỡng chăm sóc. Ai hỏi gì thì nói ko hỏi thì ngậm miệng, ko nó lại bảo la già rồi sinh ra nói gàn nói dở.
 
Ơ, nhưng cụ hình như vẫn ở FR mà, nghỉ ngơi thoải mái thế nào được :p Lười thì ai cũng có... Có điều ko nghĩ là sẽ nghĩ ngơi sớm thế :D Thôi cố hậu sinh khả úy vậy, kính các bác nghỉ hưu chén trà. Cháu biến =;
 
Ở đời, em thấy thiên hạ, những nhân nào mà hay ưa lăn ra lòng đời rồi giậm chân dãy đành đạch đua nhau làm Chí Phèo thời mở cửa ăn vạ xã hội như điển hình Số Ba, Số Bốn thì chả trách bị nằm thoi thóp xẹp như một con gián dưới tầng đáy của xã hội là phải. Có bọn ngố Tàu nó mới hâm hâm đi rủ lòng thương cho ý chứ.

Thương thay cho mẹ Số Bốn biết bao nhiêu! Khổ thân bác gái, các cụ chẳng hay bảo "bố mẹ sinh con, trời sinh tính" đấy thây, đẻ phải mụn con gái dài lưng thì chỉ tổ nuôi cả đời tốn vải. Cái điều mà hiển nhiên ai cũng thấy là nếu chị nhà không thấy hạnh phúc với cái ngành nghề hiện tại của mình thì biết thân biết phận cắp lồng bàn đi mà xin việc chốn khác, chứ còn chần chờ cái nỗi gì nữa không biết: nhớn rồi chẳng nhẽ cái gì cũng phải để dạy (câu cửa miệng của bu em hồi xưa em còn nhỏ đấy, hay không :biggrin: ). Ờ, thích giàu sang, nhà cao cửa rộng, mà lại cắm đầu cắm cổ đi làm cho công ty nhà nứơc :eek: ngu thì chết chứ tội tình gì, ở đấy mà oán xã hội à!

Lại được anh Số Ba, chết cười. Anh cứ ở đây chê thiên hạ ngắn, chê thiên hạ dài, bảo chúng nó là dốt, rồi nhân tài mà bị xã hội dốt nát nó vùi dập, xương ơi là xương ý, khị khị! Khuyên anh giai xương mến xương hai chữ chân thành là cũng đã đến lúc anh phải cho phép bản thân mình nhớn lên một chút rồi anh à! Những thánh sống như anh thì tuyệt đối không phải sinh ra để cho ngành báo. Anh cứ ở đó tay thì chống nạnh, tay kia chỉ chỏ rủa cái xã hội này sao vẫn còn nhiều thằng con dốt; rồi nguyện cắn răng chịu đựng chờ dăm năm nữa biết đâu vớ được thằng sếp khôn nó trọng người tài...như anh, nghe có vẻ quen quen. À, đúng rồi, chẳng phải giống như trong chuyện gì mà kể là chú thỏ non cứ há miệng chờ sung? Bao giờ cho đến bao giờ, anh ơi...Xã hội nào cũng thế cả anh ạ, chúng nó làm báo cốt để làm tiền chứ không phải để cứu giỗi thiên hạ giống anh, nên chỉ có tin giật gân thì mới thu hút được sự chú ý của người ta, để khỏi phải đói rơi răng quăng lợi, anh hiểu không nhỉ, không hiểu cũng không sao, sau này để từ từ nó ngấm mưa dầm thấm lâu, rồi chắc anh sẽ hiểu. Dài dòng văn tự, tóm lại ý em là những thằng thiếu thực tế như anh thì đừng có ở đấy tháo dạ đổ vạ cho cứt, chửi xã hội mà phải tội nó ra, anh ơi!

Đến lượt bác Số Một, khị! Đùa, nói xin lỗi bác, chứ thật, em chẳng hiểu được trong đầu bác nghĩ cái của nợ gì lắm nữa.
A. Bác thích làm khoa học, mà bỏ Tây cắp lồng bàn về nhà là dở tệ.
B. Bác thích về góp phần xây dựng nước nhà ngày càng giàu mạnh, phồn vinh theo khẩu hiệu của Đảng và Nhà nước, ban đầu nghe có vẻ đáng hâm mộ, khâm phục thế không biết, cơ mà ngẫm lại, lại thấy chẳng thằng nào dại bằng bác.
Tội của bác là cái tội đáng đánh đòn, may mà mấy cái gì bác bảo cơ, à, đúng rồi: "công ty săn đầu người" bên kia nó vẫn để giành chỗ cho bác đấy mặc dù bác đi ăn cỗ. Bác tưởng bác là ai: Bố Nữ Oa một tay vá cả bầu trời? Chẹp, chẹp, chẳng hiểu bác đẻ vào giờ gì mà ngây thơ, hồn nhiên đến độ thế; rồi chẳng hiểu về bên kia có làm nổi trò trống gì không nữa không biết! Hi vọng là có, nhở bác nhở. :biggrin: Bác cứ dở dở ương ương, nên cuộc đời bác nó cũng cứ dở dở ương ương, phiùuuuu!

Gì nhờ, còn Số Hai, cho phép mình xin được miễn bình luận đi cái nhở, khà!

Chẳng hiểu khái niệm của các bác về hai chữ người tài là thế nào, chứ em thì em quan niệm thằng nào mà nó vừa có tài vừa có chí thì nó chửi ít làm nhiều, có thế thôi!
 
em Trang tự tin, thành kiến ... đáng thương
truyện của tgia chỉ nói là sự thật cua 1 số đông trong xã hội, cứ nhìn minh, đa số ng xung quanh đều thế
 
Bài viết của em Trang sắc sảo mạnh mẽ và có cá tính....

Nhưng sao có vẻ hơi "bựa" và sặc sụa mùi đời quá, đọc thấy nặng nề ....:)
 
Hơ sori trước... Đọc xong bài em Hiền tí nôn, chắc tại "bua", "sac mui doi", quá "nặng nề" của em Trang, chi em hai cô này noi chuyện với nhau thi xin tránh lúc ng ta đang ăn ngon ra
 
Hơ sori trước... Đọc xong bài em Hiền tí nôn, chắc tại "bua", "sac mui doi", quá "nặng nề" của em Trang, chi em hai cô này noi chuyện với nhau thi xin tránh lúc ng ta đang ăn ngon ra


Bác phải tránh ăn lúc vào HAO mới đúng chứ.... kẻo thức ăn dây ra hết bàn phím kìa![-x
 
@ chị Hiền: Hí hí, em gái xin có mấy nhời đính chính với chị gái là: sản phẩm bài viết của em mà chị cho là "bựa và sặc mùi đời quá" thật ra xuất phát từ góc độ nhìn và tâm huyết của em gái lại chính là đang cố gắng thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy đó là để làm sao trong sáng hóa tiếng Việt bằng cách sử dụng nhiều và nhiều hơn nữa các từ ngữ Thuần Việt ạ! ;;) khikhikhihkhi....
 
Đoàn Trang đã viết:
Ở đời, em thấy thiên hạ, những nhân nào mà hay ưa lăn ra lòng đời rồi giậm chân dãy đành đạch đua nhau làm Chí Phèo thời mở cửa ăn vạ xã hội như điển hình Số Ba, Số Bốn thì chả trách bị nằm thoi thóp xẹp như một con gián dưới tầng đáy của xã hội là phải. Có bọn ngố Tàu nó mới hâm hâm đi rủ lòng thương cho ý chứ.

Hình như ông Nguyễn Du có viết 1 câu thế này ở cuối truyện : "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
 
em gái xin có mấy nhời đính chính với chị gái là: sản phẩm bài viết của em ...thật ra xuất phát từ góc độ nhìn và tâm huyết của em gái lại chính là đang cố gắng thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy đó là để làm sao trong sáng hóa tiếng Việt bằng cách sử dụng nhiều và nhiều hơn nữa các từ ngữ Thuần Việt ạ!


---> Viết sao cho phù hợp với CLB-NNCT phải ko nhỉ.... :))


p/s::p Chết thật, tại sao "những người muôn năm cũ" của CLB văn thơ di cư sang đây hết thế này?
 
Đoàn Trang đã viết:
Ở đời, em thấy thiên hạ, những nhân nào mà hay ưa lăn ra lòng đời rồi giậm chân dãy đành đạch đua nhau làm Chí Phèo thời mở cửa ăn vạ xã hội như điển hình Số Ba, Số Bốn thì chả trách bị nằm thoi thóp xẹp như một con gián dưới tầng đáy của xã hội là phải. Có bọn ngố Tàu nó mới hâm hâm đi rủ lòng thương cho ý chứ.
Nguyễn Chí Trung đã viết:
Hình như ông Nguyễn Du có viết 1 câu thế này ở cuối truyện : "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
Hình như ông John F. Kenedy có viết 1 câu thế này ở cuối truyện: "Đừng hỏi đất nước đã làm được gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước."
 
Nguyễn Thu Hiền đã viết:
p/s::p Chết thật, tại sao "những người muôn năm cũ" của CLB văn thơ di cư sang đây hết thế này?[/color]

Có phải chăng tại vì trăng còn sáng thì mùa thu còn xanh.

Đoàn Trang đã viết:
Hình như ông John F. Kenedy có viết 1 câu thế này ở cuối truyện: "Đừng hỏi đất nước đã làm được gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước." [/color]

Hình như ông John F. Kenedy ở bên Mỹ thì phải. Ở đấy có phải tổng thống do dân trực tiếp bầu 4 năm 1 lần ? Hình như chuyện này đã từng xảy ra 1 lần ở VNDCCH 60 năm về trước. Còn đất nước ta ngày nay và đất nước ta ngày ông Nguyễn Du đâu có cái may mắn đó.
 
Em Trang viết chính xác hơn em Minh. Em Minh viết tuy có hơi văn vẻ, nhưng nó chỉ là cái sự thật của sự giả tạo rẻ tiền. Kô một ví dụ nào của em Minh, hay là kô một nhân vật nào với tên gọi từ số một cho đến số bốn xứng đáng được gọi là anh tài cả --> nói thật, toàn một lũ dốt nát và hão huyền (bên cạnh đó còn nói phét - "... được cty săn đầu người..." :)
 
Đoàn Trang đã viết:
Ở đời, em thấy thiên hạ, những nhân nào mà hay ưa lăn ra lòng đời rồi giậm chân dãy đành đạch đua nhau làm Chí Phèo thời mở cửa ăn vạ xã hội như điển hình Số Ba, Số Bốn thì chả trách bị nằm thoi thóp xẹp như một con gián dưới tầng đáy của xã hội là phải. Có bọn ngố Tàu nó mới hâm hâm đi rủ lòng thương cho ý chứ.

Thương thay cho mẹ Số Bốn biết bao nhiêu! Khổ thân bác gái, các cụ chẳng hay bảo "bố mẹ sinh con, trời sinh tính" đấy thây, đẻ phải mụn con gái dài lưng thì chỉ tổ nuôi cả đời tốn vải. Cái điều mà hiển nhiên ai cũng thấy là nếu chị nhà không thấy hạnh phúc với cái ngành nghề hiện tại của mình thì biết thân biết phận cắp lồng bàn đi mà xin việc chốn khác, chứ còn chần chờ cái nỗi gì nữa không biết: nhớn rồi chẳng nhẽ cái gì cũng phải để dạy (câu cửa miệng của bu em hồi xưa em còn nhỏ đấy, hay không :biggrin: ). Ờ, thích giàu sang, nhà cao cửa rộng, mà lại cắm đầu cắm cổ đi làm cho công ty nhà nứơc :eek: ngu thì chết chứ tội tình gì, ở đấy mà oán xã hội à!

Lại được anh Số Ba, chết cười. Anh cứ ở đây chê thiên hạ ngắn, chê thiên hạ dài, bảo chúng nó là dốt, rồi nhân tài mà bị xã hội dốt nát nó vùi dập, xương ơi là xương ý, khị khị! Khuyên anh giai xương mến xương hai chữ chân thành là cũng đã đến lúc anh phải cho phép bản thân mình nhớn lên một chút rồi anh à! Những thánh sống như anh thì tuyệt đối không phải sinh ra để cho ngành báo. Anh cứ ở đó tay thì chống nạnh, tay kia chỉ chỏ rủa cái xã hội này sao vẫn còn nhiều thằng con dốt; rồi nguyện cắn răng chịu đựng chờ dăm năm nữa biết đâu vớ được thằng sếp khôn nó trọng người tài...như anh, nghe có vẻ quen quen. À, đúng rồi, chẳng phải giống như trong chuyện gì mà kể là chú thỏ non cứ há miệng chờ sung? Bao giờ cho đến bao giờ, anh ơi...Xã hội nào cũng thế cả anh ạ, chúng nó làm báo cốt để làm tiền chứ không phải để cứu giỗi thiên hạ giống anh, nên chỉ có tin giật gân thì mới thu hút được sự chú ý của người ta, để khỏi phải đói rơi răng quăng lợi, anh hiểu không nhỉ, không hiểu cũng không sao, sau này để từ từ nó ngấm mưa dầm thấm lâu, rồi chắc anh sẽ hiểu. Dài dòng văn tự, tóm lại ý em là những thằng thiếu thực tế như anh thì đừng có ở đấy tháo dạ đổ vạ cho cứt, chửi xã hội mà phải tội nó ra, anh ơi!

Đến lượt bác Số Một, khị! Đùa, nói xin lỗi bác, chứ thật, em chẳng hiểu được trong đầu bác nghĩ cái của nợ gì lắm nữa.
A. Bác thích làm khoa học, mà bỏ Tây cắp lồng bàn về nhà là dở tệ.
B. Bác thích về góp phần xây dựng nước nhà ngày càng giàu mạnh, phồn vinh theo khẩu hiệu của Đảng và Nhà nước, ban đầu nghe có vẻ đáng hâm mộ, khâm phục thế không biết, cơ mà ngẫm lại, lại thấy chẳng thằng nào dại bằng bác.
Tội của bác là cái tội đáng đánh đòn, may mà mấy cái gì bác bảo cơ, à, đúng rồi: "công ty săn đầu người" bên kia nó vẫn để giành chỗ cho bác đấy mặc dù bác đi ăn cỗ. Bác tưởng bác là ai: Bố Nữ Oa một tay vá cả bầu trời? Chẹp, chẹp, chẳng hiểu bác đẻ vào giờ gì mà ngây thơ, hồn nhiên đến độ thế; rồi chẳng hiểu về bên kia có làm nổi trò trống gì không nữa không biết! Hi vọng là có, nhở bác nhở. :biggrin: Bác cứ dở dở ương ương, nên cuộc đời bác nó cũng cứ dở dở ương ương, phiùuuuu!

Gì nhờ, còn Số Hai, cho phép mình xin được miễn bình luận đi cái nhở, khà!

Chẳng hiểu khái niệm của các bác về hai chữ người tài là thế nào, chứ em thì em quan niệm thằng nào mà nó vừa có tài vừa có chí thì nó chửi ít làm nhiều, có thế thôi!


:)) Em vẫn còn bé, không nên coi thường người lớn thế. Đến lúc trải qua thì em sẽ biết là nhưng người đấy có bản lĩnh đến mức nào. Anh không thể nào bảo họ là những người tài giỏi được mà anh được biết nhưng anh nói là chưa chắc em đã hơn được người ta đâu. Chỉ bởi vì em là người ngoài cuộc nên chỉ trích họ dễ hơn thôi. Em còn chưa nắm vững vấn đề đã chê người khác rồi. Trên thực tế là em còn xa mới đủ tư cách để mạt sát họ.

Sức mạnh môi trường mạnh hơn nhiều nhiều lần sức mạnh của một cá nhân. Cuộc đời nhiều lúc có những thứ mình không thể chống lại được, đến bao giờ em trải qua tình huống như thế thì em mới hiểu vị trí của mấy vị Một Hai Ba Bốn trong bài. Nói chung là khi vào một môi trường thì ta phải tìm cách thích ứng với môi trường đấy, nếu không thích ứng được thì hoặc là phải tìm một môi trường khác hoặc là sống một cách không hạnh phúc trong môi trường đấy. Việt Nam không phải là một môi trường làm việc lành mạnh. Những người trong bài đều phải đối mặt với một bài toán khó: không muốn rời môi trường này nhưng cũng không muốn phải hòa nhập vào môi trường xấu như thế. Đây mới là thực chất của vấn đề, làm sao để hòa nhập mà không hòa tan?

Hòa nhập mà không hòa tan không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi bản lĩnh sống vững vàng. Một người phải vừa khéo léo trong việc xử thế nhưng vẫn đủ kiên quyết để biết đâu là điểm dừng để giữ bản sắc của riêng mình. Phải có đến 80% mọi người không đạt nổi điều kiện này, Đoàn Trang, 80% cơ hôi em cũng là một trong số người này đấy. Bản thân em chưa phải đấu tranh với vấn đề này nên còn chưa biết đâu. Hòa nhập và hòa tan mới chỉ là một mặt của vấn đề. Vấn đề khác nữa là không phải những người giỏi chuyên môn nào cũng có khả năng ứng xử tinh tế trong cuộc sống. Thế nên con số những người mà vừa có bản lĩnh sống vừa có bản lĩnh chuyên môn thực ra còn ít hơn 20% nhiều. Thế nên những người như Một, Hai, Ba, Bốn đại diện một phần lớn dân số người có tài mà môi trường không thuận lợi (người không có chuyên môn mà ứng xử tinh tế ta cũng không nói đến ở đây).

Hiền thì nói bài của em "bựa và sặc mùi đời", anh thì nghĩ em là ấu trĩ, suy nghĩ đơn giản, thiển cận và ngông cuồng, không biết gì mà cũng ba hoa. Em đang lấy vị trí người không biết mà không biết là mình không biết đấy, đấy gọi một cách dân dã là người hoang tưởng. Giờ còn trẻ thì lấy vị trí không biết mà biết mình không biết đi, khiêm tốn học hỏi xung quanh thôi, đừng phán xét người khác quá.

Anh có nói thì em cũng không hiểu được, bao giờ em có một việc làm khoảng 2-3 năm thì những điều anh nói sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều. Còn nếu em làm việc mà ở VN 2-3 năm thì hiểu cả hoàn cảnh của những người trong bài nữa.
 
Anh Tâm cho tôi hỏi là anh cho rằng những cụ thể nhân vật được đề cập tới trong bài viết từ số 1 đến số 4 là người tài, là tài ở chỗ nào?
 
Anh chợt nhớ có lần ngồi nói chuyện ở phòng tranh Lê Huy trên phố Hàng Nón thì có một cụ già vào chơi bắt chuyện làm quen với ông chủ kiêm họa sĩ của phòng tranh. Hóa ra là ông cụ đang đi kiếm việc cho thằng con tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật gì đó ở bên Tiệp... đã trên 40 của mình. :)) Cụ nói là nó vẽ rất đẹp - nói chung là khen hết lời, cụ mô tả như là một bậc vĩ nhân. Nhưng khốn nỗi nó về nước chưa tìm được việc gì, toàn về quê vẽ truyền thần "miễn phí" cho bà con. Cụ đi rồi, mọi người nhìn nhau lắc đầu "Thằng cha này bị cái chưa phát tài đã phát nghệ... khổ cho ông cụ". Ngẫm lại, thằng cha này khác gì cái lũ của nọ trong bài viết của Minh bé đâu.
 
Anh Tâm cho tôi hỏi là anh cho rằng những cụ thể nhân vật được đề cập tới trong bài viết từ số 1 đến số 4 là người tài, là tài ở chỗ nào? >>> tai o cho song nhu vay ma ho van tiep tuc song duoc.
 
Hình như mấy ông họa sĩ nổi tiếng trên thế giới khi sống thì khổ lắm chả đủ ăn. Phải chờ các ông ấy chết đi thì người ta mới công nhận những tác phẩm nghệ thuật của mấy ông là có giá trị. 100,200 năm thì có mà bán đến cả 1000 000 $. Cái cuộc đời ngam cũng oái ăm thật.
 
Back
Bên trên