Em vừa nghỉ hè, lên đây vui vẻ với các bác một tẹo
đầu tiên là dear bạn Vũ Anh Vũ,
+ HAO là sân chơi mở mang tính chất thư giãn giải trí kết hợp giao lưu kiến thức và ý tưởng mang tính tự nguyện tự giác và vui vẻ, người ta không expect ở đây một cái gì đó mang tính thực tiễn quá cao, có giá trị tương đương với các ấn phẩm đã được biên tập, mà đôi khi chỉ đơn thuần là nơi để freewrite cho các ý nghĩ thoảng qua hoặc thậm chí chỉ đơn giản là nơi để cho những người như bạn bi bô cho đỡ chán. Do vậy mình hy vọng là bạn không nên expect quá cao khi đọc những gì mình viết, đấy chỉ đơn giản là một bài freewrite thế nên chắc chắn không thể hoàn hảo trong vấn đề biên tập. Mình chỉ hy vọng bạn có thể nắm được ý tưởng chủ đạo của vấn đề.
+ Về việc bạn nói là mình copy , "xào xáo", đây là một ý tưởng rất ngộ nghĩnh, bạn có thể cho mình biết là tại sao bạn lại nghĩ như vậy không ?
+ Về một số trích dẫn, thắc mắc của bạn:
- Về bản chất câu hỏi "con gái có trước hay con trai có trước" xét trên góc độ logic mình nghĩ là chuẩn hơn so với câu hỏi "quả trứng có trước hay con gà có trước" vì mình có thể trả lời bạn là con gà có trước quả trứng.
Anyway có lẽ nên tiếp tục với chủ đề chính.
Hôm nay mình muốn bàn đến khái niệm về sự "nhận thức" và cái gọi là "ý thức".
Xin được nêu một mệnh đề chung như sau :
Sự nhận thức của con người là một quá trình đơn giản hóa sự kiện. Mức độ nhận thức của con người đối với một sự kiện tỉ lệ thuận với độ sai lệch trong sự hiểu biết của con người về sự kiện đó Mệnh đề này có thể nói vắn tắt là sự nhận thức của bạn về một sự kiện càng rõ ràng, chi tiết, bạn càng thu được một ý thức sai lệch về hiện tượng đó. Điều này có thể được minh họa bằng rất nhiều ví dụ cụ thể, hiện diện ở khắp mọi nơi
Những nhà tiên tri, những người có những quyền năng đặt biệt, có thể đoán trước được tương lai đều là những người dùng vô thức để nhận biết các sự kiện, thực tế cho thấy họ hầu hết là những người được đánh giá là bất bình thường trong tư duy, phương pháp luận. Cách nhìn nhận, tư duy về các sự kiện, hiện tượng của họ hoàn toàn phi logic và hầu hết được giới "khoa học" gán cho một cái mác rất hài hước "lập luận dị đoan" và lý do để các nhà "khoa học" đi đến kết luận này cũng rất "khoa học" và logic : "bởi vì không tồn tại bất cứ một thứ logic nào trong tư duy của những con người này". Đọc đến đây chắc các bạn sẽ phải giật mình nhận ra một thực tế hết sức nghịch lý đằng sau những lập luận tưởng chừng như là "chân lý" này : logic mặc nhiên được chúng ta coi là chân lý và mọi suy nghĩ không tuân theo logic đều bị coi là "dị đoan". Thực tế này chắc hẳn sẽ làm bạn nhớ tới câu chuyện của Galileo và những người thiên chúa giáo. Liệu sẽ có một lúc nào đó cái mà chúng ta gọi là logic sẽ trở nên cổ hủ và lạc hậu? Liệu có một lúc nào đó một phương pháp luận khác sẽ ra đời và thay thế cho cái mà chung ta mặc nhiên gọi nó là "phương pháp tiếp cận chân lý"? Xin thưa với bạn rằng có, không những chỉ có mà nó đã tồn tại rất lâu rồi, nó đã đạt đến đỉnh điểm của sự phát triển, đã suy yếu và nhường chỗ cho cái gọi là "duy vật biện chứng", là "logic hình thức" của chúng ta có điều tôi lại có cảm giác rằng cái gọi là "duy vật biện chứng, logic hình thức" của chúng ta cũng đang đi đến đỉnh điểm và sẽ bắt đầu suy thoái trong nay mai, bạn không tin? Hãy nhìn và quan sát thế giới xung quanh bạn bằng trực quan, bằng nhưng giác quan phi logic của bạn, bạn sẽ nhận ra điều này. Vậy tóm lại tư duy đó là gì? Sự khác biệt bản chất giữa nó và tư duy logic là gi? Ở đây tôi sẽ phân tích vấn đề này bằng ngôn ngữ logic hay nói cách khác tôi sẽ cố gắng đóng vai trò của người phiên dịch mặc dầu có một điều chắc bạn cũng ít ngờ tới đó là cái mà tôi và bạn đang giao tiếp hàng ngày rất tiếc cũng là một sản phẩm của tư duy logic
Trước tiên hãy bắt đầu bằng một câu hỏi ưa thích của các nhà logic học khi phân tích, so sánh 2 vấn đề, một câu hỏi bao trùm : "Sự khác nhau bản chất giữa phương pháp luận logic và phương pháp luận "trực quan" (xin tạm sử dụng cụm từ trực quan để diễn đạt sự đối nghịch với logic) là gì? Xin trả lời bạn một cách ngắn gọn :
Thời gian
hay
Hình chóp Điều này bạn có thể nhận ra một cách rất dễ dàng khi nói đến logic. Trong toán học, chúng ta có một ký hiệu hết sức thông dụng đó là mũi tên suy diễn (->) được diễn tả bằng cụm từ "suy ra". Vậy ý nghĩa của nó là gì và tại sao nó lại liên quan đến "thời gian" . Bạn hãy nhìn vào mũi tên, nó có gốc và có ngọn, trong toán học, những biều thức, mệnh đề được đặt ở gốc tượng chưng cho
"nguyên nhân" hay mệnh đề
"điều kiện" hay sự kiện xảy ra
trước những mệnh đề được đặt ở phía ngọn tượng trưng cho
kết quả hay sự kiện xảy ra
sau. Một ví dụ khác có thể làm cho bạn cảm thấy bất ngờ hơn đó là câu hỏi "Để giải quyết một vấn đề, chúng ta phải làm gì đầu tiên?" Nếu bạn đang sống trong thế kỷ 21 bạn chắc chắn sẽ trả lời :" Đi tìm nguyên nhân của nó". Một câu hỏi khác : "Khi nào thì có thể khẳng định chắc chắn một giải pháp nào đó có thể giải quyết được vấn đề?" "Khi nào chúng ta nhìn thấy kết quả của nó". Đây là 2 cách trả lời được liệt vào dạng tuyệt đối đúng hay "quá cùn" của phương pháp luận logic, nó được thể hiện bởi sự bám sát vào 2 khái niệm nền tảng của logic đó là nguyên nhân và kết quả. Đến đây chắc bạn cũng hiểu được tầm quan trong của "thời gian" trong phương pháp luận logic. Bạn có thể hình tượng phương pháp luận logic như một cách sắp xếp các sự kiện thành xâu chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau trong đó sự kiện này là tiến đề kế tiếp cho sự kiện kia. Hay nói cách khác mối liên hệ chủ đạo giữa các sự kiện trong phương pháp luận logic đó là mối liên hệ nhân quả, trước sau, sự kiện này làm tiền đề cho sự kiện nọ sắp xếp giống như một hình chóp. Đến đây chắc bạn sẽ phải công nhận rằng logic gắn liền với thời gian với sự trước sau với hình tượng xâu chuỗi. Và thời gian cũng chính là điểm yếu là cái gây nên sự sai lầm cho phương pháp luận logic, chắc bạn cũng đã nghe nói đến thuyết tương đối, đến những sự khó hiểu, những nghịch lý logic mà nó đem đến đến vấn đề du hành ngược thời gian, du hành vào tương lai về hiện tượng nguyên nhân xuất hiện trước hệ quả....hệ quả thành nguyên nhân... bạn càng nghĩ càng cảm thấy đau đầu, thấy vô lý và thấy thế giới này thật là khó hiểu? Bạn có biết vì sao ? Rất đơn giản, vì thuyết tương đối deal với thời gian, gót chân asin của logic. Tóm lại đến đây bạn có thể nhất trí với tôi rằng, logic gắn liền với thời gian, logic sẽ trở nên loạn và vô dụng nếu như thời gian không phải là một cái gì đấy bất biến như hàng triệu năm nay chúng ta vẫn thường tưởng tượng. Đã đến lúc chúng ta nói về phương pháp luận thứ 2, tôi xin chuyển ý bằng một câu hỏi hết sức "logic" : "Liệu có một phương pháp luận nào khác giúp chúng ta không bị phụ thuộc vào thời gian, khắc phục được điểm yếu của logic không?" Tôi tạm thời chưa tìm được một tên gọi nào tương đối chuẩn xác cho phương pháp luận này nhưng chúng ta có thể gọi nó là "phương pháp luận gương ảnh" hay phuơng pháp luận "giới hạn chu kỳ" . Vậy nó là gì? Nói một cách khái quát, phương pháp luận này không tồn tại khái niệm nguyên nhân hay hệ quả tức là một hiện tượng xảy ra theo cách quan sát của phương pháp luận này không phải do một nguyên nhân hay nói cách khác nguyên nhân không phải là nhân tố quyết định để tạo nên một sự kiện. Mặc dầu vậy để có thể sử dụng ngôn ngữ (một sản phẩm của logic) để có thể diễn đạt với bạn về phương pháp luận này chung ta sẽ tiếp cận nó một cách tương đối tức là chúng ta vẫn công nhận vai trò của thời gian của nguyên nhân và hệ quả nhưng dần hạn chế vai trò của nó trong quá trình phân tích. Trong cách nhìn chuẩn mực của phương pháp này các sự kiện là hoàn toàn đồng đẳng và tồn tại độc lập chúng xảy ra theo một chu trình định sẵn (follow a pattern) và phụ thuộc chặt chẽ vào chu trình này (hay nói cách khác chu trình này có thể là một trường mà bản chất của nó khác với thời gian) chúng ta có thể tưởng tượng thời gian là một chuỗi con chu trình này là một vòng tròn. Trong đó sự tương tác của các hiện tượng độc lập cũng tuân theo một chu trình lớn hơn hay nói cách khác sự tương tác của các hiện tượng độc lập không phải là nguyên nhân tạo ra một hiên tượng hệ quả mà sự tương tác đó là một mắt xích của một chu trình lớn hơn. Như vậy có thể nói rằng nếu sự tương tác đó không tồn tại thì chu trình lớn hơn sẽ không tồn tại và ngược lại, hay nói cách khác hệ quả của một hiện tượng cũng là một nguyên nhân để tạo nên hiện tượng đó. Thực chất phương pháp luận này có phần giống như cách tư duy mà logic gán cho nó cái mác "dị đoan", xin được minh họa bằng một câu chuyện sau :
Một người đàn ông 49 tuổi lái xe về nhà trong tâm trạng buồn, hôm đó là ngày thứ sáu 13 tháng 7, trên đường đi ông ta tạt qua một quán bar uống 13 cốc rượu và lái xe về nhà, trên đường về ông ta bị một ô tô tải cán chết.
Nhìn trên góc độ logic sự kiện người đàn ông kia chết có thể được sắp xếp như sau : tâm trạng buồn -> vào quán bar -> uống rượu + lái xe -> không tỉnh táo khi lái xe -> xe tải cán -> chết. Nhưng đối với cách nhìn của phương pháp luận "giới hạn chu kỳ" thì hoàn toàn không tồn tại nguyên nhân hay hệ quả trong câu chuyện này mà chỉ tồn tại các sự kiện mang tính chất "báo hiệu" như 49 tuổi, ngày 13 tháng 7, uống 13 cốc bia. Hay nói cách khác những sự kiện trên là những sự kiện tồn tại theo một chu trình định sẵn (hay gọi là số mệnh) mà không phải do bất kỳ nguyên nhân hay hệ quả nào quyết định.
Xét trên một góc độ nào đó cách tư duy "giới hạn chu kỳ" hoàn toàn không phụ thuộc vào thời gian để nhận biết một sự kiện mà sự nhận biết một sự kiện thông qua sự tồn tại và nhận biết một sự kiện độc lập khác nằm trong một chu trình lớn hơn do vậy với cách tư duy này chúng ta có thể "nhìn vào quá khứ mà hiểu thấu tương lai" thoạt nghe thì có vẻ mang đầy màu sắc thần bí nhưng thực chất chỉ đơn giản là với phương pháp tư duy này quá khứ và tương lai hoàn toàn không khác biệt mà chỉ đơn thuần là một sự lặp lại và phản ánh lẫn nhau theo một quy tắc riêng có sẵn, với cách nhìn này quá khứ có thể là tương lai hoặc tương lai cũng có thể là quá khứ.
Buồn ngủ quá, hẹn các bạn lần sau.