Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)
Điều hành viên
Có bao giờ, bạn tự hỏi, liệu rằng cuộc sống của chúng ta đang đi về đâu? Con người đang đấu tranh, sống, phấn đấu về cái gì? Những thứ mà có vẻ chúng ta đang vật lộn với nó hằng ngày, thực ra chỉ là một điểm, một khoảnh khắc rất nhỏ trong cái chuỗi vô tận, đầy những điều mới mẻ lý thú khác. Với những cái hằng ngày đó, ta có cảm tưởng như tất cả mọi thế giới này, dường như là của con người, mọi yêu hờn ghét bỏ, mọi hành phúc khổ đau thế gian, sung sướng bi thảm đều chỉ tồn tại trên cái thế giới loài người này. Mọi vật xung quanh tồn tại như chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống loài nguời, muôn cây hoa lá, bình minh, mây trời, dường như chúng ta đã hiểu hết chúng, chúng trở thành nguồn cảm hứng, chúng phụ thuộc vào chúng ta, và chúng ta, những con người, đang là tất cả...
Nhưng sự thật lại không phải thế. Đôi khi tôi ngồi tự hỏi, tại sao lại có con người, con người tồn tại để làm gì, rốt cuộc sống để làm gì, sinh ra, rồi tự mang khổ đau, rồi cuối cùng đằng nào chả chết. Đứng tách mình ra khỏi thế giới, từ xa nhìn vào, tất cả thế giới loài người của chúng đang tồn tại trên trái đất, một hành tinh khá nhỏ trong tầm ảnh hưởng của một ngôi sao cũng khá nhỏ, chẳng có gì đặc biệt so với thế giới vũ trụ bao la cả. Chúng ta có hoàn toàn cảm nhận hết thế giới không? Để đi đến ngôi sao láng giềng chúng ta nhất, trong nền văn minh chúng ta, chúng ta cần vượt qua khoảng cách gần 4 năm ánh sáng, mà đi bằng tàu vũ trụ thông thường một cách lý tưởng nhanh nhất như bây giờ, chúng ta cần cỡ 40.000 năm, có nghĩa là thời gian, một ý niệm tồn tại theo tư duy con người là dòng chảy các sự kiện, để tinh cầu chúng ta chạy 40.000 vòng quanh ngôi sao của nó, chúng ta mới tới được láng giềng thân cận nhất đó. Nhưng rồi sẽ tự hỏi, liệu sau tần đấy thời gian, văn minh con nguời trên trái đất liệu còn tồn tại không, và nếu không, rõ ràng chúng ta vẫn còn quá nhỏ bé so với thế rồi. Hay nói khác đi, nếu đứng về khái niệm vật chất mà nói, đứng về toàn thể vũ trụ vật chất trong thiên hà bao la này, chúng ta, con người đang tồn tại đây, chả là cái gì cả....
Đôi khi, chúng ta nói đến sự "ý nghĩa của cuộc sống", vậy thì ý nghĩa ở đâu ra, nó cũng bắt nguồn từ loài người, mọi khổ đau hanh phúc, mọi thứ, tất tần tật, âm nhạc, khoa học, nghệ thuật, sự thù ghét, yêu thương... những cái mà chỉ có trong "ý thức" mọi người, cũng đều được con người khai sinh ra, hay nói khác đi, nó là sản phẩm của con người. Vậy ta hãy thử nhảy ra ngoài thế giới của chúng ta, đứng cách mặt trời chúng ta hàng triệu cây số, khi mà xung quanh ta chỉ là một khoảng rỗng tuếch, lanh lẽo và vô nghĩa, rồi nhìn về trái đất, rồi tự hỏi, sao cái nơi vớ vẩn đó, lại tồn tại cái mà người ta gọi là "ý thức con người". Rõ ràng cái điểm đó chỉ là một điểm rất bình thường, như bao cái khác. Nhưng nó quan trọng ở một chỗ là, nếu không có cái điểm đó, thì chẳng có cái "ý thức" kia, để mà "cảm nhận" được cái tồn tại của vũ trụ. Và rõ ràng là, nếu không có cái đó, mọi thứ trở nên vô nghĩa, chúng ta không thể biết được sự tồn tại của bất cứ thứ gì, và rồi chỉ cần nghĩ tới điều đó, đầu óc chúng ta sẽ vỡ tung ra với một thứ bùng nhùng khó diễn tả: vậy thì cái gì là quan trọng, cái gì quyết định cái kia, cái gì có trước, chỉ cần trả lời được câu hỏi đó, mọi thứ sau này sẽ trở nên dễ dang phán xét...
Đến đây, tôi mới hiểu được là tại sao, ngày xưa khi học triết học, người ta lại đi tranh luận với nhau về vật chất và ý thức dã man đến thế, tại sao nó lại quan trọng thế đối với triết học, vì rõ ràng nó là sự căn bản của mọi cái căn bản. Nói triết học là môn học của mọi môn khoa học, quả là chính xác. Vì nó xem xét bản chất của tất cả mọi vấn đề. Có người nói rằng, nơi nào có nền văn minh phát triển, nơi ấy sẽ có nền triết học phát triển.
Vật chất, ý thức, rõ ràng là 2 cái căn bản, ý nghĩa của chúng là: Hiện nay, ta đang chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa duy vật, mà theo Mác, ông thích dùng triết học duy vật biện chứng. Nếu theo đó, ta có vẻ dễ dàng coi vật chất là mọi thứ của sự sống, vật chất sinh ra ý thức từ bộ não con người. Coi vật chất là cái quyết định trước, có thể lập luận rằng tất tần tật mọi thứ vũ trụ được tạo nên đều từ cái đó, từ vụ nổ Big Bang mà khỏi điểm là khối vật chất điểm tích tụ, rồi sinh ra thế giới. Nhưng nếu nói rằng, nếu không có cái "cảm nhận vật chất" (ý thức), thì liệu rằng co mọi thứ khái niệm không, có sự thật là vật chất đang tồn tại không, vì rõ ràng ta chỉ biết đến nó khi ta có ý thức, nói rằng nếu không có loài người, không có ý thức thì vật chất vẫn tồn tại, có nghĩa là vụ nổ Big Bang vẫn cứ xảy ra, các ngôi sao vẫn cứ hình thành và tàn lụi, là một điều không được thuyết phục lắm. Vì ngay chính bản thân ta, ta cũng hay tự hỏi, tại sao ta lại tồn tại, khái niệm tồn tại là thế nào, vũ trụ có tồn tại mãi không, và nếu không tồn tại mãi thì sau đó là cái gì, cái không tồn tại đó là thế nào, có nghĩa là chẳng có gì, chẳng có cái gì tất tần tật, sao mà khó hiểu thế... rõ ràng không có cái gì để biết về cái "sự trôi lơ lửng" của vũ trụ khi không có ý thức. Ta có thể tự hỏi, vậy từ trước khi con người, hay ý thức được sinh ra (tức là chưa có cảm nhận), vũ trụ vật chất có thực sự tồn tại được bao nhiêu dị bản rồi, rồi còn có cái gì đó khác thường nữa xảy ra không (vì không có cảm nhận của ai về sự tồn tại), ta có dám khẳng định rằng nó tồn tại hay không, hay khái niệm tồn tại cái gì đó chỉ có khi có "ý thức". Và nếu như vậy, trong một chừng mực nào đó, ý thức lại có trước, quyết định vật chất mất rồi
.....
..thôi đi ngủ, không khéo điên .....
Nhưng sự thật lại không phải thế. Đôi khi tôi ngồi tự hỏi, tại sao lại có con người, con người tồn tại để làm gì, rốt cuộc sống để làm gì, sinh ra, rồi tự mang khổ đau, rồi cuối cùng đằng nào chả chết. Đứng tách mình ra khỏi thế giới, từ xa nhìn vào, tất cả thế giới loài người của chúng đang tồn tại trên trái đất, một hành tinh khá nhỏ trong tầm ảnh hưởng của một ngôi sao cũng khá nhỏ, chẳng có gì đặc biệt so với thế giới vũ trụ bao la cả. Chúng ta có hoàn toàn cảm nhận hết thế giới không? Để đi đến ngôi sao láng giềng chúng ta nhất, trong nền văn minh chúng ta, chúng ta cần vượt qua khoảng cách gần 4 năm ánh sáng, mà đi bằng tàu vũ trụ thông thường một cách lý tưởng nhanh nhất như bây giờ, chúng ta cần cỡ 40.000 năm, có nghĩa là thời gian, một ý niệm tồn tại theo tư duy con người là dòng chảy các sự kiện, để tinh cầu chúng ta chạy 40.000 vòng quanh ngôi sao của nó, chúng ta mới tới được láng giềng thân cận nhất đó. Nhưng rồi sẽ tự hỏi, liệu sau tần đấy thời gian, văn minh con nguời trên trái đất liệu còn tồn tại không, và nếu không, rõ ràng chúng ta vẫn còn quá nhỏ bé so với thế rồi. Hay nói khác đi, nếu đứng về khái niệm vật chất mà nói, đứng về toàn thể vũ trụ vật chất trong thiên hà bao la này, chúng ta, con người đang tồn tại đây, chả là cái gì cả....
Đôi khi, chúng ta nói đến sự "ý nghĩa của cuộc sống", vậy thì ý nghĩa ở đâu ra, nó cũng bắt nguồn từ loài người, mọi khổ đau hanh phúc, mọi thứ, tất tần tật, âm nhạc, khoa học, nghệ thuật, sự thù ghét, yêu thương... những cái mà chỉ có trong "ý thức" mọi người, cũng đều được con người khai sinh ra, hay nói khác đi, nó là sản phẩm của con người. Vậy ta hãy thử nhảy ra ngoài thế giới của chúng ta, đứng cách mặt trời chúng ta hàng triệu cây số, khi mà xung quanh ta chỉ là một khoảng rỗng tuếch, lanh lẽo và vô nghĩa, rồi nhìn về trái đất, rồi tự hỏi, sao cái nơi vớ vẩn đó, lại tồn tại cái mà người ta gọi là "ý thức con người". Rõ ràng cái điểm đó chỉ là một điểm rất bình thường, như bao cái khác. Nhưng nó quan trọng ở một chỗ là, nếu không có cái điểm đó, thì chẳng có cái "ý thức" kia, để mà "cảm nhận" được cái tồn tại của vũ trụ. Và rõ ràng là, nếu không có cái đó, mọi thứ trở nên vô nghĩa, chúng ta không thể biết được sự tồn tại của bất cứ thứ gì, và rồi chỉ cần nghĩ tới điều đó, đầu óc chúng ta sẽ vỡ tung ra với một thứ bùng nhùng khó diễn tả: vậy thì cái gì là quan trọng, cái gì quyết định cái kia, cái gì có trước, chỉ cần trả lời được câu hỏi đó, mọi thứ sau này sẽ trở nên dễ dang phán xét...
Đến đây, tôi mới hiểu được là tại sao, ngày xưa khi học triết học, người ta lại đi tranh luận với nhau về vật chất và ý thức dã man đến thế, tại sao nó lại quan trọng thế đối với triết học, vì rõ ràng nó là sự căn bản của mọi cái căn bản. Nói triết học là môn học của mọi môn khoa học, quả là chính xác. Vì nó xem xét bản chất của tất cả mọi vấn đề. Có người nói rằng, nơi nào có nền văn minh phát triển, nơi ấy sẽ có nền triết học phát triển.
Vật chất, ý thức, rõ ràng là 2 cái căn bản, ý nghĩa của chúng là: Hiện nay, ta đang chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa duy vật, mà theo Mác, ông thích dùng triết học duy vật biện chứng. Nếu theo đó, ta có vẻ dễ dàng coi vật chất là mọi thứ của sự sống, vật chất sinh ra ý thức từ bộ não con người. Coi vật chất là cái quyết định trước, có thể lập luận rằng tất tần tật mọi thứ vũ trụ được tạo nên đều từ cái đó, từ vụ nổ Big Bang mà khỏi điểm là khối vật chất điểm tích tụ, rồi sinh ra thế giới. Nhưng nếu nói rằng, nếu không có cái "cảm nhận vật chất" (ý thức), thì liệu rằng co mọi thứ khái niệm không, có sự thật là vật chất đang tồn tại không, vì rõ ràng ta chỉ biết đến nó khi ta có ý thức, nói rằng nếu không có loài người, không có ý thức thì vật chất vẫn tồn tại, có nghĩa là vụ nổ Big Bang vẫn cứ xảy ra, các ngôi sao vẫn cứ hình thành và tàn lụi, là một điều không được thuyết phục lắm. Vì ngay chính bản thân ta, ta cũng hay tự hỏi, tại sao ta lại tồn tại, khái niệm tồn tại là thế nào, vũ trụ có tồn tại mãi không, và nếu không tồn tại mãi thì sau đó là cái gì, cái không tồn tại đó là thế nào, có nghĩa là chẳng có gì, chẳng có cái gì tất tần tật, sao mà khó hiểu thế... rõ ràng không có cái gì để biết về cái "sự trôi lơ lửng" của vũ trụ khi không có ý thức. Ta có thể tự hỏi, vậy từ trước khi con người, hay ý thức được sinh ra (tức là chưa có cảm nhận), vũ trụ vật chất có thực sự tồn tại được bao nhiêu dị bản rồi, rồi còn có cái gì đó khác thường nữa xảy ra không (vì không có cảm nhận của ai về sự tồn tại), ta có dám khẳng định rằng nó tồn tại hay không, hay khái niệm tồn tại cái gì đó chỉ có khi có "ý thức". Và nếu như vậy, trong một chừng mực nào đó, ý thức lại có trước, quyết định vật chất mất rồi
.....
..thôi đi ngủ, không khéo điên .....