Vấn đề Tây Tạng và việc tẩy chay thế vận hội Bắc Kinh

=)) Trang đó vẫn sống cơ ah? Dai ghê nhỉ? Lần gần đây nhất mình vào cũng là 2 năm rồi. 8-|
 
Quyền không thể tranh cãi như em thì có nhiều lắm :D Không thể claim là cái gì cũng phải có ngay được, anh hoàn toàn không ủng hộ quan điểm đó. Quyền chỉ nên giao cho những người có khả năng sử dụng quyền đầy đủ, dân chủ hay không nói ở một nghĩa gián tiếp chính là quyền có được trao cho đúng những người đầy đủ khả năng như thế không.

Tuy nhiên anh hoàn toàn không định để mọi người nói sâu thêm về vấn đề này vì nó khá là rộng lớn và còn mang nhiều tranh cãi. Nếu có, anh chỉ nói về việc đưa thông tin về vấn đề này có phải là có lợi hay không và thực sự người dân có thể tiếp nhận và sử dụng nó 1 cách đúng đắn hay không. Nói một cách "phi dân chủ" ra thì anh không ủng hộ áp dụng dân chủ kiểu Mỹ ở đây, khi mà dân chủ ở cường quốc lớn nhất thế giới sẽ khác dân chủ ở một tay mơ của thế giới.

1. Anh đã nói là vấn đề li khai là vấn đề rất khó phán xét chưa nhỉ :D Vậy coi như nhắc lại nhé, đọc ngay trong phần nói của em cũng chưa thể rõ chủ quyền ở đâu, có khi độc lập, có khi bị chiếm? Không nói Tây Nguyên có thể nói vùng người Khmer ở VN, liệu có giống không? Vấn đề li khai và lãnh thổ là phổ biến phức tạp. Trừ khi có bằng chứng rõ ràng ra, nếu không thì động đến người khác cũng chính là đụng vào mình.


2. Ý thứ hai em nói, VN phát triển Tây Nguyên tốt hơn TQ với Tây Tạng. Anh chưa thực sự có nhiều thời gian nghiên cứu kĩ vấn đề Tây Tạng, nhưng vấn đề là do người bản địa Tây Tạng phải không nhỉ?
Một vài điểm nên chú ý:
+ Một bộ phận ý kiến phản đối chính phủ ta là vì chính sách di dân người Kinh lên TN. Lên đó thì phát triển thật, nhưng vẫn bị phản đối.
+ Theo anh biết thì TQ vừa nâng cấp đường sắt lên Tây Tạng, hình như ta không có đường sắt hoạt động lên Tây Nguyên (hình như đã từng có nhưng không duy trì).
+ Luận điểm của em được đưa ra với chưa nhiều căn cứ. Có thể chứng minh không.
+ Và cuối cùng, phát triển tốt không có nghĩa là không nảy sinh vấn đề li khai. Và không phải cứ không phát triển tốt là được quyền đòi li khai.

Có thể mở rộng ý này ra khi ta thấy sự phân cách giàu nghèo giữa các khu vực thành thị và nông thôn, các tỉnh, các cụm tỉnh của TQ là rất lớn. Cá nhân anh thấy thì người dân nông thôn ở TQ bị chèn ép rất khổ, liệu có nên đòi li khai cả không? À lí do lịch sử. Lí do lịch sử thì đầy, ở quê anh còn có 2 làng đòi tách xã triền miên cơ.

3. Với Quỳnh Chi:
- Anh nghĩ em nên rạch ròi các vấn đề: Tẩy chay Olympic Bắc Kinh, Tây Tạng, Hoàng Sa - Trường Sa, thậm chí đặt riêng ra là sử sự của chính phủ TQ trong mỗi vấn đề này.
- Vấn đề TS-HS dẫn đến chúng ta tẩy chay Olympic Bắc Kinh có thể là có lí, nhưng không đồng nghĩa là vơ vấn đề Tây Tạng vào cũng đúng luôn.
- Tây Tạng độc lập ở đâu? :D Đề nghị em chứng minh điều này.

4. Tóm lại về chuyện li khai và Tây Tạng:
- Cá nhân mình cực kì nhạy cảm với các vấn đề li khai và dành rất ít sự ủng hộ cho vấn đề được dán nhãn nhân quyền này.
- Lí do đã ít nhiều nêu ở trên, đó là một vấn đề phổ biến và phức tạp bởi nhiều nhân tố chứ không chỉ có mỗi mong muốn của người dân và sự thật lịch sử.
- Lí do thứ hai là bản thân nước ta cũng có những vấn đề phức tạp liên quan. (ví dụ cho tính phổ biến) Dù sao cũng là một người gần như insider của các vấn đề trong nước này, mình tin là hiểu sự thật nó khác hơn là những thứ thường được rêu rao kèm chữ nhân quyền.
- Ngoài ra đó là một trong những lí do phổ biến nhất được người ta sử dụng để can thiệp vào vấn đề của nước khác.
- Vì vậy, mình không ủng hộ việc đưa tin nhiều về vấn đề này. Vì ở đây có một sự thật là, phần lớn thông tin bắt nguồn từ duy nhất một phía là media phương Tây. Quote lại? Liệu có khách quan?

5. Tác phẩm của việc trên (công khai thông tin blahblah) có thể dẫn đến:
- Sự thất thế khi nói đến vấn đề li khai trong nước trước cộng đồng quốc tế. Chú ý lớn ở đây là nhìn từ nhiều góc, vấn đề ở VN và TQ là không quá khác nhau.
- Dư luận không ổn định trong nước và "gián tiếp" ủng hộ cho luận điệu của nhiều sự chống phá.
- Một mối quan hệ sứt mẻ không cần thiết với anh láng giềng lớn.

(Chú ý chữ không cần thiết, có những lúc sẽ phải sứt mẻ, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Bạn ở giữa thủ đô, hay thậm chí vi vu ở đâu đấy, bạn sợ gì :)) Nghĩ rộng hơn nếu bạn có trong tay một đất nước xem. Và mình cho rằng lí do đầu và thứ hai là quan trọng hơn)

6. Trong tranh luận tại đây hi vọng mọi người rạch ròi được chuyện:
- Vấn đề TQ với Tây Tạng là vấn đề li khainhân quyền (quyền độc lập)
- Vấn đề công khai thông tin về vấn đề này là vấn đề nhân quyền (quyền tự do tiếp cận thông tin) và quyền lợi quốc gia.
- Vấn đề TSHS là vấn đề lãnh thổ và quyền lợi quốc gia x2.

i.Vấn đề li khai không thể đánh đồng với vấn đề lãnh thổ.
ii.Các vấn đề nhân quyền có bản chất khác nhau không thể xét cùng nhau theo kiểu ở đây thiếu nhân quyền thì thì chỗ kia cũng phải cho nhân quyền vào. Việc ủng hộ Tây Tạng độc lập và ủng hộ việc công bố việc đó ở VN là không nên đánh đồng.
iii. Đánh giá cùng một chủ thể ở các vấn đề khác nhau nên có một sự độc lập tương đối. TQ sai với ta ở HSTS không có nghĩa là chắc chắn TQ sai ở Tây Tạng.

Nói mãi không clear được ý, bực nhỉ :-<

Lời cuối là mình thấy hơi buồn cười sau khi phong trào Hoàng Sa bắt đầu thì bao nhiêu bạn mới bắt đầu quan tâm rồi lu loa kèm đủ thứ chuyện lên :D Mình không thấy kết quả nhiều lắm. Và thấy nó hơi nguy hiểm vì nó phong trào hơn là sự sáng suốt của bản thân mỗi người trong việc phán xét vấn đề :D



Cảm ơn bài của anh Nam Anh, em đã hiểu thêm một số vấn đề :)
 
Vậy coi như anh được bớt tí bị coi là dở hơi khi cứ post bài dài ngoằng :D

Vậy nếu được có lẽ nên close topic này. Thế chắc hơn là giờ ta xúm vào luận PLC các mod nhỉ :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khi các vấn đề dc giải quyết hết thì tự topic sẽ chìm xuống, anh nghĩ việc khóa nó lại là việc chẳng đừng, ko nên lạm dụng. Khi có vấn đề thì tránh lúc này có thể sẽ gặp lúc khác, tốt nhất là giải quyết nó khi điều kiện tốt (diễn đàn có nhiều luồng thông tin sẽ giúp có cái nhìn tốt hơn là một lúc nào đó bị chi phối bởi 1 bên)
 
Em chỉ không thích cái đồng chí gì mới mới post bài rất một chiều vào thôi. Vấn đề ở đây là nhìn chán đến nỗi chẳng ai thèm phản đối, thành ra biết đâu lại có nhiều người khác vào đọc lại hiểu lầm :(
 
Mời các bạn xem thêm về Chín bài luận về bản chất của Đảng CS Trung Quốc tại www.9binh.com để hiểu thêm về bản chất tà ác của CCP.

Số người thoái Đảng CCP ngày càng cao. Hiện nay đã trên 37 triệu người. Số người còn tin vào Đảng CS ngày càng ít đi.

Tây tạng là một quốc gia Phật giáo, đa số người dân điều là Phật tử. Nguồn tài nguyên khoán sản giàu có là động lực để TQ không buông nhả.

Nói về Tây tạng thì người dân họ đã chịu đựng những cảnh hết sức đau lòng nếu bạn được xem thông tin đầy đủ. Vì sao mà thế giới lên tiếng đòi tẩy chay thế vận hội Bắc Kinh là một câu chuyện dài, mà tôi cho rằng đáng như thế.
=)) =)) =)) Như thế này hả các anh?
 
Mọi người nói cho tớ nghe về lịch sử Tây Tạng đi :D
 
Nôm na theo tớ hiểu là Tây Tạng từ năm -xxxx đến năm 600 sau công nguyên là 1 vùng đất ít người sinh sống tập trung trên cao nguyên tây tạng, chắc là ở dưới dạng bộ tộc.

Năm 6xx sau công nguyên Tùy đế Dương Quảng phát động tấn công Tây Tạng nhưng ko thành công (chú này còn tấn công cả Mông Cổ, 3 lần tấn công Triều Tiên và 1 số vùng đất khác, khiến cho tình thế ở tầu lúc đấy rất hỗn loạn, quần hùng cát cứ, cuối cùng đến năm 64x chú Lý Thế Dân mới thống nhất và sinh ra nhà Đường).

Từ năm 6xx đến năm 12xx nhà Đường ko quan tâm đến Tây Tạng, để nó tự phát triển, có thể nói trong những năm đó Tây Tạng là 1 nước riêng có vua, đạo phật đã bắt đầu du nhập vào.

Năm 12xx quân Mông Cổ tấn công nhà Tống của tầu, nhưng thấy bức trường thành nản quá, nên chúng nó để í tới Tây Tạng để tấn công tầu từ phía tây. Thế là Tây Tạng thuần phục Mông Cổ, còn cung cấp quân đội cho Mông Cổ.

Giai đoạn này đến hết nhà Nguyên thì Tây Tạng là chư hầu của nhà Nguyên, hàng năm cúng tế vật, nhận sắc phong các thứ.

Nhà Minh hình như tức Tây Tạng cho bọn Mông Cổ quân đánh tầu nên nó đem quân oánh Tây Tạng, chiến tranh liên miên đến thời nhà Thanh mới có hòa bình...

Xong quân đội Anh hay nc nào xâm chiếm Tibet, xong nó rút, xong Tibet về Tầu.
 
Tuỳ Dạng Đế Dương Quảng.:D 1 bạo chúa của lịch sử Tàu.
 
2. Mình không hi vọng quá 0.01% là Trung Quốc sẽ nhả Tây Tạng. Kiêu như bảo Việt Nam nhả Tây Nguyên.

3. Mình cực lực phản đối việc tẩy chay Olympic và cho rằng đó là việc làm của những kẻ chỉ thích phá hoại. Olympic là cuộc chơi của cả thế giới, thế hiện sự đoàn kết và hòa bình. Nếu muốn phản đối thì có thể ngừng dùng hàng Trung Quốc, không làm việc với doanh nhân Trung Quốc hoặc không nhận nhân viên Trung Quốc v.v...

hi hi vui tính thật, sao lại nói là giống kiểu Việt Nam nhả Tây Nguyên =)) nói linh tinh quá, việc Việt Nam và Tây Nguyên bản chất nó khác xa Trung Quốc và Tây Tạng, sao mà đánh đồng được :))

còn tẩy chay Olympic thì đúng là ngớ ngẩn, Olympic là 1 sự kiện thể thao nền tảng là hòa bình, chỉ đơn giản là nó được tổ chức tại Trung Quốc thôi, việc nội bộ của Đại Lục và việc Olympic tổ chức tại đây là 2 vấn đề ko liên quan, việc nào đi việc nấy, sao lại fải tẩy chay Olympic, haiz ^^

nếu mà ai có suy nghĩ tẩy chay Olympic, tẩy chay rước đuốc thì thiển cận quá, chỉ vì Tàu nó "lục đục" với Tây Tạng thôi à :)) hay các bác có ý đồ gì riêng, hay các bác thù Tàu từ lâu rồi nay vin cớ :))

nói thế thì Tàu họ vừa bị động đất ở Tứ Xuyên cả trăm ngàn người chết, giờ nhiều người thương khu đấy lắm, theo đúng dòng suy nghĩ này thì ta phải ủng hộ Tàu vì vụ động đất, bằng cách ủng hộ Olympic nhể

thấy chả liên quan gì chưa, keke ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trung Quốc với Tây Tạng có lẽ khác Việt Nam với Tây Nguyên nhưng nó rất giống, cực giống (về phương diện lịch sử) với Việt Nam - Chăm Pa (1 đất nước đến nay đã ko còn). Có điều khác là miền nam nước ta (Chăm Pa) ngày trước giờ đa số là người Kinh rồi, chứ nếu dân số ng Chăm vẫn đa số (như người Tạng ở Tây Tạng) thì ko biết còn có chuyện gì.
 
uhm theo mình nghĩ thì Việt Nam không thể ủng hộ việc Tây Tạng tách khỏi Trung Quốc được đâu
vì khi đó sẽ rất khó ăn nói vụ Tây Nguyên muốn tách thành quốc gia độc lập
kiểu như há miệng mắc quai ý mà
 
VN mà ủng hộ thì VN mất nước trước tiên chứ chưa nói gì đến Tây Nguyên.=))
 
1. Tây Tạng muốn tự do, mình hi vọng là họ sẽ đạt được những gì họ muốn.

2. Mình không hi vọng quá 0.01% là Trung Quốc sẽ nhả Tây Tạng. Kiêu như bảo Việt Nam nhả Tây Nguyên.

3. Mình cực lực phản đối việc tẩy chay Olympic và cho rằng đó là việc làm của những kẻ chỉ thích phá hoại. Olympic là cuộc chơi của cả thế giới, thế hiện sự đoàn kết và hòa bình. Nếu muốn phản đối thì có thể ngừng dùng hàng Trung Quốc, không làm việc với doanh nhân Trung Quốc hoặc không nhận nhân viên Trung Quốc v.v...

4. May mà thông tin bị bưng bít ở Việt Nam để đỡ phiền phức. Phản đối về vấn đề Tây Tạng và Olympic đối với Việt Nam mà nói không có lợi ích gì cả. "Việc nhà còn chưa xong đã lo vác tù và hàng tổng".

hoàn toàn đồng ý với anh Duy.
Vấn đề Tây Tạng và Olympic là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Lấy Tây Tạng ra để làm cớ phản đối và tẩy chay Olympic là vừa là nhìn nhận vấn đề quá phiến diện, thậm chí có phần mang tính phá hoại.
Vấn đề Tây Tạng là vấn đề của chính phủ Trung Quốc, còn Olympic Bắc Kinh là vấn đề của cả đất nước Trung Quốc, khi nói phản đối và tẩy chay thế vận hội, người nói có thử nghĩ xem để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh người Trung Quốc đã chuẩn bị trong bao lâu, chuẩn bị và cố gắng như thế nào không? Chỉ vì 1 bộ phận nhỏ mà phủ định công lao của cả một tập thể lớn như thế có nên không? cứ lấy ngay ví dụ bản thân mình, làm được 1 tác phẩm còn chưa kịp có người thứ 2 thưởng thức đã bị phá hoại be bét, thử hỏi cảm nhận lúc đó thế nào? nói gì đây là cả một sự kiện lớn của thế giới, là sự cố gắng của cả một dân tộc, một đất nước, từ "tẩy chay" nói ra quá dễ dàng rồi!
 
các bác nói chuyện chán bỏ xừ, không hay bằng em :(.
Nói như mấy bác ở trên thì cứ khác nhau 1 tý là cho tách hết ra à? Sao không tách luôn việt nam thành 3 miền bắc trung nam ấy cho xong? à tách luôn ra vương quốc hoàn kiếm, vương quốc long biên (giống kiểu công quốc monaco, vương quốc vatican ấy :))), à có 54 dân tộc, tách luôn thành 54 quốc gia, môi quốc giả có 1 quả núi với 1 khoảng rừng/1 khe suối ấy :)). vấn đề tách ra hay gộp lại theo em chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới, chẳng cần quan tâm, tách ra hay gộp lại theo em cần phải quan tâm nếu liên quan đến những vấn đề sau:

-lịch sử: cái này là yếu tố quan trọng nhất trong việc tách ra hay gộp lại. Lịch sử đã định như thế nào, thì nó cứ như thế thôi, người ta trước đến nay làm thế nào thì bây giờ làm như thế.
Ví dụ: Liên bang Nam tư được phát xít Đức gộp lại (montenegro, bosnia and hesgovina, serbia, và cả kosovo :)), nhưng kosovo rõ ràng bị mỹ lôi kéo dụ dỗ, em không đồng tình lắm :)), để em nói về cái này sau, à kosovo nói tiếng albania nhé :)), rồi bây h lại chia ra, vì lịch sử không phải là liên bang, Đức bị Đồng Minh chia cắt rồi lại hợp lại, vì lịch sử là 1 nước. Hoặc Mỹ cuối cùng tập hợp lại thành 1 liên bang, hoặc Liên Minh Châu Âu trước đây là nhiều nước nhưng bây giờ đang tìm cách và trên đường tiến tới 1 liên bang :)). Cechslovakia/tiệp, trước tách ra từ nước phổ, xong lại chia ra.

Nói chung lịch sử là 1 yếu tố vô cùng quan trọng trong việc định hình thế giới ngày nay, rất nhiều yếu tố góp phần, và rất phức tạp :D.

Nhưng nói chung em éo quan tâm đến lịch sử, vì cái quan trọng với em là:
-Đói: :D, cái này em thấy là người dân coi trọng yếu tố này hơn cả lịch sử với cả lòng yêu nước :)). Cộng với cả yếu tố dân trí (thông minh hoặc dễ bị lừa) thì càng là 1 yếu tố mạnh :)). Chẳng hạn giặc pháp chia vn thành 3 tỉnh cho dễ đô hộ, hay bọn mỹ muốn chia thành 2 quốc gia, vn mình thứ nhất đói, thứ 2 cũng thông minh, cho nên đòi đánh nhau gộp làm 1, chứ để tách ra có mà đói :)). Hoặc bây giờ các bác Tây Nguyên, để các bác ấy đói, bọn Mẽo, à quên, bọn phản động nhảy vào kích dục, à quên kích động, hứa là đòi độc lập sẽ cho tiền+gạo, + với dân trí thấp, nhảy lên đòi độc lập ngay (em nhớ là hồi 2000 thì phải, hoặc 2002, hoặc 2004, không rõ, nhưng giờ vẫn còn tâm lý độc lập nhiều, vẫn phức tạp lắm).
Cứ để dân nó đói xem, không bảo nó cũng tự biểu tình ấy chứ :)) (cái này chú lái xe nhà em nói, em thấy đúng vãi ái =))

- Cái này là yếu tố phụ thôi, đấy là có cần thiết không, và có efficient/convenient/effective không? Nhiều khi chia nhỏ ra nhiều quá sẽ rất là inefficient, lấy ví dụ trong việc administration ra để dễ hình dung thôi, chẳng hạn chuyện development và planning thì người ta phải làm cho cả 1 region, chứ làm sao mà giao quyền cho từng vùng 1 thích tự làm gì thì làm, thay vì 1 cái thủy điện to công suất lớn được nhiều điện, mỗi thằng lại làm 1 cái thủy lợi bé bé đủ cho mình dùng nhưng tổng quát thì xây thủy điện vẫn được nhiều điện hơn :)), mà chi phí rẻ hơn so với cả chục cái thủy lợi chứ :)). Nhưng nếu cho cả chục thằng tự quản ngồi với nhau, thì xây ở đâu? thằng nào có quyền quản lý thủy điện? thế là lại cãi nhau :)). Nếu chỉ có 1 thằng xếp thì bố bảo con phải nghe, bảo làm ở đâu cũng thế thì làm luôn ở quê nội của bố, bố bảo con không dám cãi :)).
Đơn cử ví dụ trên, có thấy thằng rằng yếu tố thứ 3 này cũng đóng góp 1 phần vào chuyện chia hay tách. Liên quan nhiều nhất là đến việc administration. Cần thiết thì hợp, không cần thiết thì cử để nguyên. Cần thiết thì tách, không cần thiết thì thôi.
Như ở bên Úc của em, chúng nó vẫn là các liên bang độc lập với nhau, vẫn có các quyền tự chủ của chúng nó :)), chính phủ liên bang chỉ được cái đi thu thuế hộ các bang với cả mang quân đi đánh nhau thôi :)), em nghi ở Mẽo cũng thế, quyền tự chủ (commerce/planning development/medical services/police services) vẫn là các bang tự lo. Ví dụ gần đây, chính quyền liên bang (federal government) đòi quản lý 1 con suối (hình như con sông em không nhớ :))), nhưng nó lại nằm trong địa phận bang Victoria, chúng nó không đồng ý thì chính phủ cũng chịu :)).

Nhiều nước không cần thành lập liên bang mà vẫn làm nước khác sợ như bố đấy thôi. Như thằng Mỹ, có cần thành lập liên bang chống khủng bố đâu :)), thế mà thằng Canada, Hàn quốc, columbia, mexico, vẫn sợ như bố :)), bố bảo mang quân sang đánh Iraq cũng không dám cãi :)).
Không cần thiết phải cùng 1 nước/liên bang mới gây được ảnh hưởng cho nhau. Cái danh hiệu liên bang chỉ là cái tên, cái danh hiệu thôi. Anh em với nhau không nhất thiết phải là anh em 1 nhà, anh em 1 nhà có khi còn chém nhau :))
Như hồi xưa, Việt nam định thành lập liên bang đông dương :)), ôi vãi ái, cái này rất hay, em ủng hộ :)). Nhưng mà thằng TQ với Mỹ nó phản đối vì sợ vn mạnh quá nên ko cho :)), thật là tiếc :(. Nhưng sợ quái gì, bây giờ thằng lào với campuchia vẫn sợ vn như bố :)) (thằng campuchia thỉnh thoãng vẫn tỏ thái độ, đi thông dâm với bọn thái lan, tàu khựa, nhưng nhìn chung là sợ :)), éo dám bật nhờn như hồi trước :)) =)), bật nhờn mang quân sang đánh bỏ mẹ :)) =))). Bật mý các bác 1 điều là thủ tướng lào với campuchia đều nói tiếng viết như gió :)) =)). Thằng hunsen trước là thằng chăn bò ở Ba vì đấy chứ :)), xong được cảm tình đảng với cả giác ngộ cách mạng :)) =)), được đưa sang cămpuchia làm đệ tử hehe :)). Em nói ra các facts thế này chắc các bác sướng lắm, vì vn mình ít ra cũng có 2 thằng đệ tử trung thành :)), em cũng thấy sướng. Nhưng các bác cũng không nên sướng quá :)), bắt nạt được 2 thằng lào với campuchia bắt nạt làm gì :)) =)), cộng dân số lại chưa chắc đã chống được thằng TQ nếu nó mang quan sang đánh :)) =)).

Thế đấy, câu chuyện tách ra/nhập lại chắc bây giờ các bác cũng đã rõ, nhỉ :)) :D :). Yếu tố khác biệt văn hóa/con người/tiếng nói cũng là 1 yếu tố cần suy xét khi tách ra/nhập lại, nhưng nó không phải là yếu tố quan trọng để xét đến, mà là 3 cái em chỉ ra. Các bác tick bài hay cho em với :)), bài viết nhiều thông tin thú vị (mà em nghĩ chắc các bác không biết hết :))) với cả quan sát/nhận xét sắc sảo thế còn gì :)) =))

*ps: 1 số người hỏi sao em cứ nói lạc đề và không đi vào trọng tâm, và kể ra quan điểm của em về tây tạng là thế nào? :)). Đấy em định nói lúc đầu rồi nhưng mải viết quá quên :)). Quan điểm của em là nếu TQ cứ tiếp tục bắt nạt Tây Tạng và để dân nó đói thế này thì nên cho chúng nó tách ra :)), mặc dù là rất khó vì Tây Tạng là land-locked country, không có đường biển, TQ nó có mang quân sang bình định thì cũng chẳng nước nào cứu được :)), vì thế em không prefer cách này lắm :)), vô ích :)). Đánh mặt đối mặt với chiến thuật biển người của bọn Tàu Khựa đã khó, huống hồ chơi nhảy dù biệt kích mới lại commandos với chúng nó :)) =)). Cách 2 và em nghĩ là khả thi nhất là TQ không cho chúng nó tách ra, nhưng trao cho chúng nó quyền tự chủ giống như Hồng Kông/Ma cao, 1 đất nước 2 chế độ, bảo vẫn phải nghe, bảo mang quân sang đánh vn vẫn phải nghe -_-", nhưng cho quyền tự chủ về kinh tế, tax, và cách vấn đề xã hội khác, giúp sức chúng nó trong việc pt đất nước như xây sân bay, đường ray xe lửa, bệnh viện etc, có cảnh sát nhưng không được có quân đội, không được phép có ngân sách quốc phòng, và quan trọng nhất là không để cho chúng nó đói :)) =)). Nhưng tình hình anh Tàu khựa thứ nhất vừa gấu, vừa tư tưởng nước lớn :)), thứ 2 là cũng vừa thoát ra khỏi bóng nông dân (giốn việt nam :)) =))), cho nên em nghĩ anh ý chưa chắc đã nhìn xa trông rộng và khôn để đồng ý với cách thứ 2 đâu :)). Cái macao với hong kong chẳng qua do bọn bồ đào nhà với Uk chúng nó push, chứ không anh ý cũng cho chúng nó về kinh tế tập trung quá độ cộng sản tiến tới XHCN hết :)) =)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ chỉ nghĩ nó là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của giới truyền thông và những tầng lớp khác trong xã hội về vấn đề Tây Tạng (kiểu như muốn "hot" thì phải có xì-căng-đan ý) ! :D Đại khái theo tớ hiểu nó có mục đích rõ ràng: thu hút sự chú ý-nhắm vào chính trị nhiều hơn là hành động của mấy kẻ phá hoại. Dùng từ phá hoại có lẽ ko thích hợp lắm...:D
 
hoàn toàn đồng ý với anh Duy.
Vấn đề Tây Tạng và Olympic là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Lấy Tây Tạng ra để làm cớ phản đối và tẩy chay Olympic là vừa là nhìn nhận vấn đề quá phiến diện, thậm chí có phần mang tính phá hoại.
Vấn đề Tây Tạng là vấn đề của chính phủ Trung Quốc, còn Olympic Bắc Kinh là vấn đề của cả đất nước Trung Quốc, khi nói phản đối và tẩy chay thế vận hội, người nói có thử nghĩ xem để chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh người Trung Quốc đã chuẩn bị trong bao lâu, chuẩn bị và cố gắng như thế nào không? Chỉ vì 1 bộ phận nhỏ mà phủ định công lao của cả một tập thể lớn như thế có nên không? cứ lấy ngay ví dụ bản thân mình, làm được 1 tác phẩm còn chưa kịp có người thứ 2 thưởng thức đã bị phá hoại be bét, thử hỏi cảm nhận lúc đó thế nào? nói gì đây là cả một sự kiện lớn của thế giới, là sự cố gắng của cả một dân tộc, một đất nước, từ "tẩy chay" nói ra quá dễ dàng rồi!

E phản đối Olympic Bắc Kinh vì nó đã bị chính trị hóa quá nặng nề :) E đồng ý với chị là vấn đề Tây Tạng với Olympic nên tách bạch ra, đừng vì phản đối Trung Quốc về Tây Tạng mà tẩy chay lây cả Olympic Bắc Kinh, nhg bản thân e thấy cái Olympic đã mất đi cái ý nghĩa và tinh thần đích thực của nó rồi ( hôm trc debate society trường e vừa có một cái về vấn đề này, các chú Trung cộng phản đối như đúng rồi, rốt cuộc phe cho rằng Olympic đã mất đi ý nghĩa là phe thắng :)) ), cho nên e phản đối Olympic Bắc Kinh 2008 :)
 
tớ cũng đồng tình với bạn trang về quan điểm dùng olympic để thu hút sự chú ý. tớ mà là bác hồ tớ cũng làm thế :D (à quên dalai lat ma nhỉ, quên :D), phá hoại thì có thể phá hoại thật, nhưng hoàn cảnh buộc phải làm thế thôi, đấy là quyết định tốt nhất có thể rồi.

thằng kiên không đọc bài trên của anh hả em? :D đọc đi, rồi tick bài hay cho anh hehe.
 
Mịa ông Long thấy gái là hoa hết cả mắt lên chẳng còn biết trời đất gì nữa =)) Soi dùm tôi cái chữ kí bên dưới nè :))

----------

Bài ông Long viết dài ngoằng mà dính vào trọng tâm thì ít :-??
Bài viết có giá trị nếu như quẳng yếu tố chính trị qua 1 bên và như đã nêu là 3 yếu tố (trong đó "Đói" quan trọng nhất) để xác định xem việc Tây Tạng ly khai khỏi TQ có hợp tình hay ko ! Kể ra cũng có phần đúng nhưng mà ko tính đến chính trị, tư tưởng dân tộc, non sông đất nước bảo thủ ngàn đời là ko dc rồi !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên