Anh Nam Anh so sánh Tây Tạng của TQ với Tây Nguyên của VN là không đúng. Anh cứ tìm lại lịch sử đi, Tibet bị TQ đưa quân vào chiếm những năm 1950s, trước đó có lúc thuộc TQ, nhưng vẫn giành lại được độc lập.
Còn VN mở rộng lãnh thổ với Tây Nguyên từ thời lâu rồi, ko đợi đến lúc hiện đại mới chiếm.
Ngoài ra quan trọng hơn nữa là cách VN phát triển TNguyên khác và tốt hơn nhiều cách TQ chèn ép Tây Tạng.
Tóm lại là VN ủng hộ chủ trương TQ toàn vẹn thống nhất vì nhiều lí do khác, rất ít liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của chính chúng ta.
Quan điểm 1 Trung Quốc thì là chuyện về Đài Loan, vì ĐLoan có tên chính thống là Republic of China; em thấy chuyện này ko liên quan đến Tibet.
Ngoài ra, quyền được tìm hiểu thông tin, nắm bắt thông tin là quyền cơ bản của mỗi người dân, mà một nhà nước minh bạch đúng ra phải đáp ứng. Quyền này là không thể tranh cãi.
Quyền không thể tranh cãi như em thì có nhiều lắm
Không thể claim là cái gì cũng phải có ngay được, anh hoàn toàn không ủng hộ quan điểm đó. Quyền chỉ nên giao cho những người có khả năng sử dụng quyền đầy đủ, dân chủ hay không nói ở một nghĩa gián tiếp chính là quyền có được trao cho đúng những người đầy đủ khả năng như thế không.
Tuy nhiên anh hoàn toàn không định để mọi người nói sâu thêm về vấn đề này vì nó khá là rộng lớn và còn mang nhiều tranh cãi. Nếu có, anh chỉ nói về việc đưa thông tin về vấn đề này có phải là có lợi hay không và thực sự người dân có thể tiếp nhận và sử dụng nó 1 cách đúng đắn hay không. Nói một cách "phi dân chủ" ra thì anh không ủng hộ áp dụng dân chủ kiểu Mỹ ở đây, khi mà dân chủ ở cường quốc lớn nhất thế giới sẽ khác dân chủ ở một tay mơ của thế giới.
1. Anh đã nói là vấn đề li khai là vấn đề rất khó phán xét chưa nhỉ
Vậy coi như nhắc lại nhé, đọc ngay trong phần nói của em cũng chưa thể rõ chủ quyền ở đâu, có khi độc lập, có khi bị chiếm? Không nói Tây Nguyên có thể nói vùng người Khmer ở VN, liệu có giống không? Vấn đề li khai và lãnh thổ là
phổ biến và
phức tạp. Trừ khi có bằng chứng rõ ràng ra, nếu không thì động đến người khác cũng chính là đụng vào mình.
2. Ý thứ hai em nói, VN phát triển Tây Nguyên tốt hơn TQ với Tây Tạng. Anh chưa thực sự có nhiều thời gian nghiên cứu kĩ vấn đề Tây Tạng, nhưng vấn đề là do người bản địa Tây Tạng phải không nhỉ?
Một vài điểm nên chú ý:
+ Một bộ phận ý kiến phản đối chính phủ ta là vì chính sách di dân người Kinh lên TN. Lên đó thì phát triển thật, nhưng vẫn bị phản đối.
+ Theo anh biết thì TQ vừa nâng cấp đường sắt lên Tây Tạng, hình như ta không có đường sắt hoạt động lên Tây Nguyên (hình như đã từng có nhưng không duy trì).
+ Luận điểm của em được đưa ra với chưa nhiều căn cứ. Có thể chứng minh không.
+ Và cuối cùng, phát triển tốt không có nghĩa là không nảy sinh vấn đề li khai. Và không phải cứ không phát triển tốt là được quyền đòi li khai.
Có thể mở rộng ý này ra khi ta thấy sự phân cách giàu nghèo giữa các khu vực thành thị và nông thôn, các tỉnh, các cụm tỉnh của TQ là rất lớn. Cá nhân anh thấy thì người dân nông thôn ở TQ bị chèn ép rất khổ, liệu có nên đòi li khai cả không? À lí do lịch sử. Lí do lịch sử thì đầy, ở quê anh còn có 2 làng đòi tách xã triền miên cơ.
3. Với Quỳnh Chi:
- Anh nghĩ em nên rạch ròi các vấn đề: Tẩy chay Olympic Bắc Kinh, Tây Tạng, Hoàng Sa - Trường Sa, thậm chí đặt riêng ra là sử sự của chính phủ TQ trong mỗi vấn đề này.
- Vấn đề TS-HS dẫn đến chúng ta tẩy chay Olympic Bắc Kinh có thể là có lí, nhưng không đồng nghĩa là vơ vấn đề Tây Tạng vào cũng đúng luôn.
- Tây Tạng độc lập ở đâu?
Đề nghị em chứng minh điều này.
4. Tóm lại về chuyện li khai và Tây Tạng:
- Cá nhân mình cực kì nhạy cảm với các vấn đề li khai và dành rất ít sự ủng hộ cho vấn đề được dán nhãn nhân quyền này.
- Lí do đã ít nhiều nêu ở trên, đó là một vấn đề phổ biến và phức tạp bởi nhiều nhân tố chứ không chỉ có mỗi mong muốn của người dân và sự thật lịch sử.
- Lí do thứ hai là bản thân nước ta cũng có những vấn đề phức tạp liên quan. (ví dụ cho tính phổ biến) Dù sao cũng là một người gần như insider của các vấn đề trong nước này, mình tin là hiểu sự thật nó khác hơn là những thứ thường được rêu rao kèm chữ nhân quyền.
- Ngoài ra đó là một trong những lí do
phổ biến nhất được người ta sử dụng để can thiệp vào vấn đề của nước khác.
- Vì vậy, mình không ủng hộ việc đưa tin nhiều về vấn đề này. Vì ở đây có một sự thật là, phần lớn thông tin bắt nguồn từ duy nhất một phía là media phương Tây. Quote lại? Liệu có khách quan?
5. Tác phẩm của việc trên (công khai thông tin blahblah) có thể dẫn đến:
- Sự thất thế khi nói đến vấn đề li khai trong nước trước cộng đồng quốc tế. Chú ý lớn ở đây là nhìn từ nhiều góc, vấn đề ở VN và TQ là không quá khác nhau.
- Dư luận không ổn định trong nước và "gián tiếp" ủng hộ cho luận điệu của nhiều sự chống phá.
- Một mối quan hệ sứt mẻ
không cần thiết với anh láng giềng lớn.
(Chú ý chữ không cần thiết, có những lúc sẽ phải sứt mẻ, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Bạn ở giữa thủ đô, hay thậm chí vi vu ở đâu đấy, bạn sợ gì
) Nghĩ rộng hơn nếu bạn có trong tay một đất nước xem. Và mình cho rằng lí do đầu và thứ hai là quan trọng hơn)
6. Trong tranh luận tại đây hi vọng mọi người rạch ròi được chuyện:
- Vấn đề TQ với Tây Tạng là vấn đề
li khai và
nhân quyền (quyền độc lập)
- Vấn đề công khai thông tin về vấn đề này là vấn đề
nhân quyền (quyền tự do tiếp cận thông tin) và
quyền lợi quốc gia.
- Vấn đề TSHS là vấn đề
lãnh thổ và quyền lợi quốc gia
x2.
i.Vấn đề li khai không thể đánh đồng với vấn đề lãnh thổ.
ii.Các vấn đề nhân quyền có bản chất khác nhau không thể xét cùng nhau theo kiểu ở đây thiếu nhân quyền thì thì chỗ kia cũng phải cho nhân quyền vào. Việc ủng hộ Tây Tạng độc lập và ủng hộ việc công bố việc đó ở VN là không nên đánh đồng.
iii. Đánh giá cùng một chủ thể ở các vấn đề khác nhau nên có một sự độc lập tương đối. TQ sai với ta ở HSTS không có nghĩa là chắc chắn TQ sai ở Tây Tạng.
Nói mãi không clear được ý, bực nhỉ :-<
Lời cuối là mình thấy hơi buồn cười sau khi phong trào Hoàng Sa bắt đầu thì bao nhiêu bạn mới bắt đầu quan tâm rồi lu loa kèm đủ thứ chuyện lên
Mình không thấy kết quả nhiều lắm. Và thấy nó hơi nguy hiểm vì nó phong trào hơn là sự sáng suốt của bản thân mỗi người trong việc phán xét vấn đề