1. *
AQ chính truyện của Lỗ Tấn ( 1881-1936), Trung Quốc. Trong khuôn khổ vừa, với một cố nông ở một làng Mùi nào đó, tác giả đã khái quát rất cô đọng và rất chân thực tình hình xã hội và “quốc dân tính” của dân Trung Quốc hồi đó. Bằng hình tượng nghệ thuật, tác giả đã phê phán tính cách mạng nửa vời của cách mạng tư sản 1911, dự báo mới một cuộc cách mạng triệt để sắp tới và mở đầu cho dòng văn học cách mạng chân chính ở Trung Quốc.
2.
Ai được sống sung sướng trên đất nước Nga, 1866-76, của N.A.NEKRAS-SOV (Nhê-kra-xốp), Nga. Trường ca miêu tả nước Nga nông nô và cuộc đấu tranh giành tự do.
3.
Ai-van-hô, 1819. Tiểu thuyết lịch sử của W.SCOTT, Anh. Tập đoàn phong kiến cũ Xắc-xơn mưu toan khôi phục quyền thế chống bọn phong kiến mới Noóc-man, nhưng bất thành.
4.
Anh em nhà Ka-ra-ma-dốp, 1880. Tiểu thuyết của F.M. DOSTOIEVSKI. Sự suy sụp của một gia đình quý tộc, con giết bố, thể hiện rõ rệt mâu thuẫn ngay trong nhân sinh quan của DOSTOIEVSKI và những vấn đề đạo lý, triết học đương thời.
5.
Ánh sáng tháng tám. Tiểu thuyết của FAULKNER, Mỹ. Một người lai da đen lấy một phụ nữ da trắng, luôn mâu thuẫn, cắt cổ vợ, sau bị cảnh sát chém chết năm 1932.
6.
Anna Karenina, 1873-77, của LEV. N. TOLSTOI, Nga. Tiểu thuyết nêu hai vấn đề: Số phận người phụ nữ (tình yêu, hôn nhân) và số phận nước Nga (mâu thuẫn địa chủ, nông dân).
7.
Ba-bit, 1922. Tiểu thuyết của S.LEWIS. B. điển hình cho người Mỹ tiểu tư sản tầm thường, công thức, Sô-vanh, đạo đức giả, có nhiều mánh khóe con buôn.
8.
Bà Bô-va-ry, 1857, tiểu thuyết của G. FLAUBERT, Pháp. Một phụ nữ lãng mạn thất vọng sau khi lấy một y sĩ nông thôn tẻ nhạt. Bô-va-ry tìm tình yêu trong ngoại tình. Vay nợ, tự tử để thoát khỏi xã hội tư bản tầm thường và nghiệt ngã.
9.
Bài ca Nibelungen, anh hùng ca Đức (thế kỷ 13). Ca ngợi Xich-phrit, người hiệp sĩ lý tưởng.
10.
Bài ca Roland, anh hùng ca Pháp (thế kỷ 11-12). Ca ngợi chiến công của R. chống Hồi giáo, bị tử trận. Roland là hình tượng người hiệp sĩ trung quân, ngoan đạo, thẳng thắn.
11.
Bài ca tổng hợp, 1950, của PABLO NERUDA, Chi Lê. Bản nhạc hùng tráng ca ngợi cuộc sống Châu Mỹ, thảo mộc, muông thú, con người, truyền thống. Tố cáo bọn xâm lược.
12.
Bách khoa toàn thư, 1751-72, Pháp. Công trình tập thể biểu hiện những tư tưởng của trào lưu tư sản tiến bộ Ánh sáng, chuẩn bị cách mạng 1789, do Đi-đơ-rô chủ trương.
13.
Bất bình chín muồi (tựa khác: Chùm nho nổi giận), 1939, tiểu thuyết của J.STEINBEC, Mỹ (sau phản động). Nông dân nợ nần bị mất đất, di cư trong những năm kinh tế suy thoái.
14.
Bút ký người đi săn, 1846-51. Tập truyện ngắn của TURGENIEV, Nga. Chống chế độ nông nô do một người đi săn kể lại.
15.
Ca dâng lên (Gitanjali), 1913. tập thơ của Tagore, xứ Băng-gan (Ấn Độ), đoạt giải Nobel. Gồm hơn 100 bài: đề cao sức mạnh tinh thần, tư tưởng phiếm thần, cảm thông thiên nhiên, yêu con người và muôn vật, hiểu biết tâm hồn trẻ em.
16.
Cây thập tự thứ bảy, 1942, tiểu thuyết của nữ nhà văn Đức ANNA SEGHERS. Cuộc trốn khỏi trại giam Quốc xã của bảy chiến sĩ cách mạng, sau đấy chỉ một người thoát.
17.
Cha con, 1860-62. Tiểu thuyết của TURGENIEV, Nga. Thế hệ “cha” đại diện những quan điểm lỗi thời, những người quý tộc theo chủ nghĩa tự do. Thế hệ “con” là những người trí thức bình dân, có tin tưởng mới, cách mạng.
18.
Chàng ngốc, 1868, tiểu thuyết của F.M. DOSTOIEVSKI. Chứng minh tất cả những gì là đẹp đẽ, cao cả không thể tồn tại trong xã hội quý tộc, tư bản.
19.
Chiến tranh và hòa bình, 1863-69, tiểu thuyết của LEV. N. TOLSTOI, Nga. Cuộc chiến tranh 1812 chống quân xâm lược Pháp của Napoleon I, diễn tả nhân dân là nhân vật chính; bức tranh nước Nga đầu thế kỷ 19, những người trí thức tiến bộ, tư tưởng cách mạng phát sinh do phong trào yêu nước- tư tưởng nhân dân.
20.
Chuông nguyện hồn ai, tiểu thuyết của E.M. HEMINGWAY, Mỹ. Nội chiến Tây Ban Nha. Hoạt động của một nhóm du kích với sự giúp đỡ của một chiến sĩ công hòa Mỹ trong lữ đoàn quốc tế 1940.
21.
Con đường đau khổ, 1922-41, tiểu thuyết của A. N. TOLSTOI, Liên Xô. Quá trình diễn biến phức tạp của tri thức Nga đi với cách mạng, phản ảnh cuộc nội chiến.
22.
Con đường sấm sét, 1948, tiểu thuyết của P. ABRAHAM, Nam Phi, vạch rõ: tình yêu giữa người da đen và da trắng ở Nam Phi nhất định tan vỡ.
23.
Cổng Ra-sô-môn, 1915, tập truyện ngắn của AKUTAGAWA, Nhật Bản, pha trộn hiện thực và huyền ảo, phân tích tâm lý, duy mỹ.
23.
Cuộc hành hương của CHILDE HAROLD, 1812-17, thi phẩm của G. BYRON, Anh. Tả những chuyến đi Châu Âu của những nhà thơ lãng mạn cách mạng, phản ánh những mâu thuẫn xã hội đương thời.
24.
Da đích hay số mệnh, 1748. Truyện triết học của VOLTAIRE, Pháp. Một thanh niên Ba-by-lon có số phân gian nan nhưng do tài ba, lấy được người yêu và làm vua. Triết học “Ánh sáng” lý trí, chống phong kiến cuồng tín.
25.
Đất vỡ hoang, 1932-59. Tiểu thuyết của M. SOLOKHOV, Liên Xô. Về thời kỳ bắt đầu công cuộc cải cách triệt để xã hội chủ nghĩa ở một làng vùng sông Đông (1930-31)
(st) (chua: toàn những thứ mọc nấm
)