Trong cuộc sống, ta có nên có thần tượng???

Thần tượng cũng tốt mà không có thần tượng cũng được, sống sao cho tử tế là được. Ai mà sống chẳng ra gì anh cũng chẳng đổ cho thần tượng người đấy, quyết định sai lầm thì tự sống lãnh hậu quả. Mà người có thành công tuyệt vời anh cũng bảo là do người đó biết học hỏi, sắc bén, có đầu óc, chả quan tâm tới thần tượng người đó là ai.

Câu hỏi nên có thần tượng hay không bản chất là hỏi "thần tượng có đóng góp tích cực vào sự phát triển của cá nhân hay không". Ai bảo có cũng đúng mà bảo không cũng chả sai. Nhưng quay đi quay lại thì cuộc sống của mình phần lớn vẫn là do mình quyết định.

Một người trưởng thành phải biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Đó là điều rõ ràng. Vì vậy người ta cần phải biết cách tự mình quyết định một cách đúng đắn. Đấy là điều mà các em học sinh vào tuổi học sinh trung học cần phải học. Đây không phải là một việc dễ, thế nên ở những bước học tập đầu tiên ở cấp phổ thông, người ta cần rộng lượng đối với các em học sinh và cũng cần hướng dẫn các em. Nếu ở tuổi này không học được những kĩ năng này, thì cho dù người ta đủ 18 tuổi, vẫn không thể gọi là trưởng thành được. Lúc này nếu người ta phạm lỗi thì sửa sai khó hơn nhiều.

Cách giáo dục kiểu ép buộc nhìn theo cách này vì thế không phải là một cách giáo dục tốt, vì con cái không học được cách tự quyết định, và vì thế không thể có khái niệm về tự chịu trách nhiệm về hành động của mình được. Một khi không học được điều này thì dù sau này đi làm rồi vẫn không thể có ý thức chịu trách nhiệm về việc làm của mình được.

Cách giáo dục theo kiểu buông lỏng cũng không phải là cách giáo dục tốt. Bởi vì các em sẽ có thể tự quyết định tùy ý việc mình làm mà không thể biết được hệ quả sẽ ra sao và như thế nào là quyết định một cách đúng đắn. Những điều này có bắt cũng không thể làm cho bọn trẻ con tự biết được, vì những điều này chỉ có thể có được khi đã có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và vì thế bố mẹ cần chỉ dẫn.

Nói riêng ở việc thần tượng, thần tượng cũng là một động lực để cho các em học sinh phấn đấu. Nó cũng thường làm cho cuộc sống tinh thần của các em phong phú hơn. Nhưng thần tượng thường hay có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và suy nghĩ của bọn trẻ con và vì thế có thể gây ảnh hưởng không tốt. Nếu như bọn trẻ con thích một ca sĩ hay diễn viên thì việc ảnh hưởng đến phong cách, thái độ là thường thấy. Điều này tốt xấu ở điểm nào, có gây ảnh hưởng lâu dài không thì cần phải tìm hiểu, bởi vì đằng sau một ca khúc hay bộ phim, thậm chí đằng sau cả trào lưu ăn mặc thường có bối cảnh xã hội và văn hóa cũng như lối sống và cá tính của những người tạo nên chúng ẩn trong. Người tinh ý có thể nhận thấy đó là cách thể hiện một cách gián tiếp những vấn đề trong cuộc sống của họ cũng như cách suy nghĩ của họ, và cũng rút ra được bài học nào đó cho mình.

Nếu như các em học sinh thần tượng danh nhân thì còn phức tạp hơn vì danh nhân là những con người có nhân cách lớn và vì thế gây ảnh hưởng mạnh. Khi các em học sinh tìm hiểu về các danh nhân, sự thay đổi về cách nghĩ và tính cách là đáng kể. Những bài học về sự nghiệp của cách danh nhân là những điều rất quí giá mà đến cả những người lớn hơn cũng phải học hỏi. Nhưng khi mà sự ngưỡng mộ này đến mức thần tượng, người ta khó còn giữ được sự minh mẫn để đánh giá công bằng nữa. Như Khổng tử từng tự nhận mình cũng không phải "mười phân vẹn mười", các danh nhân cũng không phải không có những sai lầm mà người đời sau chê trách. Người ta vì thế cũng cần nhìn nhận cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân một cách công tâm. Và điều này khi các em học sinh ngưỡng mộ một danh nhân nào đó cũng cần phải được chỉ bảo, nếu không cũng sẽ mắc phải mà không tự ý thức được, bởi vì đây là lúc các em bắt đầu học cách sống tự lập chưa thể nhận thức được tất cả những điều này.
 
Có nên có thần tượng chứ . Em vừa xem chương trình all connek rồi nhưng vẫn muốn vào đây phát biểu 1 chút .
Em nghĩ thần tượng ó mức độ thì chẳng bao h là sai cả. Thậm chí nó còn khiến mỗi ng tự hoàn thiện hơn. Thần tượng có phải là hoàn toàn thần tượng các sao đâu. Có vô số ng bạn , ng anh, ng chị xung quanh mà ta nên thần tượng nhưng dĩ nhiên là nên thần tượng ở 1 mức độ có thể cho phép . Có bao h mọi ng tự hỏi xem mình đã thần tượng ai chưa không ? Nếu thế, em nghĩ ai cũng sẽ có ít nhất 1 thần tượng cho mình. người giỏi nhất ko phải ko có thần tượng. Thử đem chính bản thân mình ra làm ví dụ xem. Em thần tượng anh Long Con vì anh ý có 1 suy nghĩ đúng đắn và còn rất tốt bụng và biết quan tâm đến ng khác nữa. Thần tượng và tự thay đổi mình để mình hoàn thiện hơn thì quá tốt chứ sao. Nhờ thần tượng anh Long Con bây h em trở nên tốt hơn. Hay 1 ví dụ nữa, em thần tượng anh Quang Hưng vì anh ý học giỏi, biết suy nghĩ và có tố chất của 1 nhà lãnh đạo giỏi. Cũng nhờ thần tượng anh ý mà em cũng có nhiều suy nghĩ đúng đắn hơn và tự thay đổi mình. Thần tượng một ng ko sai. Nếu như có những ng thần tượng 1 cách thái quá thì đó là do suy nghĩ của ng đó sai. Việc thần tượng 1 ai đó đến mức giết chết thần tượng hay bán nhà bán cửa... thì cái đó là thần tượng một cách mù quáng và đó là do họ đã tự áp đặt mình vào cái suy nghĩ " ko thể sống thiếu thần tượng " , trong khi nếu họ suy nghĩ 1 cách khác : "ko có thần tượng thì vẫn sống đc" thì dĩ nhiên sẽ khác. Ảnh hưởng của thần tượng đến mình thì quan trọng thật nhưng suy nghĩ của mỗi ng còn quan trọng hơn. Hãy tự biết suy nghĩ 1 cách đúng đắn và tìm hiểu thần tượng 1 cách kĩ hơn trc khi quyết định thần tượng 1 ai đó, nếu ko khi phát hiện ra điều j ở thần tượng khiến mình thất vọng thì mình sẽ tự hủy hoại bản thân mình mất . Thần tượng hoàn toàn là đúng đắn !
 
Back
Bên trên