Trong cuộc sống, ta có nên có thần tượng???

Sống có thần tượng là sống có mục đích và có lý tưởng, thế mới đáng sống chứ. Vấn đề, mục đích đó là như thế nào so với mục đích chung của cả xã hội?

Help! Anh không đáng sống?!?!?!
:-t :-t :-t
8-} 8-} 8-}
0:) 0:) 0:)
 
thực ra quan điểm của tớ là nên có thần tượng mà (tớ đi thi All connek só tới theo chủ đề này), tớ chỉ muốn đứng trên quan điểm của họ, phản biện lại chính mình xem ntn thôi ^^
hỏi tiếp: Marylin Monroe chết, và kéo theo là rất nhiều đàn ông hâm mộ cô cũng tự sát. Việc thần tượng có tác động tiêu cực???
 
Không thấy thần tượng ai cả???
Luôn sống có mục đích và luôn có ước mơ. Đâu cần tác động của thần tượng làm ji( nhiều khi tiêu cực).
Mà mấy em trẻ Vn bây h toàn thần tượng vớ vẩn :D ;)) ;))
 
Cái đề tài này muốn giải quyết triệt để có lẽ phải động đến ý thức, vì nó là cái gắn với mỗi cái đầu, nhưng sợ là quá phức tạp với All Connek :p

Theo cách hiểu thông thường nhất về “thần tượng” thì ko có cái kiểu “rút ra cái tốt, bỏ qua cái xấu” mà chỉ toàn cái tốt thôi. Còn nên hay ko thì câu trả lời phụ thuộc con ng đó. Đáng tiếc là với những ng trong đầu đã quan tâm đến có nên có thần tượng hay ko thì vốn chẳng có vấn đề gì lớn lắm, vì trong họ có sự sáng suốt, khả năng tư duy và tính độc lập cần thiết. Vấn đề nằm ở những ng thậm chí ko quan tâm đến câu hỏi này kia :))

Việc ng hâm mộ tự sát hay như vụ gần đây thì nó là quy luật xã hội, trong hàng tỉ ng đương nhiên sẽ có những ng như thế. Họ ko chết vì thần tượng thì cũng chết vì một cái khác tương tự vì vấn đề là ở cái đầu của họ rồi. Thần tượng chỉ là cái cớ chứ ko phải nguyên nhân.
 
thực ra quan điểm của tớ là nên có thần tượng mà (tớ đi thi All connek só tới theo chủ đề này), tớ chỉ muốn đứng trên quan điểm của họ, phản biện lại chính mình xem ntn thôi ^^
hỏi tiếp: Marylin Monroe chết, và kéo theo là rất nhiều đàn ông hâm mộ cô cũng tự sát. Việc thần tượng có tác động tiêu cực???
Cái này là sự khác nhau giữa thần tượng: tức là học, làm theo những cái tốt và muốn trở thành hình ảnh đó trong tương lai, tất nhiên là vẫn fải khẳng định cá tính cái tôi riêng biệt của mình :D ... và cuồng tín: tức là học và làm theo một cách mù quáng ko chọn lọc, như thế thì chẳng ai lại đi ủng hộ bao h :">
@ anh hưng: anh đi All Connek đấy à? em cũng muốn thi lắm nhưng sợ lại vào đúng cái chủ đề hâm hâm thì chết dở 8-}
 
Thần tượng là hình ảnh cụ thể của những ước mơ. Tuy nhiên, ko phải ước mơ nào cũng cần 1 hình ảnh như thế. Chính vì vậy có ng` có, có ng` ko có thần tượng. Nhưng ai cũng phải có ước mơ.:)
 
Có phải thần tượng là 1 dạng của cuồng tín??? Ta thích 1 điểm ở 1 con ng và thích lây sang những phần khác, và cố gắng nắn bản thân mình theo họ, để trở thành 1 bản sao của họ??? ta sẽ mất đi cái tôi cá nhân???

Thần tượng là 1 từ ghép gồm 2 từ: THẦN (thần thánh) và TƯỢNG (hình tượng) ---> thần tượng là hình tượng ở mức thần thánh, ta si mê và tôn sùng họ, bất chấp mọi điều tiếng xung quanh, với ta họ là nhất. Điều ấy có nên hay ko?

Nếu đến mức cường điệu như thế này thì không nên chút nào. Nhưng ở tuổi học sinh, việc thần tượng, hâm mộ ai đó là bình thường. Đấy là một nhu cầu định hướng tự nhiên của tuổi học sinh. Nếu điều này không được đáp ứng, sau này người ta sẽ gặp khó khăn mà trong tâm lí xã hội học được gọi là mất phương hướng cuộc sống.

Cũng như việc mỗi người có một sở thích khác nhau, thích nghe thứ nhạc khác nhau, chơi một môn thể thao khác nhau, thần tượng của mỗi người có thể rất khác nhau. Đối với một người thần tượng thì phải thế này, nhưng đối với người khác có thể khác hẳn. Chẳng hạn nhiều bạn nữ hâm mộ một ca sĩ, diễn viên nào đó và thường có xu hướng chọn bạn trai theo mẫu hình này. Ngược lại, các bạn nam lại có xu hướng chọn thần tượng là vận động viên thể thao, nhà lãnh đạo, doanh nhân, nghệ sĩ, nhà khoa học, vị tướng v.v... tùy theo sở thích và mối quan tâm của mỗi người. Ngay ở việc ai là thần tượng của em cũng đã nói lên phần nào cái tôi của em. Đối với em, họ là những người dẫn đường, dạy em về nhân cách, sự nghiệp và lí tưởng, điều mà không con người nào ở tuổi trẻ lại không mơ ước.

Bên cạnh thần tượng, em cũng có những tấm gương. Các tấm gương gần gũi hơn và cụ thể hơn, em có thể chỉ có một hay một vài thần tượng, nhưng tấm gương thì có nhiều, và không phải đến tuổi này người ta mới có. Họ thường là những người thân trong gia đình, hoặc những người quen biết, hay những người mà em được biết đến thông qua nhiều cách khác nhau. Có một điều mà các em thường không nhận thấy là họ cũng là những người giúp em định hướng cuộc sống và nghề nghiệp, dạy em về những giá trị, chuẩn mực, cách sống và bài học nghề nghiệp. Thiếu những thứ này, các em sẽ khó khăn trong cuộc sống tự lập.

Việc coi ai đó là thần tượng hay tấm gương là một điều cần thiết, nhưng không phải không có những tác hại về tâm lí nếu không biết điều chỉnh sáng suốt. Bởi vì các thần tượng có thể gây ảnh hưởng xấu mà ở tuổi các em chưa thể tự ý thức và biết cách tự bảo vệ được.

Điều này là đã được biết từ lâu, thần tượng (Idol) cũng có một nghĩa khác là quan niệm lầm tưởng. Tiếp cận với nó thế nào lại vấn đề thuộc giáo dục gia đình. Hãy xem những bộ phim kiểu như Catch me if you can, người ta có thể thấy sự mất phương hướng của những đứa con khi bị thả vào xã hội để tự học lấy cách sống. Ngược lại ở những bộ phim về những gia đình có con thần đồng, người ta thường thấy những ông bố bà mẹ bị tiềm năng của những đứa con làm mất tỉnh táo, ép buộc chúng về cả hoạt động và cách suy nghĩ, khiến những nhu cầu, ước mơ và tình cảm của những đứa trẻ bị chèn ép vào tiềm thức. Nếu những điều này không được giải tỏa, sẽ gây đổ vỡ tâm lí sau này. Những trường hợp này đều cho thấy sự giáo dục không đúng cách của những người bố mẹ. Trường hợp này rất dễ xảy ra với thói quen giáo dục ở Việt Nam không nói rõ các vấn đề về cảm xúc và suy nghĩ để giải quyết mà chỉ khép theo khuôn khổ chung.

Vì vậy, hãy tự chọn cho mình những tấm gương và thần tượng, và cũng nhớ để gia đình của mình biết sự ngưỡng mộ của mình đối với họ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Uhm:-? Thần tượng là thích nhưng mà là cái thích từ xa, ngưỡng mộ:-? Chọn một người lầm thần tượng chẳng cần lý do, đơn giản người đó gây cảm hứng cho mình thôi (câu này ăn cắp của người khác, tội lỗi):D Thế nên thích một ca sĩ chỉ vì nó đẹp trai chẳng có gì là vớ vẩn cả. Kể ra nó cũng làm cuộc sống thêm thi vị đấy chứ. Đôi khi cũng phải tự cho phép mình cuồng nhiệt một tí chứ, còn hơn lúc nào cũng yêu tất cả mọi người như nhau, như thế thì chán lắm! Thế còn có ai đã tự tử vì thần tượng mình tự tử thì... đấy là do tự họ thiếu bản lĩnh, chứ không phải do thần tượng:D
 
Ngay ở việc ai là thần tượng của em cũng đã nói lên phần nào cái tôi của em. Đối với em, họ là những người dẫn đường, dạy em về nhân cách, sự nghiệp và lí tưởng, điều mà không con người nào ở tuổi trẻ lại không mơ ước.

Nếu nhìn vào 2 chữ "thần tượng" một cách chung chung, với cái nghĩa vốn có của nó trước đây, thì em hoàn toàn đồng ý với anh.
Nhưng em muốn đề cập đến một từ "thần tượng" phổ thông hơn, từ "thần tượng" mà chúng ta thấy thường xuyên hơn trên đường phố, trong rạp hát, trên tivi.
Trong thời buổi hiện nay, thần tượng trở thành một phần của ngành công nghệ giải trí, là một thứ mặt hàng mà người hâm mộ là người tiêu dùng. "Nhà sản xuất thần tượng" rất biết cách kích cầu, làm cho thần tượng ngày nay, cũng giống như Ipod, vượt ra ngoài ý nghĩa cơ bản của nó và mang dáng vẻ của một sản phẩm thời trang.
Vì thế "hâm mộ thần tượng" thay vì mang tính chất cá nhân, nhiều khi lại là một hoạt động xã hội: không chỉ mua hết album, thuộc hết bài hát, ảnh treo đầy phòng, mà còn phải fan club, phải web site, phải mua bán đồ lưu niệm (em không hề nói là những cái này xấu, em chỉ oppose nó với định nghĩa của anh).
Nhân tiện, theo anh fan club có phải tập hợp những người có cùng lý tưởng, cùng hoạt động trau dồi nhân cách?
Theo em, vai trò "những người dẫn đường, dạy em về nhân cách, sự nghiệp và lí tưởng" rất mơ hồ. Em có đứa em họ xem một phim là quyết tâm thần tượng Tom Cruise luôn. Nhưng em thấy nó kiên trì hâm mộ 4 năm giời rồi mà chưa nghiên cứu Scientology gì cả.
 
thần tượng đâu phải nhất thiết là mua hết album, thuộc hết bài hát...... đâu anh, với em thì thần tượng một ai đó nghĩa là lấy người đó làm một tấm gương sáng để mình noi theo và sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn
 
thần tượng đâu phải nhất thiết là mua hết album, thuộc hết bài hát...... đâu anh, với em thì thần tượng một ai đó nghĩa là lấy người đó làm một tấm gương sáng để mình noi theo và sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn

Anh xin lỗi em ^_^ .
 
Nếu nhìn vào 2 chữ "thần tượng" một cách chung chung, với cái nghĩa vốn có của nó trước đây, thì em hoàn toàn đồng ý với anh.
Nhưng em muốn đề cập đến một từ "thần tượng" phổ thông hơn, từ "thần tượng" mà chúng ta thấy thường xuyên hơn trên đường phố, trong rạp hát, trên tivi.
Trong thời buổi hiện nay, thần tượng trở thành một phần của ngành công nghệ giải trí, là một thứ mặt hàng mà người hâm mộ là người tiêu dùng. "Nhà sản xuất thần tượng" rất biết cách kích cầu, làm cho thần tượng ngày nay, cũng giống như Ipod, vượt ra ngoài ý nghĩa cơ bản của nó và mang dáng vẻ của một sản phẩm thời trang.
Vì thế "hâm mộ thần tượng" thay vì mang tính chất cá nhân, nhiều khi lại là một hoạt động xã hội: không chỉ mua hết album, thuộc hết bài hát, ảnh treo đầy phòng, mà còn phải fan club, phải web site, phải mua bán đồ lưu niệm (em không hề nói là những cái này xấu, em chỉ oppose nó với định nghĩa của anh).
Nhân tiện, theo anh fan club có phải tập hợp những người có cùng lý tưởng, cùng hoạt động trau dồi nhân cách?
Theo em, vai trò "những người dẫn đường, dạy em về nhân cách, sự nghiệp và lí tưởng" rất mơ hồ. Em có đứa em họ xem một phim là quyết tâm thần tượng Tom Cruise luôn. Nhưng em thấy nó kiên trì hâm mộ 4 năm giời rồi mà chưa nghiên cứu Scientology gì cả.
Khi "thần tượng" đã mang ý nghĩa khác đi như em nói, việc nó không còn mang đầy đủ những biểu hiện như cũ không có gì đáng ngạc nhiên cả. Những thần tượng mà em đề cập chỉ giới hạn ở ca sĩ, diễn viên hay ban nhạc. Họ là sản phẩm của ngành công nghiệp giải trí, và vì là sản phẩm, sự độc lập của họ cũng bị giới hạn. Và nếu đã bị giới hạn như thế, em không thể nói lí tưởng, sự nghiệp hay nhân cách đối với họ và những người hâm mộ họ, những điều chỉ có thể có ở những con người có sự độc lập lớn hơn như một vị tướng, nhà khoa học hay nghệ sĩ được.

Song nếu tìm hiểu kĩ hơn, người ta sẽ thấy dù ở một mức độ giới hạn, những điều nói trên vẫn tồn tại đối với những con người "sản phẩm" này. Họ vẫn có cá tính, có quan niệm riêng và tất nhiên, cũng có sự nghiệp của mình. Đằng sau những bài hát, diễn xuất trong các bộ phim, người ta có thể nhận thấy cái tôi của họ, và sau nữa là phông văn hóa và xã hội của họ. Nhiều bạn nghe Eminem, có thể thích sự chống đối và những lời chửi thề trong các bài hát của anh ta, song ít ai có thể nhận thấy sự chống đối này là có lí do và có ý thức. Đó là sự giải phóng những áp lực mà cộng đồng nơi dòng nhạc rap này ra đời phải chịu. Thực ra anh ta hiểu rõ điều này, nhưng lại thể hiện ra bằng một ngôn ngữ khác mà nhiều người khó chấp nhận nổi. Sự xung đột này là một sự xung đột văn hóa, và đó cũng là một cách bảo vệ những nét riêng của mình.

Còn đối với người hâm mộ thì sao? Một phần đông người hâm mộ là theo phong trào, và vì vậy họ thường thay đổi thần tượng theo mốt. Số đông người hâm mộ này chính là thị trường của ngành công nghiệp giải trí. Điều này cũng chẳng có gì đáng nói lắm. Bên cạnh đó có một điều có lẽ quen thuộc với các bạn trẻ là một số thần tượng gắn bó với bạn nhiều hơn. Thường ở đây có một chút lí do sâu hơn, mà người ta có thể diễn đạt nó như là một sự chia sẻ suy nghĩ hay tình cảm. Và khi bạn gặp được người có cùng thần tượng vì lí do này, tự nhiên các bạn trở nên thân. Và từ điều này fan club đã ra đời. Điều này là một phản ứng tâm lí bình thường. Ngay cả việc tìm hiểu và bắt chước thần tượng cũng là một phản ứng tự nhiên. Ngay cả ở những người hâm mộ những thần tượng "cổ điển" - một nhà khoa học như Einstein chẳng hạn, họ cũng tìm hiểu những công trình của họ, tìm hiểu về cuộc đời của họ, về các câu chuyện liên quan đến họ, hay muốn theo con đường của họ. Cũng như vậy, rất nhiều bạn trẻ ở Việt Nam học Công nghệ thông tin cũng một phần là vì sự thần tượng đối với Bill Gates.

Một lí do khác của sự thần tượng đối với ca sĩ, diễn viên thực ra còn là yếu tố tình cảm ;)) . Nếu nói cụ thể thì các ca sĩ hay diễn viên thường cũng đóng góp vào việc hình thành sex ideal của các bạn trẻ. Điều này ở các gia đình ở phương Tây khá chú ý uốn nắn vào thời kì teenage. Điều này cũng nên cần được chú ý bởi vì các bạn trẻ ở Việt Nam bây giờ cũng chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách sống phương Tây.

Một sự khác biệt nữa giữa sự thần tượng "phổ thông" và thần tượng "cổ điển" là ở chỗ sự thần tượng "phổ thông" là một phần của popular culture (văn hóa đại chúng) và vì thế có sự kích thích chủ động của các nhà sản xuất (bán đĩa nhạc hay phim, lập fan club, mua bán tranh ảnh, quần áo, v.v...). [Ở điểm này anh đồng ý với em.] Tuy vậy khái niệm "sản xuất thần tượng" không chắc có, mới chỉ tồn tại những khái niệm như là "sản xuất ca sĩ, diễn viên, phim, đĩa nhạc..." bởi vì nó gắn liền với một segment cụ thể và một qui trình cụ thể của ngành công nghiệp giải trí.

Sự thần tượng cũ đối với những danh nhân không tuân theo những luật lệ này của popular culture. Gần như mỗi trường hợp lại có qui tắc riêng của nó. Nó mang tính cá nhân và có lí do nhiều và sâu hơn. Người ta không thể ép buộc nó được, và cũng cần tìm hiểu về nó để có thể tiếp cận đúng cách.

Và như đã nói, sự thần tượng nào cũng có thể gây tác hại và cần phải điều chỉnh.


Ghi chú: "cổ điển" và "phổ thông" chỉ giới hạn trong bài viết này để mô tả và không phải là các khái niệm.
 
[Ở điểm này anh đồng ý với em.]

:D :D Thực ra thì ở đa số các điểm em đều đồng ý với anh. Về "cổ điển" thì em none objection, mặc dù em không có.
Thế em mới tự giới hạn ở những gì chúng ta thường gặp hơn ngày hôm nay, chứ tuyệt nhiên không chụp mũ tất cả những người hâm mộ.
Chỉ có một điều là em vẫn nghĩ sản xuất thần tượng là một mục tiêu hàng đầu của các bầu sô.
Rất vui được trò chuyện với anh.
 
Thần tượng cũng tốt mà không có thần tượng cũng được, sống sao cho tử tế là được. Ai mà sống chẳng ra gì anh cũng chẳng đổ cho thần tượng người đấy, quyết định sai lầm thì tự sống lãnh hậu quả. Mà người có thành công tuyệt vời anh cũng bảo là do người đó biết học hỏi, sắc bén, có đầu óc, chả quan tâm tới thần tượng người đó là ai.

Câu hỏi nên có thần tượng hay không bản chất là hỏi "thần tượng có đóng góp tích cực vào sự phát triển của cá nhân hay không". Ai bảo có cũng đúng mà bảo không cũng chả sai. Nhưng quay đi quay lại thì cuộc sống của mình phần lớn vẫn là do mình quyết định.
 
Trời ơi đọc từ đầu đến giờ được mỗi bài anh Tâm là chí con bà lí :)):))

Nói chung là có thần tượng cũng chả sao mà chả có thần tượng cũng chả sao, mình vẫn ăn, ngủ, nghỉ, học, chơi, sinh hoạt bình thường.

Mấy đứa chết vì thần tượng thì gọi là "cuồng dân" (em gọi thế:)))

Đại khái thần tượng giả dụ có chết, ừ thì cũng buồn thật đấy, nhưng mà ngu gì đi phí hoài cuộc đời cho một người chả biết mình là ai=))=))=))

Nói chung là cái câu hỏi "có nên có thần tượng hay không" thì sẽ có 2 loại câu trả lời:
1,những người đã có thần tượng thì bảo là nên (chí ít thì thần tượng của người ta cũng làm cho cuộc sống người ta đẹp lên theo một ý nghĩa nào đó)

2,những người chả có thần tượng hoặc khinh bỉ mấy thể loại thần tượng lố lăng bây giờ (như cái thằng Hàn Quốc bị ái trong ava của em chẳng hạn ;;);;)) thì bảo là ko nên

chả biết thế nào mà lần =))
 
8-> tớ thần tượng nhiều ng` :)) mỗi ng` có 1 thứ để tớ thần tượng

Jessica Alba dáng quá chuẩn :"> 8-> chắc phải tập TD nhìu lắm dáng mới chuẩn thế ---> thần tượng 8->

Bi hồi bé nghèo bây h` giàu 8-> chắc phải cố gắng nhiều lắm ---> thần tượng

Mẹ tớ nuôi dạy được 1 đứa ngang bướng như tớ ---> thần tượng 8->

Anh giai chịu đựng 1 con em đành hanh , thế mà vẫn chăm sóc tớ rất tốt :)) ---> thần tượng

Bạn bè , học rất jỏi < như QHưng ý ;;) ông thông gia vừa làm bí thư vừa đc. giải QG hóa ;;) > ---> thần tượng quá còn j` 8-> < ;)) tớ nịnh đểu đấy ;)) =)) >

Bạn thân , sao trên đời lại có đứa học jỏi lại tốt bụng như nó 8-> có thể làm ng` khác vui như thế ---> thần tượng

Bill Gate giàu quá ---> thần tượng

1 em bé bơi rất jỏi , cứu đc. rất nhiều ng` trong 1 trận đắm tàu nhg lại ko thể cứu chính mình vì đã quá mệt và để cho dòng nước cuốn mình đi , dũng cảm nhỉ ---> thần tượng

spiderman ---> cứu TG ---> thần tượng =))

:)) kể ra thấy mình có thật nhiều thần tượng :))
 
Mỗi mục tiêu trong cuộc sống mà có thần tượng cũng tốt,nó làm mình có cảm giác làm việc có mục đích hơn :)
 
Tớ chỉ thần tượng những người mà mình dựa vào đó để đặt mục tiêu hướng tới. Đó là những thày giáo ở trường tớ: thày Tôn Thất Bách, thày Tôn Thất Tùng ... những người mà từ đó noi gương, tớ sẽ cố gắng phấn đầu hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình.

Tớ thần tượng bà Rice, người phụ nữ có học thuật rất cao, một tính cách mạnh mẽ. Tớ luôn muốn gặp bà. Thần tượng bà để cố gắng tìm hiểu các vấn đề xã hội một cách thật sự rõ ràng (tức là cố gắng có học thuật như bà :D hi hi)

Ngoài ra, các vấn đề khác, tớ không thần tượng, mà chỉ thích thôi. Thích Jess Alba vì dáng chuẩn, gương mặt xinh đẹp và quý phái. Thích Vibeke Stene vì giọng hát của chị ... nhưng đó chỉ là thích thôi.

Thần tượng có thể có lợi, cũng có hại. Có hại khi nó gây ra những sự đua theo, làm theo thần tượng. Còn có lợi nếu như người ta muốn thực hiện tốt công việc nhờ vào tin tưởng thần tượng của mình.
 
Back
Bên trên